Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Bất ngờ ảnh màu chụp Việt Nam năm 1915

Ảnh màu của Albert Kahn và W. Robert Moore
Nguồn:
http://www.flickr.com/photos/1347648...7623374348279/
http://www.facebook.com/lsvnqa

Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20.

Phần lớn album này chụp trong năm 1915
Phần 1 :












update....

Hic Hic bộ này nhiều kinh khủng

Phần 2 :





























Buổi sáng trên đồng nội
[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=ytcEKKQVyPw]
Năm 1907, hai nhà khoa học, cũng là hai anh em ruột là Auguste và Louis Lumiere phát hiện quy trình xử lý ảnh bằng kính màu, nghĩa là lần đầu tiên nhân loại chụp được ảnh màu.
Ngay năm sau, năm 1908, ông Albert Kahn – một chủ nhà băng người Pháp đã tặng cho một nhóm nhà nhiếp ảnh một trong những chiếc máy chụp hình màu đầu tiên của thế giới. Năm 1909, ông khởi xướng dự án “Kho tàng ảnh đời sống con người trên Trái đất” và tài trợ cho các nhà nhiếp ảnh đến 50 quốc gia, chụp được 72 ngàn tấm ảnh màu.
Chức sắc ở một ngôi làng tại Hà Nội
Đến năm 1929, Albert Kahn vẫn còn là một trong những người giàu nhất châu Âu. Cuối năm đó, “cơn sốc phố Wall” đã làm sụp đổ “đế chế” Albert Kahn. Ông qua đời năm 1940.Ngày nay, di sản quan trọng nhất mà ông để lại chính là bộ sưu tập 72.000 ảnh màu từ khi công nghệ này còn sơ khai.
Những bức ảnh này trở thành những tấm ảnh màu đầu tiên của nhiều quốc gia, làm nên bộ sưu tập ảnh màu quý giá và lớn nhất hành tinh.
Dự án của Albert Kahn vừa được Tập đoàn truyền thông BBC tuyển chọn công bố một phần trong cuốn sách ảnh mang tên The Wonderful World of Albert Kahn… (Thế giới tuyệt vời của Albert Kahn).
Trong số hơn 72.000 tấm hình màu đầu tiên của thế giới ghi lại những lễ nghi tôn giáo, nghi thức văn hóa, những sự kiện chính trị… của 50 nước thì Việt Nam cũng may mắn được các nhà nhiếp ảnh của Albert Kahn đặt chân đến vào năm 1915./.
Theo Thể thao-Văn nghệ
Hãy cùng ngắm nhìn Phố Tràng Tiền, Phố Hàng Thiếc, Hàng Gai ... qua những bức ảnh màu đầu tiên trên Thế giới. Năm 1909, ông Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu về (và cho) tất cả các dân tộc trên thế giới nhờ kỹ thuật chụp ảnh màu tiên tiến nhất thời đó do hai anh em Auguste và Louis Lumière phát minh năm 1907.
Để có 'kho tư liệu hành tinh', Albert Kahn thuê các nhà nhiếp ảnh gan dạ chu du tới hơn 50 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội vào những năm 1900:

Cặp đào kép trong một gánh tuồng cổ

Chức sắc ở một ngôi làng tại Hà Nội

“Nàng tiên nâu” trong một tiệm hút thuốc phiện tại Hà Nội - 1915

Thuyền buôn chuối ở một bến sông Hồng - 1915

Phố Hàng Thiếc - 1915

Viết câu đối tết trên phố - 1915

Phố Tràng Tiền - khoảng 1914-1915

Phố Hàng Gai - 1915

Một tàu buôn của người Hoa trên sông Hồng - 1915

Cầu Long Biên (tên Pháp đặt là cầu Paul Doumer) - 1915

Những viên quan đại thần triều Nguyễn tại Hà Nội - 1920

Ni cô - 1915

Gia đình quan lại tại Hà Nội - 1915
Bất ngờ ảnh màu chụp Việt Nam năm 1915
-----
“Chúng ta sáng tạo! Chúng ta xây dựng! Chúng ta tiến lên”
10/09/2010 23:02:02 - “Ông Hồ phàn nàn là tình hình sẽ rất khó khăn và có chiều hướng hoàn toàn xấu. Nhưng ông Hồ nói cuối cùng thì Việt Nam cũng sẽ được giải phóng khỏi người Pháp, Trung Quốc hay bất kỳ nước ngoài nào khác.... Trong một phút linh cảm, ông Hồ đã nhận xét là sẽ có đổ máu trong tương lai. Nếu người Trung Quốc thực sự chống đối lại nền độc lập của Việt Nam, nhân dân ông  nhất định sẽ kháng cự lại bằng vũ khí... Và nếu sự đe dọa của người Pháp trở thành hiện thực thì sẽ có cuộc chiến tranh toàn diện... Ông cho biết là sự có mặt của quân đội Trung Quốc đã làm ông phiền muộn”.
TIN LIÊN QUAN
Đó là ghi chép và nhận thức của Thiếu tá Archimedes Patti, người đứng đầu cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ (OSS) đang có mặt tại Hà Nội sau cuộc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 10/9/1945 về tình thế phức tạp của đất nước ta vào thời điểm đó.
Cuộc gặp này diễn ra ngay sau khi người đúng đầu nhà nước Việt Nam chiêu đãi Tướng Tiêu Văn, người chỉ huy đơn vị quân đội của Trung Hoa Quốc dân Đảng vừa kéo vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật.
“Người ta mỗi ngày ai cũng rửa mặt, vài hôm phải tắm giặt để giữ cho thân thể sạch sẽ, mạnh khoẻ. Người cách mạng cũng thế, trước hết là cán bộ chính quyền và Đoàn thể cách mạng, mỗi người cũng phải rửa các mặt tinh thần, tư tưởng của mình, để tẩy sạch những chứng bệnh, những khuyết điểm. Chính quyền và Đoàn thể cũng cần thường thường rửa các bộ máy của mình, để tẩy trừ những phần tử bất chính, đầu cơ và chỉnh đốn lại cách làm việc cho gọn gàng, mau chóng”. Trích bài “Chỉnh đốn Đoàn thể và Chính quyền” của Bác, với bút danh X.Y.Z đăng trên báo “Sự Thật” ngày 10/9/1950.
f
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi thăm Pháp 1946.
Ngày 10/9/1960, tại phiên bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, Bác được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và cương vị Chủ tịch Đảng.
Trong diễn văn bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đại hội lần thứ II đã đưa kháng chiến đến thắng lợi. Chắc chắn rằng Đại hội lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà... Mười lăm năm trước đây, chỉ có 5000 đảng viên và trong những điều kiện cực kỳ khó khăn mà Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi.
Ngày nay, Đảng ta có hơn 50 vạn đồng chí, lại có những điều kiện rất thuận lợi, cho nên Đảng nhất định lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà đến thắng lợi... Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên. Quyết không có lực lượng nào ngăn cản được chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Diễn văn bế mạc Đại hội Đảng lần thứ Ba đọc ngày 10/9/ 1960.
Cách đây 68 năm, ngày 10/9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do kết thúc gần 13 tháng (kể từ 29/8/1942) bị các thế lực quân phiệt Trung Hoa giam giữ tại 30 nhà tù thuộc 13 huyện ở Quảng Tây.
Bài thơ thứ 134 nhan đề “Kết luận” cũng khép lại tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù). Bài thơ chữ Hán này nhằm bày tỏ lời cám ơn với Hầu Chí Minh là người đã trực tiếp ký lệnh trao trả tự do. Bài thơ được nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch ra quốc ngữ:  “Sáng suốt, nhờ ơn Hầu chủ nhiệm/ Tự do trở lại với mình rồi/ Ngục trung nhật ký từ đây dứt/ Tái tạo ơn sâu, cảm tạ người” cho thấy cách ứng xử của Bác rất có hậu đối với những người mình mang ơn.
------
Chuyện về nữ tù binh Mỹ duy nhất ở Hỏa Lò
(TT&VH) - Khoảng giữa năm 1971, nhà tù Hỏa Lò được lệnh tiếp nhận hai tù binh người Phương Tây, một nam và một nữ bị bắt ở chiến trường miền Nam đưa ra Bắc. Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả cuốn “Phi công Mỹ ở Việt Nam” đã kể với TT&VH về cô tù binh duy nhất tại đây.
Cấp giường hộp “cấp tá” cho nữ tù binh
Đại tá Trần Trọng Duyệt, nguyên Trại trưởng Tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò
Monica Schwenn nguyên là sĩ quan quân y trong quân đội Mỹ, cô có khuôn mặt trái xoan, tóc vàng, mắt xanh, da trắng, dáng người mảnh mai, xinh đẹp và thông minh. Vì là nữ tù binh duy nhất, nên Ban chỉ huy trại giam Hỏa Lò bố trí cho cô một phòng riêng rộng khoảng 10m2. Trong phòng kê một chiếc giường hộp, loại vẫn dùng cho sĩ quan cấp tá của quân đội ta với đủ chăn màn, phích nước, ấm chén và một chiếc bàn nhỏ, thậm chí còn có cả một lọ hoa.
Lúc đầu, Monica nhất quyết không chịu nhận phòng. Cô nằng nặng đòi được ở chung phòng với người nam tù binh đã đi cùng chuyến từ miền Nam ra Bắc. Tất nhiên, yêu cầu không được chấp nhận. Ban quản lý trại giải thích nhiều lần nhưng Monica không chịu, thậm chí cô bướng bỉnh, khóc lóc, không chịu ăn uống gì.
Hỏi mãi thì Monica cho hay là bởi căn phòng… quá xấu và trống trải, đêm đến cô sẽ không dám ngủ vì rất sợ… ma. Mãi tới khi Trại trưởng Trần Trọng Duyệt chỉ cho Monica xem căn phòng của chính ông cũng không khác gì, cô mới ngoan ngoãn đồng ý. Ngoài lọ hoa, Monica còn được anh em sắm cho gương lược, kể cả đồ lót. Thời bao cấp, để làm được công việc tế nhị này, anh em phải đi lùng khắp Hà Nội mới có “hàng” cho Monica và để không “cháy mặt” vì thẹn, mỗi lần mua đều phải nói dối là mua cho vợ… Có lần đích thân trại trưởng Trần Trọng Duyệt đã đưa Monica ra một tiệm uốn tóc bên Bờ Hồ để làm tóc cho cô, đi Hàng Đào, Đồng Xuân mua sắm quần áo. Sau chuyến “dạo qua phố phường” cùng nữ tù binh, sau khi về đến trại Trại trưởng và thậm chí là cả Ban chỉ huy Trại đều bị cấp trên phê bình vì… thiếu tinh thần cảnh giác với kẻ địch.
* Viết thư cho cho Trại trưởng xin mang mèo về nước
Sau sự cố lần ấy, mấy tháng sau, Trại trưởng Trần Trọng Duyệt nhận được một bức thư của Monica viết trên hai mặt giấy, một mặt viết bằng tiếng Đức, một mặt viết bằng tiếng Anh. “Thưa ông. Từ tháng 12 năm 1971 tôi được phép nuôi một con mèo. Tôi rất thích động vật, nhất là loài mèo, vì vậy tôi rất vui khi được nhà cầm quyền cho phép. Tôi cho rằng: sự đối xử như vậy, dù là hành động nhỏ, nhưng rất văn minh, biểu lộ chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
Còn đối với những đề nghị trước đây, tôi tin rằng hoặc đã không tới tay cơ quan ông, hoặc chưa được ông quan tâm thỏa đáng. Nhưng tôi hết lòng hy vọng lần này thì ông sẽ không lãng quên việc tôi xin phép nuôi con mèo này.

Bức thư của nữ tù binh Monica Schwenn đề nghị ông Trần Trọng Duyệt, Trưởng trại giam
cho mang con mèo đang nuôi về Mĩ, ngày 25/1/1972. (Ảnh chụp tại Hỏa Lò)
Một khi tôi được phóng thích, tôi xin phép được mang theo con mèo về nước. Là một tù binh, tất nhiên giờ đây tôi chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi xin hứa sẽ bồi thường tất cả chi phí tăng thêm vì tôi được phép nuôi con mèo này. Xin nhường ông sự lựa chọn,  bằng phương thức trao đổi thích hợp nhất, do ông tự sắp xếp. Hy vọng thiết tha rằng ông không bỏ qua lời đề nghị của tôi. Xin gửi tới ông lời chào trân trọng.”
Đại tá Trần Trọng Duyệt cho biết; khi đọc xong bức thư ông rất xúc động. Monica được nuôi mèo, còn ông Duyệt thì “khá thất vọng với anh em” vì suốt ngày bị vin vào câu “Xin nhường ông sự lựa chọn, bằng phương thức trao đổi thích hợp nhất, do ông tự sắp xếp” chọc ghẹo, hỏi đùa rằng ông đã… sắp xếp được chưa?

Ông Trần Trọng Duyệt (phải) nói chuyện với phi công Mỹ trước giờ trao trả 12/2/1973
Thời “đương chức”, Đại tá Trần Trọng Duyệt từng quản lý tất cả 472 tù binh trong đó có John McCain, Thượng nghị sĩ Mĩ. Có lẽ, ngoài John McCain, Monica là người tù binh mà ông không thể nào quên được. Khu trưng bày của nhà tù Hỏa Lò bây giờ, danh sách các tù binh từng bị giam đều có ảnh lưu nhưng với Monica thì không có gì ngoài bức thư với nét chữ li ti, ngay ngắn được ông Duyệt trao lại. Ông xúc động: “Nếu còn sống, Monica cũng khoảng 60 tuổi, lên chức bà rồi cũng nên. Từ bấy đến giờ tôi vẫn mong sẽ có ngày gặp lại cô ta nhưng “không có tín hiệu”. Tôi cũng đã liên lạc sang Đức, Mỹ tìm Monica, nhưng chưa nhận được hồi âm. Tôi hy vọng cô ấy vẫn còn sống, mạnh khỏe và nhớ đến Việt Nam, đất nước giàu truyền thống và nhân đạo!”
http://thethaovanhoa.vn/132N20100512070111640T0/chuyen-ve-nu-tu-binh-my-duy-nhat-o-hoa-lo.htm
-----------------
"Làm đĩ" và bài học cho "Sợi xích"
Vũ Trong Phụng viết Làm đĩ vào năm 1936, một thời đại thực sự hỗn loạn như đã hiện lên qua nhiều trang viết của ông và các nhà văn cùng thời. Xã hội thành thị Việt Nam thời ấy đang "Âu hóa" một cách nửa mùa - cái cũ chưa qua, cái mới chưa tới, đầy rẫy sự nhốn nháo, lừa lọc, sa đọa và đau khổ.
Khi dư luận xôn xao về tiểu thuyết Sợi xích của nữ ca sỹ Lê Kiều Như, tôi chợt nhớ tới tác phẩm nổi tiếng của "ông vua phóng sự" Vũ Trọng Phụng - Làm đĩ. Tôi không định góp thêm lời phê bình một tác phẩm sớm chết yểu dưới búa rìu dư luận vì dường như đánh giá của xã hội dành cho nó đã quá nghiêm khắc.
Tôi lại càng không định đem hai cây bút thuộc hai thế hệ, hai "đẳng cấp" khác nhau ra so sánh. Tôi chỉ mong phần nào lý giải tại sao Làm đĩ - cuốn tiểu thuyết một thời cũng mang tiếng "dâm thư" và chịu bao nhiêu lời phê bình cay độc không kém gì Sợi xích, lại có sức sống và cuốn hút người đọc cho đến tận hôm nay.
Làm đĩ được viết dưới dạng tự truyện của nhân vật chính tên Huyền. Sinh ra trong một gia đình có cha làm việc cho Tây nhưng lại cực kỳ hủ bại, từ nhỏ Huyền đã luôn bị người lớn lảng tránh và nạt nộ khi cô bé thắc mắc về những vấn đề giới tính.
Thứ cô tiếp thu được chỉ là lời nói bậy bạ, thô tục của kẻ ăn người ở trong nhà và những bài "tự học" của đám trẻ thơ. Sự tò mò ấy làm bùng lên nỗi khát khao ở người thiếu nữ bước vào tuổi dậy thì, để rồi một ngày cô ngã vào vòng tay Lưu - một người anh họ xa đang trọ học tại nhà - trong cái đêm mất ngủ vì âm thanh "sự thị uy của ái tình" giữa cha và vợ bé chỉ cách giường cô một bức vách. Mối tình vụng dại kết thúc bi thảm hệt như những bộ phim lãng mạn thời bấy giờ.
Lưu tự tử chết, Huyền bị ép gả cho Kim. Kim mắc bệnh giang mai do thói ăn chơi bừa bãi của giới thượng lưu nên chỉ có thể quấy rấy vợ bằng "cách nửa đời nửa đoạn." Vì tiền, Kim đem vợ ra làm mồi nhử Tân, một "đại gia" đào hoa, giàu có.
Bìa cuốn sách Làm đĩ của
Vũ Trọng Phụng
Từ chỗ e ngại, Huyền và Tân đã trở thành đôi "gian phu dâm phụ" lúc nào không hay. Kim lật lọng, bắt Huyền thú tội và từ đó "giáng" cô xuống thân phận tôi đòi. Huyền tìm đến Tân nhưng chỉ nhận được lời giả dối của kẻ "cho mục đích của ái tình không phải là hôn sự". Tân phũ phàng từ chối Huyền và trơ tráo thừa nhận "lúc nào anh cũng có dăm bảy cô nhân tình." Tân tháo chiếc vàng đưa cho Huyền để trả công. Huyền ném chiếc nhẫn vào mặt kẻ bội bạc rồi bỏ chạy.
Ít lâu sau, biết Tân - kẻ đạo đức giả đang được cả xã hội tung hô - đang chấm thi hoa hậu ở Sài Gòn, Huyền bỏ nhà vào tìm Tân để quyết giết chết kẻ phụ tình. Không tìm được Tân, tiền cạn, bước đường cùng khiến Huyền bắt đầu cuộc đời trụy lạc.
Xét về một số khía cạnh, Làm đĩ và Sợi xích đều nói về nỗi đau khổ của người phụ nữ gắn liền với khát khao tính dục. Nhưng có lẽ Kiều Như chưa ngấm đủ đắng cay của cuộc đời và chưa dồn đủ cái tâm lên đầu ngọn bút nên những trang viết của cô trôi tuột đi trong vô vị, dù tôi tin điều cô muốn nói không phải chỉ là những đoạn tả cảnh ái ân trần trụi.
Vũ Trọng Phụng đã khẳng định quan điểm "tả một đời trụy lạc kể từ lúc trụy lạc trở đi, thế thôi, thiết tưởng lại chẳng có ích gì cho đời."
Bằng lòng nhân đạo thấm đẫm từng trang viết, Vũ Trọng Phụng muốn vạch lại con đường đầy rẫy cảnh ngộ éo le đã đưa Huyền từ một người con gái xinh đẹp, tử tế, có học, thông minh trở thành một cô gái điếm sống trong ô nhục và tủi cực.
Không ít lần Vũ Trọng Phụng nhắc tới chuyện phòng the trong Làm đĩ, thậm chí ông còn đưa thẳng vào tiểu thuyết vài trang sách dạy về giới tính. Nhưng khác với Sợi xích, Vũ Trọng Phụng không đem những chuyện đó ra làm món chính trên mâm cỗ để rồi xóa nhòa đi cả số phận nhân vật.
Làm đĩ chỉ đưa những cảnh trần tục ấy vào như một thứ gia vị trong cuộc đời Huyền, thứ gia vị đã khiến cuộc đời trở nên chua chát và cay đắng - "người đàn bà hư hỏng chính là vì những sự thực ấy". Điều Vũ Trọng Phụng dạy người cầm bút hôm nay khi viết về tình dục là phải luôn làm chủ ngòi bút của mình, nếu không tác phẩm, dù ý nghĩa đến đâu, cũng sẽ trở thành một thứ văn chương khiêu dâm rẻ tiền.
Nhưng tác phẩm không đi vào bế tắc. Huyền đã vùi chôn thân xác ở chốn ô nhục nhưng cô không tuyệt vọng. Huyền bình thản ghi chép lại cuộc đời mình với hi vọng "đem công bố cái mảnh đời tai hại ấy cho thiên hạ" để giúp người đời hiểu vì sao cô "đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai."
Huyền vẫn muốn làm điều có ích cho đời dù cuộc đời đã đày đọa cô không thương tiếc - "có lẽ cái đời bỏ đi của Huyền cũng không đến nỗi là bỏ đi đối với đàn bà con gái khác".
Niềm hi vọng của cuộc sống được thắp lên từ sự cảm thông thực sự của tác giả, ông không "viết lên những câu văn mà mình cho là khoái trá" để tự thưởng thức như một người đương thời phê phán. Vũ Trọng Phụng đau xót và chân thành lắm.
Chỉ ở Làm đĩ, người ta mới thấy ông thốt lên những câu văn đậm chất trữ tình: "Sau này em sẽ chết trên kiệu bát cống có nhiều ông Bắc đẩu bội tinh đi đưa hay chết khốn nạn trong phúc đường, thì bất quá cũng đến vậy mà thôi. Ai hoài hơi đi lo rằng trên rừng xanh một chiếc lá vàng đã rụng!"
Nếu so sánh với giọng văn trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ, có lẽ những câu văn này chính là một phần sâu thẳm khác trong ông, một phần nhạy cảm và đa cảm, luôn được che dấu bằng ngòi bút sắc nhọn và gai góc.
Vũ Trong Phụng viết Làm đĩ vào năm 1936, một thời đại thực sự hỗn loạn như đã hiện lên qua nhiều trang viết của ông và các nhà văn cùng thời. Xã hội thành thị Việt Nam thời ấy đang "Âu hóa" một cách nửa mùa - cái cũ chưa qua, cái mới chưa tới, đầy rẫy sự nhốn nháo, lừa lọc, sa đọa và đau khổ.
Một người cha vẫn còn mang trong mình cái thói quyền uy gia trưởng, mắng con gái là "đồ đĩ" chỉ vì cô mặc chiếc quần màu trắng nhưng lại thản nhiên dẫn vợ bé về nhà. Hàng tá những tay bồi bút, ngày ngày sau khi rời tòa soạn lập tức rúc đầu vào những tiểu thuyết phong tình, nhưng lại mạnh miệng mắng Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng là "đồi bại", "dâm uế", "lòe đời bằng học vấn sơ học."
"Tả một đời trụy lạc kể từ lúc trụy lạc trở đi, thế thôi,
thiết tưởng lại chẳng có ích gì cho đời"- Vũ Trọng Phụng.
Đặt trong bối cảnh ấy, ta mới thấy hết giá trị của Làm đĩ khi Vũ Trọng Phụng mạnh dạn tuyên bố "cái dâm tự nó không xấu, mà nó còn là cái điều cao thượng đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng" và mỉa mai những ai "nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền" bởi ông cho rằng tình dục "cần cho xác thịt cũng như sự ăn uống."
Vũ Trọng Phụng vạch mặt "phường đạo đức giả" "chỉ khoanh tay kêu "Ôi phong hóa suy đồi!" và cao cả hơn, nhân bản hơn, ông muốn giúp bạn đọc "điều hòa cái sự dâm để tô điểm loài người" chứ không để nó "làm loạn loài người."
Thật khó tưởng tượng được rằng, những điều ấy đến hôm nay trong nhà trường phổ thông còn chưa dám mạnh dạn đưa vào giảng dạy thì 74 năm trước Vũ Trọng Phụng đã thẳng thắn nói lên tất cả.
Làm đĩ là một tác phẩm mang nhiều giá trị - nó vừa là một thiên "tả chân tiểu thuyết" như tác giả tự giới thiệu, vừa thấm đẫm tinh thần nhân bản, nhân văn và xét từ góc độ nào đó, đây là cuốn sách giáo dục giới tính rất sâu sắc và khoa học.
Cái tài của Vũ Trọng Phụng là một phần, nhưng cái tâm của ông với cuộc đời, với con người mới là bí quyết để tác phẩm tồn tại vượt thời gian và sóng gió. Thiếu cái tâm ấy, Làm đĩ có lẽ đã chìm nghỉm trong dòng thác văn học hoặc nổi lên như hiện tượng Sợi xích hôm nay.
"Làm đĩ" và bài học cho "Sợi xích"

Tổng số lượt xem trang