THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
CHÂU PHI LO NGẠI TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC anhbasam
Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Bảy, ngày 26/03/2011
TTXVN (Prêtôria 18/3) Tổng hợp từ báo chí Nam Phi
Theo con số thống kê mới đây, hiện Trung Quốc đang là quốc gia đầu tư xây dựng nhiều đập thuỷ điện nhất trên thế giới. Theo ước tính, hiện Trung Quốc đã và đang xây dựng khoảng 97 đập thuỷ điện trên toàn thế giới, chủ yếu tập trung tại các khu vực như: Nam Á, châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Âu.
Dự án Thuỷ điện Gibe 3 của Trung Quốc tại Êtiôpia và ảnh hưởng của nó đối với môi trường
Mới đây, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã đồng ý cho Êtiôpia vay bổ sung 400 triệu USD xây dựng thuỷ điện Gibe 3. Dự án Gibe 3 được triển khai tại miền Nam sông Ôm của Êtiôpia. Dự án bắt đầu khởi công vào năm 2008, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1,75 tỷ USD. Khi hoàn thành, thuỷ điện Gibe 3 sẽ có công suất đạt 1.870 MW. Theo kế hoạch, dự án sẽ kéo dài trong thời gian 7 năm. Dự án này có tổng cộng 10 đơn vị cùng tham gia thi công. Đây được xem là dự án thuỷ điện lớn nhất Êtiôpia.
Theo đánh giá của giới phân tích khu vực, dự án này đang có tác động xấu tới môi trường sinh thái đối với các quốc gia láng giềng khu vực Êtiôpia, làm đảo lộn quy luật dòng chảy của sông Omo, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân dọc khu vực sông Omo, đặc biệt là đối với khu vực Thung lũng Omo và Hồ Turkana. Việc xây dựng Gibe 3 đang làm cạn kiệt nguồn cung tự nhiên cho Thung lũng Omo và chặn dòng chảy vào Hồ Turkana, khiến hồ này khó có khả năng tự điều tiết. Được biết, Hồ Turkana là một hồ nước mặn. Một khi dòng chảy bị chặn lại, nồng độ muối trong nước sẽ tăng và dẫn tới phá huỷ môi trường sinh thái của hồ.
Hồ Turkana là nguồn cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày của khoảng 300.000 hộ dân sinh sống tại miền Nam Kênia. Việc ngăn dòng chảy sông Omo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh bắt cá, nông nghiệp và các sinh hoạt khác của người dân xung quanh khu vực Hồ Turkana.
Theo một số báo cáo phân tích mới đây, việc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 sẽ khiến cho hồ chứa nước phía sau con đập bị ô nhiễm nặng. Đồng thời, một khi Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 ở thượng nguồn sông Nin thì những quan ngại về tác động đối với môi trường trong khu vực sẽ ngày càng tăng.
Ngoài ra, việc xây dựng đập Gibe 3 sẽ khiến cho người dân sống ven sông sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những hoạt động trên thượng nguồn, đe doạ đáng kể tới bản thân con sông cũng như tài nguyên tự nhiên và phá huỷ đời sống thuỷ sinh đa dạng của dòng sông.
Nguy cơ xung đột dòng chảy từ việc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3
Việc Êtiôpia cho phép Trung Quốc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 sẽ làm đảo lộn dòng chảy của sông Omo. Mặc dù, theo phía Êtiôpia, việc Êtiôpia xây dựng đập Gibe 3 chủ yếu nhằm mục đích tận dụng dòng chảy của sông để đáp ứng nhu cầu điện trong nước. Tuy nhiên, việc điều chỉnh dòng chảy này sẽ dẫn tới xung đột đối với các quốc gia láng giềng có dòng chảy đi qua, làm đảo lộn hệ sinh thái vốn có của nguồn nước sông Nin.
Sông Nin khởi nguồn từ cao nguyên Êtiôpia và chủ yếu được sử dụng cho tưới tiêu và dự trữ nước. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhiều đập thuỷ điện đã được triển khai xây dựng trên con sông này, bao gồm 2 thuỷ điện tại Xuđăng, 1 thuỷ điện Aswan tại Ai Cập…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số tại thượng nguồn sông Nin, nông nghiệp, công nghiệp và nhu cầu nước ở trong nước ngày càng tăng dẫn tới những xung đột và tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia thượng và hạ nguồn sông Nin.
Việc điều chỉnh dòng chảy của Êtiôpia chính là nguyên nhân dẫn tới xung đột với các quốc gia hạ nguồn. Theo số liệu của các báo cáo, mức độ phụ thuộc vào nguồn nước sông Nin của Ai Cập chiếm tới 96%, Xuđăng 77%, Êritơria 68% và Kênia 33%. Do vậy các quốc gia này đang cố gắng tìm cách giành lấy nhiều quyền lợi với nguồn nước cho các lợi ích kinh tế và xã hội cho chính quốc gia của họ.
Với sự giúp đỡ tài chính của Trung Quốc, Êtiôpia đã đầu tư mạnh vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Các khoản đầu tư của Êtiôpia vào lĩnh vực này ước tính trị giá hàng tỷ USD.
CHÂU PHI LO NGẠI TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC anhbasam
Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Bảy, ngày 26/03/2011
TTXVN (Prêtôria 18/3) Tổng hợp từ báo chí Nam Phi
Theo con số thống kê mới đây, hiện Trung Quốc đang là quốc gia đầu tư xây dựng nhiều đập thuỷ điện nhất trên thế giới. Theo ước tính, hiện Trung Quốc đã và đang xây dựng khoảng 97 đập thuỷ điện trên toàn thế giới, chủ yếu tập trung tại các khu vực như: Nam Á, châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Âu.
Dự án Thuỷ điện Gibe 3 của Trung Quốc tại Êtiôpia và ảnh hưởng của nó đối với môi trường
Mới đây, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã đồng ý cho Êtiôpia vay bổ sung 400 triệu USD xây dựng thuỷ điện Gibe 3. Dự án Gibe 3 được triển khai tại miền Nam sông Ôm của Êtiôpia. Dự án bắt đầu khởi công vào năm 2008, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1,75 tỷ USD. Khi hoàn thành, thuỷ điện Gibe 3 sẽ có công suất đạt 1.870 MW. Theo kế hoạch, dự án sẽ kéo dài trong thời gian 7 năm. Dự án này có tổng cộng 10 đơn vị cùng tham gia thi công. Đây được xem là dự án thuỷ điện lớn nhất Êtiôpia.
Theo đánh giá của giới phân tích khu vực, dự án này đang có tác động xấu tới môi trường sinh thái đối với các quốc gia láng giềng khu vực Êtiôpia, làm đảo lộn quy luật dòng chảy của sông Omo, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân dọc khu vực sông Omo, đặc biệt là đối với khu vực Thung lũng Omo và Hồ Turkana. Việc xây dựng Gibe 3 đang làm cạn kiệt nguồn cung tự nhiên cho Thung lũng Omo và chặn dòng chảy vào Hồ Turkana, khiến hồ này khó có khả năng tự điều tiết. Được biết, Hồ Turkana là một hồ nước mặn. Một khi dòng chảy bị chặn lại, nồng độ muối trong nước sẽ tăng và dẫn tới phá huỷ môi trường sinh thái của hồ.
Hồ Turkana là nguồn cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày của khoảng 300.000 hộ dân sinh sống tại miền Nam Kênia. Việc ngăn dòng chảy sông Omo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh bắt cá, nông nghiệp và các sinh hoạt khác của người dân xung quanh khu vực Hồ Turkana.
Theo một số báo cáo phân tích mới đây, việc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 sẽ khiến cho hồ chứa nước phía sau con đập bị ô nhiễm nặng. Đồng thời, một khi Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 ở thượng nguồn sông Nin thì những quan ngại về tác động đối với môi trường trong khu vực sẽ ngày càng tăng.
Ngoài ra, việc xây dựng đập Gibe 3 sẽ khiến cho người dân sống ven sông sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những hoạt động trên thượng nguồn, đe doạ đáng kể tới bản thân con sông cũng như tài nguyên tự nhiên và phá huỷ đời sống thuỷ sinh đa dạng của dòng sông.
Nguy cơ xung đột dòng chảy từ việc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3
Việc Êtiôpia cho phép Trung Quốc xây dựng đập thuỷ điện Gibe 3 sẽ làm đảo lộn dòng chảy của sông Omo. Mặc dù, theo phía Êtiôpia, việc Êtiôpia xây dựng đập Gibe 3 chủ yếu nhằm mục đích tận dụng dòng chảy của sông để đáp ứng nhu cầu điện trong nước. Tuy nhiên, việc điều chỉnh dòng chảy này sẽ dẫn tới xung đột đối với các quốc gia láng giềng có dòng chảy đi qua, làm đảo lộn hệ sinh thái vốn có của nguồn nước sông Nin.
Sông Nin khởi nguồn từ cao nguyên Êtiôpia và chủ yếu được sử dụng cho tưới tiêu và dự trữ nước. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhiều đập thuỷ điện đã được triển khai xây dựng trên con sông này, bao gồm 2 thuỷ điện tại Xuđăng, 1 thuỷ điện Aswan tại Ai Cập…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số tại thượng nguồn sông Nin, nông nghiệp, công nghiệp và nhu cầu nước ở trong nước ngày càng tăng dẫn tới những xung đột và tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia thượng và hạ nguồn sông Nin.
Việc điều chỉnh dòng chảy của Êtiôpia chính là nguyên nhân dẫn tới xung đột với các quốc gia hạ nguồn. Theo số liệu của các báo cáo, mức độ phụ thuộc vào nguồn nước sông Nin của Ai Cập chiếm tới 96%, Xuđăng 77%, Êritơria 68% và Kênia 33%. Do vậy các quốc gia này đang cố gắng tìm cách giành lấy nhiều quyền lợi với nguồn nước cho các lợi ích kinh tế và xã hội cho chính quốc gia của họ.
Với sự giúp đỡ tài chính của Trung Quốc, Êtiôpia đã đầu tư mạnh vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Các khoản đầu tư của Êtiôpia vào lĩnh vực này ước tính trị giá hàng tỷ USD.