Nguồn: IRIN Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ 01.02.2011
HÀ NỘI, 1 Tháng 2 năm 2011 (IRIN) - Năm ngoái, một người phụ nữ trông thân thiện bề ngoài hỏi cô Nguyễn Thị Hà [không phải tên thật], 23 tuổi, là cô cảm thấy thế nào nếu rời Việt Nam sang làm việc tại Trung Quốc.
Cô Hà bị lôi cuốn bởi hứa hẹn là có thể kiếm được 6 hay 7 lần bằng cách bán quần áo ở đó, nhiều hơn là 50 USD một tháng cô làm ở nhà. Cô không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ đó, có họ với một người bạn, sau này tìm cách bán cô và hai người phụ nữ Việt Nam khác cho giới mãi dâm.
Cô Hà nói sau khi được cảnh sát Việt Nam giải thoát từ Trung Quốc "Nếu biết trước thì tôi sẽ không đi."
Từ năm 2004 đến 2009, Bộ Công an Việt Nam cho biết có gần 3.000 người Việt Nam là nạn nhân buôn người, một hoạt động có hình tội theo pháp luật Việt Nam.
Theo dữ kiện của năm 2010 từ Chương Trình Liên Cơ Quan Chống Buôn Người của Liên Hiệp Quốc (UNIAP), hầu hết các nạn nhân được đưa đi các nước ở Á Châu, Tây Âu và Trung Đông để khai thác tình dục, hoặc buộc phải làm việc trong các nhà máy hoặc ở nơi khác.
UNIAP cho biết những kẻ buôn người thường là thân nhân hay người quen của nạn nhân.
Gần ba phần tư bọn buôn người là phụ nữ, nhưng trong một vài trường hợp, đàn ông cũng có liên quan. Chính phủ Việt Nam ước tính rằng khoảng 10 phần trăm phụ nữ bị lừa vào cuộc hôn nhân sắp xếp với đàn ông Trung Quốc có thể đã trở thành nạn nhân buôn người.
Ông Michael Brosowski tuyên bố "Ở Việt Nam tất cả mọi thứ đều dựa trên mối quan hệ, do đó, những kẻ buôn người mang một khuôn mặt rất thân thiện." Ông là sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Hội Từ Thiện Thiếu Nhi Rồng Xanh ở Hà Nội mà cảnh sát Việt Nam tham khảo ý kiến trước khi giải cứu cô Hà và những người khác từ Trung Quốc.
Ông nói "Bọn buôn người dùng tất cả các loại thủ đoạn, và các nạn nhân dường như dễ bị lừa gạt.”
Giải cứu và tái nhập cảnh
Khi cô Hà và hai phụ nữ đồng hương người Việt Nam đến một thành phố Trung Quốc và nhận ra họ đang bị bán cho giới mãi dâm, họ trốn khỏi nơi họ đang bị giam giữ. May cho họ, một người đàn ông Việt Nam cho họ vào ở nhờ và gọi cảnh sát Việt Nam.
Khoảng một tháng sau, cảnh sát Việt Nam đến và mang những người phụ nữ đến nơi tạm trú dành cho nạn nhân tại Hà Nội.
Cô Hà kể lại sau khi hồi hương "Mẹ tôi đã rất vui mừng và cả gia đình tôi đã khóc rất nhiều, như thể tôi đã chết và được sống lại."
Florian Forster, giám đốc của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM) chi nhánh ở Việt Nam, cho biết chính phủ nên được khen thưởng vì những nỗ lực trong cuộc chiến chống buôn người; ông nói rằng Hà Nội đã ký thỏa thuận song phương chống buôn người với một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Cambodia (2005), cùng với Lào và Trung Quốc (2010).
Forster nói "Có một nhận thức chung [buôn người] là một vấn đề đa dạng và phức tạp không chỉ liên quan đến phụ nữ và trẻ em."
Ông tiếp "Bộ Công an Việt Nam sẵn sàng giải quyết vấn đề đó và có rất nhiều tranh luận công khai trong các phương tiện truyền thông và trong các cuộc hội thảo."
Theo ông Michael Brosowski, buôn người là một nguồn quan tâm lớn lao đối với chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, ông lưu ý là Bộ Công an Việt Nam đang đi trên một "đường ranh mỏng manh" giữa nâng cao nhận thức công chúng về nạn buôn người và "trình bày một hình ảnh tốt là họ đang nắm quyền kiểm soát ... Tôi nghi rằng nếu họ được thoải mái hơn khi nhìn nhận vấn đề, họ thực sự có thể nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ cộng đồng quốc tế."
Định nghĩa buôn bán quá hạn hẹp?
Một bản báo cáo vào tháng 6 năm 2010 về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hạ Việt Nam từ nhóm quốc gia “Bậc Hai" xuống nhóm “Bậc Hai Đáng Để Ý" vì Việt Nam đã không hành động đủ để cho thấy "bằng chứng có tiến bộ" trong việc bảo vệ nạn nhân buôn người hoặc truy tố kẻ buôn bán lao động.
Trong 10 năm qua, Việt Nam bị xếp hạng "Bậc Hai" trong tám năm.
Bản tường trình của Hoa Kỳ cho biết phụ nữ Việt Nam và trẻ em thường bị bán cho các ổ điếm dọc theo biên giới với Cambodia, Lào và Trung Quốc.
Vào tháng Sáu, phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho bản tường trình là không chính xác và "vì động cơ chính trị."
Bà Nga nói Việt Nam tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế để chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Nhưng theo Pau Khan Khup Hangzo, chuyên viên nghiên cứu tại Trung Tâm Khảo Cứu Về An Ninh Phi Truyền Thống ở Singapore, Việt Nam tập trung quá hạn hẹp về ngăn chặn buôn phụ nữ và trẻ em để khai thác tình dục.
Hơn nữa, Hangzo cho biết, mặc dù có các thỏa thuận song phương chống buôn người mà Hà Nội đã ký kết với các quốc gia khác, Việt Nam vẫn chưa thông qua một đạo luật toàn diện chống buôn người nào. Những luật như thế đã được ban hành tại Cam bốt, Thái Lan, Myanmar và các nước Đông Nam Á khác.
Ông nói Việt Nam cần có một luật toàn diện chống buôn người để giải quyết nạn buôn đàn ông, phụ nữ và trẻ em để khai thác lao động.
HÀ NỘI, 1 Tháng 2 năm 2011 (IRIN) - Năm ngoái, một người phụ nữ trông thân thiện bề ngoài hỏi cô Nguyễn Thị Hà [không phải tên thật], 23 tuổi, là cô cảm thấy thế nào nếu rời Việt Nam sang làm việc tại Trung Quốc.
Cô Hà bị lôi cuốn bởi hứa hẹn là có thể kiếm được 6 hay 7 lần bằng cách bán quần áo ở đó, nhiều hơn là 50 USD một tháng cô làm ở nhà. Cô không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ đó, có họ với một người bạn, sau này tìm cách bán cô và hai người phụ nữ Việt Nam khác cho giới mãi dâm.
Cô Hà nói sau khi được cảnh sát Việt Nam giải thoát từ Trung Quốc "Nếu biết trước thì tôi sẽ không đi."
Từ năm 2004 đến 2009, Bộ Công an Việt Nam cho biết có gần 3.000 người Việt Nam là nạn nhân buôn người, một hoạt động có hình tội theo pháp luật Việt Nam.
Theo dữ kiện của năm 2010 từ Chương Trình Liên Cơ Quan Chống Buôn Người của Liên Hiệp Quốc (UNIAP), hầu hết các nạn nhân được đưa đi các nước ở Á Châu, Tây Âu và Trung Đông để khai thác tình dục, hoặc buộc phải làm việc trong các nhà máy hoặc ở nơi khác.
UNIAP cho biết những kẻ buôn người thường là thân nhân hay người quen của nạn nhân.
Gần ba phần tư bọn buôn người là phụ nữ, nhưng trong một vài trường hợp, đàn ông cũng có liên quan. Chính phủ Việt Nam ước tính rằng khoảng 10 phần trăm phụ nữ bị lừa vào cuộc hôn nhân sắp xếp với đàn ông Trung Quốc có thể đã trở thành nạn nhân buôn người.
Ông Michael Brosowski tuyên bố "Ở Việt Nam tất cả mọi thứ đều dựa trên mối quan hệ, do đó, những kẻ buôn người mang một khuôn mặt rất thân thiện." Ông là sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Hội Từ Thiện Thiếu Nhi Rồng Xanh ở Hà Nội mà cảnh sát Việt Nam tham khảo ý kiến trước khi giải cứu cô Hà và những người khác từ Trung Quốc.
Ông nói "Bọn buôn người dùng tất cả các loại thủ đoạn, và các nạn nhân dường như dễ bị lừa gạt.”
Giải cứu và tái nhập cảnh
Khi cô Hà và hai phụ nữ đồng hương người Việt Nam đến một thành phố Trung Quốc và nhận ra họ đang bị bán cho giới mãi dâm, họ trốn khỏi nơi họ đang bị giam giữ. May cho họ, một người đàn ông Việt Nam cho họ vào ở nhờ và gọi cảnh sát Việt Nam.
Khoảng một tháng sau, cảnh sát Việt Nam đến và mang những người phụ nữ đến nơi tạm trú dành cho nạn nhân tại Hà Nội.
Cô Hà kể lại sau khi hồi hương "Mẹ tôi đã rất vui mừng và cả gia đình tôi đã khóc rất nhiều, như thể tôi đã chết và được sống lại."
Florian Forster, giám đốc của Tổ Chức Di Dân Quốc Tế (IOM) chi nhánh ở Việt Nam, cho biết chính phủ nên được khen thưởng vì những nỗ lực trong cuộc chiến chống buôn người; ông nói rằng Hà Nội đã ký thỏa thuận song phương chống buôn người với một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Cambodia (2005), cùng với Lào và Trung Quốc (2010).
Forster nói "Có một nhận thức chung [buôn người] là một vấn đề đa dạng và phức tạp không chỉ liên quan đến phụ nữ và trẻ em."
Ông tiếp "Bộ Công an Việt Nam sẵn sàng giải quyết vấn đề đó và có rất nhiều tranh luận công khai trong các phương tiện truyền thông và trong các cuộc hội thảo."
Theo ông Michael Brosowski, buôn người là một nguồn quan tâm lớn lao đối với chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, ông lưu ý là Bộ Công an Việt Nam đang đi trên một "đường ranh mỏng manh" giữa nâng cao nhận thức công chúng về nạn buôn người và "trình bày một hình ảnh tốt là họ đang nắm quyền kiểm soát ... Tôi nghi rằng nếu họ được thoải mái hơn khi nhìn nhận vấn đề, họ thực sự có thể nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ cộng đồng quốc tế."
Định nghĩa buôn bán quá hạn hẹp?
Một bản báo cáo vào tháng 6 năm 2010 về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hạ Việt Nam từ nhóm quốc gia “Bậc Hai" xuống nhóm “Bậc Hai Đáng Để Ý" vì Việt Nam đã không hành động đủ để cho thấy "bằng chứng có tiến bộ" trong việc bảo vệ nạn nhân buôn người hoặc truy tố kẻ buôn bán lao động.
Trong 10 năm qua, Việt Nam bị xếp hạng "Bậc Hai" trong tám năm.
Bản tường trình của Hoa Kỳ cho biết phụ nữ Việt Nam và trẻ em thường bị bán cho các ổ điếm dọc theo biên giới với Cambodia, Lào và Trung Quốc.
Vào tháng Sáu, phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho bản tường trình là không chính xác và "vì động cơ chính trị."
Bà Nga nói Việt Nam tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế để chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Nhưng theo Pau Khan Khup Hangzo, chuyên viên nghiên cứu tại Trung Tâm Khảo Cứu Về An Ninh Phi Truyền Thống ở Singapore, Việt Nam tập trung quá hạn hẹp về ngăn chặn buôn phụ nữ và trẻ em để khai thác tình dục.
Hơn nữa, Hangzo cho biết, mặc dù có các thỏa thuận song phương chống buôn người mà Hà Nội đã ký kết với các quốc gia khác, Việt Nam vẫn chưa thông qua một đạo luật toàn diện chống buôn người nào. Những luật như thế đã được ban hành tại Cam bốt, Thái Lan, Myanmar và các nước Đông Nam Á khác.
Ông nói Việt Nam cần có một luật toàn diện chống buôn người để giải quyết nạn buôn đàn ông, phụ nữ và trẻ em để khai thác lao động.