Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Hình ảnh lễ tang nạn nhân Trịnh Xuân Tùng

-Hình ảnh lễ tang nạn nhân Trịnh Xuân Tùng

Cập nhật thêm hình ảnh và chuyện bên lề…
Danlambao – Đám tang chỉ khá đông khi truy điệu. Nhiều người không quen biết với gia đình cũng đến dự lễ tang. Số tham dự tạm tính như sau: Gia đình và người thân của nạn nhân khoảng 1/3, giáo dân Công giáo 1/3, Công an chiếm 1/3 số người đưa tang. Gia đình bị khống chế nên điếu văn lễ tang đọc là “tai nạn”.


Trong lễ tang, có vòng hoa của Dân oan Vũng Tàu, một số vòng hoa khác của những người không quen biết nạn nhân. Đoàn Giáo dân Công giáo đến viếng do linh mục Nguyễn Văn Phượng dẫn đầu với trướng và vòng hoa mang dòng chữ Giáo dân Công giáo Thành kính phân ưu. Đoàn đã thắp hương trước linh cửu của oan hồn, đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn oan khuất. Sau đó đến đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra TPHN, do Phó Giám đốc, Đại tá Nguyễn Đức Chung dẫn đầu, vòng hoa ghi “Chia buồn cùng toàn thể gia quyến”.
Những an ninh mặc thường phục sau đó đã ngấm ngầm lấy đi những dòng chữ trên băng rôn cài tại các vòng hoa.
*
Chuyện bên lề:
Chiếc xe chở giáo dân bị chiếc xe biển số xanh của công an chạy chữ chi chèn liên tục nhằm cắt đội hình, giáo dân vẫn đi thì nó lệnh cho cảnh sát giao thông chặn lại. Khi đến nơi, giáo dân hỏi tên lái xe chạy thế gây tai nạn thì sao, nó bảo cứ chạy thế đấy, giỏi thì đâm. Thấy nó chạy xe vi phạm luật giao thông lại còn cãi bướng rất ngang ngược, ông J.B Nguyễn Hữu Vinh rút máy ảnh ra định chụp hình thì một tên chỉ huy xông lại cướp máy ảnh với lý do là không được chụp hình mà phải xin phép. Khi nó giật cái máy chụp hình của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân nữ xông đến kéo tay nó lại, nó mới bỏ ra. Ông Vinh bảo nó chạy bất chấp luật lệ lại còn thách thức ngang ngược, ghi lại để làm bằng chứng, các ông đi xe biển số xanh, chứng tỏ là người nhà nước mà vi phạm pháp luật như thế có được không, tên mặt rỗ này trả lời: Được đấy, làm gì được” đồng thời bỏ ra ngoài, thì tên kia bảo: Ông Vinh ơi tôi không lạ gì ông, lập tức, ông Vinh cũng trả lời, tôi cũng đâu có lạ gì ông rồi đi vào đám tang, thằng này với bọn lâu la đứng vây quanh, gườm gườm nhìn vào mặt ông Vinh, ông gườm gườm nhìn lại. Tên mặt rỗ sau khi đi vào đám tang, bọn ở ngoài gọi là “Xếp Hải” là người đã đứng chỉ huy đám lâu la và điều khiển người lái xe tang.
Tên Mặt rỗ mà lính gọi là Hải này, khi đám tang đang đi từ trong khu tang lễ đi ra, nó len chân lên đầu xe, đi đến gần đầu. Bà già ngồi trong cầm một nắm vàng mã ném thẳng vào mặt vung lên tung tóe nó lủi thủi đi không dám nói gì. Đám tang đi đến đâu dân hai bên đường chửi bọn công an không tiếc lời. Một chị đi xe máy đứng trước nhà của ông Tùng hỏi: có phải đám tang ông bị công anh đánh không, đưa ông ấy lên bờ hồ đánh bỏ mẹ bọn công an đi, công an dày đặc ở đó không dám nói gì…
Khi đoàn Giáo dân Hà Nội vào viếng, công an đứng dậy điện thoại liên tục, Khi đoàn giáo dân thứ 2 mang vòng hoa đến , mấy tên cớm ở ngoài canh chừng và nói với nhau: ‘Đ.mẹ, may thằng này đ. phải là giáo dân, nếu thằng này mà là giáo dân thì hôm nay chắc nó kéo đến cả vạn người thì có mà chết bỏ mẹ’.
Có những ông già tóc bạc phơ, mình hỏi bác là người nhà hay hàng xóm, ông nói tôi nghe tin người ta oan thì tôi đến, chứ chẳng có họ hàng gì, bọn này khốn nạn thật.
Khách công an:
Công an Hải – “trưởng ban tổ chức” đám tang:
Cáo phó của gia đình dán nơi công cộng:
Những vòng hoa ân tình, những hàng chữ sau đó bị công an lấy đi:
Đau thương của người ở lại:
*
Chị Hằng là một trong rất nhiều nạn nhân bị công an đánh cũng từ Vũng Tàu lặn lội ra HN chia buồn với gia đình ông Tùng đồng thời tâm sự những nỗi đau thể xác và tinh thần trong lần bị công an đánh oan với người dân đến viếng:

Nơi an nghĩ sau cùng – chốn bình an duy nhất:
Nguồn tin và hình ảnh do các phóng viên dân báo ghi nhận. Thay mặt bạn đọc DanLamBao, xin chân thành cảm ơn các bạn.

Cập Nhật : Dân Làm Báo xin ghi lại một số phản hồi từ bạn đọc tường thuật về diễn biến xung quanh đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, bên cạnh những cảm nghĩ, sự sẻ chia đối với mất mát của gia đình nạn nhân.

Tường thuật của bạn Gloomy 1721979 :
Ăn cơm trưa xong xin phép sếp cho ra ngoài , cùng thằng bạn rủ nhau đi xuống BV Thanh Nhàn để viếng bác Tùng .
Bắt đầu từ ngã tư Ô Đông Mác đã có lác đác vài ba thằng cớm cùng bọn dân phòng lảng vảng ở ngoài đường. Đến ngã tư cầu Lạc trung thấy hôm nay bọn cớm GT đứng ở đó nhiều hơn mọi ngày . Bạn và thằng bạn đi từ cơ quan xuống không đội mũ BH nhưng chẳng thấy thằng cớm nào hạch sách cả .
Vào đến cổng nhà tang lễ đã thấy một chốt CA phường dựng ngay ở đó rồi và rất nhiều xe công vụ ( biển xanh ). Có đông người nhưng ít người chít khăn xô . Bạn dám đảm bảo cớm chìm phải chiếm đến 30% ( nhìn mặt biết liền) chúng đứng tụ tập thành những nhóm nhỏ , thỉnh thoảng gọi ĐT báo cáo .
Lúc nào ở bàn sổ tang gia đình cũng có 2 thằng cớm đứng giám sát xem mọi người viết gì . Trong lúc làm lễ truy điệu có 4 thằng đứng trông cái bàn đó như sợ bị mất quyển sổ tang vậy . Điều cay đắng nhất là khi đọc điếu văn lại nói ông Tùng bị tai nạn . Lễ tang chỉ gói gọn trong vòng 5 – 7 phút thôi .
Trên đường đưa linh cữu ông Tùng về nhà , cớm rải khắp . Bất cử ở ngã 3 ngã 4 nào cũng đều có chốt CA . Khi đoàn xe tang đi qua, cớm chặn tất cả các xe đang lưu thông lại . Ở ngã tư Thanh nhàn – Bạch mai lúc xe tang đi đến thì đèn đỏ . Bọn cớm vội vàng chặn xe tất cả các xe được phép lưu thông theo tín hiệu đèn lại để cho đoàn xe tang rẽ phải .

Khi xe về đến nhà , bà con hàng xóm sang đông lắm , tắc cả đường làm bọn cớm phường Ô Cầu dền một phen vất vả , phải huy động toàn bộ lực lượng . Bạn nghe thấy nhiều người dân xì xào : “Đ.mẹ , bọn nó trà trộn vào đông lắm !” Mà đúng thật , hầu như xe đi lúc nào , nhanh hay chậm đều do một thằng ngồi cạnh tài xế chỉ đạo. theo bạn cảm nhận đám tang ông Tùng hôm nay có ít nhất 5 xe công vụ , chưa kể nhiều bọn đi xe máy .
Đau đớn nhất là lúc Tiến đứng cửa sau xe tang vừa khóc vừa gào bố : Bố ơi ! Bố có nghe con gọi không ? Bố bị chết oan uổng đấy ! Có 2 thằng đến đề nghị đóng cửa lại và xe dần chuyển bánh. Mọi người nghe Tiến gọi bố đều chảy nước mắt .

Tường thuật của bạn OcDauPhu :
Chắc chắn còn nhiều người đến viếng như mình. Tuy nhiên so với dân số HN thì chẳng là gì. Chắc chắn không nhiều bằng thực khách tại quán bia hơi trong giờ cao điểm.
Đường xá vẫn đông đúc náo nhiệt.

Mình cảm nhận được sự ngỡ ngàng của gia đình nạn nhân khi mình vào viếng. Mong rằng trong lòng họ sẽ ấm áp hơn từ sự chia sẻ của cộng đồng.
Tâm nguyện muốn gửi đến gđ nạn nhân thì nhiều nhưng không diễn tả hết được.
Mỗi người được phát 1 nén nhang nhưng mình xin 3 nén:
- 1 nén để chia buồn cùng tang quyến.
- 1 nén thay cho 1 người bạn
- 1 nén thay cho những người khách xa luôn ủng hộ việc đòi công bằng cho nạn nhân của trang DLB.
Mong bác Tùng sớm siêu thoát & chứng giám cho tấm lòng của cộng đồng DLB đối với gia đình.

* Nguồn tin và hình ảnh do 2 phóng viên dân báo Gloomy 1721979 và OcDauPhu ghi nhận. Thay mặt bạn đọc DanLamBao, xin chân thành cảm ơn hai bạn

-Nạn nhân bị công an Hà Nội đánh chết được an táng ngày 23/3 (RFI) Ông Trịnh Xuân Tùng bị Trung tá công an Phường Thịnh Liệt và dân phòng đánh chết ngày 02/3/11. Tang lễ nạn nhân được cử hành vào mai. Giám định pháp y xác nhận ông Tùng chết do ngoại lực tác động làm gẫy đốt sống cổ. Cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng đã gây phẫn nộ trong dư luận tại Việt Nam.
Theo thông báo của gia đình nạn nhân xấu số thì bên pháp y đã cho biết kết quả giảo nghiệm tử thi và cho nhận xác. Vào trưa mai , gia đình sẽ tổ chức lễ an táng tại quê nhà. Xe tang sẽ khởi hành từ bệnh viện Thanh Nhàn quận hai Bà Trưng, Hà Nội, đưa linh cữu qua nhà riêng ở đường Trần Khát Chân và Giáp Bát nơi nạn nhân bị đánh. Từ đó về quê nhà tại thôn Từ Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín Hà Nội để an táng.

Báo chí Việt Nam gần như không đề cập nhiều đến vụ ông Trịnh Xuân Tùng đánh trong trụ sở công an phường Thịnh Liệt. Nhưng báo mạng Dân Trí cho biết là dư luận rất quan tâm.
Điều làm cho dư luận phẫn nộ là thái độ của Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh và dân phòng phường Thịnh Liệt đã đánh nạn nhân bằng dùi cui, tứ chi bị liệt mà vẫn bị còng. Vợ và con gái ông Tùng vào xin chở đi bệnh viện cứu cấp cũng bị từ chối. Khi tình thế nguy ngập mới cho đi bệnh viện với chiếc còng số 8.
Theo lời con gái của ông Tùng, thì bố của cô do lòng hào hiệp bênh vực người chở xe ôm, muốn đóng tiền phạt thế cho người này và cản không cho công an đánh người mà cuối cùng chính ông bị công an đánh trọng thương và từ trần trong điều kiện thảm thiết.

NGÀY MAI 23/3/2011: TANG LỄ ÔNG TRỊNH XUÂN TÙNG, NẠN NHÂN CỦA TRUNG TÁ CÔNG AN —  (Nuvuongcongly)Cáo Phó (danlambao).

-Về vụ đánh chết người không đội mũ bảo hiểm (VOV)-Sau 8 ngày, kể từ ngày ông Tùng qua đời, thi thể ông vẫn phải để trong nhà lạnh. Gia đình chưa thể tiến hành lễ tang. 
Như tin đã đưa, trưa 28/2 ông Tùng đi xe ôm đến Bến xe Giáp Bát để đi miền Trung. Khi đến bến xe, ông Tùng gỡ mũ bảo hiểm để gọi điện thoại thì bị tổ công tác Công an phường Thịnh Liệt lập biên bản, phạt người chạy xe ôm vì để khách không đội mũ bảo hiểm.
Người chạy xe ôm và cả ông Tùng không đồng tình với quyết định này nên đã có lời qua tiếng lại. Khi đang cự cãi, Trung tá Nguyễn Văn Ninh cùng một số dân phòng đã dùng dùi cui đánh vào gáy, đấm đá ông Tùng rồi còng tay đưa về trụ sở công an phường… Kết quả bệnh viện xác định ông Tùng bị gãy hai đốt sống cổ, liệt tứ chi, liệt hô hấp… Sau khi phẫu thuật, điều trị ông Tùng đã chết vào ngày 8/3.
Sự việc diễn ra đến nay đã kéo dài nửa tháng. Ông Tùng chết đã được 8 ngày. Tuy nhiên, đến trưa ngày 15/3, gia quyến ông Tùng đã mang Ban thờ của ông ra dưới trời mưa để kêu oan với hy vọng sẽ có cơ quan chức năng can thiệp.
Chị Kim Tiến, con gái ông Tùng cho biết: “Sau 8 ngày, kể từ ngày ông Tùng qua đời, thi thể ông vẫn phải để trong nhà lạnh. Gia đình chưa thể tiến hành lễ tang cho ông chỉ vì bên công an thông báo với gia đình vẫn chưa có kết quả giám định pháp y. Và hiện nay gia đình cũng mới chỉ nhận được một thông báo này từ phía cơ quan Công an”./.

Thành Công


-So sánh của Đông A hơi khiên cưỡng vì 'cảnh sát giết người' và 'murder' không chuẩn mà cho kết quả đáng lo ngại đến vậy, nữa là việc tuân thủ và thực thi pháp luật tại VN cũng còn rất nhiều vấn đề, ví dụ một bài trên PL dưới bài của Đông A cho thấy điều này
 -Bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an Đông A
Mới đây có vụ khởi tố một công an đánh gãy cổ dẫn đến tử vong một người dân. Đây là một vụ việc nghiêm trọng. Từ vụ việc này tôi muốn tìm hiểu về bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an. Tôi thử tìm số liệu thống kê chính thức của nhà nước nhưng không tìm thấy. Thành ra tôi sử dụng số liệu của tổ chức Human rights watch. Theo số liệu thu thập của tổ chức này, trong năm 2010, Việt Nam có 15 trường hợp chết người khi bị công an tạm giữ. Tôi đối chiếu với số liệu tương ứng về cảnh sát Mỹ. Cách phân loại của Mỹ hơi khác, không có phân loại chết người khi bị cảnh sát tạm giữ. Có thể trường hợp như vậy không xảy ra ở Mỹ. Tôi lấy mục phân loại giết người (murder) làm mục tương đương để so sánh. Năm 2009 ở Mỹ có 30 trường hợp cảnh sát giết người (tỷ lệ 0.7% hành vi sai trái của cảnh sát). Như vậy nếu so sánh với Việt Nam thì số người bị cảnh sát giết chết ở Mỹ cao gấp 2 lần. Nhưng dân số Mỹ cao gần gấp 4 lần dân số Việt Nam. Do vậy nếu tính tỷ lệ số người bị cảnh sát giết trên đầu người thì Việt Nam lại lớn hơn Mỹ khoảng 2 lần. Kết quả so sánh này không khỏi khiến tôi lo lắng. Nó cho thấy bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an Việt Nam rất cao. Mà chuyện gây chết người của lực lượng công an là một vấn đề rất nhạy cảm, có khả năng tạo ra bất ổn và khủng khoảng xã hội. Như vậy, lực lượng công an Việt Nam lại là một mầm mống có khả năng cao tạo ra bạo loạn hay bất ổn xã hội. Nhận xét này có vẻ như là một điều gì đó rất mỉa mai, vì lực lượng công an phải là lực lượng giúp ổn định trật tự xã hội. Nhưng trường hợp công an Bắc Giang làm chết người là một ví dụ về khả năng tạo ra bạo loạn hay bất ổn xã hội do lực lượng công an gây ra.
Tôi không có con số thống kê về bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an trong các năm để có thể nhận xét vấn đề này càng ngày càng gia tăng hay không. Nhưng nếu luật pháp không nghiêm khắc, tính kỷ luật của lực lượng công an không cao, thì rất có thể có ngày bất ổn xã hội xảy ra lại do chính lực lượng công an gây ra. Tôi chưa từng thấy một lãnh đạo công an nào bị kỷ luật hay cách chức nếu cấp dưới trực tiếp của mình gây chết người. Điểm này cho thấy tính kỷ luật của lực lượng công an không cao và không nghiêm khắc. Nếu cấp dưới gây chết người thì cấp trên trực tiếp phải bị cách chức, chỉ có như vậy mới có thể hy vọng chuyện bạo hành dẫn đến chết người của lực lượng công an giảm và giảm thiểu nguy cơ gây ra bất ổn xã hội.


-
(PL)- Chiều qua (1-12), TAND tỉnh Long An tuyên tử hình Hồ Duy Hải - hung thủ giết hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi. Ngoài ra, tòa tuyên phạt Hải năm năm tù cho tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Trước đó, tại phiên xử ngày 28-11, Hải đã không thừa nhận mình giết người. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, quá trình điều tra Hải đã thừa nhận hành vi phạm tội, mô tả lại được hành vi của mình, cơ quan điều tra cũng đã có đủ chứng cứ để chứng minh Hải là hung thủ.
Quá trình nghị án, HĐXX có xét tới các tình tiết giảm nhẹ cho Hải như gia đình có công với cách mạng, bản thân chưa có tiền án, tiền sự... Tuy nhiên, hành vi phạm tội của Hải là đặc biệt nghiêm trọng nên HĐXX xét thấy cần phải loại Hải ra khỏi đời sống xã hội.
NGUYÊN TRƯỜNG
Nguyễn Anh Minh (03/12/2008 - 12:25 AM)
PHÁP LUẬT >< NGƯỜI THI HÀNH PHÁP LUẬT
------------------*--------------------
Tôi là 1 người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đang là 1 sinh viên năm 4 theo học ngành Báo. Vào một dịp tình cờ lên mạng lướt web, tôi đọc thấy tin về vụ sát hại 2 nữ nhân viên bưu điện ở Bưu điện Cầu Voi(Long An). Lúc ấy tôi thật sự kinh hãi và phẫn nộ về hành vi thảm sát dã man cùng lúc 2 nhân mạng. Cũng từ lúc ấy, mọi diễn biến cũng như thông tin về vụ việc trên được tôi đặc biệt chú ý. Không biết vì lý do gì, hay chỉ đơn giản là tính cách tò mò của 1 sinh viên nhà báo nghiệp dư, đã thúc đẩy tôi quan tâm đến vậy.

Tôi cũng có suy nghĩ như các anh Công an của cơ quan điều tra(CQĐT), có thể thủ phạm là một trong những người quen biết của một trong hai nạn nhân. Qua một số phương pháp sàn lọc, điều tra thì CQĐT đã bắt tạm giam khẩn cấp đối với Hồ Duy Hải (sinh ngày 6/7/1985, ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Đến lúc này tôi thấy mừng vì suy nghĩ của mình đã đúng. Bằng một số biện pháp nghiệp vụ, CQĐT đã buộc bị cáo khai nhận về hành vi của mình. Đến ngày 28/11/2008, Tòa án Long An quyết định đem vụ án Hồ Duy Hải ra xét xử. Tôi không thể bỏ qua cơ hội có thể chứng kiến phiên tòa xét xử này.

Khi Viện Kiểm Soát đọc bản cáo trạng về hành vi giết người của hung thủ, thì tôi mới biết “chính xác” diễn biến của vụ việc, nhưng tôi không bất ngờ vì cũng gần giống như lúc trước đây tôi nghe những lời đồn của quần chúng quanh khu vực xảy ra vụ án. Điều làm tôi bất ngờ và ngạc nhiên nhất chính là thái độ của Hồ Duy Hải lúc này, một hung thủ giết người khi đứng trước Vành móng ngựa lại có thể “dửng dưng” đến thế. Không dừng lại ở đó, khi khai nhận về hành vi của mình, có lúc bị cáo nói ấp úng, không nói được diễn biến của vụ án làm tôi có cảm giác lạ. Những ai có mặt tại phiên tòa lúc này, có rất nhiều người có cảm giác giống như tôi. Rồi đến khi bị cáo kêu oan và nói: “chỉ khai nhận tội giết người chứ không thực hiện hành vi giết người” và chỉ khai do nghe được lời đồn từ bên ngoài; lúc trước tòa chỉ khai theo bản cáo trạng, bản cáo trạng khai sao thì khai lại như vậy. Tôi nghĩ điều này cũng hợp lý vì mọi người lúc này hầu như ai cũng đều biết gần hết vụ việc xảy ra. Đến lúc này tất cả những người chứng kiến phiên xử đều ồ lên, một số cho rằng bị cáo vô tội, một số lại tức giận về hành vi “phản cung” của bị cáo. Khi luật sư Đạt bào chữa cho bị cáo, tất cả những người tham dự phiên tòa gần như trầm lặng để nghe phần trình bày của ông. Luật sư Đạt đã đưa ra đến 41 điều và chi tiết sai phạm trong quá trình tố tụng và điều tra xét hỏi của CQĐT. (Ở đây tôi không nói về việc bị cáo có phải là hung thủ hay không).

Lúc này tôi gần như không thể tin được, một vụ án nghiêm trọng đến thế mà có thể tiến hành điều tra sơ sài như vậy. Không có vật chứng (con dao và tấm thớt gây án nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 nạn nhân, mẫu máu và tóc lại để tới 5 tháng sau đó mới xét nghiệm), cũng không có nhân chứng chứng minh bị cáo có mặt tại hiện trường trong thời gian này, đừng nói đến việc người ngồi trong bưu điện lúc đó có phải là bị cáo hay không và có cho đó là bị cáo thì có chắc là bị cáo giết hay không? Luật sư Đạt cho đây là “suy diễn” của CQĐT dựa vào hiện trường và “lời khai” của bị cáo.Về phần trả lời những “thắc mắc” của CQĐT cho luật sư Đạt, CQĐT chỉ đọc lại bản cáo trạng một lần nữa mà không giải đáp được một chi tiết nào trong 41 chi tiết sai phạm và những điều không hợp lý mà luật sư Đạt đã đưa ra.

Tôi nghĩ muốn buộc tội trong trường hợp này cần nhất thiết phải có nhân chứng và quan trọng nhất phải là vật chứng gây án. CQĐT không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào khác có thể buộc tội bị cáo ngoài lời khai nhận của bị cáo và cho là hợp với tình tiết xảy ra vụ án(được luật sư Đạt cho là hoàn toàn suy diễn chứ không có bằng chứng chứng minh). Tôi bỗng giật cả mình, nếu dựa vào 2 điều này mà kết tội giết người thì chắc tôi không thể ngồi ở đây mà nghe xét xử. Kết thúc phiên xử buổi sáng, tôi đoán là bị cáo sẽ được phóng thích và quản thúc tại địa phương để tiến hành tiếp tục điều tra vì không có bằng chứng buộc tội bị cáo, nhiều người dân cũng có cùng nhận định như tôi.

Đến phiên xử buổi chiều tôi lại tiếp tục chứng kiến một bất ngờ khác là luật sư Quyết(luật sư chỉ định) không bào chữa cho bị cáo mà lại “xin nhận tội” và “xin được hưởng” án chung thân giùm bị cáo( điều này làm cho luật sư Đạt hoàn toàn sửng sốt). Lần đầu tiên trong đời tôi có thể chứng kiến một việc lạ lùng đến vậy, không biết thân chủ mình thật sự có tội hay không mà nhận tội giùm lại không bào chữa cho thân chủ. Và có một điều làm cho tôi cảm giác như ở đất Long An dường như không xài luật pháp Việt Nam mà xài “luật rừng” khi tôi vô tình nghe được 1 luật sư nói với luật sư kia: “ông muốn nói gì thì nói, chứ tôi không thể nói gì được vì thấy ngại với anh em” và “phủ bên phủ huyện bên huyện”. Lúc này tôi cảm giác như họ muốn kết thúc nhanh vụ án và đưa vụ án ra khỏi tầm tay của họ vì một lý do nào đó. Khi luật sư Đạt nói đến khi nào những chi tiết này chưa được làm sáng tỏ thì phải điều tra lại chứ không phải vụ án được quần chúng quan tâm nên kết thúc sớm; làm như vậy thì chính CQĐT mới là người xem thường mạng sống của nhân dân chứ không phải là ai khác, thì được đáp lại vỏn vẹn 1 câu là “không quan trọng”.

Rồi đến ngày tuyên án, tôi có thể đoán được phán quyết của Tòa, 1 là phóng thích, 2 là tử hình. Trong suốt 2 ngày trước khi tuyên án tôi luôn suy nghĩ, nhưng tôi cho rằng phương án thứ 2 chắc chắn sẽ xảy ra, vì nếu đã có sự không minh bạch trong điều tra(chỉnh sửa bản cáo trạng, vội vàng đem vụ án ra khởi tố khi không đủ bằng chứng,…), không minh bạch và công bằng trong xét xử(hành vi của 1 số người không tiện nói ra) thì không có lý do gì họ phải làm điều mà họ “không muốn” và “không được phép”. Rồi suy đoán của tôi cũng thành sự thật. Bản án tuyên tử hình của chủ tọa phiên tòa qua cái nhìn của tôi thì rất sơ sài, bản án được làm giống như quyển tập nháp của học sinh, trình tự tuyên án không đúng theo quy định của pháp luật,có nhiều chi tiết trong bản tuyên án không đúng với thực tế, không biết là lỗi sai do khâu “kỹ thuật” hay do chủ tọa “run quá” nên đọc sai, nhưng qua đó cho thấy những kết luận cũng như nhận xét của tôi về phiên tòa này là không sai.

Khi xem xong buổi tuyên án, tôi luôn có cảm giác hổ thẹn không hiểu vì lý do gì. Trong trường chúng tôi được dạy là nghề báo là phải sống thật, viết thật, viết đúng; vậy mà những người đại diện cho pháp luật lại “như vậy”. Tôi nói “như vậy” vì tôi không biết dùng từ nào để diễn tả nữa. Đã có lúc tôi nghĩ mình không cần quan tâm làm gì và cũng không có ý định viết bài này; nhưng nghĩ lại những điều mình đã học ở trường và lương tâm của nhà báo nghiệp dư của tôi nên tôi đã viết.

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm này, chỉ cần một người có 1 ít tri thức cơ bản về pháp luật cũng đủ hiểu là có quá nhiều điểm khả nghi và không minh bạch trong vụ án này mà được CQĐT cho là “KHÔNG QUAN TRỌNG”. Tôi không biết còn gì là quan trọng với CQĐT(người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trên lý thuyết) nữa đây, hay là bắt đại một ai đó được CQĐT cho là nổi cộm và nhanh chóng kết thúc vụ án để “HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ”.

Tôi viết bài này không phải là để kiếm tiền nhuận bút hay viết để giải trí; vì thứ nhất: tôi biết đất LONG AN nổi tiếng là XỬ OAN, thứ hai: có thể bị cáo không chịu được “các biện pháp nghiệp vụ” của CQĐT(tôi nói vậy chắc mọi người đã hiểu). Đó là những trường hợp phạt tù hay chung thân, còn ở đây là tử hình, vì thế việc sai sót cũng như thiếu sót để xảy ra án oan là không được phép xảy ra khi liên quan đến sinh mạng của một con người. Trong văn bản pháp luật Việt Nam đã ghi rõ, sinh mạng của con người không ai được phép tùy tiện tước đi; tôi nói nếu vì xử oan mà tước đi sinh mạng của một công dân thì liệu CQĐT và tòa án có đền lại được không? Điều này thể hiện mức độ quan trọng và tính nghiêm minh của pháp luật, không để cho bất kỳ một ai tác động đến tính nghiêm minh, sự minh bạch và tính công bằng trong quá trình điều tra xét xử.
Cây bút công lý.

(Đây chỉ là bài viết cảm nhận của tôi trong suốt quá trình xảy ra vụ án cho đến giờ. Đây không chỉ là ý kiến riêng của tôi mà còn là ý kiến khách quan tổng hợp thu thập được của 1 bộ quần chúng nhân dân. Tôi không có ý công kích bất kỳ ai nhưng qua đây tôi chỉ mong các CQĐT và tòa án- những người nắm trong tay sinh mạng của nhân dân luôn thận trọng và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc của mình.)


-Đừng để dân “Tức nước vỡ bờ” RFA, 2011-03-11-
Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người
Ngày hôm qua, nhiều người dân Hà Nội đã đến thăm gia đình ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gây chấn thương cổ và chết vào hôm 8/3.Biểu ngữ đòi công lý cho ông đã được giăng trước cửa nhà khiến cho nhiều người đi đường dừng lại xem gây ra ùn tắc giao thông.Tiếp xúc với gia đình, chị Trịnh Kim Tiến, con gái ông Tùng cho Khánh An biết về diễn tiến xử lý vụ việc đánh chết người này:


Gia đình kêu oan

Chị Kim Tiến: Hiện tại đã có giấy khởi tố bắt giam bị can và lệnh bắt giam được phê duyệt bởi Viện kiểm sát. Nhưng người ta vẫn bảo là chờ đợi giấy khám nghiệm y khoa. Gia đình em vẫn đang chờ đợi nhưng mong là mau chóng có được cái giấy ấy để biết được nguyên nhân cái chết của bố em để có thể chôn cất bố em một cách tử tế để bố em ra đi một cách thanh thản.
Khánh An: Hiện nay gia đình chị chưa chôn cất ông Tùng?
Chị Kim Tiến: Dạ vâng, tại vì phải rõ được nguyên nhân chết của bố em ra sao. Nếu không, chon bố em xuống rồi sau chưa rõ nguyên nhân chết, lại đào lên thì rất có tội với người đã khuất.
Khánh An: Được biết có nhiều người dân thành phố Hà Nội đã đến để chia buồn với gia đình chị và đòi công lý cho bố chị, điều này có đúng không?
Đấy là do chính tay em (treo băng rôn), chính tay gia đình em kêu oan cho bố em, không làm gì trái pháp luật vì em làm ngay tại cửa nhà em. Đấy là lời kêu oan, chỉ muốn giành lại công bằng cho bố em, của chính gia đình em chứ không liên quan đến ai.
Chị Kim Tiến: Thật ra là mọi người đến chia sẻ với gia đình em.
Khánh An: Vâng. Và mọi người còn treo băng rôn để đòi lại công lý, phải không?
Chị Kim Tiến: Dạ không. Đấy là do chính tay em, chính tay gia đình em kêu oan cho bố em, không làm gì trái pháp luật vì
Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng
Anh Trịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng. Ảnh của báo cơ quan thanh tra chính phủ.
em làm ngay tại cửa nhà em. Đấy là lời kêu oan, chỉ muốn giành lại công bằng cho bố em, của chính gia đình em chứ không liên quan đến ai. Mọi người chỉ đến chia buồn thôi.
Khánh An: Khi gia đình chị treo băng rôn để kêu oan như thế thì có bị xử lý không?
Chị Kim Tiến: Không, em không làm gì sai với pháp luật. Em không gây rối trật tự vì đó là trước cửa nhà em và băng rôn nhà em chi ghi là “Xin đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh”. Không làm gì trái pháp luật, đấy chỉ là một lời kêu oan, mong muốn đòi lại công bằng cho bố em.
Khánh An: Vâng, vì nghe nói có công an đến và yêu cầu dẹp biểu ngữ này có phải không?
Chị Kim Tiến: Vâng ạ. Chính quyền có đến và mong muốn để những biểu ngữ đấy xuống vì sẽ gây tắc đường và nhà em cũng chấp hành. Khi nhìn thấy lệnh khởi tố bị can, nhà em cũng hết sức chấp hành pháp luật, nghe theo chính quyền và cũng đã tháo bỏ xuống.

Lạm dụng quyền hành và vũ lực

Khánh An: Phát biểu với tư cách là một người dân và người chứng kiến vụ việc, anh Phạm Quang Hùng, chính là người lái xe ôm đưa ông Trịnh Xuân Tùng ra bến xe, cho biết:
Chính quyền có đến và mong muốn để những biểu ngữ đấy xuống vì sẽ gây tắc đường và nhà em cũng chấp hành. Khi nhìn thấy lệnh khởi tố bị can, nhà em cũng hết sức chấp hành pháp luật, nghe theo chính quyền và cũng đã tháo bỏ xuống.
Anh Phạm Quang Hùng: Cũng chỉ vì cái mũ, anh Tùng tháo ra để gọi điện thoại đấy mà. Không may, tôi là người lái xe
Tắc đường kẹt xe trong ngày tang lễ anh Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an đánh đến chết.
Tắc đường kẹt xe trong ngày tang lễ anh Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an đánh đến chết.
cũng không để ý. Nhưng vì công an họ xử sự, họ bắt đè tôi ra phạt, tôi không chấp nhận. Sau đó chắc là anh Tùng thấy bức xúc thế nào, vẫn chưa giải quyết được thì anh ấy có nói gì không biết mà hai bên giằng co nhau. Theo tôi thì việc đấy là tôi không đồng ý với cách xử sự của các anh, làm nó không được ấy mà chặt chẽ quá đâm ra tôi cảm thấy có sự không ổn, đâm ra tôi đã không ký vào biên bản.
Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do tìm đến ông Nguyễn Đức Chung, Phó giám đốc công an Hà Nội, người trực tiếp chỉ đào việc điều tra vụ án.
Khánh An: Alô. Vâng, thưa ông Chung phải không?
Không chỉ riêng gia đình ông Tùng, mà rất nhiều người dân đang chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan công quyền để không phải “tức nước” đến “vỡ bờ”!
Ông Nguyễn Đức Chung: Vâng.
Khánh An: Tôi chỉ muốn hỏi thăm việc điều tra của…
Ông Nguyễn Đức Chung: Chị không có cái gì có thể hỏi được cả, nhá.
Khánh An: Tại sao vậy, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Chung: Tôi không tiếp ai ngoài này cả, nhá. Chị nhầm máy rồi.
Khánh An: Tôi được biết số này là số chính xác của ông…
Ông Nguyễn Đức Chung: Chị nhầm máy rồi, nhá.
Khánh An: Đã nhiều lần, lực lượng công an sử dụng vũ lực gây thương tích và làm thiệt mạng người dân, khiến cho công luận rất bất bình. Không chỉ riêng gia đình ông Tùng, mà rất nhiều người dân đang chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan công quyền để không phải “tức nước” đến “vỡ bờ”!
-Dân Hà Nội biểu tình vì công an đánh chết người-
VRNs (10.03.2011) – Hà Nội – Sáng nay, 10/03/2011, dân chúng Hà Nội xuống đường biểu tình phản đối công an phường Thịnh Liệt đánh chết người do không đội mũ bảo hiểm.
Được biết, ngày 28/2, ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng), bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đánh gẫy cổ, đã tử vong sáng 08/03, tại Bệnh viện Việt Đức. Báo Dân Trí điện tử viết: “người nhà nạn nhân cho biết, ông Tùng tử vong vào hồi 6 giờ 25 sáng 08/03.


Ông Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi,có mẹ già còn sống, năm nay đã được 90 tuổi.
Người buôn gió ‘s blog viết: “Thật là lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan. Người dân chứng kiến ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh.”
Có phóng viên quay phim, nhưng không rõ thuộc báo nào hay công an hay các blogger.
Blogger Người buôn gió cho biết tiếp: “Rát nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Đến lúc 11 giờ, vẫn còn rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật”


 Cảm ơn bác Quyên đã báo tin 2011/03/10 at 10:03 chiều, không hiểu sao hôm qua ttngbt bị mất 'mạng',.

Người dân lên tiếng. Công an: gỡ xuống ngay!

Những biểu ngữ bày tỏ những nguyện vọng chính đáng này chiều nay đã bị CA tháo gỡ và lấy đi.

Bắt trung tá công an vì nghi đánh chết dân

Ông Trịnh Xuân Tùng trong bệnh viện (ảnh của báo Dân Trí)
Ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời trong bệnh viện hôm 08/03
Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt (Hà Nội), vừa bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra cáo buộc hành hung một người dân khiến ông này tử vong.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Hà Nội cho hay đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông vì hành vi Cố ý gây thương tích, theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, ông Ninh cùng ba dân phòng có liên quan trong tổ công tác của ông đã bị đình chỉ công tác sau khi có đơn tố giác của gia đình nạn nhân.
Sự việc xảy ra hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội, khi nạn nhân là ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, thuê xe ôm tới địa điểm này để lên đường vào Nam.
Giữa người lái xe ôm - ông Phạm Quang Hùng, với Trung tá Nguyễn Văn Ninh và đội tự quản đã có cãi cọ khi ông Ninh muốn xử phạt người này vì không đội mũ bảo hiểm.
Ông Hùng nói với BBC rằng lúc đó, ông Trịnh Xuân Tùng "với tư cách người lớn tuổi hơn", đã vào can thiệp làm xảy ra cự cãi giữa hai bên.
"Việc là việc của tôi, anh Tùng chỉ vì muốn đỡ cho tôi mà gặp nạn. Không ngờ được là họ lại làm mạnh tay như thế."
"Người dân xúm đông xúm đỏ xem cảnh giằng co, khi tôi lách vào bên trong thì anh Tùng đã nằm sóng soài trên mặt đất."

'Không cho cấp cứu'

Pháp luật phải có câu trả lời rõ ràng, nếu mà bắt rồi lại thả, thì không chấp nhận được.
Nhân chứng Phạm Quang Hùng
Ông Phạm Quang Hùng thuật lại với BBC rằng sau đó, khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Trịnh Xuân Tùng đi cấp cứu "nhưng công an không cho".
"Mãi tới 9h30 tối, mới đưa được anh Tùng vào bệnh viện. Lúc đó, anh đã trong tình trạng bất động, không cử động được tuy vẫn nói được."
"Họ nói là mấy thằng say, cứ để đấy một lúc rồi tỉnh lại ấy mà."
Ông Hùng thừa nhận ông và ông Tùng có uống "một chén con" rượu trước đó, nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo bình thường.
Chẩn đoán ban đầu của các bác sỹ là ông Trịnh Xuân Tùng bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi.
Ông đã được phẫu thuật ngày 01/03, nhưng tình trạng xấu đi và qua đời một tuần sau đó tại bệnh viện. Hiện tang lễ cho ông chưa được cử hành vì quá trình điều tra còn tiếp tục.
Trước thông tin Trung tá Nguyễn Văn Ninh bị tạm giam và khởi tố, ông Phạm Quang Hùng nói "pháp luật phải có câu trả lời rõ ràng".

"Nếu mà bắt rồi lại thả, thì không chấp nhận được."
Báo chí Việt Nam thời gian gần đây đã đưa tin về hàng chục vụ công an đánh dân, nhiều vụ dẫn đến tử vong.
Tình trạng lạm dụng quyền lực của cơ quan thi hành công vụ khiến dư luận hết sức bất bình.
Gần đây nhất, Tòa án tỉnh Bắc Giang đã kết án 7 năm tù giam đối với một nguyên thiếu úy công an vì tội đánh chết một thanh niên 21 tuổi.
Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát Việt Nam trong năm 2010 khiến 15 người chết.

-Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết 2011-03-09
Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức. Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.

Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.
Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Chị Trịnh Kim Tiến
Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe
Ông Trịnh Xuân Tùng khi vừa được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức
Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com
ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Van xin cũng không được

Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?
Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: “Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi. Source VietGiaiTri.com
này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi”.
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu.
Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Chị Trịnh Kim Tiến
Cô em và em có nói là: “Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi.
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là “Bố ơi, bố có đau không?”, bố em trả lời “Có, bố đau lắm”. “Bố có muốn đi viện để khám không?”, bố bảo “Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi”, nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là “Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước”, thì cái người đánh bố em – ông trung tá Nguyễn Văn Ninh - bảo rằng “Đỡ vài cái vả ấy!”.

Bị đánh gẫy cổ đến chết

Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?
Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức.
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì.
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.
Chị Trịnh Kim Tiến
Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2.
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Chị Trịnh Kim Tiến
Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ.
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.
-Tạm giam trung tá công an bị tố đánh gãy cổ dân
 Chiều 9/3, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Ninh (nguyên trung tá công an, 53 tuổi, ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai) về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104, Bộ luật Hình sự.


Trước đó, Công an TP Hà Nội đã tước quân tịch đối với ông Ninh, khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích. Sáng 8/3, ông Trịnh Xuân Tùng (53 tuổi, ở Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), người liên quan trong lá đơn tố cáo ông Tùng bị cảnh sát và dân phòng đánh gãy đốt sống cổ tại khu vực Bến xe Giáp Bát, đã tử vong tại bệnh viện Việt Đức. Ngày 2/3, trong cuộc làm việc với phóng viên, đại tá Nguyễn Đức Chung, phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an TP Hà Nội đã yêu cầu phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) điều tra làm rõ sự việc trên. Nếu cán bộ sai phạm sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của ngành và pháp luật.

Cũng theo đại tá Chung, ông Tùng được đưa vào viện trong tình trạng dập hai đốt sống cổ, liệt cơ hô hấp.

-Khởi tố vụ án người dân tố cáo bị công an đánh
(Dân trí) - Cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH - CATP Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, người trước đó đã tố cáo bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai) đánh trọng ...
Người đàn ông nghi bị công an đánh đã tử vongBáo Đất Việt
Khởi tố vụ công an gây chết người vì không đội mũ bảo hiểmLao động
Khởi tố vụ làm chết người không đội mũ bảo hiểmNgười Lao Động



 -- Tạm đình chỉ trung tá công an vì đánh dân gãy cổ? (PL TPHCM). 
Phó giám đốc Công an TP Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân và trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ việc.
Ngày 2-3, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, đã đến BV Việt Đức thăm hỏi ông Trịnh Xuân Tùng bị liệt tứ chi, gãy cổ bị nghi là do Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh. Theo Đại tá Chung, ông sẽ trực tiếp chỉ đạo việc điều tra làm rõ vụ này và sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc nếu cán bộ sai phạm.

Theo đơn kêu cứu của con ông Tùng, trưa 28-2, ông Tùng thuê xe ôm đến Bến xe Giáp Bát để đi TP.HCM. Khi đến cổng bến xe, ông Tùng đã cởi mũ bảo hiểm để điện thoại, nhờ mua vé hộ. Thấy ông cởi nón, Trung tá Ninh đã đến xử phạt người lái xe ôm. Tuy nhiên, người lái xe ôm không chịu ký vào biên bản vì cho rằng không hề biết khách vừa tháo mũ. Hai bên đã cự cãi và Trung tá Ninh đã túm cổ người lái xe ôm. Thấy thế, ông Tùng đã tới gạt tay ông Ninh. Ông Ninh và ông Tùng đã giằng co, xô đẩy nhau. Ông Ninh đã cầm dùi cui đánh vào đầu, gáy ông Tùng. Ba cán bộ tự quản cùng tổ công tác đã tiếp sức đấm đạp nạn nhân. Sau đó, lực lượng chức năng đã còng tay, đưa ông Tùng về trụ sở Công an phường Thịnh Liệt vì cho rằng ông đã chống người thi hành công vụ.
Gia đình ông Tùng đã đến công an phường đề nghị cho nạn nhân đi khám bệnh vì thấy chân tay ông Tùng không cử động được nhưng không được giải quyết. Đến tối 28-2, thấy sức khỏe của ông Tùng suy yếu, công an mới đưa ông đến BV Bạch Mai, rồi chuyển lên BV Việt Đức để cấp cứu. Theo chẩn đoán, ông Tùng bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi. Hiện ông Tùng đã được phẫu thuật, qua cơn nguy kịch.
Theo Thượng tá Trần Văn Tỉnh, Trưởng Công an quận Hoàng Mai, công an quận đã đình chỉ công tác ba ngày với Trung tá Ninh để làm báo cáo, tường trình. Ba cán bộ tự quản trong tổ công tác với Trung tá Ninh cũng đã bị triệu tập để xác minh, làm rõ...
Hôm nay (3-3), Đội điều tra án rõ thuộc Phòng PC45 sẽ dựng lại hiện trường vụ án.
T.TÚ


Một người dân tố bị công an phường đánh ‘chấn thương cột sống’
Sau khi 'xô xát' với công an phường, một người đàn ông phải nhập viện vì bị chấn thương cột sống cổ.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, chiều qua, ông Trịnh Xuân Tùng (trú 525 Trần Khát Chân) kể: chiều 28/2, ông đi xe ôm đến Bến xe Giáp Bát. Khi đến gần cổng bến, xe dừng, ông bỏ mũ bảo hiểm ra thì một cảnh sát phường Thịnh Liệt đến hỏi sao không đội mũ, dẫn tới lời qua tiếng lại.


"Trong lúc giằng co, tôi văng tay vào mặt anh công an, thế là anh ta xông vào đánh tôi. Sau đó 7 – 8 người là công an phường và trật tự viên xông vào tôi đấm đá”, ông Tùng kể.



Ông Trịnh Xuân Tùng tại Bệnh viện Bạch Mai chiều 1/3
Bà Trịnh Tuyết Nhung, em gái ông Tùng cho biết, sau khi nhận được tin báo của người dân, 19h30 ngày 28/2 bà liền chạy đến công an phường Thịnh Liệt nhưng không được vào thăm. “Tôi nghe thấy tiếng anh tôi kêu đau nên xin đưa anh đi viện kiểm tra sức khỏe nhưng không được”, bà Nhung nói.
Đến khoảng 22h ngày 28/2, ông Tùng đã được công an phường và gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai . Đến 17h hôm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã viết giấy chuyển viện cho ông Tùng sang Bệnh viện Việt Đức.
"Hơn hai ngày nay bố tôi không ăn được, tứ chi bất động, kêu đau ở cổ, bụng chướng. Hồ sơ bệnh án do bệnh viện Việt Đức chẩn đoán bố tôi bị chấn thương cột sống cổ, sốc tủy", chị Trịnh Kim Tiến, con gái ông Tùng cho biết..

Trao đổi qua điện thoại, ông Bùi Ngọc An, phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết: Ngay chiều 28/2, đơn vị đã nhận được thông tin có vụ ẩu đả giữa công an với người dân, dẫn tới thương tích nên đã cử người xuống nắm tình hình. "Đích thân tôi cũng xuống phường Thịnh Liệt, thấy ông Tùng vẫn trong tình trạng say rượu, mãi tới hơn 23h, khi được đưa vào bệnh viện Bạch Mai mới tỉnh", ông An cho biết.

Theo ông An thì để việc điều tra được khách quan, ngay sau khi có thông tin ông Tùng được chuyển sang bệnh viện Việt Đức điều trị, Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an quận Hoàng Mai đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, tiếp tục điều tra làm rõ.

Chiều nay, khi phóng viên xuống Công an phường Thịnh Liệt tìm hiểu, công an viên làm nhiệm vụ trực ca đã đề nghị lên xin ý kiến của lãnh đạo quận. Còn ông an thì cho rằng vụ việc đã được chuyển lên Phòng và "lúc này chúng tôi không có quyền phát ngôn mà mọi việc hãy chờ vào kết luận của cơ quan cấp trên".

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc trên.

Khánh Tường - Phong Anh


Ngày 1.3, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính của ông Nguyễn Đức Đông, liên quan tới vụ việc Công an quận Cầu Giấy ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587, ngày 16.11.2010, thiếu cơ sở pháp lý.
Trước đó, ngày 15.11.2010, ông Nguyễn Đức Đông bị Đội CSGT-TT-PƯN Công an quận Cầu Giấy (CACG) lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 406010 và tạm giữ Giấy phép lái xe, với lỗi “đỗ xe ở lòng đường trái quy định”, khi đỗ xe tại lòng đường khu vực 61-63 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Căn cứ vào Biên bản vi phạm trên, CACG ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ (số 284587 do Thượng tá Nguyễn Văn Tường - ký ngày 16.11.2010) với hình thức xử phạt 800.000 đồng và tạm giữ Giấy phép lái xe trong thời gian 30 ngày.
Không đồng ý với quyết định xử phạt của CACG, ông Đông đã gửi Đơn khiếu nại đến CACG và CA TP.Hà Nội, nhưng không được giải quyết (Lao động điện tử đưa tin ngày 26.11 và 07.12.2010).
Ông Đông cho rằng, không chỉ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 thiếu cơ sở pháp lý, mà khiếu nại của ông chưa được cơ quan chức năng xem xét và xử lý theo đúng trình tự của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong đơn khởi kiện, ông Đông yêu cầu TAND quận Cầu Giấy: Tuyên bố hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ do không đủ căn cứ pháp luật. Đồng thời yêu cầu được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần là 2.060.000 đồng.
Theo Khoản 9 Điều 1 của Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật”.
Khoản 10 Điều 1 Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai.”
Khoản 12 Điều 1 Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày”.
Nhật Thăng

Tổng số lượt xem trang