Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya

Cảm ơn bác Quyên báo tin:-Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya
Thứ Năm, 24/03/2011 - 4:50 PM
Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.



navy.mil, USS Bataan
Tình hình Libya tiếp tục diễn biến theo kịch bản khó lường. Trong khi đó, các nước đồng minh chống Libya chưa quyết định được ai sẽ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch chống Libya từ tay Mỹ, và những mục tiêu cuối cùng và thời hạn chiến dịch.
Điều bí ẩn đối với họ vẫn là các kế hoạch của ông Gaddafi và giới thân cận của ông, cũng như những hành động tiếp theo của quân nổi loạn.


Trong bối cảnh bất định đó, Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.


Theo cổng thông tin DVIDS chuyên về tin tức quân sự, hôm 23.3, Mỹ đã điều động hơn 4.000 thủy binh và lính thủy đánh bộ tới khu vực Địa Trung Hải để chi viện cho chiến dịch Odyssay Dawn.


Số quân này lấy từ biên chế Nhóm đổ bộ Bataan (Bataan Amphibious Ready Group) và Đơn vị viễn chinh (Marine Expeditionary Unit) số 22 của Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí.


Đại tá hải quân Steven J. Yoder, chỉ huy nhóm đổ bộ cho biết, “các tàu đổ bộ đệm khí là tối ưu để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, từ trợ giúp nhân đạo đến các chiến dịch quân sự trên bộ và trên biển”.


Số thủy binh và lính thủy đánh bộ này đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường trong 1 năm và nay có khả năng “hoàn thành mọi nhiệm vụ” đặt ra.


Hiện nay, chiến dịch chống Libya có sự tham gia ở mức độ khác nhau của 13 nước, nhưng trực tiếp cho máy bay chiến đấu xuất kích và tấn công chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp. Từ khi bắt đầu ngày 19.3.2011, chiến dịch do Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ chỉ huy, song Mỹ dự kiến trao trả lại quyền chỉ huy cho đồng minh.


Các nước NATO đang thảo luận việc chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch ở Libya cho ai, song chưa đạt kết quả. Hiện có 2 phương án là giao cho NATO hoặc cho một số nước NATO nào đó như Anh-Pháp, song NATO chưa quyết định được việc chọn phương án nào.

Nguồn: newsru, bataan.navy.mil, 24.3.2011.

-Libya 24/3: Mỹ ồ ạt đưa 4.000 lính đến Địa Trung Hải
Thứ năm, 24/03/2011 16:30
Ảnh minh họa.
-(DVT.vn) - Mỹ đã bắt đầu triển khai hơn 4.000 binh sỹ gồm cả lục quân và hải quân đến Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya.

- 19h24' ngày 24/3 giờ VN: Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi cho rằng: "Đây không phải là thời điểm thích hợp để can thiệp vào Libya. Italia hiện không tham chiến, và cũng không muốn tham chiến".
  - 16h50' ngày 24/3 giờ VN: Hải quân Mỹ cho biết đã bắt đầu phái hơn 4.000 binh sỹ đến Địa Trung Hải để mở rộng các hoạt động can thiệp quân sự vào Libya từ cứu trợ nhân đạo đến tăng cường an ninh hàng hải.
 - 15h43’ ngày 24/3 giờ VN: Theo hãng tin Reuters, Tunisia cùng với Mỹ và Liên đoàn châu Âu tiến hành phong tỏa tài sản của chính quyền Libya. Hiện tại, Tunisia đã đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Gaddafi và gia đình ông.
- 13h:01’ ngày 24/3 giờ VN: Hơn 290.000 người chạy khỏi Libya do lo ngại xung đột còn tiếp tục leo thang, trong khi khoảng 600.000 người vẫn ở lại trong nước và cần cứu trợ nhân đạo, Tổ chức trợ giúp y tế thế giới (International Medical Corps) ngày 22/3 cho biết.
- 12h38’ ngày 24/3 giờ VN: Mỹ có thể xác định và phong tỏa 30 tỷ USD của chính quyền Libya trong 72 giờ tới – một biện pháp trừng phạt chưa từng thấy trong lịch sử nước này.
- 10h54’ ngày 24/3 giờ VN: Theo nhận định trên tờ Christian Science Monitor (Mỹ), lực lượng phiến quân Libya rất yếu trong khi quân đội của nhà lãnh đạo Gaddafi lại đủ mạnh để giành lại kiểm soát tất cả các thành phố.
- 10h28’ ngày 24/3 giờ VN: Máy bay chiến đấu của liên quân tấn công một kho nhiên liệu tại Tripoli, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim cho biết. Ngoài ra, đêm qua, liên quân cũng tiến hành không kích các khu vực Benghazi và Misrata.
 - 7h50' ngày 24/3 giờ VN: Thủ tướng Nga Vladimir Putin tiếp tục có các phát ngôn chỉ trích hành động tấn công quân sự của liên quân nhằm vào Libya: "Làm sao liên quân có thể đạt được mục tiêu bảo vệ mạng sống của dân thường Libya bằng các phương tiện quân sự gây thương vong trong các đợt tấn công vừa qua".
 - 7h37’ ngày 24/3 giờ VN: Thứ trưởng Bộ ngoại giao Libya Khaled Kaim phản đối cáo buộc cho rằng chính quyền nước này cắt điện và nước cho dân cư ở thành phố Misurata. Ông này nói: "Chúng tôi nghe có tin đồn đại rằng chính phủ đã cố ý cắt điện, nước. Nhưng đó chỉ là do trục trặc kỹ thuật".
- 3h50’ ngày 24/3 giờ VN: Reuters đưa tin, khi đêm vừa xuống, 8 tiếng nổ liên tiếp đã dội lên từ phía Đông thủ đô Tripoli, kèm theo khói bốc nghi ngút. Theo lời nhân chứng, đây là vụ nổ xảy ra tại một căn cứ quân sự ở khu vực Tajura cách thủ đô Tripoli 32km.
- 1h41’ ngày 24/3 giờ VN: Canada đã thực hiện các đợt tấn công đầu tiên nhằm vào Libya. Không quân nước này đã thả 4 quả bom có laser dẫn hướng vào một kho vũ khí của Libya, hãng tin AP cho hay.
- 1h36’ ngày 24/3 giờ VN: NATO vẫn chia rẽ về vấn đề tiếp quản vai trò chỉ huy chiến dịch can thiệp quân sự tại Libya, thay Mỹ.
- 0h38’ ngày 24/3 giờ VN: Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng quốc phòng Na Uy cho biết, 6 chiến đấu cơ F-16 của nước này có thể ngừng tham chiến nếu nhiệm vụ can thiệp vào Libya quá nguy hiểm cho dân thường của quốc gia Bắc Phi này.





Mỹ mất gì cho Nga, Trung để được lập vùng cấm bay ở Libya?
Cập nhật lúc :10:00 AM, 25/03/2011
Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng khi họp nhằm thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Có lẽ Washington phải nhượng bộ với Bắc Kinh và Moscow nhiều vấn đề thì mới được họ "bật đèn vàng".
Việc Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng không gây nhiều ngạc nhiên bởi họ từ lâu nổi tiếng là hoài nghi về các chiến dịch quân sự, kể cả các hoạt động dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
Berlin “bật đèn vàng” cũng không có gì khó hiểu khi mà Đức luôn cố gắng tách mình ra khỏi các hoạt động quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong đó có Anh, Pháp và thậm chí là cả Mỹ.
Tuy nhiên, việc cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng, qua đó cho phép Mỹ dẫn đầu liên minh tấn công Libya là dấu hiệu lạ.

Nghị quyết nhận được 10 phiếu thuận, không phiếu chống. Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng.
Có lẽ sẽ chẳng ai có thể giải thích rõ và chính xác động cơ của Nga, Trung Quốc cho tới khi các văn bản mật được "gỡ dấu niêm phong". Còn từ nay tới đó, đây sẽ vẫn là câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, để họ đưa ra các kiến giải của mình.
Một trong số này là có khả năng là Mỹ phải “đưa chân giò” để Trung Quốc và Nga “thò chai rượu”. Theo đó, có lẽ Mỹ hứa hạn chế bán vũ khí cho Đài Loan, ít bình luận về Tân Cương, Tây Tạng hay các vấn đề nhân quyền; “hạ giọng” trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và định giá đồng nhân dân tệ…với Trung Quốc.
Về phần Nga, có thể Mỹ cam kết hoãn mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (dừng kết nạp Ukraine và Gruzia); trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu và đồng ý cho Nga vào Tổ chức thương mại thế giới...
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều dự đoán về lý do thực sự khiến cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, nó có cơ sở bởi lợi ích quốc gia là quan trọng nhất và chúng ta đang sống trong kinh tế thị trường: thuận mua vừa bán.

>>  Anh lên kế hoạch ám sát ông Gaddafi?

Tổng số lượt xem trang