Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Hiệu trưởng mua dâm kháng án, kịch bản được biết trước

-LS khuyên Sầm Đức Xương không nên kháng cáo

– Luật sư bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương đưa ra quan điểm: Sầm Đức Xương không nên kháng cáo!
Cuối tuần trước, ngày 25/3 – thời hạn cuối cùng của quy định bản án có hiệu lực sau 15 ngày tuyên án, và cũng là hạn chót để bị cáo kháng cáo, thông tin cho biết: Sầm Đức Xương đã có đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Hà Giang.
Thông tin này đã được bà Nguyễn Thị Toán – vợ của Sầm Đức Xương xác nhận với báo chí. Nếu như thế, vụ việc sẽ tiếp tục chuyển lên TAND Tối cao để xét xử.
Sầm Đức Xương tại tòa - (Ảnh: K.T)

Luật sư Dương Trí Tuệ, luật sư bào chữa cho Sầm Đức Xương cho biết: ngay sau khi phiên xét xử sơ thẩm ngày 10/3/2011 diễn ra, tại tòa, luật sư Tuệ đã trao đổi nhanh với Sầm Đức Xương trước khi tòa tuyên án.
Nội dung cuộc trao đổi trên được luật sư Tuệ cho VietNamNet biết: “Tôi có nói với ông Sầm Đức Xương rằng, phiên sơ thẩm kết thúc, kết quả như thế nào cũng có nghĩa là hợp đồng thuê luật sư bào chữa của ông Xương với tôi đã kết thúc. Tôi đã nỗ lực hết mình, còn sau đó ông Xương có thuê tôi bào chữa tiếp tục hay không, nếu như ông Xương kháng án, thì tùy…”.
Tại phiên sơ thẩm ngày 10/3/2011, trao đổi với VietNamNet, luật sư bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương khẳng định: ông sẽ bào chữa cho ông Xương ở các luận cứ “không đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh “Mua dâm người vị thành niên” của bị cáo.
Luật sư Tuệ lập luận: Mặt khách quan, cơ quan điều tra không bắt được quả tang để lập biên bản hành vi mua dâm của Sầm Đức Xương; không có chứng cứ cụ thể như có tinh trùng của ông Xương để lại trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân mà Sầm Đức Xương quan hệ tình dục…”.
Ông Tuệ cũng chỉ ra những vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra tỉnh Hà Giang: “Lời khai của các cháu bị hại lúc đó đang là vị thành niên nên phải có người giám hộ, tuy nhiên cơ quan điều tra trong quá trình thu thập có những lúc không có người giám hộ. Vì thế các lời khai từ một phía không đúng trình tự, thủ tục tố tụng…
Mặt chủ quan, bị cáo Sầm Đức Xương bị mắc các bệnh u nhầy màn tinh hoàn, rối loạn cương dương, tiểu đường típ 2, viêm hoàng điểm (do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên mắt) theo bản kết luận giám định pháp pháp y. Vì thế, bị cáo Xương không thể quan hệ tình dục, cơ quan điều tra không có đầy đủ chứng cứ để buộc tội "Mua dâm" của Sầm Đức Xương.
Trong kết luận điều tra, bị cáo Sầm Đức Xương không khai nhận quan hệ tình dục với các nạn nhân. Hơn nữa, nếu dựa trên lời khai của các nạn nhân, ngoài Sầm Đức Xương còn có nhiều người khác cũng mua dâm, vậy tại sao chỉ có một mình Sầm Đức Xương bị truy tố?”.
Luật sư Dương Trí Tuệ (Ảnh: K.T)

Theo luật sư Tuệ: Hành vi mua dâm của ông Xương là có thật, tuy nhiên cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ để buộc tội ông ta với những bằng chứng cụ thể.
Tại phiên sơ thẩm 10/3 vừa qua, luật sư Tuệ có dẫn Điều 72 của Bộ luật Hình sự (các lời khai của các bị cáo tại tòa phải trùng khớp nhau…) để gỡ tội cho Sầm Đức Xương. “Tuy nhiên tại phiên tòa, cùng có hành vi phạm tội, cùng một lời khai nhưng chỉ xét tội Sầm Đức Xương là cũng chưa khách quan” – ông Tuệ nhận xét.

Ngày tự do của nữ sinh vụ án đình đám
Nguyễn Thị Thanh Thúy – một trong hai nữ sinh vừa được tuyên án thả tại tòa vào chiều 10/3/2011, đã có ngày đầu tiên tự do tại nhà của mình.
“Hôm đó, tôi có hỏi đại diện của VKS một câu: nếu như các cháu khai là vài ngày trước các cháu có bán dâm cho một người nhà của anh, thì anh sẽ nhận định như thế nào, buộc tội người bị khai mua dâm hay phủ nhận lời khai của các cháu? Vị công tố VKS đã không trả lời được.
Nói như thế có nghĩa là, cơ quan điều tra của Hà Giang có những điều chưa khách quan của họ, kết tội Sầm Đức Xương có nhiều điểm dựa trên lời khai mà chưa đưa ra chứng cứ cụ thể!”.
“Sau khi tòa tuyên án, bà Toán, vợ Sầm Đức Xương có nói với tôi: bà cũng sẽ khuyên chồng không kháng án, vì thứ nhất sẽ mất thêm nhiều thời gian, mà với bà, mấy năm qua sự mệt mỏi như thế cũng là quá đủ. Thứ hai, bây giờ trách nhiệm, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai, bà không có khả năng tài chính để chi trả, nhất là khi hai con của bà còn đang ăn học. Tôi thấy suy nghĩ của bà Toán hợp lý!” – luật sư Tuệ thông tin.
Cũng trong chiều 10/3, khi phiên tòa kết thúc, bà Toán có gặp luật sư Trần Đình Triển (ông Triển cũng có mặt ngoài phiên tòa khi đó) để ngỏ ý sẽ nhờ ông Triển bào chữa cho chồng, nếu như ông Xương kháng án. Tuy nhiên, ông Triển đã từ chối.
Luật sư Triển đưa ra lý do: “Về luật, trước đó tôi đã bào chữa cho các bị cáo thuộc diện đối lập, buộc tội ông Xương nên không được bào chữa cho người bị kết tội ở “phe kia”.
Tâm sự với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Toán lấy làm mệt mỏi về vụ việc xảy ra mấy năm qua liên quan đến chồng mình. “Bây giờ tôi thấy trách nhiệm lo cho hai đứa con đang đè nặng lên bản thân tôi. Với lại, ông ấy cũng đi một thời gian rồi sẽ lại ra tù, khi ấy chắc ông nhà tôi cũng qua tuổi lao động rồi…”.
“Về quyền và nghĩa vụ, ông Xương có quyền kháng án để giảm tội nếu ông ta đưa ra được những bằng chứng chứng minh vô tội của mình. Tuy nhiên, về phía luật sư bào chữa, tôi và ông Xương đã hết hợp đồng. Nếu tiếp tục muốn tôi bào chữa, ông Xương phải có hợp đồng thuê tôi lần nữa. Nhưng tôi thấy, ông Xương cũng không nên kéo dài thêm sự việc…” – luật sư Tuệ trao đổi.
Kiên Trung

Ngày tự do của nữ sinh vụ án đình đám
Luật sư của 'hiệu trưởng mua dâm' nói gì?
Xử kín vụ 'hiệu trưởng mua dâm'

Hiệu trưởng mua dâm kháng án, kịch bản được biết trước

Cái tin hiệu trưởng Sầm Đức Xương kháng án dường như là một kịch bản soạn sẵn "không thể khác" mà bất cứ ai tham dự phiên tòa này đều biết trước!
Sáng nay, cái tin hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương kháng án khiến tôi không khỏi giật mình và đặt ra hàng loạt câu hỏi. Sự thật đằng sau vụ này là gì? Liệu có thể đây là đường đi nước bước đã được tính trước của Sầm Đức Xương và những người có liên quan?

Nguyên văn lời của bà Nguyễn Thị Toán, vợ Sầm Đức Xương, như sau "Ông ấy cho rằng bản án TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên là không công bằng và ông ấy sẽ chống án tới cùng". Và Sầm Đức Xương đã gởi đơn kháng án vào ngày 25/3 vừa rồi.
Tôi thử đặt ra giả thuyết thế này: Nếu hai bị cáo học sinh viết đơn yêu cầu không nhờ luật sư can thiệp sẽ được xét xử nhẹ hơn hoặc được tại ngoại. Còn Sầm Đức Xương cứ kiên quyết phủ nhận tội lỗi của mình để sau này có thể kháng án dễ dàng hơn. Vụ kháng án có thể sẽ hạ mức án của Sầm Đức Xương xuống.
Ba bị cáo tại phiên tòa
Lí do tại sao tôi nghĩ đến kịch bản này hoặc tương tự như thế (Sầm Đức Xương nhận án thấp hơn ban đầu) là đây:
Hai bị cáo học sinh lúc đầu đồng ý mời luật sư Trần Đình Triển bảo vệ cho mình sau đó lại từ chối. Trước đó, em có nói với mẹ khi được hỏi tại sao lại không mời luật sư thì hai em có nói “bọn con khổ lắm, mẹ không hiểu đâu”. Chính câu “mẹ không hiểu đâu” khiến tôi nghi ngờ có một sự thương lượng ngầm giữa những người này. Hơn nữa, nếu không có luật sư Triển tham gia thì không ai biết nội dung cũng như sự kiên quyết vạch tội đến cùng của luật sư này.
Những người trong bản danh sách đen đều thoát tội, Sầm Đức Xương vẫn ngoan cố không nhận tội…chính những điều này khiến cho chúng ta không khỏi nghĩ đến đường dây “chạy án”. Có thể đó là lời nói phiến diện, không có chứng cứ của bị cáo học sinh nhưng điều đó vẫn có khả năng họ đã phạm tội.
Cho đến lúc tòa tuyên án, bị cáo Sầm Đức Xương vẫn một mực khẳng định mình vô tội. Tại sao hắn lại kiên quyết như thế trong khi đã có đủ bằng chứng? Phải chăng đây là bước 1 trong những bước tiếp theo của hắn?
Bản án của tòa phúc thẩm quá thấp so với bản án của tòa sơ thẩm. Bị cáo Sầm Đức Xương giảm 18 tháng so với mức án 9 năm tù giam trước đó, còn hai bị cáo Hằng và Thúy cũng tương tự (36 và 30 tháng tù treo).
Và lí do cuối cùng là linh tính của tôi nó bảo như thế.
Chờ những diễn biến tiếp theo để xem vụ này như thế nào. Hy vọng những điều tôi nghĩ là sai để mọi người có thể tin vào cái gọi là công bằng.
- Sầm Đức Xương không cần luật sư bào chữa (Người LĐ).

Tổng số lượt xem trang