Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Việt Nam tiếp tục phá giá đồng bạc thêm 9.3%

AI-BI400_DONG_NS_20110210232402.jpg --Vì sao vàng quay đầu tăng giá?(VOV)-Một trong những lý do là bởi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND và thu hẹp biên độ giao dịch xuống +-1%, áp dụng từ 11/2-Áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối(Sgtt)-Điều chỉnh tỷ giá tiền đồng là chưa đủ BBC-Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói với BBC rằng "điều chỉnh tỷ giá tiền Việt không thôi là không đủ và chỉ có kết quả hạn chế".- Điều chỉnh tỷ giá: Hóa giải giao dịch ngoài luồng! (TTXVN). – Ngân hàng kỳ vọng xóa tỷ giá ‘chui’ (VNE). – Giới quan sát quốc tế nói gì về việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá? (NDH Monney).-– IMF welcomes Vietnam devaluation, calls for more steps (Reuters).--PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN: ĐƯỢC VÀ MẤT BS Hồ Hải--- Phá giá đồng bạc Việt Nam có nguy cơ khiến lạm phát tăng thêm(RFI) Thống đốc, bộ trưởng đang làm gì? (Bút Lông).

-Tờ Wall Street Journal: Việt Nam phá giá tiền đồng trong khi lạm phát đe dọa

 Nguyen Pham Muoi-Tqvn2004 lược dịch
Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phá giá tiền đồng lần thứ ba trong vòng một năm, xuống 9,3%. Đây là một nhượng bộ trước việc người dân mất niềm tin vào tiền đồng trong khi chính phủ đang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá trao đổi với đồng USD lên 20.693 đồng, tăng từ 18.932 đồng hôm thứ Năm, theo tin trên trang mạng của Ngân hàng. Với bước đi này, nhà chức trách đã làm yếu đồng tiên đi 13% kể từ tháng 11/2009.
Nếu xét theo giá USD, bước đi hôm thứ Sáu nâng giá đồng USD lên 9,3% so với tiền đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết lần phá giá mới nhất này phù hợp với đièu kiện cung ứng và nhu cầu ngoại tệ, và nhằm tăng thanh khoản trên thị trường hối đoái trong nước. Động thái này sẽ giúp hạn chế thâm hụt thương mại, ngân hàng Nhà nước bổ sung.
Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trái ngược với một xu hướng rộng hơn ở Châu Á, nơi mà hầu hết các loại tiền tề phải đối mặt với áp lực tăng giá [so với USD] do thặng dư thương mại lớn, và chính quyền nhiều nước phải tìm cách làm chậm tốc độ tăng giá [của nội tệ] để bảo vệ các ngành công nghiệp xuất khẩu của nước mình.
Quyết định hạ thấp hơn giá trị tiền đồng càng làm nổi bật những áp lực mà chính sách tập trung vào phát triển kinh tế của chính quyền Hà Nội đặt lên nền kinh tế, đã từng được đánh giá là một trong những thị trường Châu Á mới nổi nhiều triển vọng nhất. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo và chi tiêu thâm hụt đã thúc đẩy nền kinh tế, nhưng lạm phát cũng tăng mạnh và thâm hụt thương mại đang treo lơ lửng đe dọa khi mà nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu chậm chạp.
Với lạm phát tăng vọt, từ nhiều tháng nay, đồng USD được mua bán với giá cao hơn bình thường trên thị trường chợ đen, khi mà người Việt trông đợi sự an toàn của vàng và ngoại tệ mạnh sẽ giúp bảo vệ những khoản tiết kiệm của họ.
Lạm phát đã tăng lên 12,17% trong tháng Một, từ 11,75% trong tháng Mười Hai. Việt Nam chịu thâm hụt thương mại 1 tỷ USD vào tháng Một, và tháng trước đó là con số 1,294 tỷ USD.
Tin tức về phá giá tiền đồng khiến thị trường lo ngại, và các chi phí bảo hiểm phòng phá sản hoặc tái cơ cấu các khoản nợ của Việt Nam tăng cao. The spread on Vietnam's five-year credit default swaps widened by a fifth of a percentage point from Thursday to 3.85 to 3.95 percentage points [hề hề, nhờ bác nào chuyên môn dịch giúp đoạn này...].
Công ty Moody's Investors Service cho biết bước phá giá lần này củng cố thêm đánh giá triển vọng tiêu cực dành cho thị trường Việt Nam của mình, bởi vì động thái này sẽ càng làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam.
Christian De Guzman, một nhà phân tích của Moody's, cho biết động thái này là không bất ngờ, nếu xét đến thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam - một trong những yếu tố chính khiến Moody's hạ mức tín nhiệm đối với Việt Nam vào tháng Mười Hai - và khoảng cách một ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức của Hà Nội và tỷ giá thực trên thị trường.
"Việt Nam cần những chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn để giảm bớt áp lực quá nóng và để khôi phục lòng tin đối với tiền đồng ở trong nước", ông De Guzman cho biết.
"Tuy nhiên, không có chỉ dẫn nào từ Đại hội Đảng vào tháng Một vừa qua cho thấy chính phủ sẽ từ bỏ chính sách theo đuổi tăng trưởng của mình," ông nói.
Prakriti Sofat, kinh tế gia tại Barclays, cho biết đã có tin đồn đoán cách đây ít lâu rằng Việt Nam có thể phá giá tiền đồng sau Tết Nguyên đán, "nhưng mức phá giá lớn như thế là ngoài dự đoán của thị trường."
Andrew Colquhoun, một nhà phân tích tại Fitch Ratings, cho việc phá giá đã đưa tiền đồng "tới đánh giá tốt nhất của chúng tôi về mức độ thị trường trung thực" và "nhấn mạnh áp lực tiêu cực đến tài chính bên ngoài" phát sinh từ sự thâm hụt lớn của Việt Nam hiện nay, và mức dự trữ ngoại hối chính thức thấp. Việt Nam có 14,1 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào tháng Chín năm 2010, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Fitch hạ mức tín nhiệm của Việt Nam trong tháng Bảy một bậc xuống B+, tức là bốn bậc dưới cấp đầu tư, và chỉ ra rằng tình trạng tài chính bên ngoài của quốc gia này là điểm yếu quan trọng. Công ty đánh giá triển vọng của Việt Nam là ổn định.
"Nếu sự phá giá lần này không thành công trong việc ngăn chặn dòng chảy vốn ra khỏi Việt Nam, và dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm xuống, thì tất cả những yếu tố này sẽ khiến chúng tôi phải cân nhắc tiếp tục hạ mức tín nhiệm", Colquhoun nói với Dow Jones Newswires trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
-Natasha Brereton đóng góp cho bài viết này.
-Quốc tế nói gì về điều chỉnh tỷ giá? (Bee)-Một số chuyên gia quốc tế đã cảnh báo về các vấn đề lạm phát và triển vọng tín nhiệm nợ của Việt Nam sau động thái điều chỉnh tỷ giá
Chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Barclays cho biết “mức độ điều chỉnh tỷ giá này là lớn hơn so với những gì mà thị trường dự báo”.
TIN LIÊN QUAN
Một số chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về các vấn đề lạm phát và triển vọng tín nhiệm nợ của Việt Nam sau động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, cho dù đây được cho là một biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng và giảm thâm hụt thương mại.
Ông Benedict Bingham, đại diện cấp cao của IMF tại Việt Nam nhận định trên Reuters: “Chúng tôi hoan ngênh động thái bình thường hóa hoạt động trên thị trường ngoại hối bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá niêm yết chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hoan nghênh ý định tiến tới việc áp dụng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn”.
“Để cơ chế mới ổn định, Việt Nam cần phải bổ sung thêm nhiều chính sách nhằm khôi phục sự ổn định vĩ mô. Đặc biệt, chính sách tiền tệ cần phải tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, chính sách tài chính cần phải vạch ra lộ trình rõ ràng hơn nhằm hạ thấp nợ công”.
Phát biểu trên hãng tin tài chính Bloomberg, ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc ngân hàng Credit Agricole CIB của Pháp tại Hồng Kông cho biết, ông ngạc nhiên về mức điều chỉnh của lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND này.
“Có vẻ như Việt nam đang nỗ lực hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng thay vì chống lạm phát. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì lạm phát đang là một vấn đề lớn của Việt Nam”, ông Kowalczyk nói.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal, chuyên gia kinh tế Prakriti Sofat thuộc ngân hàng Barclays cũng cho rằng “mức độ điều chỉnh tỷ giá này là lớn hơn so với những gì mà thị trường dự báo”.
Theo số liệu của Bloomberg, đây là lần tăng giá mạnh nhất của USD so với VND ít nhất từ năm 1993 tới nay. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 2 lần, vào tháng 2 và tháng 8.
Việc điều chỉnh tỷ giá lần này diễn ra trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Việt Nam tiếp tục ở mức cao, đạt 1 tỷ USD trong tháng 1 vừa qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 cũng tăng tới 12,17% so với cùng kỳ năm trước.
Trao đổi với phóng viên hãng tin Dow Jones Newswire, ông Christian De Guzman, nhà phân tích tại Singapore thuộc hãng định mức tín nhiệm Moody’s cho biết, động thái tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND không gây bất ngờ, xét tới việc thâm hụt thương mại ở mức cao tiếp tục đeo bám Việt Nam, cũng như khoảng cách có xu hướng giãn rộng giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do.
“Việt Nam cần phải thực hiện chính sách thắt chặt quyết liệt hơn nữa để giải tỏa những áp lực lạm phát và phục hồi niềm tin vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy, Chính phủ Việt Nam sẽ đặt mục tiêu ưu tiên tăng trưởng sang bên”, chuyên gia De Guzman khuyến cáo.
Phương Anh (NDHMoney)
 

- Tiền đồng mất giá thêm 8,5%bbc-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá thêm tiền đồng trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.
-Tỉ giá USD liên ngân hàng tăng lên 20.693 VND/USD(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.923 VND/USD lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +- 3% xuống +- 1%. Tỷ giá mới này được áp dụng từ hôm nay, 11-2.
-“Giảm lãi suất không dẫn đến lạm phát cao” (VnEconomy)-
“Một số ý kiến e ngại, giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến lạm phát cao, nhưng không phải vậy”
-Lạm phát của Việt Nam có thể vượt 10% (VOV)-32% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt đến mức tăng 6-8% vào thời điểm giữa năm và 35% doanh nghiệp cho rằng lạm phát sẽ tăng hơn 10% vào cuối năm 2011. -Vietnam devalues currency in inflation fight (Financial Times)-Vietnam has devalued its currency, the dong, by over 9 per cent as it seeks to stabilise an economy buffeted by high inflation and large trade and budget deficits.
-Bao nhiêu phần trăm? (NVP) Sáng nay Ngân hàng Nhà nước tuyên bố điều chỉnh tỷ giá. Mấy tiếng sau, các hãng tin và báo chí nước ngoài đưa tin đầy đủ nhưng lạ một điều mỗi báo đưa một con số phần trăm khác nhau.Financial Times nói là 9,3% (The State Bank of Vietnam, the central bank, said on its website that it was cutting the official dong-dollar exchange rate from 20,693 to 18,932, a reduction of 9.3 per cent). (Câu này thì Financial Times viết nhầm rồi – lẽ ra phải là to 20,693 from 18,932 hay đảo ngược hai con số lại). Reuters nói 8,5% (The State Bank of Vietnam dropped the dong's reference rate by 8.5 percent against the dollar and narrowed the currency's trading band to 1 percent from 3 percent on either side of that midpoint rate).
Sau đó bổ sung thêm con số 7% (The combined effect pulled the weak limit of the band down about 7 percent to 20,900 from 19,500, and brought official and black market exchange rates closer to alignment).
Bloomberg nói 7% ngay trong tít (Vietnam Devalues Dong by a Record 7%, Seeking to Curb Deficit).
Con số nào mới đúng?
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước 1 USD ăn 18.932 đồng sau điều chỉnh thành 1 USD ăn 20.693 đồng thì đó là một mức điều chỉnh tăng 9,3% cho những người nắm đồng đô-la.
Hãng Reuters ngược đời nhìn từ phía người nắm tiền đồng, trước 18.932 đồng đổi được 1 USD nay phải 20.693 đồng mới đổi được 1 USD thì đó là một mức giảm 8,5% giá trị tiền đồng so với đô-la Mỹ.
Còn 7% là so sánh tỷ giá niêm yết của ngân hàng (đã cộng biên độ giao dịch) trước và sau điều chỉnh.
Theo tôi, không có con số nào đúng cả vì trong thực tế, đã lâu rồi, làm gì có chuyện 18.932 đồng hay 20.693 đồng hay thậm chí 20.900 đồng đổi được 1 USD!

 -Việt Nam tiếp tục phá giá đồng bạc thêm 9.3% Nguoi-Viet Online
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, sáng ngày 11/2/2011, ra bản thông cáo loan báo phá giá đồng bạc thêm 9.3%.
Theo bản thông cáo này, hối suất với đồng đô la Mỹ từ 18,932 đồng/đô la bây giờ bị đánh sụt xuống, phải đổi 20,693 đồng mới được một đô la. Đồng thời biên độ trao đổi từ 3% bị co lại còn 1% tức từ nay, giá biểu hối suất chính thức lên xuống do Ngân Hàng Nhà Nước ấn định bị khống chế chặt chẽ hơn trước sau khi đã phá giá.
Từ Tháng 11/2009 đến nay, đây là lần thứ tư Việt Nam phá giá đồng nội tệ vì khó khăn thanh khoản trong thị trường ngọai hối.


Nhân viên của một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền. Việt Nam vừa cho phá giá đồng tiền lần thứ 4 trong chưa đầy 2 năm. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Ngày 9/2/2011, thông tấn Reuters thuật theo một viên chức tài chính cao cấp của Việt Nam cho hay dự trữ ngọai hối của Việt Nam cuối năm 2010 chỉ còn khoảng $10 tỉ USD. Cuối năm 2009 thì còn khoảng $16 tỉ USD. Cuối năm 2008 còn những $23 tỉ USD. Giới chuyên gia tài chính quốc tế gần đây đưa ra các lời báo động về viễn ảnh nguy ngập của nền kinh tế tài chính của Việt Nam. Lạm phát hai tháng cuối năm 2010 lên gần với 12% trong khi dự trữ ngọai hối chỉ còn đủ cho hơn một tháng chi trả ngoại quốc và nhập cảng.

Trước các tin dự báo chắc chắn phải phá giá đồng bạc của giới chuyên gia tài chính quốc tế, ngày 19/11/2010, khi ra điều trần ở Quốc hội, Bộ trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh đã cả quyết “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”, theo sự tường thuật của tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam.
Vào thời gian ông Ninh cả quyết không phá giá tiền, nhiều ngày người ta phải đổi từ 21,500 đồng đến sát 22,000 đồng mới được một đô la trên thị trường chợ đen.
Vì sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và giá chợ đen khá lớn, ngay chính các ngân hàng cũng tìm cách thủ lợi bằng cách kinh doanh trao đổi ngọai tệ theo giá biểu chợ đen, theo báo điện tử Tầm Nhìn (tamnhin.net) ngày 31/1/2011.
Nhà cầm quyền Việt Nam hy vọng khi phá giá tiền sẽ đưa hối suất chính thức về sát với giá chợ đen. Tuy nhiên, tức tức nội trong ngày Thứ Sáu cho thấy, ngay ở các ngân hàng quốc doanh, nơi đây người ta kinh doanh ngọai tệ với giá biểu tối đa cho phép chứ không mua bán ở cái hối suất tiêu biểu.
Theo tờ Tuổi Trẻ, 'Khi Ngân Hàng Nhà nước công bố tỉ giá mới các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh giá bán USD lên trần 20.900 đồng/USD. Tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), giá bán USD ở mức 20.900 đồng/USD, giá mua USD tiền mặt và chuyển khoản lần lượt là 20.830 đồng/USD và 20.850 đồng/USD. Trong khi đó tại ngân hàng Vietcombank Sài Gòn giá bán USD thấp hơn 10 đồng/USD, đạt 20.890 đồng/USD. Giá mua USD tiền mặt và chuyển khoản đồng loạt bằng 20.850 đồng/USD”,Trên thị trường chợ đen, theo báo điện tử VNExpress “các điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội đã mạnh tay nâng giá mua bán thêm 100 điểm, lên mức 21,350-21,500 đồng. Cùng lúc, giá thu gom USD tại các hiệu vàng ở Sài Gòn bằng với Hà Nội nhưng bán ra đắt hơn 20 đồng, quanh ngưỡng 21,520 đồng, có nơi lên 21,540 đồng.'
Khi phá giá đồng bạc, có lợi cho hàng xuất cảng để cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc, thì đồng thời, hàng hóa và nguyên liệu nhập cảng sẽ phải chịu giá cao hơn. Hàng hóa sản xuất ra hay bán lại trên thị trường sẽ đắt hơn “là điều không thể tránh khỏi”.
Báo điện tử Tầm Nhìn dẫn lời ông Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế trưởng của TSC, về viễn ảnh vật giá gia tăng và lạm phát còn tệ hại hơn sẽ làm cho dân điêu đứng thêm.
Để kềm chế lạm phát, ngày 10-2-2011, Bộ Tài chính Việt Nam “có công văn yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá xăng dầu, đồng thời cho tăng sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu lên mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay” theo tin báo Tuổi Trẻ dù hãng dầu quốc doanh lỗ vốn trung bình 2,000 đồng một lít.
Với các biến động chính trị Trung Đông bất ổn còn có thể kéo dài, giá dầu tăng nhanh và còn có thể lên cao hơn nữa.(TN)

Vietnam devalues dong again The Australian
VIETNAM'S central bank today devalued the dong by 8.5 per cent, bucking a broader Asian trend in its fourth devaluation in 14 months.
Dong, Vietnam
A money-changer's employee in downtown Hanoi. Source: AFP
VIETNAM'S central bank today devalued the dong by 8.5 per cent, bucking a broader Asian trend in its fourth devaluation in 14 months.
The move was seen as a concession to the market's lack of confidence in its currency as it struggles with a gaping trade deficit.

The State Bank of Vietnam set its exchange rate for the US currency at 20,693 dong, up from 18,932 dong yesterday, according to its website. With today’s move, the authorities have weakened the currency by 13.6 per cent since November 2009.
In US dollar terms, today’s move set the US currency 9.3 per cent higher against the dong.
The central bank said the latest devaluation was in line with foreign currency supply and demand conditions and was aimed at increasing liquidity in the domestic foreign exchange market. The move would help limit the trade deficit, the central bank added.
The move bucks a broader trend in Asia, where most currencies have been under upward pressure due to large trade surpluses, and authorities in many countries have sought to slow the pace of appreciation to protect their export industries.
The decision to lower the dong even further highlights the stress that Hanoi's policy focus on economic growth has put on the economy, once seen as one of Asia's most promising emerging markets. A loose monetary policy and deficit spending have spurred the economy, but inflation has also surged and the trade deficit has lingered as imports outpaced sluggish exports.
With accelerating inflation, the US currency has for months fetched a high premium on the black market in Vietnam as people seek the safety of gold and hard currencies to protect their savings.
Inflation rose to 12.17 per cent in January from 11.75 per cent in December. The country ran a trade deficit of $US1 billion ($998m) in January following a deficit of $US1.294bn the previous month.
The news of the devaluation spooked the market, with the costs of protection against a default or restructuring of Vietnam's debt rising. The spread on Vietnam's five-year credit default swaps widened by a fifth of a percentage point from yesterday to 3.85 to 3.95 percentage points.
Moody's Investors Service's said the devaluation supports its negative credit outlook on the country, since the move raises the cost of servicing Vietnam's external debts.
Christian De Guzman, an analyst at Moody's, said the move wasn't unexpected, given the country's wide trade deficit - one of the key factors behind the agency's downgrade of Vietnam in December - and a widening gap between Hanoi's official exchange rate and the rate in the market.
“Vietnam needs more aggressive policy tightening to alleviate overheating pressures and to restore domestic confidence in the dong,” Mr De Guzman said.
“However, there were no indications from the party congress meetings in January that the government would depart from its pro-growth bias,” he said.
Barclays economist Prakriti Sofat said there had been rumours floating around for some time that Vietnam may devalue the dong after the Lunar New Year, “but the magnitude of the move is more than what the market had anticipated”.

Additional reporting by Natasha Brereton
-Chính thức điều chỉnh tỷ giá lần đầu trong năm(Sgtt)-Tỷ giá liên ngân hàng lên 20.693 đồng/đô la Mỹ (TBKTSG Online) - Sau gần 7 tháng duy trì ở mức 18.932 đồng, sáng 11-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 đồng/đô la Mỹ, tăng thêm 9,3% so với ngày 10-2, nhằm làm tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối và giúp tỷ giá chính thức và phi chính thức gần nhau hơn.- Lãi suất gây sốc (Tuổi trẻ).-Tăng tỷ giá và thông điệp của nhà điều hành VnEconomy -
Đầu giờ sáng nay (11/2), Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND-6 tác động tích cực khi NHNN điều chỉnh tỷ giá (Bee)-Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp cho thị trường phản ứng một cách linh hoạt hơn, thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và giao dịch thực tế

Tổng số lượt xem trang