Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Nền kinh tế xe máy

--Việt Nam sẽ là nền kinh tế đứng hàng thứ 14 thế giới vào năm 2050?
Cuối tuần trước, tờ Wall Street Journal đăng bài Nền Kinh tế Xe máy (The Motorbike Economy) của Daniel Henninger đồng thời cũng đăng một video của ông này với cùng đề tài. Daniel Henninger là Phó giám đốc phụ trách trang xã luận của Wall Street Journal và đồng thời làm việc cho Fox News. Ông cũng có một chuyên mục riêng trên Wall Street Journal với tựa đề “Wonder Land” và mỗi tuần có một bài viết đăng vào ngày Thứ 5.

Trong bài viết mới nhất về Việt Nam này, Daniel mô tả một xã hội năng động, náo nhiệt, hơi hỗn loạn, nhưng có nhiều tiềm năng. Điểm nhấn của bài viết và video có lẽ là đoạn ông nói đến Việt Nam với tư cách là nền kinh tế đứng hàng thứ 14 trên thế giới vào năm 2050. Daniel chỉ cho biết ông dẫn nguồn từ một số kinh tế gia, nhưng không nói cụ thể là từ nguồn nào.
Trên thực tế thì vào hồi Tháng 1, 2011 vừa rồi, hai chuyên viên phân tích John Hawksworth và Anmol Tiwari của phòng phân tích kinh tế thuộc tập đoàn PwC (viết tắt của Price Waterhouse Coopers ) ở London có xuất bản một báo cáo có tựa là “The World in 2050 - The accelerating shift of global economic power: challenges and opportunities” (Thế Giới năm 2050 - cuộc đổi thay ngày càng nhanh của sức mạnh kinh tế toàn cầu: những thách thức và cơ hội). Báo cáo này dự đoán Việt Nam sẽ là nền kinh tế xếp thứ 14 trên thế giới vào năm 2050, đứng trên cả các cường quốc kinh tế hiện tại như Ý, Canada, Nam Triều Tiên và Tây Ban Nha.
Dự báo này của Hawksworth và Tiwari còn đưa Việt Nam lên thành đất nước có tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế cao nhất trong số nhóm nước được chọn để phân tích (bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất hiện nay –nhóm G20- Việt Nam, và Nigeria). Theo Hawksworth và Tiwari, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,8% mỗi năm trong giai đoạn 2009-2050, cao hơn Ấn Độ (8,1%), Nigeria (7,9%), Trung Quốc (5,9%), Indonesia (5,8%) và tất cả các nền kinh tế còn lại trong nhóm.

Có lẽ dự báo của PWC và bình luận của Daniel Henninger sẽ làm nhiều người nức lòng. Việt Nam hiện nay với GDP năm 2010 là 102 tỷ USD chỉ xếp hạng thứ 58 theo danh sách của IMF. Việc leo lên thứ 14 vào năm 2050 đồng nghĩa với hai việc – thứ nhất là duy trì được tăng trưởng nhanh và đều đặn, thứ hai là Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với rất nhiều các nền kinh tế khác. Điều này cũng trùng hợp với mong muốn thúc đẩy tăng trưởng của rất nhiều người Việt Nam hiện nay.
Báo cáo của Hawksworth và Tiwari không trình bày phương pháp kỹ thuật (định lượng) mà hai ông này dùng để dự  báo. Vì thế tôi không kiểm tra được tính khả tín của các dự báo này đến đâu. Về mặt định tính, Hawksworth và Tiwari giải thích trong bài viết rằng tăng trưởng GDP dựa trên 4 yếu tố:
1.      Tăng trưởng lực lượng lao động
2.      Tăng trưởng trong mặt bằng trình độ giáo dục của lực lượng lao động
3.      Tăng trưởng vốn
4.      Tăng trưởng TPF (Total Factor Productivity – còn gọi là hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp)
Với 4 yếu tố này, Hawksworth và Tiwari cho rằng tỷ lệ tăng trưởng dân số trong giai đoạn 2009-2050 của Việt Nam hãy còn khá cao (khoảng 0,7% mỗi năm, cao hơn nhiều so với 0,1% của Trung Quốc). Hơn thế, khác với Trung Quốc là đất nước có dân số đang già đi do chính sách một con trong một thời gian dài. Điều này nghe có vẻ hợp lý.
Hai ông cũng cho rằng năng suất lao động và trình độ giáo dục trung bình của lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và phần lớn các nền kinh tế mới nổi khác. Chính vì thế, hai ông cho rằng “room” để các yếu tố này tăng trưởng là còn nhiều, mà khi năng suất lao động và mặt bằng dân trí tăng lên thì sẽ đẩy tăng trưởng kinh tế lên theo. Nói cách khác, có vẻ như theo Hawksworth và Tiwari thì mặc cho dân trí thấp và năng suất lao động kém cỏi, Việt Nam trong những năm qua vẫn tăng trưởng tốt, vì thế khi các yếu tố này tốt lên thì không có lý do gì Việt Nam lại không cất cánh.
Nghĩ cho cùng thì lập luận kiểu này cũng không phải không có lý và lạc quan kiểu Hawksworth và Tiwari cũng không phải là lạc quan tếu. Thế nhưng vấn đề là làm thế nào nâng cao trình độ của lực lượng lao động và năng suất tổng quát của nền kinh tế. Việt Nam đã loay hoay giải bài toán này trong hàng thập kỷ nhưng vẫn chưa có lối ra.




Việt Nam sẽ là nền kinh tế đứng hàng thứ 14 thế giới vào năm 2050 (Đất Việt)-
Phó giám đốc phụ trách trang xã luận của Wall Street Journal là Daniel Henninger dự đoán là Việt Nam sẽ vươn lên thành nền kinh tế đứng hàng thứ 14 trên thế giới vào năm 2050.
Cuối tuần trước, tờ Wall Street Journal đăng bài Nền kinh tế xe máy (The Motorbike Economy) của Daniel Henninger đồng thời cũng đăng một video của ông này với cùng đề tài. Daniel Henninger là Phó giám đốc phụ trách trang xã luận của Wall Street Journal và đồng thời làm việc cho Fox News.

Ông cũng có một chuyên mục riêng trên Wall Street Journal với tựa đề “Wonder Land” và mỗi tuần có một bài viết đăng vào thứ 5.

Trong bài viết mới nhất về Việt Nam này, Daniel mô tả một xã hội năng động, náo nhiệt, có nhiều tiềm năng. Điểm nhấn của bài viết và video có lẽ là đoạn ông nói đến Việt Nam với tư cách là nền kinh tế đứng hàng thứ 14 trên thế giới vào năm 2050.







Phó giám đốc phụ trách trang xã luận của Wall Street Journal là Daniel Henninger dự đoán là Việt Nam sẽ vươn lên thành nền kinh tế đứng hàng thứ 14 trên thế giới vào năm 2050.

Trên thực tế thì vào hồi tháng 1/2011 vừa rồi, hai chuyên viên phân tích John Hawksworth và Anmol Tiwari của phòng phân tích kinh tế thuộc tập đoàn PwC (viết tắt của Price Waterhouse Coopers ) ở London có xuất bản một báo cáo có tựa là “The World in 2050 - The accelerating shift of global economic power: challenges and opportunities” (Thế Giới năm 2050 - cuộc đổi thay ngày càng nhanh của sức mạnh kinh tế toàn cầu: những thách thức và cơ hội). Báo cáo này dự đoán Việt Nam sẽ là nền kinh tế xếp thứ 14 trên thế giới vào năm 2050, đứng trên cả các cường quốc kinh tế hiện tại như Italy, Canada, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Dự báo này của Hawksworth và Tiwari còn đưa Việt Nam lên thành đất nước có tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế cao nhất trong số nhóm nước được chọn để phân tích (bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất hiện nay –nhóm G20- Việt Nam, và Nigeria).
Theo Hawksworth và Tiwari, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,8% mỗi năm trong giai đoạn 2009-2050, cao hơn Ấn Độ (8,1%), Nigeria (7,9%), Trung Quốc (5,9%), Indonesia (5,8%) và tất cả các nền kinh tế còn lại trong nhóm.
Việc leo lên thứ 14 vào năm 2050 đồng nghĩa với hai việc – thứ nhất là duy trì được tăng trưởng nhanh và đều đặn, thứ hai là Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với rất nhiều các nền kinh tế khác.
Điều này cũng trùng hợp với mong muốn thúc đẩy tăng trưởng của rất nhiều người Việt Nam hiện nay.
Báo cáo của Hawksworth và Tiwari không trình bày phương pháp kỹ thuật (định lượng) mà hai ông này dùng để dự báo. Vì thế tôi không kiểm tra được tính khả tín của các dự báo này đến đâu. Về mặt định tính, Hawksworth và Tiwari giải thích trong bài viết rằng tăng trưởng GDP dựa trên 4 yếu tố:
1.   Tăng trưởng lực lượng lao động.
2.   Tăng trưởng trong mặt bằng trình độ giáo dục của lực lượng lao động.
3.   Tăng trưởng vốn.
4.   Tăng trưởng TPF (còn gọi là hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp).
Với bốn yếu tố này, Hawksworth và Tiwari cho rằng tỷ lệ tăng trưởng dân số trong giai đoạn 2009-2050 của Việt Nam hãy còn khá cao (khoảng 0,7% mỗi năm, cao hơn nhiều so với 0,1% của Trung Quốc).

Theo VOA, Vietnamsmiletravel




Nền kinh tế xe máy--The Wall Street Journal
Cưỡi trên hàng triệu chiếc xe gắn máy, người Việt Nam đang lao vào một đại liên đoàn kinh tế.
DANIEL HENNINGER
Ngày 3-3-2011
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam –– Hai tuần trước đây, trên màn hình tivi trong một căn phòng khách sạn ở Singapore, tràn ngập những hình ảnh đáng sợ về một cơn động đất xảy ra tại thành phố Christchurch, New Zealand. Một tuần sau đó, ở Sài Gòn, động đất đã phải nhường vị trí thời sự cho những hình ảnh giao tranh trên đường phố Lybia. Như vậy là nơi đây cũng thế, là ngôi làng toàn cầu, nơi cả thế giới cùng theo dõi những tai họa ấy, những thảm kịch ấy, trong lúc ăn tối.
Nhưng “Lybia” ở Việt Nam là chuyện khác với ở Mỹ. Vị thế siêu cường của Mỹ bắt buộc đòi hỏi trung tâm của sự chú ý phải là “phản ứng của Mỹ thế nào”. Ở một nước Việt Nam đang phát triển, với dân số 89 triệu người khiến cho đây là quốc gia lớn thứ 13 thế giới, mối quan tâm lớn nhất là liệu đồng nội tệ của họ, Việt Nam đồng, đang mất giá nhanh chóng, với tỷ giá 20.000 đồng ăn một đôla, có làm chậm lại cuộc hành quân của đất nước đến vị thế một cường quốc về kinh tế không.
Đừng tin điều ấy. Ở Việt Nam, không có ai đang “hành quân” đi tới tương lai cả. Một cô bồi bàn trong một nhà hàng ở Sài Gòn giải thích: “Ở đây có chỗ nào mà đi đâu. Vỉa hè toàn xe máy”. Sài Gòn được mô tả là một thành phố 9 triệu dân và có 30 triệu xe máy. Như thế là đánh giá thấp hơn thực tế. Phải có một lượng xe máy vô tận. Hãy tưởng tượng toàn bộ số dân trong thành phố cưỡi trên một chiếc Honda hay Yamaha 100 phân khối. Không thể hình dung nổi nếu bạn chưa tận mắt trông thấy.
Chỉ vài giây là ta sẽ bị nuốt chửng bởi những chiếc xe máy sau khi rời sân bay Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM là tên chính thức của thành phố, và mặc dù tượng cùng chân dung Bác Hồ nhan nhản trong các tòa nhà công cộng, nhưng tôi chưa từng nghe bất cứ ai ở Sài Gòn gọi nơi này là Thành phố Hồ Chí Minh). Sài Gòn mở rộng tràn lan, giống như Los Angeles, và gần như mọi con đường, từ đầu này tới đầu kia, từ sáng tới đêm, đều tràn ngập những người ngồi trên một chiếc xe máy – thường là có một đứa bé ngồi đằng trước – tay nắm chặt ghi đông, mặt đeo khẩu trang chống bụi, đang đi đâu đó, tốc độ 35 dặm/giờ (gần 60km/h – ND).
Có cả xe con, ô-tô tải, nhưng trông chúng như những con cá voi giữa hàng đàn cá nhỏ bơi rất nhanh. Chào mừng các bạn tới Việt Nam, nền kinh tế xe máy – thông thạo, lanh lẹ, luôn luôn đạp số tiến.
Đất nước nằm dưới sự cai trị của một trong những đảng Cộng sản cuối cùng trên thế giới. Đảng này cách đây 20 năm đã cảm thấy phải mở cửa nền kinh tế ra thế giới, nhưng lại có thói quen xấu là hay phá giá đồng tiền. Tuy nhiên, người ta vẫn không hoàn toàn tin là dòng lũ thanh khoản của ông Bernanki (Bernanki là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dòng lũ thanh khoản ở đây chỉ dòng đôla – ND) sẽ đánh sập nền kinh tế xe máy trong một thời gian ngắn.
Tôi đã không đến Việt Nam để ngắm xe máy (mặc dù mọi người đều có thể như thế). Tôi đến đây để thăm một biểu tượng của sự phát triển của Việt Nam – nhà máy thử nghiệm và lắp ráp vi mạch Intel rộng 500.000 feet vuông (46.451 m2, tức gần 5 hecta – ND), được xây mới, ở ngoại ô thành phố. Intel hy vọng trong vòng 5 năm sẽ thuê 5.000 công nhân. Trong một bữa pho ga (phở gà) buổi trưa, tôi đã nói chuyện với 6 công nhân trong số đó. Tự nhiên tôi lại hỏi về xe máy.
Nguyễn Thị Bích Lan, người từng lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật công nghiệp và điều hành ở Đại học Michigan, đã nhận xét: “Chúng tôi bây giờ có một nền văn hóa xe máy. Tôi không thể đợi đến khi về nhà mới đi xe máy được”.
Đi đâu? “Chúng tôi đi chơi với bạn” – Đỗ Hoàng Trâm, quản lý logistics, nói. “Chúng tôi cưỡi xe đi khắp thành phố, tìm những hàng café mới, những nhà hàng tốt mới”.
Đó là tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Việt Nam – trong độ tuổi 20, 30, làm việc cho một công ty công nghệ với một thương hiệu nổi tiếng nào đó (household name: cái tên nổi tiếng đối với nhiều hộ tiêu dùng – ND). Hai người từng học ở nước ngoài. Tất cả đều nói tiếng Anh (tỷ lệ biết chữ của Việt Nam là hơn 90%) với sự tự tin thoải mái đến mức chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ trò chuyện với họ, một ý nghĩ kỳ quặc xuất hiện trong đầu bạn rằng nếu 6 người này đang ngồi ở một quán cà phê nào đó, trong một tòa nhà nào đó ở New York, bạn sẽ tưởng là họ ở đó hàng năm rồi.
Sài Gòn, thành phố 36 năm về trước đã từng hỗn loạn, là nơi đậm chất Việt Nam đến mức gần như không thể hiểu nổi, nhưng cũng hoàn toàn mở cửa đón nhận những nhịp điệu mới của thế giới. Ở đây có cái gì đó, còn hơn cả tiền bạc, đang chuyển động.
Chúng tôi đã trò chuyện về y tế. Đó là hệ thống y tế công, tuy nhiên các bệnh viện và phòng khám tư do bác sĩ tư điều hành cũng có thể làm hóa đơn cho bảo hiểm của Intel. Chúng tôi nói về những bộ phim Mỹ. “Ở đây có cả” – Lâm Bình Thanh, kỹ sư cao cấp, nói.
6 người này đại diện cho phần tốt đẹp nhất trong câu chuyện hiện nay về Việt Nam. Rời nhà máy hiện đại nhất của Intel, một chuyến xe đến Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ta đi qua hàng dặm đường với những cửa hàng, những ngôi nhà và quầy bán thực phẩm có mái tôn lượn sóng và hơi tồi tàn. Hãy cứ nhìn đi khi bạn có thể nhìn. Indochina Capital, một hãng đầu tư đóng trụ sở tại Việt Nam, tuần này đã ra báo cáo dự đoán là trước năm 2050, Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới căn cứ trên GDP tính theo sức mua – trước cả Canada, Ý, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Ngày hôm qua, Nokia cho biết họ sẽ xây một nhà máy sản xuất điện thoại di động gần Hà Nội, “sau này sẽ có mức đầu tư nhiều hơn nữa”. Indochina Capital ước tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ nay cho tới 2025 khoảng 7%.
Chưa mất tất cả đâu, nước Mỹ ạ. Các kỹ sư công nghệ ở nhà máy của Intel tại Sài Gòn phần lớn đều có bằng thạc sĩ hoặc chứng chỉ dạy nghề. Đối với các nhà máy mới ở Oregon (sản xuất IC) và Arizon (sản xuất vi chip siêu nhỏ 14 nanomet), Intel cần hàng loạt công nhân làm cả ngày (lunch-bucket, nghĩa là có ăn trưa) có bằng tiến sĩ – nếu Intel có thể tìm thấy những người như thế ở Mỹ.
Hàng triệu người Việt Nam, di chuyển không ngừng về phía trước trên chiếc xe máy nhanh nhẹn của họ, dường như đều biết họ muốn đi đâu. Câu hỏi tiếp theo là: Chúng ta như có thế không?
Người dịch: Thủy Trúc

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011


The Motorbike Economy
The Vietnamese are riding into the economic big league, atop millions of motorbikes.
  • MARCH 3, 2011
Ho Chi Minh City, Vietnam
The TV screen in a hotel room in Singapore a fortnight ago poured out awful images from New Zealand’s Christchurch earthquake. A week later, in Saigon, the earthquake had given way in the news to images of fighting in the streets of Libya. So this, too, is the global village, the whole world watching the same disasters and dramas over dinner.
But a “Libya” isn’t quite the same story in Vietnam as in the U.S. America’s great-power status obliges that the center of concern is “the U.S. response.” In emergent Vietnam, whose 89 million people make it the world’s 13th largest nation, the bigger concern is whether its rapidly inflating currency, the dong, at about 20,000 dong to the dollar, will slow this nation’s march to economic power.
Don’t count on it. No one in Vietnam is “marching” to the future. “There’s nowhere to walk here,” explained a waitress in a Saigon restaurant. “The sidewalks are covered with motorbikes.” Saigon has been described as a city of nine million people and 30 million motorbikes. That’s an understatement. It is an infinity of motorbikes. Imagine an entire city population riding atop a 100cc Honda or Yamaha. It’s impossible to imagine unless you see it.
One is engulfed by motorbikes seconds away from Ho Chi Minh City airport (HCMC is the city’s official name, and though busts and portraits of Uncle Ho abound in public buildings, I never heard anyone in Saigon call it Ho Chi Minh City). Saigon sprawls, like Los Angeles, and virtually every street, from end to end, from morning into the night, is filled with someone on a bike, often with baby sitting in front, holding the handlebars, faces wrapped in large pollution masks, going somewhere, at 35 mph.
There are cars and trucks, but they look like whales surrounded by schools of fast fish. Welcome to Vietnam, the motorbike economy—adept, efficient, always in forward gear.
The country is run by one of the world’s last Communist parties, which had the sense 20 years ago to open the economy to the world but has a bad habit of degrading the value of Vietnam’s currency. Still, it’s doubtful that even a Bernankian flood of liquidity will crash the motorbike economy for long.
I hadn’t come to Vietnam to see the motorbikes (though one could). It was to visit a symbol of Vietnam’s rise—the new, 500,000-square-foot Intel microchip assembly and test factory on the edge of the city. In five years Intel hopes to hire 5,000 workers. Over a lunch of pho ga (chicken noodle soup) in the cafeteria, I talked with six of them. Naturally, I asked about the motorbikes.
“We now have a motorbike culture,” said Nguyen Thi Bich Lan, who got a masters in industrial and operations engineering at the University of Michigan. “I can’t wait to get home to ride my bike,” she says.
To where? “We hang out with our friends,” said Do Hoang Tram, a logistics manager. “It’s easy to get around,” she said, “so we ride all over the city, looking for new cafes or the latest good restaurant.”
This is Vietnam’s emerging middle class—in their 20s or 30s, working for a household-name technology company. Two studied outside Vietnam. All spoke English (the country’s literacy rate is over 90%) with such relaxed self-confidence that after about an hour the eerie thought occurred that if these six were sitting in the cafeteria of our building in New York, you’d assume they had been there for years.
Saigon, a city in chaos 36 years ago, is a place that seems almost impenetrably Vietnamese but also wholly open to the world’s new rhythms. Something more than money is going on here.
We talked about health care. It is a public system, but private hospitals and clinics run by private doctors can bill Intel’s insurance plan. We talked about American movies. “We get all of them here,” said Lam Binh Thanh, a senior engineer.
These six represent the best part of the Vietnam story right now. Leaving Intel’s state-of-the-art plant, a drive to the Mekong Delta takes one past miles of pretty shabby corrugated-steel shops, food stands and houses. See them while you can. Indochina Capital, an investment house based in Vietnam, issued a report this week predicting that by 2050, Vietnam will be the world’s 14th largest economy on a purchasing-power basis of total GDP—ahead of Canada, Italy, South Korea and Spain. Nokia said yesterday it would build a mobile-phone plant near Hanoi, “with further sizeable investments thereafter.” Indochina Capital estimates an annual growth rate through 2025 of about 7%.
All is not lost, America. The techs in Intel’s Saigon plant mostly have masters or vo-tech degrees. For its new factories in Oregon (wafer fabrication) and Arizona (making beyond-small 14-nanometer microchips), Intel needs loads of lunch-bucket workers with Ph.D.s—if they can find them in the U.S.
Vietnam’s millions, rolling endlessly forward on their agile motorbikes, seem to know where they want to go. Next question: Do we?

Tổng số lượt xem trang