--Vietnam jails 4 villagers for attacking police, causing disturbance after man died in custody. AP, 17 March 2011- Tạ Phong Tần: Luận cứ bào chữa cho 10 bị cáo ở Bắc Giang (Dân Luận). –
Vào tù vì gây rối trước trụ sở UBND tỉnhBáo Đất Việt -Xét xử vụ gây rối trật tự công cộng tại tỉnh Bắc GiangHà Nội Mới -Gây rối tật tự công cộng lĩnh án 4 năm tù giamAn ninh thủ đô - VNExpress - Bị cáo lĩnh án cao nhất 4 năm tùTiền Phong Online
Xét xử vụ gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ:
Cập nhật: Thứ năm, 17/3/2011 | 8:10:23 Sáng
Ngày 16-3, Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang mở phiên tòa xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ xảy ra chiều 25-7-2010 tại cổng trụ sở UBND tỉnh. |
Các bị cáo gồm: Lê Quốc Huy (SN 1986), trú tại số nhà 170, đường Xương Giang, phường Ngô Quyền; Ngô Đức Khánh (SN 1972), cụm Tân Thành, xã Đa Mai; Lành Văn Thoại (SN 1979), số nhà 2, ngõ 122, tổ dân phố Hà Vị 1, phường Thọ Xương; Hoàng Văn Sức (SN 1992), xóm Đồng, xã Tân Mỹ cùng ở thành phố Bắc Giang; Nguyễn Hữu Luận (SN 1990), trú tại thôn Đồng Kim, xã Song Vân, huyện Tân Yên. Nguyễn Xuân Hồng (SN 1961); Thân Văn Thắng (SN 1968), Nguyễn Văn Sỹ (SN 1983) trú tại thôn Như Thiết và Vũ Văn Tuấn (SN 1982), Thân Quang Trung (SN 1987) trú tại thôn Đức Liễn, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, vụ việc xảy ra bắt nguồn từ cái chết của anh Nguyễn Văn Khương (con trai ông Nguyễn Văn Nhương), xóm Cầu, thôn Như Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên), tại Công an huyện Tân Yên chiều 23-7-2010. Lợi dụng việc gia đình ông Nhương đưa quan tài anh Khương lên cổng trụ sở UBND tỉnh, không ít người thân của gia đình ông Nhương cùng với các đối tượng quá khích đã đu bám, du đổ một số khoang hàng rào sắt, đẩy xe máy của cán bộ công an và nhân viên Văn phòng UBND tỉnh xuống ao, đập phá bốt gác, barie, một số tài sản trong phòng thường trực Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời dùng gạch, đá tấn công lực lượng công an, bảo vệ khu vực UBND tỉnh.
Vụ việc đã ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự công cộng, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời gian dài và làm 20 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương, với tỷ lệ tổn thương từ 2% đến 25%; làm thiệt hại về tài sản hơn 125 triệu đồng.
Tại phiên toà, các bị cáo tỏ ra ăn năn hối hận, thành khẩn khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình; bản thân các bị cáo đều phạm tội lần đầu, phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật, bị các đối tượng xấu kích động, song xét thấy hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, ATGT trên địa bàn, Toà án nhân dân thành phố tuyên phạt Lê Quốc Huy 4 năm tù giam về hai tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Ngô Đức Khánh 2 năm tù giam, Nguyễn Hữu Luận 2 năm tù giam, Lành Văn Thoại 2 năm 2 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm 2 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách với bị cáo thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 4 năm 4 tháng.
Trong vụ án này, ngoài 10 bị cáo nêu trên, còn có 15 đối tượng khác có hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ. Nhưng xét thấy phần lớn họ đều là người thân của anh Nguyễn Văn Khương vì bức xúc trước cái chết của anh Khương mà có hành vi vi phạm pháp luật; một số khác tuy không phải là thân nhân nhưng hành vi ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo nên không cần thiết phải xử lý hình sự mà xử phạt hành chính theo quy định. Đối với các đối tượng "Cố ý gây thương tích" và có hành vi "Hủy hoại tài sản" trong vụ việc này được tách ra xét xử trong một vụ án khác.
PV
Xử tù 4 người vụ cảnh sát đánh dân ở Bắc Giang
Được biết bốn bị cáo trên lãnh án từ 2 tới 4 năm tù giam. Bên cạnh đó, sáu bị cáo khác lãnh án treo.
Trước đó, cũng tòa án này đã kết án tù giam 7 năm vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ đối với Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, người gây ra cái chết của anh Khương.
Phiên tòa sơ thẩm xử 10 bị cáo trong vụ biểu tình ở Bắc Giang được tiến hành hôm thứ Tư 16/03.
Những người này, cùng hàng trăm người khác, đã có mặt hôm 25/07/2010, khi thân nhân Nguyễn Văn Khương mang quan tài của nạn nhân lên Ủy ban Nhân dân tỉnh đòi giải thích về cái chết của anh Khương.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin bị cáo Lê Quốc Huy bị kết án 4 năm tù về tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo Ngô Đức Khánh, Lành Văn Thoại và Nguyễn Hữu Luận mỗi người lãnh 2 năm tù vì tội Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo khác là Hoàng Văn Sức, Vũ Văn Tuấn và Thân Quang Trung bị kết án tù treo từ 1 năm 6 tháng tới 2 năm 2 tháng vì tội Chống người thi hành công vụ.
Ba bị cáo còn lại là Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và Thân Văn Thắng cùng nhận 2 năm tù treo cho tội Gây rối trật tự công cộng.
Đa số những người này đã bị tạm giữ từ tháng 7/2010 sau khi bị cáo buộc gây rối an ninh trật tự.
Thiệt hại cho cơ quan công quyền
Hôm 25/07/2010, hai ngày sau khi anh Nguyễn Văn Khương tử nạn sau khi bị bắt vào trụ sở công an huyện Tân Yên vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, gia đình anh đã đưa quan tài của anh lên UBND tỉnh để đòi giải thích về cái chết của anh.Sự việc đã thu hút sự tham gia của hàng trăm người, một số người la hét và bao vây UBND tỉnh, xô đổ hàng rào sắt.
Cáo trạng của cơ quan kiểm sát nói những người quá khích đã ném gạch đá vào cảnh sát được điều tới để giữ trật tự.
Lê Quốc Huy: 4 năm
Ngô Đức Khánh: 2 năm
Lành Văn Thoại: 2 năm
Nguyễn Hữu Luận: 2 năm
Ngô Đức Khánh: 2 năm
Lành Văn Thoại: 2 năm
Nguyễn Hữu Luận: 2 năm
Về phía cơ quan bảo vệ công quyền, Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, 26 tuổi, đã bị bắt giam và kết án tù vì gây ra cái chết của anh Khương.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang hồi đầu tháng này nói ông Nghiệp đã lôi anh Khương vào phòng làm việc và dùng tay đánh vào thái dương khi anh "chần chừ không muốn vào phòng" làm việc của cảnh sát và không muốn ký biên bản vi phạm.
Sau khi đánh anh Khương, cảnh sát Nghiệp bỏ ra ngoài và khi một cán bộ công an huyện khác vào phòng thấy "anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên,...hai tay buông thõng, miệng có nước bọt chảy ra.
"Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà".
Vụ xảy ra đối với anh Khương đã khiến dư luận bức xúc, trong khi các tổ chức nhân quyền kêu gọi xem xét lại một số trường hợp mà cảnh sát bị cáo buộc có hành vi tàn bạo với người dân.
Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát trong năm 2010 khiến 15 người chết.
-------------
They were given two to four years behind bars at Wednesday's one-day trial in Bac Giang city.
State media have reported a 21-year-old man was beaten to death by police after being stopped for not wearing a motorbike helmet.
Thousands of angry people stormed a government building, throwing rocks and blocking traffic with his coffin.
Judge Chung said on Thursday six other villagers received suspended sentences of up to 2 years on the same charges. -- AP
Vụ cảnh sát giao thông gây cái chết Nguyễn Văn Khương, Bắc Giang: Nguyên thiếu úy làm chết người nhận án 7 năm tù (TT/TTXVN).
Ngày 1/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã xét xử sơ thẩm hình sự vụ án và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thế Nghiệp, sinh năm 1985, nguyên Thiếu úy công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) 7 năm tù giam về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ,“ theo khoản 2 và khoản 3, điều 97 của Bộ luật hình sự.
Nghiệp còn bị tòa án tuyên cấm đảm nhiệm các chức vụ trong ngành công an trong thời hạn 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang và diễn biến tại phiên tòa, vụ án tóm tắt như sau: Khoảng 18 giờ ngày 23/7/2010, anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe môtô chở bạn gái là chị Phạm Thị Ngoãn, sinh năm 1990, quê thôn Sàn, xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, cùng tỉnh Bắc Giang.
Đến khu vực cây xăng ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang), do không đội mũ bảo hiểm và không có đăng ký xe môtô nên anh Khương cùng xe môtô bị lực lượng cảnh sát giao thông của công an huyện này đưa vào trụ sở Công an huyện lập biên bản vi phạm tại bàn làm việc đặt ở sân trụ sở đơn vị. Nguyễn Thế Nghiệp, khi đó là Thiếu uý công an được phân công lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh Khương.
Anh Khương không ký vào biên bản vi phạm và quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm của công an lập mà năn nỉ Nghiệp bỏ qua lỗi vi phạm hoặc lập lỗi vi phạm nhẹ hơn nhưng Nghiệp không chấp nhận. Sau đó, Nghiệp khoác tay lên vai anh Khương đưa vào phòng làm việc của mình yêu cầu viết tường trình. Đến cửa phòng, thấy anh Khương chần chừ không muốn vào, Nghiệp dùng tay lôi vào rồi đẩy anh Khương ngồi xuống ghế tựa bằng gỗ.
Khi anh Khương phản ứng lại, Nghiệp giơ hai tay lên, bàn tay phải túm vào cằm anh Khương, bàn tay trái xòe ra giơ cao ở phía sau đầu anh Khương và vỗ một lực theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước vào đầu anh Khương, cườm bàn tay trái đập trúng phần thái dương sau vành tai phải của anh Khương.
Sau đó, Nghiệp tiếp tục dùng hai tay ghì ấn anh Khương ngồi xuống ghế, rồi đi rửa tay và sang phòng bên lấy giấy bút đưa cho anh Khương yêu cầu viết tường trình. Nghiệp bỏ anh Khương ngồi một mình trong phòng và đi ra chỗ lập biên bản ngoài sân.
Một lát sau, một cán bộ công an huyện vào phòng thì thấy anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên tựa lưng vào thành ghế, mông gần trượt ra khỏi mặt ghế, hai tay buông thõng hai bên, miệng có nước bọt chảy ra. Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà.
Ngay sau đó, anh Khương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên. Sau khi cấp cứu khoảng 30 phút không có kết quả, Bệnh viện xác định anh Khương đã chết.
Ngay sau khi nhận được tin báo về việc anh Khương chết chưa rõ nguyên nhân, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã thành lập Hội đồng khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi anh Khương.
Không đồng ý với kết quả khám nghiệm tử thi lần thứ nhất của Phòng giám định pháp y thuộc Bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Giang vào đêm ngày 23 rạng ngày 24/7/2010, gia đình anh Khương đề nghị cơ quan chức năng tỉnh làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Khương và đề nghị Viện khoa học hình sự của Bộ Công an giám định tử thi anh Khương lần thứ 2.
Không được cơ quan chức năng tỉnh trả lời kịp thời, khoảng trưa ngày 25/7/2010, gia đình anh Khương đưa quan tài anh lên tỉnh đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của anh.
Trên đường đi, nhiều người dân kéo theo tạo thành đám đông, rồi dẫn đến vụ gây rối trật tự công cộng tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang vào chiều 25/7/2010 (trong vụ này, cơ quan chức năng thành phố Bắc Giang đang tiến hành các thủ tục để xử lý hình sự đối với 10 đối tượng về các hành vi gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ).
Theo kết luận giám định của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, nguyên nhân anh Khương chết là do chảy máu dưới màng mềm mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tủy ở người có sử dụng rượu Ethanol.
Cơ chế hình thành thương tích là tổn thương tụ máu da thái dương vùng sau tai phải do vật tầy tác động trực tiếp gây nên; tổn thương chảy máu dưới màng mềm mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tuỷ là tổn thương gián tiếp của lực tác động vào vùng thái dương sau tai phải gây nên; vết sây sát da vùng cổ trước bên phải, các vết tấy đỏ vùng cổ trước bên trái do vật cứng, diện tiếp xúc nhỏ tác động với lực nhẹ gây nên và tổn thương này không phải là nguyên nhân gây chết.
Sau đó, Nguyễn Thế Nghiệp đã bị khởi tố hình sự, bị tước danh hiệu công an nhân dân và bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.
Tại phiên tòa, Nguyễn Thế Nghiệp đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tỏ ra ăn năn, hối lỗi, xin Tòa giảm nhẹ hình phạt và xin gia đình anh Khương lượng thứ để Nghiệp sớm được trở về với gia đình, tiếp tục khắc phục hậu quả gây ra. Ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương đã làm đơn và ngay tại phiên tòa này cũng đề nghị Toà án tỉnh xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Nghiệp.
Gia đình Nguyễn Thế Nghiệp đã tự nguyện bồi thường cho gia đình anh Khương tổng số tiền 155 triệu đồng và Tòa án chấp nhận sự thỏa thuận bồi thường này giữa 2 gia đình, không đặt ra việc xem xét phần trách nhiệm dân sự của bị cáo trong vụ án này.
Nhìn chung, dư luận tại phiên tòa đồng tình với tuyên phạt của tòa án tỉnh./.
Nghiệp còn bị tòa án tuyên cấm đảm nhiệm các chức vụ trong ngành công an trong thời hạn 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang và diễn biến tại phiên tòa, vụ án tóm tắt như sau: Khoảng 18 giờ ngày 23/7/2010, anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe môtô chở bạn gái là chị Phạm Thị Ngoãn, sinh năm 1990, quê thôn Sàn, xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, cùng tỉnh Bắc Giang.
Đến khu vực cây xăng ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang), do không đội mũ bảo hiểm và không có đăng ký xe môtô nên anh Khương cùng xe môtô bị lực lượng cảnh sát giao thông của công an huyện này đưa vào trụ sở Công an huyện lập biên bản vi phạm tại bàn làm việc đặt ở sân trụ sở đơn vị. Nguyễn Thế Nghiệp, khi đó là Thiếu uý công an được phân công lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh Khương.
Anh Khương không ký vào biên bản vi phạm và quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm của công an lập mà năn nỉ Nghiệp bỏ qua lỗi vi phạm hoặc lập lỗi vi phạm nhẹ hơn nhưng Nghiệp không chấp nhận. Sau đó, Nghiệp khoác tay lên vai anh Khương đưa vào phòng làm việc của mình yêu cầu viết tường trình. Đến cửa phòng, thấy anh Khương chần chừ không muốn vào, Nghiệp dùng tay lôi vào rồi đẩy anh Khương ngồi xuống ghế tựa bằng gỗ.
Khi anh Khương phản ứng lại, Nghiệp giơ hai tay lên, bàn tay phải túm vào cằm anh Khương, bàn tay trái xòe ra giơ cao ở phía sau đầu anh Khương và vỗ một lực theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước vào đầu anh Khương, cườm bàn tay trái đập trúng phần thái dương sau vành tai phải của anh Khương.
Sau đó, Nghiệp tiếp tục dùng hai tay ghì ấn anh Khương ngồi xuống ghế, rồi đi rửa tay và sang phòng bên lấy giấy bút đưa cho anh Khương yêu cầu viết tường trình. Nghiệp bỏ anh Khương ngồi một mình trong phòng và đi ra chỗ lập biên bản ngoài sân.
Một lát sau, một cán bộ công an huyện vào phòng thì thấy anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên tựa lưng vào thành ghế, mông gần trượt ra khỏi mặt ghế, hai tay buông thõng hai bên, miệng có nước bọt chảy ra. Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà.
Ngay sau đó, anh Khương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên. Sau khi cấp cứu khoảng 30 phút không có kết quả, Bệnh viện xác định anh Khương đã chết.
Ngay sau khi nhận được tin báo về việc anh Khương chết chưa rõ nguyên nhân, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã thành lập Hội đồng khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi anh Khương.
Không đồng ý với kết quả khám nghiệm tử thi lần thứ nhất của Phòng giám định pháp y thuộc Bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Giang vào đêm ngày 23 rạng ngày 24/7/2010, gia đình anh Khương đề nghị cơ quan chức năng tỉnh làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Khương và đề nghị Viện khoa học hình sự của Bộ Công an giám định tử thi anh Khương lần thứ 2.
Không được cơ quan chức năng tỉnh trả lời kịp thời, khoảng trưa ngày 25/7/2010, gia đình anh Khương đưa quan tài anh lên tỉnh đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của anh.
Trên đường đi, nhiều người dân kéo theo tạo thành đám đông, rồi dẫn đến vụ gây rối trật tự công cộng tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang vào chiều 25/7/2010 (trong vụ này, cơ quan chức năng thành phố Bắc Giang đang tiến hành các thủ tục để xử lý hình sự đối với 10 đối tượng về các hành vi gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ).
Theo kết luận giám định của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, nguyên nhân anh Khương chết là do chảy máu dưới màng mềm mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tủy ở người có sử dụng rượu Ethanol.
Cơ chế hình thành thương tích là tổn thương tụ máu da thái dương vùng sau tai phải do vật tầy tác động trực tiếp gây nên; tổn thương chảy máu dưới màng mềm mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tuỷ là tổn thương gián tiếp của lực tác động vào vùng thái dương sau tai phải gây nên; vết sây sát da vùng cổ trước bên phải, các vết tấy đỏ vùng cổ trước bên trái do vật cứng, diện tiếp xúc nhỏ tác động với lực nhẹ gây nên và tổn thương này không phải là nguyên nhân gây chết.
Sau đó, Nguyễn Thế Nghiệp đã bị khởi tố hình sự, bị tước danh hiệu công an nhân dân và bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.
Tại phiên tòa, Nguyễn Thế Nghiệp đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tỏ ra ăn năn, hối lỗi, xin Tòa giảm nhẹ hình phạt và xin gia đình anh Khương lượng thứ để Nghiệp sớm được trở về với gia đình, tiếp tục khắc phục hậu quả gây ra. Ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương đã làm đơn và ngay tại phiên tòa này cũng đề nghị Toà án tỉnh xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Nghiệp.
Gia đình Nguyễn Thế Nghiệp đã tự nguyện bồi thường cho gia đình anh Khương tổng số tiền 155 triệu đồng và Tòa án chấp nhận sự thỏa thuận bồi thường này giữa 2 gia đình, không đặt ra việc xem xét phần trách nhiệm dân sự của bị cáo trong vụ án này.
Nhìn chung, dư luận tại phiên tòa đồng tình với tuyên phạt của tòa án tỉnh./.
Như Kính (TTXVN/Vietnam+)
-----------------------
-Cái chết tức tưởi của em Nguyễn Văn Khương, mới 21 tuổi đầu, trong một hoàn cảnh vô cùng khó hiểu và trước sự hành xử mờ ám, vô lý của công an huyện Tân Yên, chính là giọt nước tràn ly, là ngòi nổ, là lực nén cuối cùng. Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ. Công bố rồi nhưng vẫn còn phải : Sẽ công khai nguyên nhân ca tử vong tại trụ sở công an???Bắc Giang công bố nguyên nhân chết người tại trụ sở CA
“Tức nước thì phải vỡ bờ”, ông bà ta ngàn đời dạy vậy. Sự kiện chưa từng có ở Bắc Giang này là một dấu hiệu của dân chúng bị các cấp lãnh đạo chính quyền dồn tới chân tường, không còn lối thoát và họ đã phản ứng mạnh mẽ. Đó là quyền tối hậu của con người – quyền được sống, sống tự do trong định chế của nhân quyền. Nếu như không có chuyện hàng chục ngàn người dân đưa quan tài của nạn nhân thẳng tới UBND tỉnh Bắc Giang, thì liệu “bức màn bí mật” này có được hé lộ chút nào hay không, hay lại “chìm xuồng” như hằng hà vụ dân bị hàm oan khác?
Mới cách đây hơn một tuần, cũng chính báo chí “lề phải” đưa tin (vỏn vẹn) rằng dân chúng Bắc Giang bị “sáu tên quá khích” kích động làm loạn, và đã bị bắt giữ để điều tra xét hỏi, vậy mà nay đã xác nhận là cái chết của anh Khương có liên quan đến hành động “du đẩy vào phòng làm việc” của Thiếu úy CA Nguyễn Thế Nghiệp (vì thế mới bị tước quân hàm và bị bắt tạm giam) trước đó trong “tích tắc”.
Tuy nhiên có một chi tiết thú vị và thật lạ lùng trong bản tin mới này. Chỉ có một động tác du đẩy hay nói rõ ra là xô đẩy anh Khương vô phòng làm việc mà có thể làm cho nạn nhân xuất huyết dưới màng mềm não đến độ gây tử vong đôt ngột. Không biết là phóng viên đưa bản tin này thiếu chữ nghĩa mà dùng từ sai hoặc mô tả không đầy đủ chi tiết của sự kiện hoặc nghe tin “chữ tác đánh thành chữ tộ”, hay là viên Thiếu úy Công an nhân dân có nội công thâm hậu ở mức tuyệt kỷ võ lâm có thể gây tử vong đối phương bằng một động tác “du đẩy”, hay là một trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp trên thế giới, hay…?
Không biết rằng bản báo cáo giảo nghiệm pháp y đó có còn thêm chi tiết gì nữa không, chứ thực ra, xuất huyết dưới màng mềm não đơn thuần trong y văn chưa từng ghi nhận được trường hợp nào gây ra một tình trạng “bất đắc kỳ tử” nhanh đến thế (như mô tả là sau khi du đẩy anh Khương vào phòng làm việc ông Nghiệp đi lấy giấy bút đưa cho anh rồi quay ra làm việc – bình tĩnh đáng phục nhỉ! – nhưng chừng 5 phút sau một công an viên khác vào thì thấy anh Khương đã ngoẹo đầu sang một bên, khi lay thì anh ngã xuống đất). Nếu đúng vậy thì đây là một trường hợp bệnh lý chấn thương cực kỳ hiếm gặp trên thế giới, đề nghị giới chuyên môn trong nước cần phải lập hồ sơ để báo cáo cho đồng nghiệp thế giới tham khảo và bàn luận, hầu góp phần vào kho tàng tri thức của nhân loại.
BS Nguyễn Đ Nguyên
VNN– Chiều 6/8, CA tỉnh Bắc Giang đã tổ chức họp báo công bố chính thức nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, xóm Cầu, Hồng Thái, Việt Yên, Bắc Giang).
CA tỉnh cũng gửi các mẫu pháp y lên Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) để giám định chính xác nguyên nhân cái chết của anh Khương.
Chiều 4/8, Viện Khoa học Hình sự đã có kết quả giám định gửi về CA tỉnh Bắc Giang. Theo đó, nguyên nhân cái chết của anh Khương được xác định là do não bị tụ máu dưới màng mềm được hình thành do có ngoại lực lớn tác động trực tiếp. Kết quả giám định quanh cầu não và hành tủy cũng cho thấy anh Khương có sử dụng rượu, cồn trước đó.
Với những bằng chứng không thể chối cãi, Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp khai nhận đã du đẩy anh Khương vào phòng làm việc trước khi yêu cầu viết tường trình. Khi anh Khương đã vào trong phòng thì Nghiệp đi ra lấy giấy bút đem vào phòng cho anh Khương viết tường trình rồi quay ra làm việc với các trường hợp khác. Khoảng 5 phút sau, khi đồng chí Diêm Đăng Quyết vào phòng thì phát hiện anh Khương ngồi trong tư thế đầu nghoẹo sang một bên, khi lay thì anh Khương ngã xuống đất.
Khi anh Khương được đưa đến Bệnh viện tỉnh Bắc Giang thì các bác sĩ kết luận là anh đã chết.
Sẽ công khai nguyên nhân ca tử vong tại trụ sở công an -VN Express :Hiện, trong số 6 người bị tạm giữ vì hành vi quá khích, 5 người đã được trả tự do. Riêng Ngô Đức Khánh bị bắt và khởi tố để điều tra về tội chống người thi hành công vụ.
Một sĩ quan công an bị tạm giam sau cái chết của một thanh niên Bắc Giang
Hãng tin AFP cho biết thêm ngoài ông Nguyễn Thế Nghiệp, Công an tỉnh cũng đã tạm đình chỉ công tác 3 nhân viên khác để tiến hành công cuộc điều tra. Ngoài ra Công an Bắc Giang cũng mở cuộc điều tra nhắm vào một trong những người thân cận của nạn nhân là ông Ngô Đức Khánh về tội "chống đối người thi hành nhiệm vụ". Báo chí trong nước cho biết ông Ngô Đức Khánh đã bị bắt tạm giam.
Tiếp tục vụ việc tại Bắc Giang talawas blog
Theo Dân Trí, “Phó giám đốc CA tỉnh Bắc Giang, ông Dương Ngọc Sáu cho biết, liên quan đến vụ anh Nguyễn Văn Khương bị chết, công an tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 4 chiến sĩ” và Viện Kiểm sát tỉnh đã “phê chuẩn lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thế Nghiệp (SN 1985), nguyên thiếu úy CA thuộc đội CSĐT TP về TTXH CA huyện Tân Yên về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ.”
Cũng theo nguồn tin của Dân Trí, “trong quá trình giải quyết vụ việc tại trụ sở CA huyện Tân Yên, anh Khương đã bị đánh và chết khi trên đường đưa đi cấp cứu.”
Trong tường thuật họp báo của công an tỉnh Bắc Giang trên VN Express, ngoài Nguyễn Thế Nghiệp, ba công an bị đình chỉ công tác là Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, và Diêm Đăng Quyết.
Phó Giám đốc công an tỉnh Đại tá Dương Ngọc Sáu tuyên bố công an Bắc Giang
“có cơ sở xác định thiếu úy Nghiệp đã có hành vi lôi đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Viện Khoa học hình sự kết luận nạn nhân chết do tụ máu màng mềm, cơ chế hình thành dấu vết do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, do vật tày tác động trực tiếp gây nên”.
Quyết định khởi tố Nguyễn Thế Nghiệp diễn ra chỉ hai ngày sau khi con trai Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn lên làm bí thư tỉnh ủy Bắc Giang. Về sự kiện này, blog Free Lê Công Định có bài bình luận với tựa đề “Con đường hoạn lộ của Thái tử họ Nông”.
Công an Bắc Giang cố tình chạy tội tra tấn và hành hung nạn nhân
Ngay cả lời khai của can phạm cũng cho thấy rõ bị can đang cố tình chạy tội chính là tra tấn và hành hung nạn nhân. Hành vi xô đẩy anh Khương nếu có như can phạm nói không thể làm cho anh Khương chết được.
BẮC GIANG - Tin từ các báo trong nước cho hay, hôm 5 tháng 8: “Cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Thiếu Úy Nguyễn Thế Nghiệp, 25 tuổi, thuộc đội cảnh sát trật tự xã hội công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ.”
Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết tại đồn công an sau khi anh bị bắt vì không đội mũ bảo hiểm hôm 23 tháng 7. Vụ án đã làm xôn xao dư luận tại Việt Nam khi vào hôm 25 tháng 7, hàng ngàn người bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang phản đối công an đánh chết người. Vụ phản đối sau đó trở thành bạo động khi người dân tấn công công an vì bị đàn áp bằng lựu đạn cay và sau đó công an đã bắt giữ 6 người biểu tình.
Báo Khoa Học và Ðời Sống (bee.net.vn) trích bản thông báo kết quả giám định pháp y của 'Viện Khoa Học Hình Sự của Bộ Công An' cho biết: “Anh Khương chết do tụ máu dưới màng mềm, mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tủy ở người sử dụng rượu. Cơ chế hình thành dấu vết này là do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, vùng sau tai phải, do vật tày tác động trực tiếp gây nên.”
Theo cơ quan điều tra, kết quả điều tra ban đầu cho thấy: “Nghiệp đã khai nhận có hành vi du đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Khi anh Khương đã vào trong phòng, Nghiệp đi ra lấy giấy bút đem vào cho anh Khương viết tường trình, rồi quay ra làm việc với các trường hợp khác.”
Khoảng 5 phút sau, khi Diêm Ðăng Quyết vào phòng thì phát hiện anh Khương ngồi trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên, khi lay thì anh Khương ngã xuống đất. Khi anh Khương được đưa đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang thì các bác sĩ kết luận là anh đã chết.
Sau khi có kết quả giám định, công an tỉnh Bắc Giang đã quyết định tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ công an huyện Tân Yên là: Ngô Văn Ðỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Ðăng Quyết để điều tra vụ việc. Qua xác minh, lấy lời khai 4 công an nói trên, cơ quan Cảnh Sát Ðiều Tra xác định Nguyễn Thế Nghiệp là người trực tiếp liên quan đến vụ việc này.
Ngay cả lời khai của can phạm cũng cho thấy rõ bị can đang cố tình chạy tội chính là tra tấn và hành hung nạn nhân. Hành vi xô đẩy anh Khương nếu có như can phạm nói không thể làm cho anh Khương chết được.
Người dân trong tỉnh tin rằng sau khi Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh lên nhận chức bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Bắc Giang thì vụ án này mới được làm rõ. Ðây cũng là cách “nâng bi” con trai ông Nông Ðức Mạnh bởi trong khi nhiều vụ giết người do công an gây ra vẫn nằm trong ngăn kéo của nhiều tòa án mà chưa thấy động tĩnh gì.
Vụ một người dân chết tại trụ sở công an ở Bắc Giang: Đình chỉ công tác thêm 3 cán bộ công an 07/08/2010 2:18
Hôm qua, Công an tỉnh Bắc Giang đã gặp mặt các cơ quan báo chí cũng như gia đình nạn nhân để công bố thông tin về vụ việc anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, ngụ xã Hồng Thái, H.Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) chết tại trụ sở Công an H.Tân Yên vào chiều 23.7.
Theo đại tá Dương Ngọc Sáu - Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, kết quả giám định pháp y của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an xác định, anh Khương chết do tụ máu dưới màng mềm mặt cầu tiểu não. Cơ chế hình thành dấu vết trên là do vật tày tác động trực tiếp gây nên dẫn đến tổn thương tụ máu dưới da thái dương (vùng sau tai phải). Trước đó, anh Khương chở bạn gái trên xe máy biển số 98M9-3894 nhưng không đội mũ bảo hiểm nên bị tổ tuần tra Công an H.Tân Uyên đưa về trụ sở giải quyết.Tại đây, thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp - Đội CSĐT về trật tự xã hội đã lôi, đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Sau một lúc, Nghiệp ra ngoài và một cán bộ khác vào phòng thì phát hiện anh Khương đã chết.
Liên quan đến vụ việc này, ngoài quyết định tước danh hiệu, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thế Nghiệp (Thanh Niên đã đưa tin), Công an tỉnh Bắc Giang còn tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ Công an Tân Yên gồm: Đỗ Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Diêm Đăng Quyết để điều tra làm rõ trách nhiệm liên đới.
Tội ác vẫn còn được che dấu
Phải chăng chính sự chênh lệch khung hình phạt giữa các tội danh là động cơ khiến cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố Nguyễn Thế Nghiệp theo Điều 97 BLHS và đằng sau Nguyễn Thế Nghiệp vẫn còn có bàn tay đen muốn che cả bầu trời?
Tạ Phong Tần
Các báo Pháp Luật, Thanh Niên ngày 06/8/2010 đăng tin: “Ngày 5-8, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết liên quan đến vụ anh Nguyễn Văn Khương chết tại trụ sở Công an huyện Tân Yên ngày 23-7. VKS tỉnh này đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam với Nguyễn Thế Nghiệp, nguyên thiếu úy Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Tân Yên, về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Như đã thông tin, ngày 23-7, CSGT huyện này phát hiện anh Khương chở bạn gái không đội mũ bảo hiểm nên đưa anh về trụ sở Công an huyện Tân Yên để xử lý vi phạm. Tại đây, anh Khương đã bị đánh và đưa đi cấp cứu nhưng đã chết tại bệnh viện. Sau đó một số người quá khích đã kích động, đưa xe tang lên UBND tỉnh tụ tập, đập phá và công an đã bắt tạm giữ sáu người…”.
Tuy nhiên, các báo Vietnamnet, VTC New đăng mập mờ “cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp (25 tuổi), Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ” rồi lặp lại bản tin ngày của TTXVN ngày 27/7/2010 “Trước đó, theo báo cáo từ các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang, sự việc bắt nguồn từ chiều 23/7 khi Đội CSGT Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) kiểm tra môtô do anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, quê ở xã Hồng Thái, Việt Yên, Bắc Giang) điều khiển chở chị Phạm Thị Ngoãn có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tổ công tác đã đưa người và phương tiện về Công an huyện Tân Yên để lập biên bản vi phạm. Đến hơn 19 giờ cùng ngày, thấy anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường, Công an huyện Tân Yên đưa anh Khương đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên nhưng anh Khương đã tử vong”. Sau đó nhấn mạnh về “các đối tượng quá khích dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng” (số chữ chiếm hơn một nửa bản tin), không nói rõ anh Khương chết là do bị đánh chớ không phải do “sức khỏe không bình thường”.
Điều 3 Pháp Lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội về tổ chức điều tra hình sự quy định nhiệm vụ của Cơ quan điều tra là: “điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”.
Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình Sự (1999) nêu khái niệm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”.
Cũng tại khoản 1 Điều11 Pháp lệnh nêu trên quy định thẩm quyền điều tra như sau: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân”.
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bất cứ người dân thường nào cũng biết đó chỉ là vi phạm hành chính thuộc loại nhẹ nhất, không phải là tội phạm và không được quy định tại bất cứ điều nào trong Bộ Luật Hình Sự. Mức phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm là mức nhẹ nhất theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 20/4/2010 của Chính phủ (phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng), không bị tạm giữ giấy phép lái xe, bấm lỗ hay tạm giữ phương tiện.
Lực lượng Công an càng phải hiểu rõ những quy định này hơn ai hết. Căn cứ vào các điều luật đã dẫn ở trên, ngay từ đầu ai cũng thấy rằng vi phạm của nạn nhân Nguyễn Văn Khương (nếu có) chẳng liên quan gì đến thẩm quyền của Cảnh sát điều tra huyện Tân Yên, hà cớ gì ông Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp công tác tại Đội CSĐT tội phạm về TTXH lại “thò tay, thò chân” vào gây nên cái chết của nạn nhân?
Không thuộc thẩm quyền của mình, không có tội phạm thực tế mà chính là Nguyễn Thế Nghiệp “đá lấn sân” CSGT trái pháp luật thì làm gì có chuyện Nguyễn Thế Nghiệp “thi hành công vụ” hợp pháp? Ở đây, tôi chưa đặt vấn đề có ai đó đã xúi giục hay ra lệnh cho Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp lạm dụng quyền hạn, nếu có, phải xử lý luôn cả kẻ chủ mưu. Vì vậy, khởi tố nguyên Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp về “hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ” (Điều 97 BLHS) của Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Tân Yên là đúng người nhưng chưa đúng tội.
Điều 97 BLHS quy định làm chết người trong khi thi hành công vụ (chết 1 người) mức hình phạt cao nhất là “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”, chưa tính đến các tình tiết giảm nhẹ như: ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, có thành tích trong công tác, cha mẹ ông bà có Huy chương, Huân chương, khắc phục hậu quả (bồi thường)…
Trong khi đó, Điều 104 BLHS quy định “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” dẫn đến chết người (1 người) mức hình phạt “tù từ năm năm đến mười lăm năm”. Nếu chứng minh được đương sự biết rõ hành vi của mình có thể gây tử vong cho nạn nhân nhưng đương sự vẫn cố tình thực hiện (Ví dụ: biết rõ đánh vào chổ A, B, C gì đó thì nạn nhân có thể chết) thì hành vi đó phải bị khởi tố theo Điều 93 BLHS (tội giết người), khung hình phạt tại Điều luật này quy định “phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Phải chăng vì áp lực dư luận trong và ngoài nước, vì sự phẫn nộ của hàng ngàn người dân ở Bắc Giang buộc cơ quan cơ quan pháp luật Bắc Giang miễn cưỡng khởi tố vụ án? Phải chăng chính sự chênh lệch khung hình phạt giữa các tội danh là động cơ khiến cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố Nguyễn Thế Nghiệp theo Điều 97 BLHS và đằng sau Nguyễn Thế Nghiệp vẫn còn có bàn tay đen muốn che cả bầu trời?
Họp báo về vụ một thiếu úy công an đánh chết người -Giadinh.net
GiadinhNet - Theo CA tỉnh Bắc Giang, vụ gây rối trật tự công cộng liên quan đến cái chết của anh Khương là 2 vụ việc khác nhau.
Chiều 5/8/2010, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt giữ Nguyễn Thế Nghiệp (25 tuổi), nguyên thiếu úy, thuộc Công an huyện Tân Yên về hành vi đánh chết người trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, chiều 23/7, lực lượng tuần tra Cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, ngụ tại xã Hồng Thái (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đi xe máy chở bạn gái không đội mũ bảo hiểm nên đã đưa anh Khương cùng phương tiện về trụ sở để xử lý.
Tại đây, anh Khương đã bị đánh và chết khi trên đường được đưa đi cấp cứu. Sau vụ việc này, đã có hàng trăm người dân quá khích kích động người nhà nạn nhân đưa xe tang lên tận UBND tỉnh để yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ.
Chiều nay (6/8), lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành họp báo công khai quá trình xử lí đối với vụ án này.
Đại tá Dương Ngọc Sáu – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: “Ngoài quyết định khởi tố vụ án – khởi tố bị can đối với thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác 4 người liên quan đến vụ việc. Trong số đó có một người là Đội trưởng của anh Nghiệp. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ công tác không phải họ liên quan đến việc gây ra cái chết của nạn nhân, mà có thể là họ có mặt ở thời điểm phát hiện ra cái chết của anh Khương. Có người bị đình chỉ công tác để tiện cho việc hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, dưới vai trò là nhân chứng. Những cán bộ bị đình chỉ công tác này có thái độ hợp tác tích cực với CQĐT”.
Ông Sáu cho biết thêm: “Vụ gây rối trật tự công cộng liên quan đến cái chết của anh Khương, theo lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang là 2 vụ việc khác nhau. Việc gây rối trật tự công cộng ở Bắc Giang sẽ được xử lý nghiêm. Có một số kẻ lợi dụng sự việc này để bạo loạn. Chúng tôi bắt quả tang 6 đối tượng liên quan. Trong đó, tạm tha 5 đối tượng, còn lại Ngô Đức Khánh là đối tượng có hành vi quá khích. Khánh đã bị khởi tố bị can về tội “chống người thi hành công vụ”.“Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc về vụ việc này” – Ông Sáu nói.
Chiều 6/8, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, ông Dương Ngọc Sáu, cho biết, Viện KH Hình sự, Bộ Công an đã có kết luận chính thức về cái chết của anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, trong vụ việc anh Khương bị Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) bắt giữ vì vi phạm Luật Giao thông đường bộ, sau đó tử vong.Theo đó, nạn nhân chết do tụ máu dưới màng mềm, mặt dưới tiểu não, quanh cầu não… Cơ chế hình thành dấu vết này do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, vùng sau tai phải, do vật tày tác động trực tiếp gây nên.
Ngay sau khi có kết luận trên, Công an tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Công an huyện Tân Yên gồm Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Đăng Quyết để phục vụ công tác điều tra. Trên cơ sở đó đã xác định Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp có hành vi lôi, đẩy anh Khương vào phòng làm việc…
Ngay trong chiều 4/8, Giám đốc Công an tỉnh đã quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, sinh năm 1985, là cán bộ Đội CSĐT về TTXH (Công an huyện Tân Yên). Đồng thời, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thế Nghiệp về tội: Làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Trao đổi với NNVN về việc tại sao tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ mà chỉ khởi tố 1 người, ông Sáu cho biết, sau khi điều tra, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã kết luận là chỉ có mình thiếu úy Nghiệp tham gia vào việc lôi, đẩy anh Khương và trong quá trình này có thể xảy ra thương tích như đã nói ở trên…
Hiện Công an tỉnh tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, trên cơ sở xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh theo pháp luật.
Kết quả điều tra vụ đưa xe tang đến UB tỉnh 06/08/2010 20:32:12Ngay sau khi có kết luận trên, Công an tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Công an huyện Tân Yên gồm Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Đăng Quyết để phục vụ công tác điều tra. Trên cơ sở đó đã xác định Thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp có hành vi lôi, đẩy anh Khương vào phòng làm việc…
Ngay trong chiều 4/8, Giám đốc Công an tỉnh đã quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp, sinh năm 1985, là cán bộ Đội CSĐT về TTXH (Công an huyện Tân Yên). Đồng thời, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thế Nghiệp về tội: Làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Trao đổi với NNVN về việc tại sao tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ mà chỉ khởi tố 1 người, ông Sáu cho biết, sau khi điều tra, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã kết luận là chỉ có mình thiếu úy Nghiệp tham gia vào việc lôi, đẩy anh Khương và trong quá trình này có thể xảy ra thương tích như đã nói ở trên…
Hiện Công an tỉnh tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, trên cơ sở xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh theo pháp luật.
Chiều 6/8, Đại tá Dương Ngọc Sáu, Phó Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang đã thông báo tới các cơ quan báo chí về kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương tại huyện Tân Yên ( Bắc Giang ) xảy ra chiều 23/7, dẫn đến vụ gây rối trật tự công cộng ở thành phố Bắc Giang vào chiều 25/7/2010.
Vụ việc anh Khương bị chết, CA tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp với Viện Khoa học hình sự của Bộ CA để sớm có kết luận giám định pháp y; đồng thời, tạm đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra đối với 4 chiến sĩ công an huyện Tân Yên.
Theo TTXVN, qua xác minh, điều tra đã có cơ sở xác định Thiếu uý Nguyễn Thế Nghiệp (25 tuổi) cán bộ Đội cảnh sát điều tra về trật tự xã hội của CA huyện Tân Yên (được CA huyện huy động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông ), có hành vi lôi, đẩy anh Khương vào phòng làm việc khi anh Khương vi phạm an toàn giao thông và bị đưa vào trụ sở CA huyện lập biên bản vi phạm.
Ngày 4/8, Viện khoa học hình sự của Bộ CA đã có thông báo kết quả giám định pháp y, xác định anh Khương chết do tụ máu dưới màng mềm, mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tủy ở người sử dụng rượu. Cơ chế hình thành dấu vết này là do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, vùng sau tai phải, do vật tày tác động trực tiếp gây nên. <<:: chỉ du, đẩy mà đến thế ah ??? >>>
Ngay chiều 4/8, Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang đã quyết định tước danh hiệu CAND và Cơ quan Cảnh sát điều tra CA tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giạm ( có phê chuẩn của VKSND tỉnh ) để điều tra đối với Thiếu uý Nguyễn Thế Nghiệp về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, theo điều 97 Bộ luật hình sự.
Kết quả điều tra ban đầu, Nghiệp đã khai nhận có hành vi du đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Khi anh Khương đã vào trong phòng, Nghiệp đi ra lấy giấy bút đem vào cho anh Khương viết tường trình, rồi quay ra làm việc với các trường hợp khác.
Đại tá Dương Ngọc Sáu cho biết, CA tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức thông báo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương tới gia đình anh và chính quyền địa phương. CA tỉnh đang tiếp tục tập trung chỉ đạo để sớm làm rõ kết luận toàn bộ vụ việc, với quan điểm là xử lý nghiêm minh, khách quan với tất cả các trường hợp sai phạm theo đúng quy định của pháp luật và kỷ luật của lực lượng CAND.
Policeman arrested over death Straits Times
Theo TTXVN, qua xác minh, điều tra đã có cơ sở xác định Thiếu uý Nguyễn Thế Nghiệp (25 tuổi) cán bộ Đội cảnh sát điều tra về trật tự xã hội của CA huyện Tân Yên (được CA huyện huy động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông ), có hành vi lôi, đẩy anh Khương vào phòng làm việc khi anh Khương vi phạm an toàn giao thông và bị đưa vào trụ sở CA huyện lập biên bản vi phạm.
Ngày 4/8, Viện khoa học hình sự của Bộ CA đã có thông báo kết quả giám định pháp y, xác định anh Khương chết do tụ máu dưới màng mềm, mặt dưới tiểu não, quanh cầu não và hành tủy ở người sử dụng rượu. Cơ chế hình thành dấu vết này là do tổn thương tụ máu dưới da thái dương, vùng sau tai phải, do vật tày tác động trực tiếp gây nên. <<:: chỉ du, đẩy mà đến thế ah ??? >>>
Ngay chiều 4/8, Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang đã quyết định tước danh hiệu CAND và Cơ quan Cảnh sát điều tra CA tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giạm ( có phê chuẩn của VKSND tỉnh ) để điều tra đối với Thiếu uý Nguyễn Thế Nghiệp về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, theo điều 97 Bộ luật hình sự.
Kết quả điều tra ban đầu, Nghiệp đã khai nhận có hành vi du đẩy anh Khương vào phòng làm việc. Khi anh Khương đã vào trong phòng, Nghiệp đi ra lấy giấy bút đem vào cho anh Khương viết tường trình, rồi quay ra làm việc với các trường hợp khác.
Đại tá Dương Ngọc Sáu cho biết, CA tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức thông báo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương tới gia đình anh và chính quyền địa phương. CA tỉnh đang tiếp tục tập trung chỉ đạo để sớm làm rõ kết luận toàn bộ vụ việc, với quan điểm là xử lý nghiêm minh, khách quan với tất cả các trường hợp sai phạm theo đúng quy định của pháp luật và kỷ luật của lực lượng CAND.
Policeman arrested over death Straits Times
HANOI - AUTHORITIES have arrested a policeman over the death of a man who was detained for a routine traffic violation in northern Vietnam, police said on Friday.
Lieutenant Nguyen The Nghiep was arrested on Wednesday in northern Bac Giang province for allegedly causing the death of the 21-year-old man, a local police officer said on condition of anonymity because he was not authorised to speak to the media. The offence can be punished by up to seven years in prison.
Last month, the man's family and hundreds of villagers placed his coffin in front of the provincial government building, threw rocks and blocked traffic after police failed to explain his death, state media reported earlier.
Six villagers were arrested. The police official declined to give their current status.
Police deny using torture, but suspects in some cases say they were forced by police to confess.
In April, a man died in Hanoi after being summoned by police for questioning in a gambling case. Seven policemen were suspended pending an investigation into his death. -- AP
Lieutenant Nguyen The Nghiep was arrested on Wednesday in northern Bac Giang province for allegedly causing the death of the 21-year-old man, a local police officer said on condition of anonymity because he was not authorised to speak to the media. The offence can be punished by up to seven years in prison.
Last month, the man's family and hundreds of villagers placed his coffin in front of the provincial government building, threw rocks and blocked traffic after police failed to explain his death, state media reported earlier.
Six villagers were arrested. The police official declined to give their current status.
Police deny using torture, but suspects in some cases say they were forced by police to confess.
In April, a man died in Hanoi after being summoned by police for questioning in a gambling case. Seven policemen were suspended pending an investigation into his death. -- AP
Hanoi - Authorities in northern Vietnam have arrested a police sublieutenant suspected of beating a man to death, a police official and state media reported Friday.
Riots erupted in Bac Giang province in July when a 21-year-old was allegedly beaten to death by police after being stopped for riding his motorbike without a helmet.
Policeman Nguyen The Nghiep, 25, was arrested Wednesday for 'causing death to people in the performance of official duties,' said Tong Duc Toan, head of the Investigative Security Department of Bac Giang Provincial Police Agency.
If found guilty, the accused stands to face between two and seven years in prison.
On July 23, Nguyen Van Khuong, was riding his motorbike with his girlfriend when he was stopped by police in Tan Yen District for not wearing a helmet, the state-run newspaper Thanh Nien reported.
Police confiscated the motorbike, took him to the station and allegedly beat him to death before handing his body to his family the next day.
The family took the coffin to the province's People's Committee headquarters in Bac Giang city, demanding that those responsible be brought to justice.
Thousands of demonstrators joined their cause, as police used tear gas to disperse the biggest protests ever seen in the province.
Bắc Giang: Bắt tạm giam Thiếu uý công an đánh chết người
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Công an tỉnh Bắc Giang vừa bắt tạm giam Thiếu uý Nguyễn Thế Nghiệp, cán bộ Công an huyện Tân Yên về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, theo điều 97 Bộ luật Hình sự để điều tra làm rõ. Liên quan đến vụ anh Nguyễn Văn Khương bị chết sau khi ...
Bắt giam thiếu úy công an đánh chết dânNgười Lao Động
Một thiếu úy bị điều tra làm chết người tại trụ sở công anVNExpress
Bắt giam thiếu úy công an đánh chết ngườiThanh Niên
VTC -Đài Á Châu Tự Do
tất cả 11 bài viết »
Một thiếu úy công an bị bắt tạm giam
05/08/2010 21:53:05- Liên quan đến vụ anh Nguyễn Văn Khương bị chết sau khi CSGT huyện Tân Yên (Bắc Giang) đưa về trụ sở để lập biên bản vi phạm giao thông, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam một thiếu úy công an.
Ngày 5/8, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp (25 tuổi), Đội CS TTXH Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) về hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, theo TTXVN, sự việc bắt nguồn từ chiều 23/7, khi Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện Tân Yên tổ chức tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông (ATGT) trên đường 398 khu vực phố Cao Thượng phát hiện Nguyễn Văn Khương (21 tuổi), quê xã Hồng Thái (Việt Yên) điều khiển xe mô tô BKS 98M9-3894, ngồi sau xe là Phạm Thị N. (20 tuổi) quê xã Mỹ Hà (Lạng Giang) vi phạm trật tự ATGT.
Tổ công tác đã đưa người và phương tiện về Công an huyện Tân Yên để lập biên bản vi phạm. Đến hơn 19h, thấy anh Khương có biểu hiện sức khoẻ không bình thường, Công an huyện Tân Yên đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên nhưng anh Khương đã chết.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh phối hợp tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Đến khoảng 2h30 ngày 24/7, Công an huyện Tân Yên đã bàn giao thi thể cho gia đình tổ chức mai táng. Trưa ngày 24/7, gia đình anh Khương có đơn gửi cơ quan điều tra Công an tỉnh và Công an huyện Tân Yên yêu cầu trả lời về nguyên nhân cái chết của anh Khương.
Để giải quyết vụ việc bảo đảm khách quan, Công an tỉnh phối hợp với Viện KSND tỉnh quyết định trưng cầu tổ chức giám định pháp y Trung ương để khám nghiệm lại tử thi. Trong lúc chờ kết quả giám định, cơ quan chức năng cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động gia đình tổ chức mai táng nạn nhân.
Phan Linh
Ông Nông Quốc Tuấn làm Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang VNMEDIA (4/8/2010)
|
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã bầu ông Nông Quốc Tuấn làm Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2005 - 2010 với 100% số phiếu tán thành.
Tại hội nghị, ông Trần Lưu Hải, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc giới thiệu ông Nông Quốc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang, Phụ trách công tác xây dựng Đảng để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang bầu giữ chức danh Bí thư Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2005 - 2010.
Ông Nông Quốc Tuấn sẽ thay ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005 - 2010, đã chuyển công tác khác.
(theo TTXVN)
Ông Nông Quốc Tuấn làm Bí thư Bắc Giang
Con trai Nông Đức Mạnh trở thành bí thư tỉnh ủy Bắc Giang talawas blog
Theo Đàn Chim Việt, con trai của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Quốc Tuấn đã nhận chức bí thư tỉnh ủy Hà Giang với “100% số phiếu tán thành” trong một cuộc Hội nghị “đột xuất” vào chiều 03/08/2010.
Ông Nông Đức Tuấn sẽ giữ nhiệm kỳ từ năm 2005- 2010 và thay thế ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, người được “chuyển sang công tác khác”.
Đàn Chim Việt cho biết ông Nông Quốc Tuấn (1963) có bằng cử nhân kinh tế và cử nhân chính trị. Ông cũng từng là công nhân xuất khẩu lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức và về nước năm 1988. Trước khi trở thành bí thư tỉnh ủy Hà Giang, ông đã từng giữ chức vụ phó bí thư.
Lê Diễn Đức - Chân tướng Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang và những nguyên nhân của cuộc bạo loạn02.08.2010
Cái chết của em Khương: Giọt nước làm tràn ly!Trong tuần qua, nhiều cán bộ chuyên trách của Bộ Công an từ Hà Nội đã về Bắc Giang giải quyết hậu quả vụ nổi dậy của dân chúng Bắc Giang chống lại chính quyền hôm 25 tháng Bảy.
Nguồn tin nội bộ từ trong nước cho biết, diễn tiến của vụ biểu tình đã được an ninh quay phim. Dựa trên phim này và lời khai báo của những đặc tình trà trộn trong đám đông, nhóm chuyên trách sẽ xác định ai đã có hành động ném đá, gạch hoặc sử dụng gậy gộc chống lại công an.
Một nhân viên của Bệnh viện Tân Yên nói có 7 công an bị đả thương, 4 người bị nhẹ về trước, 3 người bị nặng hơn về sau, nhưng tất cả đều đã xuất viện.
Hôm 25/07, bối rối trước tình hình, công an Bắc Giang đã cầu cứu quân đội từ các huyện can thiệp, nhưng bị khước từ. Thật may mắn! Nếu không, khó lường được thảm kịch sẽ kết thúc như thế nào. Phải nói trong trường hợp này quân đội đã ứng xử đúng với chức năng, nghĩa vụ của người lính.
Khoảng hai chục người dân đã bị công an của Bộ gọi lên thẩm vấn, trấn áp tinh thần. Họ đang lập danh sách và chuẩn bị hồ sơ khởi tố, con số có thể lên tới mấy chục người mà họ cho là đã gây rối trật tự, chống lại người thừa hành công vụ, không loại trừ cả người thân của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Khương. Họ đang cay cú và cố gắng tìm ra người đã giật bỏ lá cờ cắm ở trụ sở Ủy ban tỉnh Bắc Giang và đe dọa án tử hình cho hành động này!
Cái chết của em Nguyễn Văn Khương
Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin vô trách nhiệm khi chỉ theo lời của ông Phó Chủ tịch Bắc Giang: “Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết”.
Dù vậy, trong thực tế rất khó chứng minh em Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết qua lời khai của nhân chứng. Nhân chứng nào đây, khi mà sự vụ xảy ra trong trụ sở công an, kín cổng cao tường. Trừ phi ông Nghiên, công an trực tiếp xử phạt em Khương, tự thú vì ăn năn, sám hối về sự độc ác, bất nhân của mình; hoặc ông Nghiên buộc phải khai báo sự thật trước áp lực của luật pháp trong một cuộc điều tra minh bạch.
Trên góc độ pháp lý, hành vi khuất tất, vội vã đem xác em Khương đi khám nghiệm tử thi của công an, đã được Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nhận định trong cuộc phỏng vấn của RFA hôm 28/07:
“Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì dù ốm đau, thậm chí là chết rồi, thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì. Kể cả trong tình trạng tắt thở rồi, thì gia đình cũng cần phải có mặt. (Chỉ có) xóa dấu vết tội phạm thì mới giải phẫu mà không có mặt gia đình nạn nhân!”.
Cuộc giải phẫu được thực hiện bởi những người làm công việc chuyên môn của bệnh viện. Những người này biết rất rõ công an đã yêu cầu gì, nói gì. Nhưng vì an toàn đến đời sống và tính mạng của bản thân và gia đình, họ chưa dám nói ra. Ông Nghiên có thể che mắt dư luận tạm thời, nhưng khó trốn tránh được vĩnh viễn. Khi có môi trường pháp luật trong sạch và nghiêm minh, họ sẽ sẵn sàng đứng ra tố cáo – họ khẳng định như vậy.
Nguồn tin của bệnh viện cho biết, đây không phải là lần đầu tiên có những chuyện mờ ám trong khám nghiệm tử thi của công an Bắc Giang. Để trốn tránh trách nhiệm về tổn thất do mình gây ra, hoặc do ăn hối lộ rồi làm tăng hoặc giảm thương tích trong các tai nạn, nên nhiều trường hợp đã bị đổi trắng thay đen, đánh tráo tình trạng thực tế của tử thi. Chính cả đồng đội của họ cũng lâm vào bi kịch. Nghi ngờ và phẫn uất tồn tại ngay trong ngành công an.
Hơn một năm trước đây, vào đêm 30/04 rạng sáng 1/05/2009, cùng với ba công an khác trong một cuộc tự vệ quyết liệt trước sự tấn công của những người khai thác cát trộm trên sông Thương, Thượng sỹ công an Nguyễn Văn Hoan đã bị chết và xác anh được đồng đội tìm thấy lúc 7 giờ sáng cùng ngày. Hoan đã được truy tặng quân hàm thiếu úy.
Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Tân Yên và Lạng Giang tiến hành điều tra vụ án. Kết thúc điều tra, trong 10 đối tượng ra đầu thú, có 5 người bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ. Năm đối tượng khác cũng có hành vi tương tự, nhưng chỉ bị phạt hành chính vì “xét chưa đến mức xử lý hình sự”!
Trong loạt bài “Mù mờ sau cái chết của một cảnh sát”, báo “Tiền Phong” ngày 14/12/2009 cho biết: Trung tá công an của tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Thông, cha của anh Nguyễn Văn Hoan, đã gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Công an tỉnh Phạm Văn Minh. Ông Thông cho rằng, con trai của ông đã bị các đối tượng dùng xẻng hoặc mái chèo đánh vào gáy, sau đó bị dìm chết và bản kết luận của Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang về nguyên nhân chết của Hoan do ngạt nước là không khách quan. Khiếu nại của ông đã không thay đổi được tình huống chút nào vì bị cho là “không có căn cứ”.
Tờ “Tiền Phong” kết luận: “Có thể thấy, việc giải quyết khiếu nại của Công an tỉnh Bắc Giang đối với gia đình thiếu úy Hoan dựa chủ yếu trên bản kết luận giám định của Hội đồng giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đáng tiếc, bản kết luận giám định này lại có nhiều sai sót”.
Khám nghiệm tử thi của đồng đội hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ mà còn đầy trắc ẩn, “nhiều sai sót” như thế, thì chúng ta nghĩ sao đối với trường hợp em Nguyễn Văn Khương, con một gia đình nông dân nghèo, thấp cổ bé miệng?
Vì sao dân Bắc Giang ghét quan chức?
Bắc Giang là tỉnh gần như thuần nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người mới bằng một nửa mức trung bình cả nước, tỷ lệ hộ dân nghèo cao (gần 18%), có nơi như huyện Sơn Ðộng tới hơn 50%.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang người ta đã phát hiện được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm: đất sét làm gạch ngói, cát, cuội, sỏi, barit, than, sắt, vàng, đồng… Đây là tiềm năng để Bắc Giang có thể phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Bắc Giang khai thác một số điểm.
Tiếp theo, được Chủ tịch Ủy ban tỉnh cho phép, các địa phương cấp huyện như chim sổ lồng, đua nhau cấp giấy phép khai thác rừng, đất đồi núi, vàng, đồng, cát, sỏi, v.v…
Rất nhiều địa phương vi phạm nguyên tắc khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi sinh, mang tai tiếng xấu, làm dân chúng hết sức bất bình. Phổ biến hiện tượng vội vàng, giao mỏ cho các doanh nghiệp không đủ năng lực, kéo dài dự án, hiệu quả thấp, song song với việc khai thác khoáng sản trái phép…
Khai thác khoáng sản biến thành cái ổ của tiêu cực xã hội. Tranh chấp đất đai, bất công, nạn tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp của cán bộ trong khu vực hành chính và lực lượng bảo vệ trật tự trị an, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân với chính quyền.
Ngoài ra, Bắc Giang còn là cửa ngõ lưu chuyển hàng hóa hai chiều Trung Quốc – Việt Nam. Cổng kiểm soát quan trọng nhất là Trạm nằm ở thị trấn Kép, mà ông Phạm Văn Minh đã từng làm Trạm trưởng trong giai đoạn 1995-1997.
Hàng Trung Quốc qua Việt Nam thường là xe gắn máy, đồ gia dụng điện tử, máy móc nông nghiệp, giày dép, vải vóc, quần áo, v.v… Hàng từ Việt Nam qua Trung Quốc gồm nông sản, thú rừng quý hiếm, ba ba, rắn, rùa…, nhưng đặc biệt là các mặt hàng cấm như đồng, nikel…
Những người buôn bán có hàng (phần lớn là hàng lậu) qua đây đều bị kiểm soát nghiêm ngặt. Dân chúng kể lại rằng, nếu muốn yên phận thì phải biết điều, làm luật, chơi đẹp với công an của Trạm Kép. Ngược lại, hoặc bị đóng thuế cao, hết lãi hoặc bị tịch thu trắng tay. Hàng tịch thu được Trạm Kiểm soát nói sung vào công quỹ nhà nước, nhưng cái kho công quỹ nằm ở đâu thì không ai biết.
Bị ăn chặn ngang nhiên như cướp ngày và bị mất tiền của, nhiều người tan gia bại sản phải gán nhà trả nợ, nên công an của Trạm Kép bị dân chúng rất oán giận.
Phạm Văn MinhÔng Phạm Văn Minh, tuổi trên 50, xuất thân từ làng Phương Đậu, xã Song Mai, thuộc thành phố Bắc Giang. Làng Phương Đậu nằm trên sông Thương, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km, được dân ở đây gọi hài hước là làng Tè (vì có thói quen làm vệ sinh bậy bạ).
Chỉ sau một thời gian ngắn làm Trưởng Trạm Kép, ông Minh đã phất lên nhanh chóng. Từ một gia đình nghèo mấy đời làm ruộng, vậy mà ngoài việc sở hữu nhà và đất ở thành phố, ông Minh đang sống trong một trang trại bề thế, sang trọng ở làng Tè, với nhà cửa thêng thang, vườn tược có rất nhiều cây cảnh, mỗi gốc trị giá hàng chục triệu đồng, được chăm sóc thường xuyên bởi lính dưới quyền.
Một người đã làm việc tại Trạm Kép với ông Minh ngày trước, nay làm ở công an tỉnh Bắc Ninh (từ khi Hà Bắc tách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh), cho biết rằng, ông Phạm Văn Minh cao lớn, hoạt ngôn, khôn ngoan và nhiều tham vọng. Ông ta biết rất rõ khó có thể leo cao trên con đường công danh từ Công an bảo vệ, là đơn vị được xếp hạng chót trong thang bậc của công an. Cho nên, không biết bằng thủ đoạn hay phép mầu nào, rời khỏi chức vụ Trưởng Trạm Kép, ông Minh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự. Một thời gian ngắn sau ông nhảy lên ghế Phó giám đốc Sở, Tỉnh ủy viên, rồi trở thành Giám đốc.
Sự thăng quan, tiến chức nhanh chóng mặt của ông Phạm Văm Minh là đề tài bàn tán của dân chúng Bắc Giang và ngay trong nội bộ công an tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Ân oán giang hồ lắm, mà ghen tức cũng nhiều.
Từ tất cả những điều tôi nêu ra, suốt hơn một thập niên nay, những cơn giận hờn đã nung nấu, âm ỉ trong xã hội trước một giai cấp quan lại, địa chủ mới. Từ lúc ông Đỗ Bình Dương còn làm Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Hà Bắc, cho đến thời nay của ông Đào Xuân Cần, Bí thư Tỉnh ủy và ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Phó Bí thư Thường trực, lúc nào cũng đầy rẫy bất công, cùng với các hiện tượng hà hiếp dân, ăn chơi phóng túng, sa đọa của những kẻ có sức mạnh của quyền lực và tiền bạc.
Sự nung nấu giống như quả bong bóng đã quá căng, chỉ cần nhích bơm thêm một chút là nổ tung.
Cái chết tức tưởi của em Nguyễn Văn Khương, mới 21 tuổi đầu, trong một hoàn cảnh vô cùng khó hiểu và trước sự hành xử mờ ám, vô lý của công an huyện Tân Yên, chính là giọt nước tràn ly, là ngòi nổ, là lực nén cuối cùng.
Cũng trong cuộc phỏng vấn của RFA đã dẫn, Luật sư Trần Lâm nhận định:
“Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước, bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi”.
Còn Giáo sư Tương Lai, phân tích:
“Những người dân không phải là ngẫu nhiên, hay như những ngôn từ trong các bài báo nói là do những phần tử cực đoan xúi giục và họ đi biểu tình. Quá khích vì họ đập phá. Chuyện này tôi có một thực tế, cách đây đã lâu hơn 10 năm rồi, khi mà tôi với tư cách là một nhà khoa học, xã hội học theo yêu cầu của thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi về nghiên cứu các vụ bạo động ở Thái Bình, Quỳnh Phụ thì tôi hiểu rõ người dân họ hiền hòa và không bao giờ họ muốn nổi loạn, gây chuyện với chính quyền cả. Chỉ có khi tức nước thì mới vỡ bờ mà thôi”.
Lời kết
Các cuộc biểu tình tự phát phản đối chính quyền nổ ra liên tục trên nhiều địa phương khác nhau ngày càng có quy mô lớn hơn, đối đầu quyết liệt hơn, không là còn là tín hiệu báo động nữa, mà là tiếng súng bắn vào hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thay vì phải thay đổi, trấn an dân chúng bằng thái độ cầu thị, biết lỗi, xử phạt nghiêm khắc và nhanh chóng những kẻ lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật, thì nhà chức trách lại chăm chăm truy lùng, tra khảo, bắt bớ những người dân nghèo yếu, tay không tấc sắt, có quá khích một chút nhưng chỉ vì thân phận của con giun, bị xéo mãi cũng phải quằn.
Cách làm này của nhà cầm quyền chằng khác gì hành động tự đào huyệt sâu hơn để chôn mình. Trong một tương lai gần! Khi người dân trên khắp mọi miền biết đoàn kết và có tổ chức.
Vai trò của chính quyền trong vụ Bắc Giang? BBCCái chết của em Khương: Giọt nước làm tràn ly!Trong tuần qua, nhiều cán bộ chuyên trách của Bộ Công an từ Hà Nội đã về Bắc Giang giải quyết hậu quả vụ nổi dậy của dân chúng Bắc Giang chống lại chính quyền hôm 25 tháng Bảy.
Nguồn tin nội bộ từ trong nước cho biết, diễn tiến của vụ biểu tình đã được an ninh quay phim. Dựa trên phim này và lời khai báo của những đặc tình trà trộn trong đám đông, nhóm chuyên trách sẽ xác định ai đã có hành động ném đá, gạch hoặc sử dụng gậy gộc chống lại công an.
Một nhân viên của Bệnh viện Tân Yên nói có 7 công an bị đả thương, 4 người bị nhẹ về trước, 3 người bị nặng hơn về sau, nhưng tất cả đều đã xuất viện.
Hôm 25/07, bối rối trước tình hình, công an Bắc Giang đã cầu cứu quân đội từ các huyện can thiệp, nhưng bị khước từ. Thật may mắn! Nếu không, khó lường được thảm kịch sẽ kết thúc như thế nào. Phải nói trong trường hợp này quân đội đã ứng xử đúng với chức năng, nghĩa vụ của người lính.
Khoảng hai chục người dân đã bị công an của Bộ gọi lên thẩm vấn, trấn áp tinh thần. Họ đang lập danh sách và chuẩn bị hồ sơ khởi tố, con số có thể lên tới mấy chục người mà họ cho là đã gây rối trật tự, chống lại người thừa hành công vụ, không loại trừ cả người thân của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Khương. Họ đang cay cú và cố gắng tìm ra người đã giật bỏ lá cờ cắm ở trụ sở Ủy ban tỉnh Bắc Giang và đe dọa án tử hình cho hành động này!
Cái chết của em Nguyễn Văn Khương
Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin vô trách nhiệm khi chỉ theo lời của ông Phó Chủ tịch Bắc Giang: “Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết”.
Dù vậy, trong thực tế rất khó chứng minh em Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết qua lời khai của nhân chứng. Nhân chứng nào đây, khi mà sự vụ xảy ra trong trụ sở công an, kín cổng cao tường. Trừ phi ông Nghiên, công an trực tiếp xử phạt em Khương, tự thú vì ăn năn, sám hối về sự độc ác, bất nhân của mình; hoặc ông Nghiên buộc phải khai báo sự thật trước áp lực của luật pháp trong một cuộc điều tra minh bạch.
Trên góc độ pháp lý, hành vi khuất tất, vội vã đem xác em Khương đi khám nghiệm tử thi của công an, đã được Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nhận định trong cuộc phỏng vấn của RFA hôm 28/07:
“Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì dù ốm đau, thậm chí là chết rồi, thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì. Kể cả trong tình trạng tắt thở rồi, thì gia đình cũng cần phải có mặt. (Chỉ có) xóa dấu vết tội phạm thì mới giải phẫu mà không có mặt gia đình nạn nhân!”.
Cuộc giải phẫu được thực hiện bởi những người làm công việc chuyên môn của bệnh viện. Những người này biết rất rõ công an đã yêu cầu gì, nói gì. Nhưng vì an toàn đến đời sống và tính mạng của bản thân và gia đình, họ chưa dám nói ra. Ông Nghiên có thể che mắt dư luận tạm thời, nhưng khó trốn tránh được vĩnh viễn. Khi có môi trường pháp luật trong sạch và nghiêm minh, họ sẽ sẵn sàng đứng ra tố cáo – họ khẳng định như vậy.
Nguồn tin của bệnh viện cho biết, đây không phải là lần đầu tiên có những chuyện mờ ám trong khám nghiệm tử thi của công an Bắc Giang. Để trốn tránh trách nhiệm về tổn thất do mình gây ra, hoặc do ăn hối lộ rồi làm tăng hoặc giảm thương tích trong các tai nạn, nên nhiều trường hợp đã bị đổi trắng thay đen, đánh tráo tình trạng thực tế của tử thi. Chính cả đồng đội của họ cũng lâm vào bi kịch. Nghi ngờ và phẫn uất tồn tại ngay trong ngành công an.
Hơn một năm trước đây, vào đêm 30/04 rạng sáng 1/05/2009, cùng với ba công an khác trong một cuộc tự vệ quyết liệt trước sự tấn công của những người khai thác cát trộm trên sông Thương, Thượng sỹ công an Nguyễn Văn Hoan đã bị chết và xác anh được đồng đội tìm thấy lúc 7 giờ sáng cùng ngày. Hoan đã được truy tặng quân hàm thiếu úy.
Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Tân Yên và Lạng Giang tiến hành điều tra vụ án. Kết thúc điều tra, trong 10 đối tượng ra đầu thú, có 5 người bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ. Năm đối tượng khác cũng có hành vi tương tự, nhưng chỉ bị phạt hành chính vì “xét chưa đến mức xử lý hình sự”!
Trong loạt bài “Mù mờ sau cái chết của một cảnh sát”, báo “Tiền Phong” ngày 14/12/2009 cho biết: Trung tá công an của tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Thông, cha của anh Nguyễn Văn Hoan, đã gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Công an tỉnh Phạm Văn Minh. Ông Thông cho rằng, con trai của ông đã bị các đối tượng dùng xẻng hoặc mái chèo đánh vào gáy, sau đó bị dìm chết và bản kết luận của Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang về nguyên nhân chết của Hoan do ngạt nước là không khách quan. Khiếu nại của ông đã không thay đổi được tình huống chút nào vì bị cho là “không có căn cứ”.
Tờ “Tiền Phong” kết luận: “Có thể thấy, việc giải quyết khiếu nại của Công an tỉnh Bắc Giang đối với gia đình thiếu úy Hoan dựa chủ yếu trên bản kết luận giám định của Hội đồng giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đáng tiếc, bản kết luận giám định này lại có nhiều sai sót”.
Khám nghiệm tử thi của đồng đội hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ mà còn đầy trắc ẩn, “nhiều sai sót” như thế, thì chúng ta nghĩ sao đối với trường hợp em Nguyễn Văn Khương, con một gia đình nông dân nghèo, thấp cổ bé miệng?
Vì sao dân Bắc Giang ghét quan chức?
Bắc Giang là tỉnh gần như thuần nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người mới bằng một nửa mức trung bình cả nước, tỷ lệ hộ dân nghèo cao (gần 18%), có nơi như huyện Sơn Ðộng tới hơn 50%.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang người ta đã phát hiện được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm: đất sét làm gạch ngói, cát, cuội, sỏi, barit, than, sắt, vàng, đồng… Đây là tiềm năng để Bắc Giang có thể phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Bắc Giang khai thác một số điểm.
Tiếp theo, được Chủ tịch Ủy ban tỉnh cho phép, các địa phương cấp huyện như chim sổ lồng, đua nhau cấp giấy phép khai thác rừng, đất đồi núi, vàng, đồng, cát, sỏi, v.v…
Rất nhiều địa phương vi phạm nguyên tắc khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi sinh, mang tai tiếng xấu, làm dân chúng hết sức bất bình. Phổ biến hiện tượng vội vàng, giao mỏ cho các doanh nghiệp không đủ năng lực, kéo dài dự án, hiệu quả thấp, song song với việc khai thác khoáng sản trái phép…
Khai thác khoáng sản biến thành cái ổ của tiêu cực xã hội. Tranh chấp đất đai, bất công, nạn tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp của cán bộ trong khu vực hành chính và lực lượng bảo vệ trật tự trị an, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân với chính quyền.
Ngoài ra, Bắc Giang còn là cửa ngõ lưu chuyển hàng hóa hai chiều Trung Quốc – Việt Nam. Cổng kiểm soát quan trọng nhất là Trạm nằm ở thị trấn Kép, mà ông Phạm Văn Minh đã từng làm Trạm trưởng trong giai đoạn 1995-1997.
Hàng Trung Quốc qua Việt Nam thường là xe gắn máy, đồ gia dụng điện tử, máy móc nông nghiệp, giày dép, vải vóc, quần áo, v.v… Hàng từ Việt Nam qua Trung Quốc gồm nông sản, thú rừng quý hiếm, ba ba, rắn, rùa…, nhưng đặc biệt là các mặt hàng cấm như đồng, nikel…
Những người buôn bán có hàng (phần lớn là hàng lậu) qua đây đều bị kiểm soát nghiêm ngặt. Dân chúng kể lại rằng, nếu muốn yên phận thì phải biết điều, làm luật, chơi đẹp với công an của Trạm Kép. Ngược lại, hoặc bị đóng thuế cao, hết lãi hoặc bị tịch thu trắng tay. Hàng tịch thu được Trạm Kiểm soát nói sung vào công quỹ nhà nước, nhưng cái kho công quỹ nằm ở đâu thì không ai biết.
Bị ăn chặn ngang nhiên như cướp ngày và bị mất tiền của, nhiều người tan gia bại sản phải gán nhà trả nợ, nên công an của Trạm Kép bị dân chúng rất oán giận.
Phạm Văn Minh
Chỉ sau một thời gian ngắn làm Trưởng Trạm Kép, ông Minh đã phất lên nhanh chóng. Từ một gia đình nghèo mấy đời làm ruộng, vậy mà ngoài việc sở hữu nhà và đất ở thành phố, ông Minh đang sống trong một trang trại bề thế, sang trọng ở làng Tè, với nhà cửa thêng thang, vườn tược có rất nhiều cây cảnh, mỗi gốc trị giá hàng chục triệu đồng, được chăm sóc thường xuyên bởi lính dưới quyền.
Một người đã làm việc tại Trạm Kép với ông Minh ngày trước, nay làm ở công an tỉnh Bắc Ninh (từ khi Hà Bắc tách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh), cho biết rằng, ông Phạm Văn Minh cao lớn, hoạt ngôn, khôn ngoan và nhiều tham vọng. Ông ta biết rất rõ khó có thể leo cao trên con đường công danh từ Công an bảo vệ, là đơn vị được xếp hạng chót trong thang bậc của công an. Cho nên, không biết bằng thủ đoạn hay phép mầu nào, rời khỏi chức vụ Trưởng Trạm Kép, ông Minh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự. Một thời gian ngắn sau ông nhảy lên ghế Phó giám đốc Sở, Tỉnh ủy viên, rồi trở thành Giám đốc.
Sự thăng quan, tiến chức nhanh chóng mặt của ông Phạm Văm Minh là đề tài bàn tán của dân chúng Bắc Giang và ngay trong nội bộ công an tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Ân oán giang hồ lắm, mà ghen tức cũng nhiều.
Từ tất cả những điều tôi nêu ra, suốt hơn một thập niên nay, những cơn giận hờn đã nung nấu, âm ỉ trong xã hội trước một giai cấp quan lại, địa chủ mới. Từ lúc ông Đỗ Bình Dương còn làm Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Hà Bắc, cho đến thời nay của ông Đào Xuân Cần, Bí thư Tỉnh ủy và ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Phó Bí thư Thường trực, lúc nào cũng đầy rẫy bất công, cùng với các hiện tượng hà hiếp dân, ăn chơi phóng túng, sa đọa của những kẻ có sức mạnh của quyền lực và tiền bạc.
Sự nung nấu giống như quả bong bóng đã quá căng, chỉ cần nhích bơm thêm một chút là nổ tung.
Cái chết tức tưởi của em Nguyễn Văn Khương, mới 21 tuổi đầu, trong một hoàn cảnh vô cùng khó hiểu và trước sự hành xử mờ ám, vô lý của công an huyện Tân Yên, chính là giọt nước tràn ly, là ngòi nổ, là lực nén cuối cùng.
Cũng trong cuộc phỏng vấn của RFA đã dẫn, Luật sư Trần Lâm nhận định:
“Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước, bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi”.
Còn Giáo sư Tương Lai, phân tích:
“Những người dân không phải là ngẫu nhiên, hay như những ngôn từ trong các bài báo nói là do những phần tử cực đoan xúi giục và họ đi biểu tình. Quá khích vì họ đập phá. Chuyện này tôi có một thực tế, cách đây đã lâu hơn 10 năm rồi, khi mà tôi với tư cách là một nhà khoa học, xã hội học theo yêu cầu của thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi về nghiên cứu các vụ bạo động ở Thái Bình, Quỳnh Phụ thì tôi hiểu rõ người dân họ hiền hòa và không bao giờ họ muốn nổi loạn, gây chuyện với chính quyền cả. Chỉ có khi tức nước thì mới vỡ bờ mà thôi”.
Lời kết
Các cuộc biểu tình tự phát phản đối chính quyền nổ ra liên tục trên nhiều địa phương khác nhau ngày càng có quy mô lớn hơn, đối đầu quyết liệt hơn, không là còn là tín hiệu báo động nữa, mà là tiếng súng bắn vào hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thay vì phải thay đổi, trấn an dân chúng bằng thái độ cầu thị, biết lỗi, xử phạt nghiêm khắc và nhanh chóng những kẻ lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật, thì nhà chức trách lại chăm chăm truy lùng, tra khảo, bắt bớ những người dân nghèo yếu, tay không tấc sắt, có quá khích một chút nhưng chỉ vì thân phận của con giun, bị xéo mãi cũng phải quằn.
Cách làm này của nhà cầm quyền chằng khác gì hành động tự đào huyệt sâu hơn để chôn mình. Trong một tương lai gần! Khi người dân trên khắp mọi miền biết đoàn kết và có tổ chức.
Giáo sư Tương Lai nhận định chính quyền đã không giải quyết hợp tình hợp lý trong vụ bạo động ở Bắc Giang.
GS Tương Lai nói phản ứng của người dân Bắc Giang là điều dễ hiểu
Giáo sư xã hội học Tương Lai từ Hà Nội nhận định chính quyền địa phương đã không biết cách xử lý thấu đáo, dám nhìn thẳng giải quyết vụ việc.
Theo ông, chừng nào giới chức chưa xử lý những bức xúc của người dân một cách hợp tình hợp lý, chừng đó những phẫn nộ trong dân vẫn tiếp tục bùng phát.
GS Tương Lai: Dân thì bao giờ cũng chỉ muốn sống một cách yên bình. Không bao giờ người ta muốn làm gì chống đối chính quyền của mình cả. Nhưng khi xảy ra những sự kiện, ví dụ sự kiện vừa rồi ở Bắc Giang, khi anh Khương bị chết một cách tức tưởi như thế, gia đình phải đưa đi khiếu kiện, từ đó tập hợp đông người đi theo, gây ra những cái lộn xộn.
Thực ra cái điều này là thông qua báo đài, chủ yếu là báo đài ở nước ngoài và những cái blog cá nhân mà người ta nêu lên. Điều ấy nói lên sự quan tâm đối với những hiện tượng xã hội. Để những cái này xảy ra thì nó nói lên rằng an ninh xã hội có vấn đề.
Khi mà người dân cảm thấy cuộc sống của họ có những bê bối, những cái bức xúc mà không được giải quyết một cách có lý có tình thì nó đẩy tới những sự kiện như thế thôi.
Hàng ngàn người dân đã bao vây UBND tỉnh Bắc Giang để phản đối
Nếu người cầm quyền có thái độ đứng đắn, thực sự cầu thị, giải quyết những bức xúc của dân thì sẽ không có những chuyện đó xảy ra. Còn nếu để địa phương nào có xử lý không hợp tình hợp lý, gây phẫn nộ nhân dân, thì dân họ phản ứng trở lại, đó là chuyện dễ hiểu.
BBC:Ông có nói tới việc nhận được những thông tin từ những luồng mà trong nước tạm gọi là ‘lề trái’. Vậy chắc sự phản ánh của báo chí chính thống trong nước không làm hài lòng những người muốn biết thông tin?
GS Tương Lai: Đúng như vậy. Báo chí phải là tiếng nói trung thực. Và chuyện bưng bít thông tin thì trong thời đại bùng nổ thông tin này mà bưng bít, báo chí trong nước không nói đến, người ta phải đi tìm những luồng thông tin khác. Mà bây giờ thì làm sao mà ngăn chặn những luồng thông tin được?
Càng bưng bít thông tin thì càng gây nên bất ổn trong tâm trạng xã hội. Trong xã hội khi trình độ nhận thức của người dân như hiện nay thì cái kiểu bưng bít thông tin như thế là không ổn.
Vừa rồi có một sự kiện rất nhỏ, ông Tổng thống Hàn Quốc gửi lời chia buồn với người Việt Nam về sự kiện cô dâu người Việt chết trên đất Hàn. Trong lời chia buồn đó, ông ấy nói rằng chuyện này thể hiện sự thiếu trưởng thành về mặt văn hóa. Cách nhìn như thế là rất thỏa đáng để giúp làm yên lòng những dư luận xã hội.
Còn nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật, mà bưng bít, thì càng đẩy tới những bức xúc xã hội và đó là điều không khôn ngoan trong giải quyết tình huống.
BBC:Ông có nghiên cứu về cuộc bạo động ở Thái Bình năm 1997, theo ông, có những nét tương đồng nào trong vụ việc mới rồi không, và chính quyền có rút ra kinh nghiệm gì từ cách xử lý hồi đó không?
GS Tương Lai: Tôi thấy bao giờ người dân cũng chỉ muốn sống yên bình. Nếu xảy ra sự kiện nào đó, nếu chính quyền địa phương biết cách lý giải một cách hợp tình dựa trên luật pháp nghiêm minh, thì nhất định không đẩy tới những sự kiện bùng nổ.
Nhưng nếu như không được giải quyết, đẩy tới những cái tích tiểu thành đại, tức nước vỡ bờ, nó sẽ đẩy ra thành những sự kiện xã hội thôi.
Cảnh sát chống bạo động phải ra tay
Nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật mà giải quyết, lại tìm cách bưng bít, tìm cách đối phó không đúng, không thể đẩy tới những chuyện ổn định xã hội như mong muốn được.
Vì vậy, khi để người dân bất bình, bùng lên bột phát - mà trong bột phát không tránh khỏi những cái cực đoan - thì người cầm quyền khôn ngoan không nên để những chuyện đó xảy ra. Pháp luật phải thật nghiêm minh, để người dân có thể dựa vào pháp luật bảo vệ cuộc sống của mình. Trong trường hợp đó, sẽ không thể có những bạo động theo kiểu như vừa rồi được.
Bắc Giang: Chuyện người ngoài nhanh nhảu, chuyện mình bưng bít như hàng quốc cấm
Hà Long (30-Jul-2010 08:45)
Song Hà Thêm một tội ác mang tên “Công an nhân dân” Nữ Vương Công Lý (29/07/2010)
Chúng tôi đưa em đi bằng xe đòn đẩy tay, dọc đường bà con dân chúng cùng ủng hộ chúng tôi, dân chúng đổ vào quá đông rồi công an đã đến và sự việc như các anh đã biết và nghe nói mạng internet đã truyền đi khá nhiều.
Ngày 25/7/2010 tại thành phố Bắc Giang một thành phố cách Hà Nội khoảng 60 km về phía bắc náo động với một đám tang. Hàng vạn người đã đổ về các cơ quan công quyền Tỉnh Bắc Giang hộ tống một đoàn người mang theo tử thi một thanh niên 22 tuổi đi đòi công lý.
Hơn 700 tờ báo “lề phải” – niềm tự hào của “đảng ta” về tự do báo chí, tự do ngôn luận – im tịt cho đến giờ, chắc đang chờ đảng chỉ “lề phải” để báo chí biết cách đi vụ này như thế nào. Nhưng những thông tin trên mạng do các “nhà báo nhân dân” đã phản ánh kịp thời sự kiện để cả thế giới theo dõi.
Quần chúng tự phát không cần ngoặc kép
Ngày 26/7/2010, chúng tôi lên đường lên Thành phố Bắc Giang để tìm “sự thật “thực”” ở đây. Con đường tắc nghẽn cả mấy km dù là đường “cao tốc”. Nắng, nóng, bụi bặm… chúng tôi ghé vào một quán nước dưới bóng cây gạo cách Bắc Giang chừng 20 km.
Trong quán nước, mấy thanh niên đang hào hứng kể lại câu chuyện của ngày hôm qua, giọng người này chắc nịch:
- Thằng này chắc cũng con nhà có cỡ thì gia đình mới dám đem được xác lên tận Bắc Giang, chứ nếu bình thường khó mà đưa qua được giới ranh của xã. Ở đây thì công an biết từ đầu nhưng không ngăn chặn được. Lẽ ra buộc nó phải đền tiền xong mới đưa về, đằng này lại đưa về ngay.
Một người buông điếu thuốc lào hút dở:
- Ôi giời, người chết đi thì mất chứ đền tiền thì làm gì.Nó có đền cho 10 tỷ đồng thì cũng chẳng để làm gì, mạng người làm sao lấy lại được. Nghe nói nó bóp vào hầu con người ta và đá dập cả bọng đái nên mới chết nhanh thế, mà lại còn cắt luôn cả cái bọng đái trước khi gia đình vào đến nơi.
Một thanh niên khác tiếp lời:
- Khốn nạn, công an bây giờ nó lộng hành, ai đời lại đánh con người ta chết ngay trong đồn công an rồi vô trách nhiệm, tôi mà có súng, tôi đòm hết mẹ bọn này đi, mạng phải đền mạng. Luật pháp cộng sản nó vậy, cứ bao che cho nhau, chứ nguyên tắc thì thủ tướng gây tội ác cũng phải ra tòa đền tội, huống chi thằng công an vô học mà lại cố bao che.
Uống vội chén nước, chúng tôi lên đường tới Bắc Giang.
Thành phố Bắc Giang hôm nay yên tĩnh, một sự yên tĩnh khác thường. Người ta có cảm giác sự yên tĩnh này như sự lặng im sau cơn bão. Cả thành phố vắng tanh bóng cảnh sát giao thông, một lực lượng luôn là nỗi sợ hãi của người dân với mệnh danh là “cướp ngày có giấy phép”.
Dù đang là ngày làm việc đầu tuần, nhưng công sở phía ngoài nhìn vào vắng lặng. Văn phòng UBND Tỉnh im lìm không một bóng người ngoài người gác cổng, nhìn không khí văn phòng đầu não một tỉnh im lặng, u ám đến rợn người. Các hàng rào sắt xung quanh khuôn viên đã được dựng lại, tuy các mũi mác nhọn chưa kịp hàn lại. Người dân cho biết, đêm qua, tỉnh phải huy động nhiều nhân công, máy móc khẩn trương hàn vá lại cả đêm chứ hôm qua dân đạp đổ hết chỉ còn trơ trọi lại mấy cột sắt mà thôi.
Trong mọi ngõ ngách, quán nước, vỉa hè, bàn làm việc, cơ quan công quyền cho đến cánh xe ôm… tất cả câu chuyện đều xoay quanh “ngày chủ nhật kinh hoàng” 25/7.
Những người dân cao tuổi nơi đây kể lại:
Hôm qua đúng là ngày chưa từng thấy trong cuộc đời chúng tôi ở cái tỉnh này, kể cả hồi theo Việt Minh cướp chính quyền cũng không có cảnh như vậy. Cả thành phố xuống đường, cả già trẻ, trai, gái, cán bộ, nhân dân… xuống đường với khí thế ban đầu là tò mò và sau đó là căm phẫn. Tất cả các tuyến phố tràn ngập người dân, công an đưa rào sắt, xe chặn các lối nhưng làn sóng người dân ùn ùn đổ đến đã xô đổ tất cả các rào sắt tạm, ít nhất có 4 xe con của cảnh sát chặn đường chiếc xe tang đã bị lật ngược. Hầu như cả Thành phố Bắc Giang và các xã lân cận không có ai ở nhà.
Nhưng điều lạ nhất ngày hôm qua là dân chúng không hề tỏ ra sợ hãi như mọi khi, họ hò hét, cổ vũ những người anh dũng vì có người khi công an ném lựu đạn cay còn xông đến nhặt ném trả lại phía công an. Gạch, đá, chai lọ… và các thứ có thể dùng đã ầm ầm ném ra từ phía nhân dân về cảnh sát làm cảnh sát chạy như vịt, nhiều cảnh sát bị thương, chiều qua tôi đếm ít nhất có 8 tên vào viện.
Cũng ngày hôm qua, công an Bắc Giang thể hiện trước toàn thể dân chúng bản chất của mình để nhân dân hiểu thế nào là “Công an Nhân dân”. Chúng nó tàn bạo và hung hãn như côn đồ các anh chị ạ. Cứ 4 thằng túm tay một người kéo lê ngửa giữa đường bất chấp dân chửi bới, ném gạch đá theo. Mỗi thằng một cái gậy hung hăng lắm. Nhưng khi chúng nó bắn súng, nghe tiếng súng nổ, thì chính là lúc chúng nó kích động người dân, tất cả các xe vòi rông đưa đến đều bị nhân dân trèo lên trên vô hiệu hóa, đập vỡ kính và lái xe chạy bán sống bán chết thành ra chỗ cho bà con đứng xem công an biểu diễn, cũng từ những nơi xung quanh, gạch đá bay rào rào làm công an chạy tán loạn.
Cán bộ tỉnh bỏ trốn hết, cuối cùng đến tối thì phó chủ tịch mới phải ra mời gia đình vào tiếp và viết giấy hứa hẹn giải quyết thỏa đáng, họ mới đưa xác về chôn cất. Nhưng hứa thì hứa vậy thôi chứ chúng tôi biết chúng nó mà, chẳng đến đâu đâu các anh ạ.
Chúng tôi hỏi một người có vẻ hiểu biết tường tận vấn đề: “Vậy chắc là gia đình nạn nhân này đông họ hàng con cái lắm nên mới đi đông như vậy”? Người trung niên này nói lại: “Không, gia đình họ hành người này không đông, nhưng đám tang đẩy bằng xe tay đi bộ cả gần chục cây số lên đến Thành phố, đi đến đâu thì đoàn người gia nhập đi theo đến đấy thành ra cả Thành phố sôi động xuống đường. Dân người ta căm sẵn rồi mà anh, chúng nó đối xử với dân như thế nào thì dân người ta biết cả, hôm qua họ mới có dịp thể hiện. Rồi cũng đến ngày chúng nó gây tội ác phải đền tội thôi chứ lẽ nào chúng nó hành dân mãi được mà vẫn giở trò đạo đức đểu”.
Thì ra vậy, cái mà nhà nước hay đổ tội là “thế lực thù địch” xúi giục, chống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước ta không ở đâu xa, ở ngay trong cách hành động và bản chất của công an, của cán bộ và trong lòng dân chúng.
Một cái chết oan khuất và biểu hiện sự bao che
Rời TP Bắc Giang, chúng tôi đi theo quốc lộ 1A cũ về xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, quãng đường từ TP đến nhà nạn nhân khoảng chục cây số. Dọc đường, những tấm bảng đỏ choét treo hai bên cột điện vẫn nhan nhản những câu khẩu hiệu ngất trời “Chào mừng Đại hội Đảng các cấp”, “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … không rõ chiều qua nằm trong xe tang, nạn nhân này có thấm nhuần được các câu khẩu hiệu này không?
Khi chúng tôi hỏi thăm đường một phụ nữ trong quán nước vắng ven đường, như được cơ hội, chị kể ào ào mọi chuyện của ngày hôm qua: “Chúng nó độc ác quá, con người ta mới có 22 tuổi đời vào công an vài tiếng thành ma. Hôm qua các anh chị không về đây mà xem cái sự lạ đời chưa từng có, nhân dân ai cũng nhiệt tình và đoàn kết đưa chú ấy đi đòi công lý. Chúng nó bắn đạn, lựu đạn cay và bắt đi mấy người, nhưng dưới này dân người ta cũng bắt được mấy thằng công an để đổi lại”.
Chuyện băt người và đổi chác không biết có thật không, nhưng nếu không có thật thì chắc đây cũng là sự tưởng tượng phong phú thể hiện nguyện vọng của người dân.
Được chỉ đường của chị hàng nước, chúng tôi đi theo con đường ngoắt ngoéo vào nhà nạn nhân. Gia đình nạn nhân ở thôn Ngư Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Gia đình nạn nhân, ông nội và anh trai nạn nhânKhi chúng tôi đến, cả gia đình, họ hàng đang ngồi bên bàn nước, những người ở TP Bắc Giang đang đến thăm và thắp hương cho nạn nhân.
Tiếp chúng tôi, Nguyễn Văn Cường anh trai của nạn nhân đôi mắt đỏ hoe ngậm ngùi kể lại sự việc:
Em tôi tên là Nguyễn Văn Khương, 22 tuổi, có bạn gái ở huyện Tân Yên cách đây hơn chục cây số. Chiều thứ 6 vừa qua, em tôi đến đó chơi và chở bạn gái đi mua đồ gì đó mà quên đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát giao thông chặn em tôi lại và thò tay rút luôn chìa khóa.
Một cảnh sát lên xe của em tôi đi về Công an huyện cách đó mấy trăm mét, người còn lại chở em tôi, còn cô bạn gái em tôi thì phải đi bộ lẽo đẽo theo sau.
Đi được một đoạn, cô bạn nhận được điện thoại em tôi gọi rằng lên đón anh ở công an huyện. Khi cô bạn gái em tôi đi đến thì chỉ thấy xe máy đang dựng đó mà không thấy em tôi, gọi điện thoại thì không nhấc máy. Chờ một lúc thì cô ấy phải về đi làm ca vào 18h30.
Đến 20h gia đình tôi được công an huyện mời ra xã và thông báo là em tôi đã chết. Quá bàng hoàng chúng tôi đến bệnh viện thì được bệnh viện thông báo: “Khi đến nhập viện khoảng 18h20 thì bệnh nhân đã chết”. Gia đình chỉ được thông báo như vậy, chúng tôi hỏi thông tin về cái chết của em tôi nhưng không ai trả lời.
Đến đêm, khoảng 2 giờ sáng, công an Tỉnh Bắc Ninh xuống đem theo bộ phận mổ tử thi, nhưng mổ xong là họ về không có giấy tờ cũng như thông tin nào báo cho chúng tôi về cái chết của em tôi.
Chúng tôi đưa em về nhà khoảng 5 giờ sáng ngày thứ 7, sáng hôm đó chúng tôi làm đơn gửi các cấp và yêu cầu: Cho chúng tôi biết thông tin: Hai người đã bắt em tôi về công an huyện Tân Yên là ai? Hai người đã đưa em tôi đến bệnh viện là ai? Bác sỹ nào đã nhận em tôi vào viện? Nếu không có những thông tin đó, đến 15 giờ cùng ngày, chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp cao hơn.
Nhưng cả ngày hôm đó, không có bất cứ ai đến động tĩnh gì. Tối hôm đó, công an tỉnh Bắc Giang mới mời bố tôi ra xã để thông báo: “Theo yêu cầu của gia đình trong đơn khiếu nại lên cấp cao hơn, chúng tôi mời pháp y của Bộ về phẫu thuật lại tử thi”.
Vậy rồi họ lại mổ xẻ em tôi lần thứ 2 có sự chứng kiến của người trong gia đình tôi. Trong quá trình mổ tử thi, có một vết xước bên phải cổ họng, bên kia ba vết thâm nhưng pháp y ghi biên bản là “ba vết chàm” nên gia đình chúng tôi không đồng ý ký vào biên bản vì em tôi không có vết chàm nào ở cổ. Chúng tôi cũng đề nghị cho chúng tôi biết về thông tin của em tôi, nhưng họ không hề trả lời và ra về.
Đến 12 giờ trưa chủ nhật, quá bức xúc vì em tôi đã chết đầy bí ẩn, oan khuất và nằm đó qua hai lần mổ tử thi mà những thông tin đơn giản nhất về cái chết cũng không được trả lời. Mặt khác, cơ quan công an là nơi giữ em tôi và bị chết nhưng không có bất cứ một lời thăm hỏi nào nên chúng tôi quyết định đẩy em tôi lên cơ quan Tỉnh để đòi công lý cho em đỡ tủi vì oan khuất quá lớn.
Chúng tôi đưa em đi bằng xe đòn đẩy tay, dọc đường bà con dân chúng cùng ủng hộ chúng tôi, dân chúng đổ vào quá đông rồi công an đã đến và sự việc như các anh đã biết và nghe nói mạng internet đã truyền đi khá nhiều.
Đến chập tối thì Phó Chủ tịch Tỉnh mới mời đại diện gia đình chúng tôi vào phòng tiếp dân, ông ta viết một tờ cam kết là “Sẽ tiến hành vụ việc thỏa đáng cho gia đình”.
Thế là chúng tôi đưa em về mai táng.
Như vậy, cho đến nay, phía gia đình vẫn đang mong manh trên con đường đi tìm công lý vì tất cả vẫn là cơ quan công an nắm đằng chuôi trong khi chính công an là nơi chịu trách nhiệm về cái chết này. Trong khi đó gia đình không được sự hỗ trợ nào từ cơ quan luật pháp cho đến nay.
Một mạng người đã ra đi oan uổng có yếu tố “Công an Nhân dân” luôn rêu rao là “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Mới đây,dư luận VN và quốc tế nhức nhối với cái chết của nạn nhân ở Công an Quận Hai Bà Trưng, rồi nạn nhân Cồn Dầu, vụ công an bắn thẳng vào trẻ em ở Tĩnh Hải, và giờ đây là ở Bắc Giang. Con số sẽ cứ dần tăng lên mãi theo đà “năm sau cao hơn năm trước” như mọi chính sách và lời kêu gọi của đảng và nhà nước.
Trong vòng một thời gian ngắn, những cái chết gắn liền với nhà tạm giữ, với tra tấn, nhục hình, với công an… liên tục xuất hiện và dần dần trở thành chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.
Ở những vụ án đó, hầu hết công lý là điều hết sức xa xỉ đối với nạn nhân và gia đình. Sự bao che của chế độ độc tài công an trị là nguyên nhân chính của tội ác này. Sự lộng hành của công an trong các lĩnh vực đời sống xã hội là một thảm trạng của xã hội Việt Nam. Những tầng lớp công an ngày càng được tuyển dụng càng nhiều từ những người ít được học hành, thiếu nhân tính, tri thức nhưng thừa sự man rợ sẽ dẫn xã hội Việt Nam đi từ vực sâu này sang vực thẳm khác. Vì với công an, đảng đã chỉ cho họ con đường sống: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” – Một câu khẩu hiệu xứng đáng được ghi vào sách Guiness về ý nghĩa từ ngữ.
Thắp nén hương cho người thanh niên mới nằm xuống, nhìn khuôn mặt trẻ măng ở độ tuổi mới bước vào đời đang ôm mộng yêu đương sôi nổi, chúng tôi thấy quặn thắt trong lòng.
Ra về trên con đường đầy nắng cháy, nhưng hầu như không ai để ý vì một câu hỏi luôn day dứt chúng tôi: Biết bao giờ, xã hội Việt Nam mới thoát khỏi cảnh người dân sinh ra để “sợ hãi” và sinh mạng người dân được coi như cỏ rác khi giao vào tay một lũ người với cái tên mạo danh là “Công an Nhân dân”.
27/7/2010
Song Hà
Thông tin về vụ Bắc Giang và câu chuyện nước VệHơn 700 tờ báo “lề phải” – niềm tự hào của “đảng ta” về tự do báo chí, tự do ngôn luận – im tịt cho đến giờ, chắc đang chờ đảng chỉ “lề phải” để báo chí biết cách đi vụ này như thế nào. Nhưng những thông tin trên mạng do các “nhà báo nhân dân” đã phản ánh kịp thời sự kiện để cả thế giới theo dõi.
Quần chúng tự phát không cần ngoặc kép
Ngày 26/7/2010, chúng tôi lên đường lên Thành phố Bắc Giang để tìm “sự thật “thực”” ở đây. Con đường tắc nghẽn cả mấy km dù là đường “cao tốc”. Nắng, nóng, bụi bặm… chúng tôi ghé vào một quán nước dưới bóng cây gạo cách Bắc Giang chừng 20 km.
Đường sá Bắc Giang nhan nhản khẩu hiệu "Học tập đạo đức Hồ Chí Minh"
- Thằng này chắc cũng con nhà có cỡ thì gia đình mới dám đem được xác lên tận Bắc Giang, chứ nếu bình thường khó mà đưa qua được giới ranh của xã. Ở đây thì công an biết từ đầu nhưng không ngăn chặn được. Lẽ ra buộc nó phải đền tiền xong mới đưa về, đằng này lại đưa về ngay.
Một người buông điếu thuốc lào hút dở:
- Ôi giời, người chết đi thì mất chứ đền tiền thì làm gì.Nó có đền cho 10 tỷ đồng thì cũng chẳng để làm gì, mạng người làm sao lấy lại được. Nghe nói nó bóp vào hầu con người ta và đá dập cả bọng đái nên mới chết nhanh thế, mà lại còn cắt luôn cả cái bọng đái trước khi gia đình vào đến nơi.
Một thanh niên khác tiếp lời:
- Khốn nạn, công an bây giờ nó lộng hành, ai đời lại đánh con người ta chết ngay trong đồn công an rồi vô trách nhiệm, tôi mà có súng, tôi đòm hết mẹ bọn này đi, mạng phải đền mạng. Luật pháp cộng sản nó vậy, cứ bao che cho nhau, chứ nguyên tắc thì thủ tướng gây tội ác cũng phải ra tòa đền tội, huống chi thằng công an vô học mà lại cố bao che.
Uống vội chén nước, chúng tôi lên đường tới Bắc Giang.
Thành phố Bắc Giang hôm nay yên tĩnh, một sự yên tĩnh khác thường. Người ta có cảm giác sự yên tĩnh này như sự lặng im sau cơn bão. Cả thành phố vắng tanh bóng cảnh sát giao thông, một lực lượng luôn là nỗi sợ hãi của người dân với mệnh danh là “cướp ngày có giấy phép”.
Dù đang là ngày làm việc đầu tuần, nhưng công sở phía ngoài nhìn vào vắng lặng. Văn phòng UBND Tỉnh im lìm không một bóng người ngoài người gác cổng, nhìn không khí văn phòng đầu não một tỉnh im lặng, u ám đến rợn người. Các hàng rào sắt xung quanh khuôn viên đã được dựng lại, tuy các mũi mác nhọn chưa kịp hàn lại. Người dân cho biết, đêm qua, tỉnh phải huy động nhiều nhân công, máy móc khẩn trương hàn vá lại cả đêm chứ hôm qua dân đạp đổ hết chỉ còn trơ trọi lại mấy cột sắt mà thôi.
Trong mọi ngõ ngách, quán nước, vỉa hè, bàn làm việc, cơ quan công quyền cho đến cánh xe ôm… tất cả câu chuyện đều xoay quanh “ngày chủ nhật kinh hoàng” 25/7.
Những người dân cao tuổi nơi đây kể lại:
Hôm qua đúng là ngày chưa từng thấy trong cuộc đời chúng tôi ở cái tỉnh này, kể cả hồi theo Việt Minh cướp chính quyền cũng không có cảnh như vậy. Cả thành phố xuống đường, cả già trẻ, trai, gái, cán bộ, nhân dân… xuống đường với khí thế ban đầu là tò mò và sau đó là căm phẫn. Tất cả các tuyến phố tràn ngập người dân, công an đưa rào sắt, xe chặn các lối nhưng làn sóng người dân ùn ùn đổ đến đã xô đổ tất cả các rào sắt tạm, ít nhất có 4 xe con của cảnh sát chặn đường chiếc xe tang đã bị lật ngược. Hầu như cả Thành phố Bắc Giang và các xã lân cận không có ai ở nhà.
Nhưng điều lạ nhất ngày hôm qua là dân chúng không hề tỏ ra sợ hãi như mọi khi, họ hò hét, cổ vũ những người anh dũng vì có người khi công an ném lựu đạn cay còn xông đến nhặt ném trả lại phía công an. Gạch, đá, chai lọ… và các thứ có thể dùng đã ầm ầm ném ra từ phía nhân dân về cảnh sát làm cảnh sát chạy như vịt, nhiều cảnh sát bị thương, chiều qua tôi đếm ít nhất có 8 tên vào viện.
Cũng ngày hôm qua, công an Bắc Giang thể hiện trước toàn thể dân chúng bản chất của mình để nhân dân hiểu thế nào là “Công an Nhân dân”. Chúng nó tàn bạo và hung hãn như côn đồ các anh chị ạ. Cứ 4 thằng túm tay một người kéo lê ngửa giữa đường bất chấp dân chửi bới, ném gạch đá theo. Mỗi thằng một cái gậy hung hăng lắm. Nhưng khi chúng nó bắn súng, nghe tiếng súng nổ, thì chính là lúc chúng nó kích động người dân, tất cả các xe vòi rông đưa đến đều bị nhân dân trèo lên trên vô hiệu hóa, đập vỡ kính và lái xe chạy bán sống bán chết thành ra chỗ cho bà con đứng xem công an biểu diễn, cũng từ những nơi xung quanh, gạch đá bay rào rào làm công an chạy tán loạn.
Cán bộ tỉnh bỏ trốn hết, cuối cùng đến tối thì phó chủ tịch mới phải ra mời gia đình vào tiếp và viết giấy hứa hẹn giải quyết thỏa đáng, họ mới đưa xác về chôn cất. Nhưng hứa thì hứa vậy thôi chứ chúng tôi biết chúng nó mà, chẳng đến đâu đâu các anh ạ.
Chúng tôi hỏi một người có vẻ hiểu biết tường tận vấn đề: “Vậy chắc là gia đình nạn nhân này đông họ hàng con cái lắm nên mới đi đông như vậy”? Người trung niên này nói lại: “Không, gia đình họ hành người này không đông, nhưng đám tang đẩy bằng xe tay đi bộ cả gần chục cây số lên đến Thành phố, đi đến đâu thì đoàn người gia nhập đi theo đến đấy thành ra cả Thành phố sôi động xuống đường. Dân người ta căm sẵn rồi mà anh, chúng nó đối xử với dân như thế nào thì dân người ta biết cả, hôm qua họ mới có dịp thể hiện. Rồi cũng đến ngày chúng nó gây tội ác phải đền tội thôi chứ lẽ nào chúng nó hành dân mãi được mà vẫn giở trò đạo đức đểu”.
Thì ra vậy, cái mà nhà nước hay đổ tội là “thế lực thù địch” xúi giục, chống phá sự lãnh đạo của đảng và nhà nước ta không ở đâu xa, ở ngay trong cách hành động và bản chất của công an, của cán bộ và trong lòng dân chúng.
Từ quê nạn nhân lên TP Bắc Giang gần 10 km, nạn nhân đã được đẩy bộ qua con đường này
Rời TP Bắc Giang, chúng tôi đi theo quốc lộ 1A cũ về xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, quãng đường từ TP đến nhà nạn nhân khoảng chục cây số. Dọc đường, những tấm bảng đỏ choét treo hai bên cột điện vẫn nhan nhản những câu khẩu hiệu ngất trời “Chào mừng Đại hội Đảng các cấp”, “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … không rõ chiều qua nằm trong xe tang, nạn nhân này có thấm nhuần được các câu khẩu hiệu này không?
Khi chúng tôi hỏi thăm đường một phụ nữ trong quán nước vắng ven đường, như được cơ hội, chị kể ào ào mọi chuyện của ngày hôm qua: “Chúng nó độc ác quá, con người ta mới có 22 tuổi đời vào công an vài tiếng thành ma. Hôm qua các anh chị không về đây mà xem cái sự lạ đời chưa từng có, nhân dân ai cũng nhiệt tình và đoàn kết đưa chú ấy đi đòi công lý. Chúng nó bắn đạn, lựu đạn cay và bắt đi mấy người, nhưng dưới này dân người ta cũng bắt được mấy thằng công an để đổi lại”.
Chuyện băt người và đổi chác không biết có thật không, nhưng nếu không có thật thì chắc đây cũng là sự tưởng tượng phong phú thể hiện nguyện vọng của người dân.
Được chỉ đường của chị hàng nước, chúng tôi đi theo con đường ngoắt ngoéo vào nhà nạn nhân. Gia đình nạn nhân ở thôn Ngư Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Gia đình nạn nhân, ông nội và anh trai nạn nhânKhi chúng tôi đến, cả gia đình, họ hàng đang ngồi bên bàn nước, những người ở TP Bắc Giang đang đến thăm và thắp hương cho nạn nhân.
Tiếp chúng tôi, Nguyễn Văn Cường anh trai của nạn nhân đôi mắt đỏ hoe ngậm ngùi kể lại sự việc:
Em tôi tên là Nguyễn Văn Khương, 22 tuổi, có bạn gái ở huyện Tân Yên cách đây hơn chục cây số. Chiều thứ 6 vừa qua, em tôi đến đó chơi và chở bạn gái đi mua đồ gì đó mà quên đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát giao thông chặn em tôi lại và thò tay rút luôn chìa khóa.
Một cảnh sát lên xe của em tôi đi về Công an huyện cách đó mấy trăm mét, người còn lại chở em tôi, còn cô bạn gái em tôi thì phải đi bộ lẽo đẽo theo sau.
Đi được một đoạn, cô bạn nhận được điện thoại em tôi gọi rằng lên đón anh ở công an huyện. Khi cô bạn gái em tôi đi đến thì chỉ thấy xe máy đang dựng đó mà không thấy em tôi, gọi điện thoại thì không nhấc máy. Chờ một lúc thì cô ấy phải về đi làm ca vào 18h30.
Đến 20h gia đình tôi được công an huyện mời ra xã và thông báo là em tôi đã chết. Quá bàng hoàng chúng tôi đến bệnh viện thì được bệnh viện thông báo: “Khi đến nhập viện khoảng 18h20 thì bệnh nhân đã chết”. Gia đình chỉ được thông báo như vậy, chúng tôi hỏi thông tin về cái chết của em tôi nhưng không ai trả lời.
Một thanh niên tràn sức xuân đã nằm xuống, ánh mắt vẫn như đang ngơ ngác hỏi: Vì sao?
Chúng tôi đưa em về nhà khoảng 5 giờ sáng ngày thứ 7, sáng hôm đó chúng tôi làm đơn gửi các cấp và yêu cầu: Cho chúng tôi biết thông tin: Hai người đã bắt em tôi về công an huyện Tân Yên là ai? Hai người đã đưa em tôi đến bệnh viện là ai? Bác sỹ nào đã nhận em tôi vào viện? Nếu không có những thông tin đó, đến 15 giờ cùng ngày, chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp cao hơn.
Nhưng cả ngày hôm đó, không có bất cứ ai đến động tĩnh gì. Tối hôm đó, công an tỉnh Bắc Giang mới mời bố tôi ra xã để thông báo: “Theo yêu cầu của gia đình trong đơn khiếu nại lên cấp cao hơn, chúng tôi mời pháp y của Bộ về phẫu thuật lại tử thi”.
Vậy rồi họ lại mổ xẻ em tôi lần thứ 2 có sự chứng kiến của người trong gia đình tôi. Trong quá trình mổ tử thi, có một vết xước bên phải cổ họng, bên kia ba vết thâm nhưng pháp y ghi biên bản là “ba vết chàm” nên gia đình chúng tôi không đồng ý ký vào biên bản vì em tôi không có vết chàm nào ở cổ. Chúng tôi cũng đề nghị cho chúng tôi biết về thông tin của em tôi, nhưng họ không hề trả lời và ra về.
Đến 12 giờ trưa chủ nhật, quá bức xúc vì em tôi đã chết đầy bí ẩn, oan khuất và nằm đó qua hai lần mổ tử thi mà những thông tin đơn giản nhất về cái chết cũng không được trả lời. Mặt khác, cơ quan công an là nơi giữ em tôi và bị chết nhưng không có bất cứ một lời thăm hỏi nào nên chúng tôi quyết định đẩy em tôi lên cơ quan Tỉnh để đòi công lý cho em đỡ tủi vì oan khuất quá lớn.
Chúng tôi đưa em đi bằng xe đòn đẩy tay, dọc đường bà con dân chúng cùng ủng hộ chúng tôi, dân chúng đổ vào quá đông rồi công an đã đến và sự việc như các anh đã biết và nghe nói mạng internet đã truyền đi khá nhiều.
Đến chập tối thì Phó Chủ tịch Tỉnh mới mời đại diện gia đình chúng tôi vào phòng tiếp dân, ông ta viết một tờ cam kết là “Sẽ tiến hành vụ việc thỏa đáng cho gia đình”.
Thế là chúng tôi đưa em về mai táng.
Như vậy, cho đến nay, phía gia đình vẫn đang mong manh trên con đường đi tìm công lý vì tất cả vẫn là cơ quan công an nắm đằng chuôi trong khi chính công an là nơi chịu trách nhiệm về cái chết này. Trong khi đó gia đình không được sự hỗ trợ nào từ cơ quan luật pháp cho đến nay.
Một mạng người đã ra đi oan uổng có yếu tố “Công an Nhân dân” luôn rêu rao là “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Mới đây,dư luận VN và quốc tế nhức nhối với cái chết của nạn nhân ở Công an Quận Hai Bà Trưng, rồi nạn nhân Cồn Dầu, vụ công an bắn thẳng vào trẻ em ở Tĩnh Hải, và giờ đây là ở Bắc Giang. Con số sẽ cứ dần tăng lên mãi theo đà “năm sau cao hơn năm trước” như mọi chính sách và lời kêu gọi của đảng và nhà nước.
Trong vòng một thời gian ngắn, những cái chết gắn liền với nhà tạm giữ, với tra tấn, nhục hình, với công an… liên tục xuất hiện và dần dần trở thành chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.
Ở những vụ án đó, hầu hết công lý là điều hết sức xa xỉ đối với nạn nhân và gia đình. Sự bao che của chế độ độc tài công an trị là nguyên nhân chính của tội ác này. Sự lộng hành của công an trong các lĩnh vực đời sống xã hội là một thảm trạng của xã hội Việt Nam. Những tầng lớp công an ngày càng được tuyển dụng càng nhiều từ những người ít được học hành, thiếu nhân tính, tri thức nhưng thừa sự man rợ sẽ dẫn xã hội Việt Nam đi từ vực sâu này sang vực thẳm khác. Vì với công an, đảng đã chỉ cho họ con đường sống: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” – Một câu khẩu hiệu xứng đáng được ghi vào sách Guiness về ý nghĩa từ ngữ.
Thắp nén hương cho người thanh niên mới nằm xuống, nhìn khuôn mặt trẻ măng ở độ tuổi mới bước vào đời đang ôm mộng yêu đương sôi nổi, chúng tôi thấy quặn thắt trong lòng.
Ra về trên con đường đầy nắng cháy, nhưng hầu như không ai để ý vì một câu hỏi luôn day dứt chúng tôi: Biết bao giờ, xã hội Việt Nam mới thoát khỏi cảnh người dân sinh ra để “sợ hãi” và sinh mạng người dân được coi như cỏ rác khi giao vào tay một lũ người với cái tên mạo danh là “Công an Nhân dân”.
27/7/2010
Song Hà
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/145/145
TTXVN đã đưa tin lại từ miệng của ông phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, ông này nói rằng.
- khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
Chúng ta hãy hình dung về một câu chuyện khác trong bối cảnh nước Vệ thời Sản trị.
Bữa rượu mạng người.
Hôm ấy đã hết giờ hành chính, hai công sai triều đình trên đường đi về, bỗng thấy phía trước một đội nam nữ đang cưỡi ngựa không đội nón. Công sai Sát mới ngoảnh lại nói với công sai Thủ.
- Này anh Thủ, chả phải trước mặt ta có bữa rượu đó chăng ?
Thủ gật đầu đồng tình.
Sát và Thủ phi ngựa chặn đầu ngựa đôi nam nữ, hoạch họe đủ điều, rồi nói nam nữ vi phạm luật triều đình đi ngựa không đội nón. Một đe một nhẹ nhàng,tưởng như mọi khi can sự khóm róm đưa cho ít bạc là xong. Nào ngờ chàng trai cưỡi ngựa kia vốn là phu xe trạm, hàng ngày tiếp xúc với công sai giao thông. Anh hiểu rõ hai công sai cưỡi con ngựa đang thực hiện chức trách thế nào, anh mới bèn đòi hỏi phải có biên bản, quyết định xử phạt tại chỗ.
Công sai Sát và Thủ không ngờ can sự lại dám lếu láo đòi hòi thế. Bởi những thứ đó cấp trên chỉ giao cho cả tổ công sai khi đi thi hành phận sự, và giao cho tổ trưởng. Thừờng ngày tổ công sai lập ở một góc đường, Sát và Thủ chỉ chuyên việc chặn đường bắt người vi phạm vào nơi công sai tổ trưởng để làm biên bản vi phạm và quyết định phạt tại chỗ hay quyết định thu giữ ngựa xe. Nay bị can sự hỏi đến những thứ đó, Sát nóng mặt lắm, mới quay lại bảo với Thủ
- Thằng này thích thế, đưa cả người với ngựa về trụ sở lập biên bản.
Nói rồi Sát vỗ đùi nhảy tót lên ngựa can sự phi nước đại về trụ sở công sai.
Thủ ngoảnh lại bảo với can sự
- Mày lên đây theo tao về làm việc.
Can sự leo lên ngựa của Thủ, còn bạn gái thì lếch thếch đi bộ theo sau.
Đến trụ sở công sai, Sát và Thủ lôi can sự vào một căn phòng nhỏ làm việc, bấy giờ nhiều công sai hết giờ làm việc đã về nhà. Sát gằn giọng nói
- Mày vi phạm những lỗi này, lỗi kia, tổng các lỗi là 700 lượng bạc
Can sự há hốc mồm, nói tội lúc trước chỉ có không đội nón khi đi ngựa mà thôi. Thủ bên cạnh nói thêm vào
- Lúc đó chúng tao xử lý tình cảm mày không nghe, giờ vào đây thì khác rồi.
Bực với kiểu quay quắt của công sai, can sự quở
- Thế này thì các ông là cướp à ?
Sát vốn đã cay cú từ đầu, lúc trước tưởng ngon ăn ai ngờ gặp kẻ cứng đầu. Giờ đã lôi về trụ sở mà chả nhẽ phạt vớ vẩn tội đi ngựa không đội nón, đồng nghiệp người ta biết hẳn sẽ chế giễu như hồi nọ rằng
- Tưởng to tát gì mới bõ công lôi về, ai ngờ vi phạm vặt mà lôi về trụ sở mất thời gian, chật chỗ. Để trụ sở làm thịt bọn tứ mã, bát mã có kiếm hơn không ?
Cũng bởi cả ngày làm việc, tưởng chiều đến gặp con mồi có bữa nhậu. Xương quá lôi về đây, giờ không kiếm cớ phạt nặng lấy uy tín cũng không được, mà tên can sự này cứ cãi lý. Sát mới điên tiên đứng dậy bóp cổ can sự
- Thằng chó này mày dám nói tao thế à.?
Can sự vùng vẫy cố dẫy dụa thoát khỏi cánh tay sắt vốn được luyện tập bao năm trời ở trường dạy công sai nước Vệ. Càng dẫy thì Sát càng uất, mới dùng đầu gối thúc vào bọng đái can sự. Đây là một trong những đòn đánh hiểm không để lại dấu vết mà công sai Vệ được huấn luyện kỹ càng, thúc gối đến cái thứ ba thì can sự có dấu hiệu sức khỏe không bình thường đúng như trong lời tuyên bố sau này của quan đầu tỉnh.
Thấy can sự mềm nhũn người, lả người xuống đất dãy nhẹ mấy cái rồi nằm im. Sát hỏi Thủ
- Nó chết à ?
Thủ sờ động mạch cổ chép miệng
- Thằng này kém, mới có thế đã chết, chắc tại sức khỏe nó có vấn đề.
Sát gật gù
- Đúng là thằng này sức khỏe yếu, chắc có bệnh gì, mọi khi tôi đánh bọn vi phạm, thúc gối vào bụng dăm bảy cái là chuyện thường. Có thằng nào sao đâu.
Hai công sai dựng xác can sự ngồi trên ghế rồi bàn nhau. Thủ nói
- Giờ cứ nói nó đột tử thế là xong
Sát hỏi
- Nó đi đường vẫn mạnh khỏe, vào đây mới chết, báo cáo thế có ổn không ?
Thủ cười
- Nó đang khỏe thế mới là đột tử chứ. Ông có cứ khai thế, mọi việc quan trên và triều đình sẽ lo. Đừng nhận đánh là được rồi.
Sát cười hớn hở với giấy bút làm báo cáo, miệng cừơi nói
- Chúng ta ăn lộc nhà Sản, giữ giang san Đại Vệ cho nhà Sản trị vì, lẽ nào vì cái mạng cỏn con này mà nhà Sản lại trị tội chúng ta. Như thế còn đâu là sự thật, công bằng, văn minh của nước Vệ thời nhà Sản.
Viết báo cáo xong, hai công sai gọi xe ngựa vất xác can sự lên xe bảo chở vào nhà thương. Tối thì gia đình đến nhận xác. Thấy có vết bầm trên cổ, quan pháp y ghi là vết chàm. Người nhà cự thằng bé từ nhỏ đến giờ đâu có vết chàm như thế. Quan pháp y nói
- Cơ thể con người huyền bí lắm, như ông quan nọ từ huyện thì bụng bé, tự dưng lên tỉnh bụng bỗng to ra. Ai mà biết đươc. Vết chàm này nó đột ngột xuất hiện sau khi con ông đã chết bởi sự tuần hoàn của máu đến đó bị ngưng lại. Có gì ông cứ đem chôn, tháng nữa xét nghiệm xong chúng tôi trả lời kết quả.
Gia đình nạn nhân không chịu nói
- Sao phải đợi tháng nữa, chả phải mấy vụ giết người cướp của, các ông mổ xác là có kết quả ngay đó sao?
Quan pháp y xua tay.
- Vụ đó khác, vụ này có nhiều tính chất liên quan đến an ninh trật tự xã hội, phải cẩn trọng nghe ngóng tình hình xem các thế lực thù địch có lợi dụng xuyên tạc hay không. Chúng tôi phải trình kết quả xét nghiệm lên Tối Cao Sản Ủy xin chỉ đạo mới thông báo rộng rãi cho dư luận biết, không để cho bất kỳ đối tượng, ổ nhóm nào lợi dụng làm sai lệch sự việc đi được.
Không còn cách nào hơn để cãi lý với quan pháp y, gia đình nạn nhân ngậm ngùi nuốt hận mang xác con về nhà đợi phân giải.
Cái ghế giết người.
Sau vụ án mạng này, quan đầu tỉnh tuyên bố nạn nhân vào phủ công sai, được công sai tử tế mời ngồi ghế làm việc bỗng tự nhiên lăn ra chết.
Nhiều người tò mò mới hỏi nhau cái ghế ấy thế nào mà kỳ lạ vậy. Người đang khỏe mạnh ngồi lên bỗng lăn ra chết ngay. Dân tình bàn tán mãi không thôi về cái ghế trụ sở công sai. Có kẻ nói
- Thì cũng như những cái giếng, ai xuống là chết đó.
Người khác thông thạo hơn
- Chuyện này thì có nhiều, bên tận nước người da trắng , tóc xanh có lần tôi đến. Có những chuyện la kỳ như bức tranh giết ngừoi. Ai sở hữu nó thế nào cũng bỗng dưng lăn ra chết.
Người rành về cõi âm thì nói
- Có lẽ ghế mà đóng gỗ ấy lấy từ quan tài của người bị sét đánh mới thiêng thế. Ai ngồi lên đều chết tươi.
Bởi bàn tán xôn xao, hiếu kỳ dân chúng kéo nhau đến trụ sở công sai xem chiếc ghế giết người, có người cố vào tận nơi để hỏi mua. Tranh cướp xô đẩy nhau để xem cho bằng được chiếc ghế, công sai ngăn không được bắt đi 6 mống vì tội gây rối trật tự hiện chưa cho về lại đòi truy tố.
Sĩ phu nước Vệ biết chuyện nói rằng
- Ghế nào mà ngồi lên mà chết được, như lời quan đầu tỉnh nói thì ghế ấy là ghế điện chăng ?
Người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý - phần 1
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-07-28
Trong những ngày qua, người dân tỉnh Bắc Giang đã dấy lên cơn sốc khi anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện Tân Yên đánh chết và loan tin cái chết của anh do sử dụng ma túy.Liệu có chìm xuồng?
Việc làm này khiến gia đình nạn nhân cùng hàng ngàn người kéo nhau phản đối tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang. Trường hợp của anh Khương không phải là trường hợp duy nhất. Hàng loạt vụ công an đánh hoặc bắn chết người liên tiếp xảy ra trong nhiều năm qua đã khiến lòng dân đang tiến dần đến chỗ bất mãn nặng nề và họ đã tự phát nổi lên chống lại.Hãng thông tấn AFP ngày 27 tháng 7 loan tin dựa theo các báo trong nước về vụ anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện đánh chết đang là đề tài của người dân tỉnh Bắc Giang.
AFP cũng tường thuật lại việc hàng ngàn người dân kéo nhau đến Ủy Ban Nhân Dân tỉnh để phản đối nhà cầm quyền và đòi trừng trị kẻ giết người.
Ở cuối bản tin, AFP cho rằng đây là một điều hiếm thấy tại Việt Nam, khi người dân tự phát tập trung hàng ngàn người một lúc lên tiếng tranh đấu cho công lý và đòi phải trừng phạt kẻ thủ ác.
Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết.Vụ công an giết người tại Bắc Giang có những diễn tiến khá bất thường so với những vụ trước đó. Người dân đã không còn tâm lý “đèn nhà ai nấy sáng” như bao năm qua.
LS. Phạm Hồng Hải
Khi nghe tin thân nhân của nạn nhân mang xác con lên Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang thì hàng ngàn người đã tháp tùng theo một cách rất ý thức. Người dân dọc đường cũng tự ý theo đoàn biểu tình mà không do bất cứ sự vận động nào.
Những diễn tiến này nói lên hai điều, thứ nhất người dân không còn sợ công an như cách đây vài năm, thứ hai cái chết của một người dân bị công an đánh đã gây công phẫn cho dân chúng và vì vậy họ không ngại thời gian, công sức và kể cả có thể liên lụy khi dấn thân vào cuộc biểu tình.
Đây không phải là lần đầu tiên công an tự ý bắt người vào đồn rồi đánh chết nạn nhân sau đó trả xác về cho gia đình với một lý do nào đó. Kịch bản này đã lập đi lập lại nhiều lần trên nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Vụ mới nhất chưa được xét xử, nạn nhân là anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, trú tại tổ 5 phường Mai Ðộng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, khi được công an quận Hai Bà Trưng “mời” lên làm việc vào chiều ngày 21 tháng 1, 2010, đến rạng sáng ngày 22 tháng 1 đã bị tử vong trên đường tới BV Thanh Nhàn với rất nhiều dấu vết trên thân thể chứng tỏ đã bị nhục hình.
Cha của anh Bảo là ông Nguyễn Quang Phục đã theo tới cùng và nhờ một đơn vị quân đội xét nghiệm pháp y. Bản xét nghiệm đã được Viện Kiểm Sát Nhân dân Hà Nội xác nhận rằng anh Bảo bị tra tấn đến chết.
Thân nhân của anh Khương bên quan tài anh trước cửa UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
"Theo tôi hiểu thì vụ Bắc Giang sẽ bị chìm xuồng vì qua vụ việc nhà tôi tôi mới thấy khám nghiệm tử thi là quan trọng nhất mà đem đi chôn là vứt đi rồi.
Chẳng hạn như vụ Hà Đông của ông Nguyễn Mạnh Hùng đấy. Trước con tôi 2 tháng ở công an quận Hà Đông nó đánh chết cháu Hùng, ông bố cũng nghe công an đem đi thiêu cháu.
Công an sau này bảo con ông bị chết do nhồi máu cơ tim mà chết. Chết do thiếu oxy, thiếu máu. Mà trong khi chết thì người khô đét không lấy đươc máu đi xét nghiệm nữa cơ mà."
Luật sư Phạm Hồng Hải, chủ tịch đoàn luật sư Hà Nội cho biết kinh nghiệm của ông nếu gia đình muốn khởi kiện cơ quan gây ra cái chết cho anh Khương:
"Nói chung gia đình muốn khởi kiện thì phải có bằng chứng để khẳng định rằng vi phạm đó từ phía công an. Bằng chứng thì tôi nghĩ chắc chắn cơ quan có thẩm quyền người ta vào cuộc thì người ta sẽ xác định nguyên nhân do ai thì lúc đó mới xử lý được.
Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết."
Với kinh nghiệm của một thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, luật sư Trần Lâm cũng đồng tình với luật sư Phạm Hồng Hải, ông nói:
"Dù cho có năm bảy ngày hay bao lâu chăng nữa vẫn có thể làm xét nghiệm pháp y được. Vẫn còn tìm được nguyên nhân cái chết. Pháp y vẫn làm được chứ không phải cứ xác chết phải còn mới nguyên."
Không phải lần đầu
Từ đầu năm đến nay, ít nhất đã xảy ra 4 vụ công an CSVN tra tấn người dân đến chết khi giam giữ và 2 người đã bị công an bắn chết.Ngày 3 tháng 7 năm 2010 anh Nguyễn Năm, giáo dân thuộc ban tang lễ giáo xứ Cồn Dầu, Ðà Nẵng khi được công an thả ra, về đến nhà thì chết, khi tẩm liệm thân nhân phát hiện miệng và tai nạn nhân còn trào máu tươi ra chứng tỏ đã bị đánh đập chấn thương sọ não.
Ông Năm là một trong số những người bị công an thành phố Đà Nẵng điều tra liên quan đến sự chống đối của người dân trong đám ma của một bà cụ hồi đầu tháng 5.
Ngày 8 tháng 6 năm 2010, người ta phát hiện xác một người dân nằm ở ven quốc lộ 6A huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cuộc điều tra cho thấy anh Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, đã bị một nhóm công an đánh gẫy xương sườn, vỡ nội tạng mà chết.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010 công an ở Nghi Sơn, khi đàn áp dân biểu tình chống cưỡng chế đất đai đền bù bất công, đã bắn chết một học sinh 12 tuổi. Một nạn nhân khác bị bắn trúng đầu đã chết ở bệnh viện ngày 30 tháng 5, 2010.
Ông Nguyễn Quang Phục cha của nạn nhân Phạm Quốc bảo cho biết sau khi con ông chết oan ông bắt đầu để ý các vụ án khác và ông phát hiện ra rất nhiều điều, ông nói:
Ông Phục đau đớn nhận xác con trai tại nhà tang lễ BV Thanh Nhàn. Photo courtesy of laodong.com.vn
Kỳ này nếu có dịp ra trước tòa tôi sẽ kiến nghị không những gia đình tôi mà tôi còn đưa những vụ án này ra trước tòa cũng như những bằng chứng công an trên toàn lãnh thổ này vi phạm pháp luật."
Sau vụ anh Nguyễn Văn Khương tại Bắc Giang xảy ra ông Phục chia sẻ:
"Tôi biết do thông tin từ ngày hôm qua. Qua vụ này tôi yêu cầu cơ quan chính quyền địa phương phải xem xét lại tư cách đạo đức của một số cán bộ chiến sĩ công an hiện nay. Ngành công an nhân dân hiện nay đã làm mất phẩm chất đạo đức, mất lòng tin của nhân dân."
Tìm ở trên mạng thì tôi thấy từ năm 2008 tới nay đã có hàng chục vụ người bị chết, bị bắt tại cơ quan công an hay nhà tạm giam, các huyện trên khắp miền Bắc này.Luật sư Trần Lâm nhận xét việc người dân hồi gần đây tỏ ra bức xúc và có những hành động phản kháng đối với công an lý do từ những sức ép mà chính quyền tạo ra cho người dân qua nhiều sự việc không giải tỏa sự bất mãn của họ, ông nói:
Ông Nguyễn Quang Phục
"Hiện nay có vấn đề giữa người dân và cơ quan công quyền. Thế thì nếu mà mình nói rằng công an đánh người theo chỉ thị của cấp trên để đánh chết đứa bé con thì chắc là không có. Nhưng vì họ bức xúc quá, hiện nay bức xúc lắm giữa tình hình người dân và nhà nước và công an luôn luôn bức xúc."
Liệu những bức xúc này của người dân khi nào sẽ được giải tỏa. Phải chăng họ chờ đợi từ công lý phân minh hay một sự đền bù thỏa đáng? Người dân có kỳ vọng hay tin tưởng vào cán cân luật pháp Việt Nam nữa hay không và ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước các vụ sát nhân này? Mời quý vị đón theo dõi tiếp bài tới.
Người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý - phần 2
Sau những cái chết liên tiếp của người dân do công an gây nên, gia đình nạn nhân cũng như cả xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. Vụ biểu tình vừa diễn ra tại Bắc Giang là một hình thái ban đầu của sự tức nước vỡ bờ.
Sau khi hàng ngàn người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang phản ứng mạnh mẽ trước cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết, báo chí nhà nước đồng loạt loan một tin được phát ra từ TTXVN cho biết việc anh Khương chết do sức khỏe không bình thường, trong bản tin có đoạn:
"Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng."
Bản tin này rõ ràng là cách tránh né dư luận, hay nói khác đi cố ý bóp méo sự thật như những gì mà báo chí truyền thông được gọi là lề phải từng làm trong nhiều năm qua trước những vụ có tính chất nghiêm trọng.
Không những bóp méo sự thật, bản tin còn cho thấy công an huyện Tân Yên đã cố tình xóa dấu vết tội phạm khi ngang nhiên mổ tử thi xét nghiệm mà không có mặt thân nhân người bị nạn. Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích hành vi phạm pháp này như sau:
Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì dù ốm đau thậm chí là chết rồi thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì. Kể cả trong tình trạng tắt thở rồi, thì gia đình cũng cần phải có mặt. (Chỉ có) xóa dấu vết tội phạm thì mới giải phẫu mà không có mặt gia đình nạn nhân!
Dưới cái nhìn của một nhà xã hội học, giáo sư Tương Lai nhận định về bài báo đăng trên các báo lề phải trong vụ này:
Những thông tin về Bắc Giang mà báo chí trong nước cũng chỉ đưa một cách khiêm tốn. Tôi đọc trên VietnamNet thì thấy cái cách chính quyền trả lời đối với báo chí xem ra không ổn. Cách đây hai hôm tôi đọc trên BBC và tôi thấy những hình ảnh đó (người dân biểu tình ở Bắc Giang) bản thân tôi cũng đặt ra những câu hỏi.
Với tư cách là một người nghiên cứu xã hội tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc với bộ máy lãnh đạo. Khi tôi nói bộ máy lãnh đạo tức là tôi muốn nói đảng và nhà nước. Cả cái hệ thống chính trị mà lâu nay người ta vẫn nói: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi.
Đối với Giáo sư Tương Lai, ông kể lại kinh nghiệm bản thân ông về việc này:
Bạo động do tức nước vỡ bờ cũng được Luật sư Trần Lâm kể lại từ những vụ khác xảy ra tại Thanh Hóa và Hà Đông, ông nói:
Mình phải hiểu tình hình hiện nay nó khẩn trương lắm rồi ông ạ. Ở Thanh Hóa vừa bắn chết một thằng bé. Bắn chết thằng bé con xong người ta vào phá nhà thằng chủ tịch.
Thí dụ nhiều chuyện trong nước như thế này, người ta mang cả ô tô công an người ta đập! Người ta đẩy ô tô xuống sông. Ở Hà Đông cách đây ít tháng có chuyện một thằng bé con nó hơi quá đáng nên công an giải tỏa đất đai bắt thằng bé lên ô tô. Thế là mấy chục bà cởi truồng ra họ bao vây cái ô tô đó. Họ bảo nếu các anh không thả thằng bé con chúng tôi sẽ lật đổ ô tô. Thế là công an phải thả ngay.
Các cơ quan hữu trách Việt Nam chưa có thói quen trả lời báo chí một cách thẳng thắng để đưa tin nhanh chóng và trung thực một vụ việc xảy ra. Vụ Bắc Giang cũng không ngoại lệ, khi chúng tôi cố gắng liên lạc với công an tỉnh Bắc Giang để tìm thêm thông tin về vụ này thì được ông Nguyễn Thanh Nghi, phó công an tỉnh Bắc Giang trả lời:
Tôi không trả lời qua điện thoại, vụ đó tôi không xử lý…
Cách giải quyết này không làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn mà càng làm cho người dân thấy công an và các cơ quan công quyền đang cố tình bao che cho những kẻ phạm tội. Giáo sư Tương Lai, nhận định việc giải quyết tận gốc rễ những bức xúc của người dân là trách nhiệm của nhà nước và tùy thuộc cách giải quyết ấy người ta có thể biết những người lãnh đạo của nhà nước ấy như thế nào, ông nói:
Thái độ của một nhà nước có trách nhiệm là một nhà nước phải nghiêm túc xử lý. Cái chuyện cá biệt công an dùng bạo lực đánh đập người dân đến tử vong, chuyện ấy dễ hiểu. Nhưng cái không dễ hiểu nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.
Người dân đang chờ đợi nhà nước chính thức có câu trả lời về vụ giết người này. Trả lời đúng tinh thần luật pháp và trách nhiệm, lúc ấy mới mong người dân tin tưởng trở lại vào hệ thống luật pháp Việt nam hiện nay.
Dư luận phía sau những bài báo vừa được nhắc tới trông đợi báo chí viết và đưa tin trung thực, nhanh chóng và khách quan hơn trước bất cứ vụ án có nhân vật tai to mặt lớn nào đứng phía sau. Có như thế báo chí mới đáng hãnh diện là phát huy quyền tự do ngôn luận, một quyền quan trọng được hiến pháp Việt Nam bảo vệ.
Vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang theo lời kể của người dân địa phương
Chính quyền xem thường luật pháp ...
Liệu hành động xem thường luật pháp của một số phần tử xấu có phát xuất từ chính sách bao che mà lâu nay người dân đã quá chán chường hay không?Sau khi hàng ngàn người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang phản ứng mạnh mẽ trước cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết, báo chí nhà nước đồng loạt loan một tin được phát ra từ TTXVN cho biết việc anh Khương chết do sức khỏe không bình thường, trong bản tin có đoạn:
"Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì.Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
TS Luật Cù Huy Hà Vũ
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng."
Bản tin này rõ ràng là cách tránh né dư luận, hay nói khác đi cố ý bóp méo sự thật như những gì mà báo chí truyền thông được gọi là lề phải từng làm trong nhiều năm qua trước những vụ có tính chất nghiêm trọng.
Không những bóp méo sự thật, bản tin còn cho thấy công an huyện Tân Yên đã cố tình xóa dấu vết tội phạm khi ngang nhiên mổ tử thi xét nghiệm mà không có mặt thân nhân người bị nạn. Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích hành vi phạm pháp này như sau:
Bảng hiệu trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang bị đập phá ngay trong chiều 25/7 do dân chúng quá bất bình về cái chết của anh Khương. Photo courtesy of TTXVA.com
Dưới cái nhìn của một nhà xã hội học, giáo sư Tương Lai nhận định về bài báo đăng trên các báo lề phải trong vụ này:
Những thông tin về Bắc Giang mà báo chí trong nước cũng chỉ đưa một cách khiêm tốn. Tôi đọc trên VietnamNet thì thấy cái cách chính quyền trả lời đối với báo chí xem ra không ổn. Cách đây hai hôm tôi đọc trên BBC và tôi thấy những hình ảnh đó (người dân biểu tình ở Bắc Giang) bản thân tôi cũng đặt ra những câu hỏi.
Với tư cách là một người nghiên cứu xã hội tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc với bộ máy lãnh đạo. Khi tôi nói bộ máy lãnh đạo tức là tôi muốn nói đảng và nhà nước. Cả cái hệ thống chính trị mà lâu nay người ta vẫn nói: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
... nên người dân phẫn uất
Với số dân chúng tập trung một cách bất thường trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang xưa nay chưa từng xảy ra, báo chí loan tin này cho rằng người dân bị các thành phần quá khích xúi dục, Luật sư Trần Lâm nhận định:Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi.
Đối với Giáo sư Tương Lai, ông kể lại kinh nghiệm bản thân ông về việc này:
...nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.Những người dân không phải là ngẫu nhiên hay như những ngôn từ trong các bài báo nói là do những phần tử cực đoan xúi giục và họ đi biểu tình. Quá khích vì họ đập phá. Chuyện này tôi có một thực tế, cách đây đã lâu hơn 10 năm rồi khi mà tôi với tư cách là một nhà khoa học, xã hội học theo yêu cầu của thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi về nghiên cứu các vụ bạo động ở Thái Bình, Quỳnh Phụ thì tôi hiểu rõ người dân họ hiền hòa và không bao giờ họ muốn nổi loạn, gây chuyện với chính quyền cả. Chỉ có khi tức nước thì mới vỡ bờ mà thôi.
Giáo sư Tương Lai
Bạo động do tức nước vỡ bờ cũng được Luật sư Trần Lâm kể lại từ những vụ khác xảy ra tại Thanh Hóa và Hà Đông, ông nói:
Mình phải hiểu tình hình hiện nay nó khẩn trương lắm rồi ông ạ. Ở Thanh Hóa vừa bắn chết một thằng bé. Bắn chết thằng bé con xong người ta vào phá nhà thằng chủ tịch.
Thí dụ nhiều chuyện trong nước như thế này, người ta mang cả ô tô công an người ta đập! Người ta đẩy ô tô xuống sông. Ở Hà Đông cách đây ít tháng có chuyện một thằng bé con nó hơi quá đáng nên công an giải tỏa đất đai bắt thằng bé lên ô tô. Thế là mấy chục bà cởi truồng ra họ bao vây cái ô tô đó. Họ bảo nếu các anh không thả thằng bé con chúng tôi sẽ lật đổ ô tô. Thế là công an phải thả ngay.
Một dãy rào sắt dài khoảng 5m phía ngoài cổng UBND tỉnh Bắc Giang bị kéo đổ trong cuộc biểu tình chiều 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
Tôi không trả lời qua điện thoại, vụ đó tôi không xử lý…
Cách giải quyết này không làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn mà càng làm cho người dân thấy công an và các cơ quan công quyền đang cố tình bao che cho những kẻ phạm tội. Giáo sư Tương Lai, nhận định việc giải quyết tận gốc rễ những bức xúc của người dân là trách nhiệm của nhà nước và tùy thuộc cách giải quyết ấy người ta có thể biết những người lãnh đạo của nhà nước ấy như thế nào, ông nói:
Thái độ của một nhà nước có trách nhiệm là một nhà nước phải nghiêm túc xử lý. Cái chuyện cá biệt công an dùng bạo lực đánh đập người dân đến tử vong, chuyện ấy dễ hiểu. Nhưng cái không dễ hiểu nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.
Người dân đang chờ đợi nhà nước chính thức có câu trả lời về vụ giết người này. Trả lời đúng tinh thần luật pháp và trách nhiệm, lúc ấy mới mong người dân tin tưởng trở lại vào hệ thống luật pháp Việt nam hiện nay.
Dư luận phía sau những bài báo vừa được nhắc tới trông đợi báo chí viết và đưa tin trung thực, nhanh chóng và khách quan hơn trước bất cứ vụ án có nhân vật tai to mặt lớn nào đứng phía sau. Có như thế báo chí mới đáng hãnh diện là phát huy quyền tự do ngôn luận, một quyền quan trọng được hiến pháp Việt Nam bảo vệ.
Vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang theo lời kể của người dân địa phương
HANOI - VIETNAMESE police fired tear gas to disperse a crowd of thousands who gathered to protest the death of a young man detained by police, an official said on Wednesday.
The incident took place in Bac Giang province north-east of Hanoi on Sunday, said the official from the provincial People's Committee, the local government.
'Thousands of people were in front of the People's Committee... to ask for the truth' about the death of the man who was held for a traffic violation, said the official, who declined to be named. He said they had brought the young man's coffin with them. 'Mobile police had to use tear gas to disperse the crowd,' the official said. Six people who resisted the officers were detained for questioning but later released, he added. 'The situation is calm now,' he said.
Vietnam News, which is published by the official Vietnam News Agency, reported on the death but made no mention of tear gas or the large crowd of protesters. It said Nguyen Van Khuong, 21, was found to be in 'abnormal health' while sitting in a chair at a traffic police station after he was detained. He was sent to hospital but was dead on arrival, Vietnam News said.
'The main reason why people get so upset by these kind of actions is they view most traffic police as 100 percent corrupt,' said a foreign diplomat, who asked not to be named. He said the dead man's family went to the local government in search of justice. 'They took the coffin to the People's Committee and they tried to push it in,' said the diplomat. He said he understood that the protesters 'sort of broke in to the main People's Committee area'.
Vietnam News said the results of an autopsy have not been released. It quoted Bui Van Hai, deputy chairman of the People's Committee, as saying the case would be dealt with honestly and that any violations would be punished. A police investigator told AFP the matter had been settled. -- AFP
The incident took place in Bac Giang province north-east of Hanoi on Sunday, said the official from the provincial People's Committee, the local government.
'Thousands of people were in front of the People's Committee... to ask for the truth' about the death of the man who was held for a traffic violation, said the official, who declined to be named. He said they had brought the young man's coffin with them. 'Mobile police had to use tear gas to disperse the crowd,' the official said. Six people who resisted the officers were detained for questioning but later released, he added. 'The situation is calm now,' he said.
Vietnam News, which is published by the official Vietnam News Agency, reported on the death but made no mention of tear gas or the large crowd of protesters. It said Nguyen Van Khuong, 21, was found to be in 'abnormal health' while sitting in a chair at a traffic police station after he was detained. He was sent to hospital but was dead on arrival, Vietnam News said.
'The main reason why people get so upset by these kind of actions is they view most traffic police as 100 percent corrupt,' said a foreign diplomat, who asked not to be named. He said the dead man's family went to the local government in search of justice. 'They took the coffin to the People's Committee and they tried to push it in,' said the diplomat. He said he understood that the protesters 'sort of broke in to the main People's Committee area'.
Vietnam News said the results of an autopsy have not been released. It quoted Bui Van Hai, deputy chairman of the People's Committee, as saying the case would be dealt with honestly and that any violations would be punished. A police investigator told AFP the matter had been settled. -- AFP
Trên BVN, tác giả Hà Đình Sơn đặt câu hỏi “tại sao báo chí im tiếng trước vụ bạo động lớn ở Bắc Giang?“.
Quả nhiên là báo chí “trong luồng” đã đồng loạt im lặng ngay khi sự việc xảy ra ngày 25/7, rồi sau đó đồng loạt đăng lại bản tin trên Thông tấn xã Việt Nam ngày 26/7. Hình ảnh về vụ biến động này không hề xuất hiện trên báo chí lề phải, trong khi trên YouTube và báo chí lề trái tràn ngập hình ảnh và các đoạn video.
Bài của Nguyễn Hùng trên BBC so sánh các thông tin trên báo chí chính thống trong nước (lề phải) và báo chí, blog ngoài luồng (lề trái) về vụ biến động ở Bắc Giang ngày 25/7, cũng như so sánh vai trò của báo chí chính thống tại Việt Nam và tại Anh trong những vụ việc tương tự, và kết luận: “Với Việt Nam, có vẻ như việc vẫn có ‘lề trái’ và ‘lề phải’ trong truyền thông khiến câu chuyện trở nên mù mờ và khiến việc tìm câu trả lời xác đáng cho gia đình nạn nhân vụ Bắc Giang trở nên khó khăn”.
Khó khăn như vậy, nên blogger Người Buôn Gió mời bạn đọc thử hình dung về một “bữa rượu mạng người” tại nước Vệ thời Sản trị.
Trên Thông tấn xã Vàng Anh, bài “Vụ CSGT Bắc Giang: Viết thông cáo báo chí như thế nào!” ký tên Đoan Trang đặt ra nhiều câu hỏi với bản tin trên Thông tấn xã Việt Nam và so sánh thông cáo báo chí này với thông cáo báo chí của cảnh sát địa phương Mỹ về vụ Lý Tống xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng.
Phỏng vấn thân nhân anh Nguyễn Văn Khương BBC
Nghe thân nhân của người quá cố Nguyễn Văn Khương
Hai bên 'lề trái' và 'lề phải' của báo chí trong vụ đột tử của anh Nguyễn Văn Khương và biểu tình ở Bắc Giang.
Nguyễn Hùng-bbcvietnamese.com
Hiện Pháp y Trung ương vẫn chưa đưa ra kết luận về cái chết của anh Khương
Trang mạng Bắc Giang
Bài trên Thông tấn xã Việt Nam
Bài trên VnExpress
Bài trên Dân trí
Một trong số ba bài viết trên nuvuongcongly.net
Vụ thanh niên 21 tuổi Nguyễn Văn Khương đột tử sau khi bị công an ở Bắc Giang bắt về đồn và cuộc tụ họp phản đối lớn 'chưa từng có' ở đây một ngày sau đó đã gây xôn xao dư luận mạng trong và ngoài nước.Bài trên Thông tấn xã Việt Nam
Bài trên VnExpress
Bài trên Dân trí
Một trong số ba bài viết trên nuvuongcongly.net
Có những blog, chẳng hạn blog mang tên freelecongdinh, đã liên tục cập nhật tin bài và có những bài nhận được gần 600 bình luận trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Trang mạng ngoài luồng nuvuongcongly.net cũng có các tin bài ở dạng tường thuật viết, hình ảnh và video.
Và không chỉ dư luận 'lề trái' mới quan tâm tới vụ này.
Tờ báo 'lề phải' VnExpress đăng lại tin chính thống của Thông tấn xã Việt Nam với tít "Sáu người bị tạm giữ trong vụ đưa quan tài lên ủy ban nhân dân tỉnh" trong ngày 27/7 và bài này cũng nằm thứ ba trong danh sách 10 bài được đọc nhiều nhất.
Trang tin Dân Trí cũng đăng lại bài của Thông tấn xã Việt Nam "Tỉnh Bắc Giang thông tin về vụ gây rối ở Ủy ban tỉnh".
Bản gốc trên trang của Thông tấn xã Việt Nam với tít "Bắc Giang sẽ sớm làm rõ cái chết của anh Khương" dẫn lời của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bùi Văn Hải và đưa ra quan điểm của chính quyền về những gì xảy ra.
Rất nhiều chi tiết mà "thân nhân" của anh Khương nói với báo lề trái đã không xuất hiện trong bài của hãng tin chính thức.
Tuy nhiên bài viết kết luận: "Quan điểm của tỉnh là giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm trước pháp luật".
Lý giải chính thức
Bài của Thông tấn xã nói công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã đưa xe máy và anh Nguyễn Văn Khương vào trụ sở "để lập biên bản xử lý" sau khi anh vi phạm luật giao thông.
Vẫn theo Thông tấn xã:
"Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết."
Bản tin chính thức về cái chết của anh Khương cũng nói cơ quan Pháp y Trung ương hiện hiện chưa đưa ra kết quả khám nghiệm tử thi mặc dù bản tin nói Pháp y Trung ương đã tiến hành khám nghiệm ngay hôm 24/7.
Trong đám đông có những trường hợp quá khích kéo đổ tường rào khu cổng phụ Ủy ban Nhân dân tỉnh và ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây, gây mất trật tự khu vực này.Thông tấn xã Việt Nam
"Đến 13 giờ ngày 25/7, gia đình tổ chức đưa anh Khương đi an táng tại nghĩa trang địa phương. Khi đưa tang, một số người quá khích đã kích động đưa xe tang lên thẳng Ủy ban Nhân dân tỉnh.
"Chính quyền và các ngành chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền nhưng nhiều người hiếu kỳ cùng tham gia kéo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh.
"...Trong đám đông có những trường hợp quá khích kéo đổ tường rào khu cổng phụ Ủy ban Nhân dân tỉnh và ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây, gây mất trật tự khu vực này.
"Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các ngành có liên quan đã trực tiếp giải thích, tuyên truyền, thuyết phục những người tham gia đám đông giải tán; đồng thời có biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giữ sáu đối tượng quá kích có hành vi kích động gây mất trật tự trị an để điều tra làm rõ."
Thông tin lề trái
Trong lúc không một tờ báo chính thức nào, ngoại trừ Thông tấn xã, có phóng viên viết bài về vụ việc gây náo động Bắc Giang và dư luận, các trang mạng và blog bằng tiếng Việt đã liên tục cập nhật tin tức.
Trang nuvuongcongly.net xác nhận với BBC họ có phóng viên tới chụp ảnh và đưa tin.
Một video mà trang này đưa lên youtube cũng được hơn 30.000 lượt người xem.
Giải thích không chính thức là thanh niên Nguyễn Văn Khương đã bị tấn công với các vết bầm ở cổ và bàng quang bị vỡ.
Những hình ảnh và video trên mạng cũng cho thấy cuộc tụ họp trước cửa ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang hôm Chủ Nhật có một số lượng người rất lớn tham gia.
Bài viết của Song Hà trên nuvuongcongly.net trích lời một thân nhân anh Nguyễn Văn Khương nói:
"Đến 12 giờ trưa chủ nhật, quá bức xúc vì em tôi đã chết đầy bí ẩn, oan khuất và nằm đó qua hai lần mổ tử thi mà những thông tin đơn giản nhất về cái chết cũng không được trả lời.
"Mặt khác, cơ quan công an là nơi giữ em tôi và bị chết nhưng không có bất cứ một lời thăm hỏi nào nên chúng tôi quyết định đẩy em tôi lên cơ quan Tỉnh để đòi công lý cho em đỡ tủi vì oan khuất quá lớn."
Bạo lực cảnh sát
Vụ anh Nguyễn Văn Khương thiệt mạng chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ người dân đột tử sau khi bị cảnh sát tạm giam.
Nỗi bức xúc của người dân với cảnh sát, nhất là cảnh sát giao thông có thể thấy rõ qua những tin tức về lái xe taxi hất cảnh sát lên mui xe và phóng đi vài cây số.
Jean Charles de Menezes, người Brazil đã bị bắn chết vì bị nghi là khủng bố
Tại Anh hiện người ta cũng đang cáo buộc cảnh sát và các cơ quan tố tụng ém nhẹm một số vụ người dân chết oan vì cảnh sát.
Tuy nhiên những phản đối của công chúng và nhà báo đều có kênh chính thức chứ không bị đẩy ra ngoài rìa.
Một trong những scandal của cảnh sát Anh được cả thế giới biết tới là vụ thanh niên người Brazil, Jean Charles de Menezes, bị bắn chết dưới tàu điện ngầm ở London hồi 2005 vì 'trông giống kẻ khủng bố'.
Các cuộc điều tra vụ de Menezes đã lên tới cấp chính phủ, gây ra cuộc khủng hoảng cho Bộ Nội vụ.
Còn hôm thứ Bảy vừa rồi một cây viết của Anh đã kêu gọi độc giả báo The Guardian hiến kế nhằm quyên góp tiền kiện cảnh sát trong vụ cảnh sát viên Simon Harwood vô cớ đánh người bán báo Ian Tomlinson.
Nạn nhân, theo các bài báo, bị đánh từ đằng sau trong một đợt biểu tình ở London trong năm ngoái.
Ông Tomlinson đã chết sau đó do ông có chứng bệnh về tim mạch.
Nhà báo George Monbiot cũng đặt câu hỏi về bác sỹ được chọn để tiến hành khám nghiệm tử thi, người đã có nhiều lỗi lầm trong quá khứ và từng bị khiển trách.
Ông kêu gọi người dân thực hiện nghĩa vụ của mình - đó là không chấp nhận "sự bất công trắng trợn" trước pháp luật.
Như thế, các báo chính thống tại Anh đứng hẳn về phía dư luận và gây sức ép lên nhà chức trách.
Với Việt Nam, có vẻ như việc vẫn có 'lề trái' và 'lề phải' trong truyền thông khiến câu chuyện trở nên mù mờ và khiến việc tìm câu trả lời xác đáng cho gia đình nạn nhân vụ Bắc Giang trở nên khó khăn.
Vietnamese mob throws coffin Straits Times
HANOI - THOUSANDS of angry Vietnamese surrounded a government building, throwing rocks and blocking traffic with a coffin following the unexpected death of a man detained for a routine traffic violation, a newspaper reported on Tuesday.
Nong Nghiep Vietnam newspaper quoted the victim's uncle, Nguyen Van Toan, as saying that family members gathered to demand an investigation into the 21-year-old man's death in northern Bac Giang province. He was hospitalised after being taken into custody following a routine traffic stop.
His girlfriend, who was with him at the time of arrest, was informed an hour and a half later that he was dead, it reported.
Unhappy with the failure by police to explain his death, the family and hundreds of villagers placed his coffin in front of the provincial government building on Monday, the paper said.
The protesters then grew angry, bringing down the gate and parts of an iron fence surrounding the government compound, while pelting police with rocks, it said.
The incident drew thousands of curious bystanders, causing traffic jams for several hours, the newspaper said. Any type of protest is extremely rare in Communist-ruled Vietnam, where all forms of dissent are quickly quashed. -- AP
Hàng nghìn dân kéo lên UBND Bắc Giang
Việt Nam xuất bản Tạp chí Nhân quyền - VOA
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, là người đã lên tiếng phê phán tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại nhiều diễn đàn quốc tế trong nhiều năm qua, nổi bật là tại hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam được tổ chức lần đầu tại Geneve năm 2009.
Ông cho biết cảm tưởng như sau về việc chính phủ Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Nhân quyền.
Ông Ái cho biết: "Hiện nay vấn đề thông tin rất quan trọng. Càng có sự hiện diện của một tờ báo thì càng hay. Đặc biệt là nếu tờ báo đó lại đề cao vấn đề nhân quyền. Hiển nhiên tôi rất tán dương Nhà nước Việt Nam có một cử chỉ mới là ra một tạp chí về nhân quyền."
Mặc dù vậy, nhân vật tranh đấu bị nhà chức trách Hà Nội nhiều lần lên án là “phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam” này cũng tỏ ý lo ngại là chính phủ Việt Nam vẫn chưa có quyết tâm thay đổi chính sách về nhân quyền.
Ông nói như sau: "Trên 700 tờ báo của nhà nước Việt Nam cũng như các cơ quan truyền thông đại chúng trong 35 năm qua đã làm cái công tác đó rồi. Sự hiện diện của Tạp chí Nhân quyền nó không thêm cái gì hết! Đặc biệt, bản tin của Văn phòng Thủ tướng nói rằng Tạp chí Nhân quyền là tiếng nói tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, thì đương nhiên là “bình mới rượu cũ”. Bởi vì nhân quyền không phải là vấn đề tuyên truyền mà là vấn đề bảo vệ con người tại Việt Nam. Đó là điều làm chúng tôi lo ngại."
Giáo sư Võ Văn Ái, đang cư ngụ ở Pháp, kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại và đảo ngược quyết định bác bỏ 43 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước trên thế giới – trong đó có Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu, đã nêu lên tại cuộc họp ở Geneve năm ngoái. Ông cũng đề cập tới sự kiện là Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp ước quốc tế liên quan tới việc bảo vệ quyền con người, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam chứng tỏ cam kết của mình về việc thực thi và bảo vệ các quyền con người bằng cách tuân hành những văn kiện đã ký kết với cộng đồng quốc tế.
Ông Ái nói: "Giờ đây nếu Nhà nước Việt Nam muốn thay đổi chính sách nhân quyền thì chỉ cần áp dụng Công ước đó. Tôi nghĩ rằng [nếu được vậy] chẳng những nhân dân trong nước mà tất cả đồng bào hải ngoại cũng như quốc tế sẽ vỗ tay hoan nghênh Nhà nước Việt Nam."
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế – đang bị giam lỏng ở Sài Gòn, là người đã xướng xuất một phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, có tên là Cao trào Nhân bản. Ông đã bị giới hữu trách Hà Nội tuyên án 20 năm tù sau khi công bố bản cương lĩnh của phong trào tranh đấu bất bạo động vào ngày 11 tháng 5 năm 1990. Đến năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Bill Clinton đã ký kết một đạo luật để chính thức ấn định ngày 11 tháng 5 là Ngày nhân quyền cho Việt Nam. Bác sĩ Quế đã có nhận xét như sau về việc chính phủ Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Nhân quyền.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói: "Cái cốt lõi của chủ nghĩa Cộng Sản của họ là không thật tâm tôn trọng nhân quyền. Về chiến thuật, để được hưởng những viện trợ về kinh tế, đầu tư, buôn bán … họ biết rằng không có cách nào tránh được chuyện không làm một số những nhượng bộ về tôn trọng nhân quyền. Đây là họ đang muốn dọ dẫm để xem có thể nhượng bộ, làm vừa lòng những đòi hỏi về nhân quyền trong nước, ngoài nước cũng như của thế giới, nhất là của Hoa Kỳ và Tây phương, đến mức độ nào mà vẫn duy trì được cái độc tài toàn trị."
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng nhắc lại những nhận xét của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà quan sát tình hình Việt Nam là những hành vi chà đạp quyền con người đã gia tăng tại Việt Nam trong vài năm gần đây, trong đó có việc tuyên án tù cho gần 20 người bày tỏ quan điểm chính trị khác với nhà cầm quyền. Ông giải thích thêm như sau về ra đời của Tạp chí Nhân quyền Việt Nam – một hành động của chính quyền ở Hà Nội mà ông gọi là để thích ứng với tình hình mới:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói thêm: "Từ khi chính quyền Obama lên thì có một sự thay đổi khá lớn trên toàn cầu theo chủ nghĩa đa phương, tức là tiếp xúc với tất cả các nước để giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Riêng về vấn đề nhân quyền, Tổng thống Obama, trong thế chiến lược về an ninh có nói rõ là bây giờ chính quyền Mỹ sẽ đề cập đến vấn đề này bằng hai ngả: một mặt thì hợp tác với các chính quyền, và mặt khác thì tiếp tục ủng hộ những cá nhân hay những phong trào đứng lên tranh đấu cho nhân quyền. Nhưng tất cả hai cách đều làm một cách kín đáo hơn, khác với chính quyền Bush lúc trước là có tính cách công khai, lên án, kết tội … Hiện chưa biết kết quả ra sao vì đây mới chỉ là bước đầu. Nhưng gần đây tôi thấy có một cái tin cũng đáng quan tâm. Đó là chính quyền Tây Ban Nha đã tiếp xúc với chính phủ Cuba theo một cách kín đáo và họ đã đạt được chuyện phóng thích một số tù nhân chính trị. Đây là một sự thay đổi mà Hà Nội thấy rằng có thể ra một tờ báo để bênh vực mà họ không sợ bị chỉ trích một cách quá mạnh bạo như trước. Họ hy vọng với cách tiếp cận kín đáo hơn họ cảm thấy thoải mái hơn khi lên tiếng qua một tạp chí công khai như vậy."
Theo ghi nhận của hãng thông tấn AP trong bản tin đánh đi từ Hà Nội hôm thứ tư vừa qua, Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu và các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên chỉ trích Việt Nam về việc cầm tù những người bất đồng chính kiến bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Tháng trước, công ty Google cũng chỉ trích chính phủ Việt Nam về việc ban hành những luật lệ mới để đòi hỏi những địa điểm internet công cộng phải cài đặt những phần mềm có thể ngăn chận việc truy cập một số website và theo dõi hoạt động của những người sử dụng.
Chính phủ Việt Nam nhiều lần nói rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị mà chỉ có những người bị trừng trị vì vi phạm pháp luật. Họ cũng nói rằng việc hạn chế hoạt động internet có mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và bài trừ tệ đoan xã hội.
Ông cho biết cảm tưởng như sau về việc chính phủ Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Nhân quyền.
Ông Ái cho biết: "Hiện nay vấn đề thông tin rất quan trọng. Càng có sự hiện diện của một tờ báo thì càng hay. Đặc biệt là nếu tờ báo đó lại đề cao vấn đề nhân quyền. Hiển nhiên tôi rất tán dương Nhà nước Việt Nam có một cử chỉ mới là ra một tạp chí về nhân quyền."
Mặc dù vậy, nhân vật tranh đấu bị nhà chức trách Hà Nội nhiều lần lên án là “phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam” này cũng tỏ ý lo ngại là chính phủ Việt Nam vẫn chưa có quyết tâm thay đổi chính sách về nhân quyền.
Ông nói như sau: "Trên 700 tờ báo của nhà nước Việt Nam cũng như các cơ quan truyền thông đại chúng trong 35 năm qua đã làm cái công tác đó rồi. Sự hiện diện của Tạp chí Nhân quyền nó không thêm cái gì hết! Đặc biệt, bản tin của Văn phòng Thủ tướng nói rằng Tạp chí Nhân quyền là tiếng nói tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, thì đương nhiên là “bình mới rượu cũ”. Bởi vì nhân quyền không phải là vấn đề tuyên truyền mà là vấn đề bảo vệ con người tại Việt Nam. Đó là điều làm chúng tôi lo ngại."
Giáo sư Võ Văn Ái, đang cư ngụ ở Pháp, kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét lại và đảo ngược quyết định bác bỏ 43 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước trên thế giới – trong đó có Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu, đã nêu lên tại cuộc họp ở Geneve năm ngoái. Ông cũng đề cập tới sự kiện là Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp ước quốc tế liên quan tới việc bảo vệ quyền con người, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam chứng tỏ cam kết của mình về việc thực thi và bảo vệ các quyền con người bằng cách tuân hành những văn kiện đã ký kết với cộng đồng quốc tế.
Ông Ái nói: "Giờ đây nếu Nhà nước Việt Nam muốn thay đổi chính sách nhân quyền thì chỉ cần áp dụng Công ước đó. Tôi nghĩ rằng [nếu được vậy] chẳng những nhân dân trong nước mà tất cả đồng bào hải ngoại cũng như quốc tế sẽ vỗ tay hoan nghênh Nhà nước Việt Nam."
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế – đang bị giam lỏng ở Sài Gòn, là người đã xướng xuất một phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, có tên là Cao trào Nhân bản. Ông đã bị giới hữu trách Hà Nội tuyên án 20 năm tù sau khi công bố bản cương lĩnh của phong trào tranh đấu bất bạo động vào ngày 11 tháng 5 năm 1990. Đến năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Bill Clinton đã ký kết một đạo luật để chính thức ấn định ngày 11 tháng 5 là Ngày nhân quyền cho Việt Nam. Bác sĩ Quế đã có nhận xét như sau về việc chính phủ Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Nhân quyền.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói: "Cái cốt lõi của chủ nghĩa Cộng Sản của họ là không thật tâm tôn trọng nhân quyền. Về chiến thuật, để được hưởng những viện trợ về kinh tế, đầu tư, buôn bán … họ biết rằng không có cách nào tránh được chuyện không làm một số những nhượng bộ về tôn trọng nhân quyền. Đây là họ đang muốn dọ dẫm để xem có thể nhượng bộ, làm vừa lòng những đòi hỏi về nhân quyền trong nước, ngoài nước cũng như của thế giới, nhất là của Hoa Kỳ và Tây phương, đến mức độ nào mà vẫn duy trì được cái độc tài toàn trị."
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng nhắc lại những nhận xét của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà quan sát tình hình Việt Nam là những hành vi chà đạp quyền con người đã gia tăng tại Việt Nam trong vài năm gần đây, trong đó có việc tuyên án tù cho gần 20 người bày tỏ quan điểm chính trị khác với nhà cầm quyền. Ông giải thích thêm như sau về ra đời của Tạp chí Nhân quyền Việt Nam – một hành động của chính quyền ở Hà Nội mà ông gọi là để thích ứng với tình hình mới:
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói thêm: "Từ khi chính quyền Obama lên thì có một sự thay đổi khá lớn trên toàn cầu theo chủ nghĩa đa phương, tức là tiếp xúc với tất cả các nước để giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Riêng về vấn đề nhân quyền, Tổng thống Obama, trong thế chiến lược về an ninh có nói rõ là bây giờ chính quyền Mỹ sẽ đề cập đến vấn đề này bằng hai ngả: một mặt thì hợp tác với các chính quyền, và mặt khác thì tiếp tục ủng hộ những cá nhân hay những phong trào đứng lên tranh đấu cho nhân quyền. Nhưng tất cả hai cách đều làm một cách kín đáo hơn, khác với chính quyền Bush lúc trước là có tính cách công khai, lên án, kết tội … Hiện chưa biết kết quả ra sao vì đây mới chỉ là bước đầu. Nhưng gần đây tôi thấy có một cái tin cũng đáng quan tâm. Đó là chính quyền Tây Ban Nha đã tiếp xúc với chính phủ Cuba theo một cách kín đáo và họ đã đạt được chuyện phóng thích một số tù nhân chính trị. Đây là một sự thay đổi mà Hà Nội thấy rằng có thể ra một tờ báo để bênh vực mà họ không sợ bị chỉ trích một cách quá mạnh bạo như trước. Họ hy vọng với cách tiếp cận kín đáo hơn họ cảm thấy thoải mái hơn khi lên tiếng qua một tạp chí công khai như vậy."
Theo ghi nhận của hãng thông tấn AP trong bản tin đánh đi từ Hà Nội hôm thứ tư vừa qua, Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu và các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên chỉ trích Việt Nam về việc cầm tù những người bất đồng chính kiến bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Tháng trước, công ty Google cũng chỉ trích chính phủ Việt Nam về việc ban hành những luật lệ mới để đòi hỏi những địa điểm internet công cộng phải cài đặt những phần mềm có thể ngăn chận việc truy cập một số website và theo dõi hoạt động của những người sử dụng.
Chính phủ Việt Nam nhiều lần nói rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị mà chỉ có những người bị trừng trị vì vi phạm pháp luật. Họ cũng nói rằng việc hạn chế hoạt động internet có mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và bài trừ tệ đoan xã hội.
--------
Chiều 26/7, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải đã gặp gỡ đại diện các cơ quan báo chí thông tin về vụ tụ tập đông người, gây mất trật tự trị an ở khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh chiều 25/7.
Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng.
Trưa 24/7, gia đình anh Khương có đơn gửi cơ quan Công an. Công an tỉnh cùng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã trưng cầu giám định của cơ quan Pháp y Trung ương. Tối 24/7, Pháp y Trung ương khám nghiệm tử thi nhưng chưa có kết quả. Cơ quan công an giải thích gia đình chờ kết quả giám định của Pháp y Trung ương.
Gia đình anh Khương tiếp tục đề nghị cơ quan công an cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc. Sáng 25/7, đại diện công an tỉnh trao giấy tờ cho ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương, nhưng một số người gây sức ép để ông Nhương không nhận.
Đến 13 giờ ngày 25/7, gia đình tổ chức đưa anh Khương đi an táng tại nghĩa trang địa phương. Khi đưa tang, một số người quá khích đã kích động đưa xe tang lên thẳng Ủy ban Nhân dân tỉnh. Chính quyền và các ngành chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền nhưng nhiều người hiếu kỳ cùng tham gia kéo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, đoàn người tới trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh ở thành phố Bắc Giang. Nhiều người hiếu kỳ tiếp tục tạo thành đám đông vây quanh trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh. Trong đám đông có những trường hợp quá khích kéo đổ tường rào khu cổng phụ Ủy ban Nhân dân tỉnh và ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây, gây mất trật tự khu vực này.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các ngành có liên quan đã trực tiếp giải thích, tuyên truyền, thuyết phục những người tham gia đám đông giải tán; đồng thời có biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giữ sáu đối tượng quá kích có hành vi kích động gây mất trật tự trị an để điều tra làm rõ.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh đã gặp gỡ, thuyết phục gia đình đồng ý đưa anh Khương về an táng ở nghĩa trang địa phương. Đồng thời Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ phương tiện đưa quan tài và người nhà anh Khương về quê. Đại diện tỉnh, huyện đã đến viếng tang lễ anh Khương. Sau đó, đám đông tụ tập tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh giải tán, tình hình tại đây ổn định trở lại.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với cơ quan Pháp y Trung ương sớm làm rõ, công khai kết quả nguyên nhân cái chết của anh Khương cho gia đình anh và nhân dân biết.
Quan điểm của tỉnh là giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm trước pháp luật./. Như Kính (TTXVN/Vietnam+)
Vụ Bắc Giang: 6 người bị bắt
Một thân nhân của anh Nguyễn Văn Khương hôm thứ Hai nói với BBC rằng gia đình không được thông báo các chi tiết khám nghiệm tử thi chính thức.
Chính quyền nói sẽ sớm làm rõ nguyên nhân làm anh Khương tử vong.
Công an giết người, Dân biểu tình, quan ngồi nhậu... Diễn Đàn T.T.H./H.V.
Các vụ công an đánh chết người càng ngày càng nhiều. Không chỉ ở Bắc Giang mà ở ngay Hà Nội (huyện Chương Mỹ, ngày 9.7), Đà Nẵng (giáo xứ Cồn Dầu, 4.7 ), hay trước đó, ở Thanh Hoá (ngày 25 tháng 5) v.v.
Chiều 26/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải đã gặp gỡ đại diện các cơ quan báo chí thông tin về vụ tụ tập đông người, gây mất trật tự trị an ở khu vực trụ sở UBND tỉnh chiều 25/7.
TIN LIÊN QUAN
Bắt thẩm phán và thư ký TAND tỉnh Bắc Giang
Ông Hải cho biết, cơ quan công an đã tạm giữ 6 đối tượng để xem xét; tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo TTXVN, khoảng 18h ngày 23/7, lực lượng tuần tra CSGT Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) phát hiện anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, đi xe máy BKS 98M9-3894) vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 (huyện Tân Yên) nên đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý.
Xe của anh Khương còn chở theo chị Phạm Thị Ngoãn (20 tuổi, trú tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang).
Tại cơ quan công an, khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khoẻ không bình thường nên công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an và Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2h30 sáng 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng.
Trưa ngày 24/7, gia đình anh Khương có đơn gửi cơ quan Công an. Công an tỉnh cùng Viện KSND tỉnh đã trưng cầu giám định của cơ quan Pháp y Trung ương.
Tối 24/7, Pháp y Trung ương khám nghiệm tử thi nhưng chưa có kết quả. Cơ quan công an giải thích gia đình chờ kết quả giám định của Pháp y Trung ương. Gia đình anh Khương tiếp tục đề nghị cơ quan công an cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc.
Sáng 25/7, đại diện công an tỉnh trao giấy tờ cho ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương, nhưng 1 số người gây sức ép nên ông Nhương không nhận.
Đến 13h ngày 25/7, gia đình tổ chức đưa anh Khương đi an táng tại nghĩa trang địa phương. Khi đưa tang, 1 số người quá khích đã kích động đưa xe tang lên thẳng UBND tỉnh.
Đến khoảng 17h cùng ngày, lãnh đạo UBND tỉnh đã gặp gỡ, thuyết phục gia đình đồng ý đưa anh Khương về an táng ở nghĩa trang địa phương.
UBND tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với cơ quan Pháp y Trung ương sớm làm rõ, công khai kết quả nguyên nhân cái chết của anh Khương cho gia đình anh và nhân dân biết.
Một người dân chết tại trụ sở CSGT huyện Tân Yên (Bắc Giang)Nông Nghiệp
Chiều 25/7, hàng trăm người dân đã đưa thi thể anh Nguyễn Văn Khương, SN 1989, lên cổng trụ sở UBND tỉnh với yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của người thanh niên này.
Chiều 25/7, hàng trăm người dân xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên, Bắc Giang) đã đưa thi thể anh Nguyễn Văn Khương, SN 1989, làm nghề lái xe, trú quán tại xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên) lên cổng trụ sở UBND tỉnh với yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của người thanh niên này.
Theo tường trình của ông Nguyễn Văn Toàn (chú của nạn nhân Khương): Khoảng 17 giờ chiều ngày 23/7, Nguyễn Văn Khương đi xe máy lên nhà của bạn ở Tân Yên chơi. Để chuẩn bị bữa ăn tối, Khương cùng một bạn gái đi mua đồ ăn. Do vi phạm luật giao thông, Khương đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên bắt giữ và đưa về trụ sở Công an huyện để giải quyết. Tại đây, Khương vào trong để lực lượng công an lập biên bản về hành vi vi phạm luật giao thông, còn cô bạn gái đứng ngoài cổng đợi. Đến khoảng 18h30’, cô bạn gái nhận được tin báo bạn trai mình đang nằm trong Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên.
Đến khoảng 15 giờ chiều qua, một số phần tử quá khích đã kéo đổ cổng và rào chắn xung quanh trụ sở UBND tỉnh, đồng thời tiếp tục ném gạch, đá về phía lực lượng CA ở đây. 16 giờ, CA tỉnh Bắc Giang đã phải dùng pháo để giải tán đám đông nhưng bất thành. 19h, khi NNVN liên hệ với ông Nguyễn Văn Dư, PGĐ Công an tỉnh Bắc Giang, được biết, lãnh đạo tỉnh này đang họp bàn biện pháp giải quyết. |
Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân tại TP Bắc Giang, gây tắc nghẽn giao thông và trật tự công cộng nhiều giờ đồng hồ. Đến 19h hôm qua, đám đông hiếu kỳ vẫn chưa được giải tán.
Biểu tình ở Bắc Giang vì công an đánh chết người Đài Á Châu Tự Do
Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube
Hàng ngàn người dân đưa xe đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người.
Hằng trăm người dân xã Hồng Thái kéo chiếc xe tang của một thanh niên lên tỉnh, đòi vào trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, công an ngăn cản và giải tán, gây bạo động. Sự việc xảy ra hồi chiều chủ nhật 25 tháng 7 năm 2010.Hàng ngàn người dân đưa xe đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người.
Có tiếng súng trong lúc công an sử dụng hơi cay và gậy gộc đàn áp, người biểu tình phản công bằng cây gậy và gạch đá. Hai bên đều có người bị thương nhưng chưa rõ bao nhiêu. Công an bắt một số người đem vào trụ sở trong khi dân tiếp tục bao vây đòi người và đòi giải quyết vụ oan sai.
Hình ảnh trong các vidéo clip gửi lên youtube cho thấy đến chiều tối công an vẫn còn dàn quân bên trong trụ sở UBND tỉnh, xe tang và người biểu tình còn vây bên ngoài. Vòng ngoài cùng là hằng ngàn người đến chứng kiến vụ việc, tập trung đông đảo, la hò bên ngoài trụ sở, gây tắc nghẽn lưu thông.
Nhân chứng tại chỗ cho hay sáng nay đã có bạo động lớn xảy ra tại trụ sở công an giao thông huyện Tân Yên, dân biểu tình đốt phá một số xe cộ của công an trước khi kéo nhau lên tỉnh.
Biểu tình ở Bắc Giang vì công an đánh chết người chiều chủ nhật 25 tháng 7 năm 2010. Công an đang lôi kéo một người (mặc áo đỏ).
Theo báo Nông nghiệp online, nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ việc công an bắt giữ anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, lúc anh đang chở người yêu đi mua thức ăn hồi chiều thứ sáu, ngày 23. Khương được đưa vào đồn công an để làm việc, đến 6 giờ rưỡi người bạn gái được báo biết nạn nhân đang ở bệnh viện. Bác sĩ tại bệnh viện cho biết Khương nhập viện lúc 6 giờ 20 thì đã chết, với mấy vết bầm tím trên cổ.
Hôm thứ bảy công an tỉnh và huyện đã làm việc với gia đình nạn nhân nhưng gia đình và dân thôn không hài lòng. Nhân chứng có mặt tại chỗ cho biết dân ba thôn của xã Hồng Thái đã đem quan tài lên khiếu nại với UBND tỉnh, gây xô xát và đổ máu.
Tin Tức: Video Bạo Loạn Tại Bắc GiangVietnam Exodus
1 thanh niên vi phạm luật giao thông và bị CA Bắc Giang bắt tịch & thu xe. Vài ngày sau thanh niên này tới nhận xe và đã bị CA đánh không rõ lý do. Kết quả 3 ngày sau bị chết. Dân làng của anh này đã thực sự bức xúc kéo hơn trăm người định phá tan UBND Bắc Giang. Và cuộc chiến đã xảy ra. Ban đầu CA dùng khiên nhựa để chống nhưng không chống nổi trước gạch bay và gậy gộc của dân làng . Cuối cùng phải dùng đến hơi cay và lực lượng cứu hoả quạt vòi rồng.
[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=HPBzR_KkOBQ]
2/ http://www.youtube.com/watch?v=qVpw49COKJI
3/ http://www.youtube.com/watch?v=0sNTIRYvrnw
4/ http://www.youtube.com/watch?v=blsXmg0w1MU
5/ http://www.youtube.com/watch?v=w_-Kk1Sx9kA
6/ http://www.youtube.com/watch?v=siV4zuZY52s
7/ http://www.youtube.com/watch?v=cIO1GqgOKtw
8/ http://www.youtube.com/watch?v=3OOVAAGUbOA
9/ http://www.youtube.com/watch?v=ecfdTWna_rQ
Dân chúng bao vây, phá cổng trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang: đòi công lýTTX Công Giáo Việt Nam
VietCatholic News (25 Jul 2010 07:11)
LTS - Chúng tôi vừa nhận được một số hình ảnh của một độc giả ở Bắc Giang cho biết:Dân chúng tụ tập đến bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang ngày 25/7/2010 (từ 14 giờ đến đêm tối hôm nay) vì sự kiện vài ngày trước công an huyện Việt Yên đánh chết một thanh niên do mắc một lỗi nhỏ giao thông. Thi thể nạn nhân vẫn tại cổng UBND tỉnh.
Đến 5 giờ chiều thì 10 đoạn tường rào của UBND tỉnh bị phá hủy. Nhiều tiếng nổ lớn xảy ra do người dân đốt mìn tự tạo. Trong khi đó thi thể nạn nhân vẫn còn để tại cổng UBND tỉnh. Cánh cổng phụ của UBND đã bị phá cùng với biển ghi tên UBND tinh Bắc Giang
Sự việc xảy ra hai ngày mà chẳng có quan chức nào chịu trách nhiệm giải quyết. Trong khi đó Nông Quốc Tuấn (sắp được bầu là bí thư tỉnh ủy) vẫn thản nhiên tiếp bạn bè bằng món thịt bò tót do 2 đầu bếp tại Hà Nội về chế biến theo yêu cầu của Tuấn tại cửa hàng Tài Lộc.
------
Tin trên mạng:
Vụ rối loạn tại thành phố Bắc Giang diễn ra ngày hôm qua thực chất chỉ là cao trào của vụ việc. Chuyện này đã diễn ra từ trước đó nhưng do hai bên không đi đến đồng thuận dẫn đến bức xúc của người bị hại. Và chuyện gì đến đã đến.
Vụ việc nhanh chóng được cư dân mạng Bắc Giang đăng tải trên các mạng xã hội khiến đêm 25/7 nóng bởi lượng truy cập của những người quan tâm.
Toàn bộ thông tin dưới đây được 1 cư dân mạng sống tại Bắc Giang tường thuật lại từ hiện trường. Sau khi nghiên cứu thông tin, có gọi điện hỏi thăm 1 số người tại Bắc Giang, Xahoimang thấy nội dung bài viết này cơ bản phản ánh được nội dung thực tế nên đăng tải. Chúng tôi có biên tập 1 số đoạn, ngôn từ không phù hợp.
Vụ việc này thực tế đã được báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh từ ngày 24/7. Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra vụ việc vào ngày 25, đến sáng 26 báo này đã gỡ bỏ nội dung.
Nội dung bài viết
Vào khoảng 3g chiều ngày 25/7, nhận được tin báo từ 1 người bạn rằng trước cửa UBND tỉnh đang có hội rất lớn. Với bản tính "tò mò ham hiểu biết", tớ lập tức phóng xe vun vút ra hiện trường tác nghiệp bất chập sự can ngăn của gia đình.
Ra đến ngã tư cafe 9 tầng thì bị tắc đường. 1 phần do đám người hiếu kì quá đông, 1 phần do các đồng chí cảnh sát đã bịt chặt ngã tư trung tâm thành phố. Với khả năng luồn lách, tớ đã lách được vào 1 con hẻm nhỏ dẫn ra trước cổng chính của ủy ban. Vừa ló ra được khỏi đám đông, đập ngay vào mắt là một chiếc xe tang, trên đặt một chiếc quan tài lớn được phủ vòng hoa trắng đặt chình ình trước cổng ủy ban.
Chiếc quan tài được gia đình nạn nhân đưa đến trước cổng UBND
Một người thân của nạn nhân mang di ảnh đi trước UBND tỉnh
Bằng một số biện pháp nghiệp vụ, tớ đã phỏng vấn được một nhân chứng nữ trong đám tang. Sự tình là vào hôm 23/7 tức thứ 6 vừa rồi. Cháu của nhân chứng, một thanh niên sinh năm 1989 phóng xe đèo người yêu từ Việt Yên lên Tân Yên chơi. Khi còn một đoạn ngắn nữa thì chàng trai mới bỏ mũ bảo hiểm ra treo ở tay lái và bất ngờ bị 2 đồng chí CSGT bắt được và dẫn về đồn.
Trong khi đang làm thủ tục ở đồn cùng 2 đồng chí công an khác thì cô người yêu đang đứng đợi bên ngoài được lệnh là cứ về trước đi, anh ấy sẽ về sau. Cô người yêu đợi mãi ko thấy honey của mình về bèn mang thức ăn và kéo một đám bạn ra xem thế nào thì được tin anh ta bị cảm và đang được cấp cứu ở bệnh viện.
Người dân kéo đến xem rất đông khiến giao thông ở đây ùn tắc nghiêm trọng
Khi đến bệnh viện thì nhận được tin sét đánh là anh ta đã ko thể qua khỏi. Ngay tối hôm đó, lực lượng pháp y của công an đã kết luận anh ta bị xốc thuốc dẫn tới tử vong. Gia đình nạn nhân nhất quyết ko tin vào kết quả này, vì họ tin rằng con trai của họ chưa bao h nghiện. Gia đình quyết định mời bên pháp y của quân đội đến mổ lại lần nữa vào tối hôm qua 24/7 . Kết quả lần này đầy bất ngờ, nạn nhân có dấu hiệu bị bóp cổ, một vết tím ở sau gáy có thể do bị đập đầu vào tường, nhưng nạn nhân tử vong chủ yếu do bọng đái bị vỡ. Nhưng khi hỏi 2 đồng chí cs GT có mặt lúc lập biên bản thì 2 đồng chí đều khai là không biết và chỉ thấy anh ta bị cảm ngất đi nên đưa vào viện.Bất bình và đau xót, ko thể tin rằng con mình chỉ vì ko đội mũ bh mà bị cs GT đánh chết. Vào sáng nay gia đình nạn nhân quyết định rước quan tài đi bộ gần 20km từ huyện Việt Yên lên trung tâm TP để đòi lại công lý. ( PV tường thuật lại y nguyên nội dung của cuộc nói chuyện với người nhà nạn nhân )
Khi tớ đang hỏi chuyện nhân chứng thì đoàn người đã xô đổ cánh cổng sắt vững chắc của ủy ban, ùa vào với gạch ngói ném như mưa vào lực lượng cảnh sát, thậm chí còn đốt cả cờ phướn, ném chai xăng vào lực lượn cs. Lực lượng cảnh sát lập tức rút vào bên trong và thành lập 1 hàng rào bằng lá chắn. Đoàn người tiến đến cách hàng rào cảnh sát tầm 5 mét thì ko dám tiến sâu nữa. Trên tay ai cũng cầm nguyên 1 hòn gạch và có ném vào bên trong. Các đồng chí cs vì cũng có nhặt gạch đáp lại. Theo quan sát của tớ thì có 2 chú cs bị vỡ đầu chảy mãu mũi.
Phía bên cổng chính cũng bị nhân dân phá một bên xông vào ùn ùn. Các bác lãnh đạo bên trong sân ủy ban thì toát mồ hôi, liên tục bật điện thoại gọi. Theo nguồn tin vỉa hè thì ko chỉ có họ hàng nạn nhân mà nhân dân 4 làng xung quanh đó cũng đi cùng đám tang đến đòi sự công bằng. Bỗng nhiên có tiếng nổ đùng đoàng, rồi khói bay mù mịt, lúc đầu mình tưởng là tiếng súng hóa ra là lựu đạn hơi cay. Lúc này đoàn người sợ quá chạy toán loạn ra khỏi cổng, các chú cảnh sát xông lên ép đoàn người ra cổng. Va chạm khiến một số người đổ máu, do một số người không ưa j công an nên họ cũng nhặt gạch đá đứng về phía đoàn người đưa tang. Đứng quá gần hiện trường nên PV TNN cũng chạy và chứng kiến sự việc khá rõ.
Vụ việc đã không thể giấu kín được khi cả thành phố Bắc Giang đều biết đến, kéo đến xem và tham gia với số lượng hàng ngàn người. Thông tin nhanh chóng bị đưa lên mạng
Sau một thời gian đàm phán, đến khoảng 6 rưỡi tối thì tỉnh ủy điều một xe tang chở chiếc quan tài về, và người dân cũng dần dần bỏ về bớt . Trời dần tối và mọi việc có vẻ được dàn xếp ổn thoải. Những người hiếu kì cũng dần vãn. Trong lúc tớ viết những dòng này thì đang có một lực lượng hàn lại những chiếc hàng rào và cổng bị xô đổ, xe cứu hỏa phun nước rửa sạch những j còn sót lại của vụ rối loạn. Có lẽ sáng mai ta lại thấy ủy ban tỉnh như chưa hề có chuyện j xảy ra. Tiểu Ngu Nhi
Theo báo Nông nghiệp, nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ việc công an bắt giữ anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, lúc anh đang chở người yêu đi mua thức ăn hồi chiều thứ sáu, ngày 23. Khương được đưa vào đồn công an để làm việc, đến 6 giờ rưỡi người bạn gái được báo biết nạn nhân đang ở bệnh viện. Bác sĩ tại bệnh viện cho biết Khương nhập viện lúc 6 giờ 20 thì đã chết, với mấy vết bầm tím trên cổ.
Hôm thứ bảy công an tỉnh và huyện đã làm việc với gia đình nạn nhân nhưng gia đình và dân thôn không hài lòng. Nhân chứng có mặt tại chỗ cho biết dân ba thôn của xã Hồng Thái đã đem quan tài lên khiếu nại với UBND tỉnh, gây xô xát và đổ máu.
Việc đến thời điểm này chưa có công bố hoặc trả lời dư luận, báo chí của phía Bắc Giang sẽ là một sai lầm lớn khi mà trên internet thông tin đang được truyền tải đi một cách khá mạnh mẽ. Sự im lặng của cơ quan chức năng đồng nghĩa với sự ủng hộ cho thông tin 1 chiều, mà không ai dám chắc thông tin đó chuẩn xác đến mức nào.TheoNguoiduatinHôm thứ bảy công an tỉnh và huyện đã làm việc với gia đình nạn nhân nhưng gia đình và dân thôn không hài lòng. Nhân chứng có mặt tại chỗ cho biết dân ba thôn của xã Hồng Thái đã đem quan tài lên khiếu nại với UBND tỉnh, gây xô xát và đổ máu.
Xe chở nạn nhân tới cổng UBND Xe chở nạn có xe còi hụ hộ tống Người dân tụ tập trước cổng UBND Cổng UBND bị dân chúng phá
--
Theo bản tin chính thức Xa lộ thông tin của tỉnh Bắc Giang thì chiều hôm qua hàng trăm người dân xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đã đem quan tài của anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi lên lên trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của nạn nhân.
Hai ngày trước,thanh niên này bị công an huyện Tân Yên bắt giữ vì tội không đội mũ bảo hiểm. Nhưng sau đó nạn nhân qua đời trên người có nhiều vết thương. Theo nhiều nhân chứng, cuộc biểu tình có lúc lên đến hàng vạn người.
Một thân nhân của nạn nhân cho biết là chiều ngày 23/7, anh Khương sang huyện Tân Yên chơi và khi cùng người bạn gái ra phố mua đồ ăn chuẩn bị cơm tối thì bị công an bắt với lý do phạm luật giao thông. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, cô bạn gái của anh Khương đứng chờ bên ngoài đồn công an được báo tin anh Khương nhập viện. Bác sĩ bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên cho biết nạn nhân đã chết trước khi vào bệnh viện.
Nhiều nguồn tin biết thêm là khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị vỡ bàng quang. Một cán bộ địa phương xác nhận tin này với RFI và tiết lộ thêm thân phụ của nạn nhân là một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Về lý do tại sao có hàng vạn người biểu tình thì cán bộ này cho rằng từ lâu nay dân chúng địa phương có nhiều bất bình với công an Bắc Giang.
Từ trưa hôm qua 25/7 cho đến tối, hàng ngàn người, có khi lên đến hàng vạn, đã ủng hộ gia đình nạn nhân đem thi thể anh Khương đến trước trụ sở chính quyền tỉnh Bắc Giang đòi làm sáng tỏ vụ việc. Phim và ảnh do dân chúng địa phương ghi lại phán tán trên mạng internet cho thấy hàng rào trụ sở chính quyền tỉnh Bắc Giang bị phá sập và công an sử dụng pháo, hơi cay, dùi cui đàn áp người biểu tình. Bản tin của tỉnh Bắc Giang công nhận là cuộc biểu tình gây tắt nghẽn giao thông trong nhiều tiếng đồng hồ.
Trong thời gian gần đây tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ người bị câu lưu chết trong trụ sở công an. Điển hình là trường hợp hai người chết trong đồn công an ở quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm mà bộ công an tuyên bố là đang mở cuộc điều tra.
- Hàng nghìn dân kéo lên UBND Bắc Giang (BBC) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100726_bacgiang_protest.shtml
- Vi phạm giao thông, bị đánh chết? (Vit/Giadinh.net)
Lão Độc Hành - Tin thêm về vụ bạo động ở Bắc Giang ngày 25/07/2010
Nguồn: blog Lão Độc Hành
26.07.2010
1. Theo người dân tại thành phố Bắc Giang cho biết, thì: Ngài Phó trưởng CA huyện Tân Yên. Nguyên là đội phó đội điều tra xét hỏi sở CA tỉnh Bắc Giang. Người có liên quan trực tiếp đến vụ bắt và đánh đập dã man 8 nhà sư tại trại giam Kế mấy năm trước, sau vụ mất cổ vật tại chùa La (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) mà báo chí cả lề phải lề trái đã đưa tin. Dẫn đến 1 nhà sư bị đánh chết trong trại giam. Phiên xét xử tại tòa án tỉnh Bắc Giang đã tuyên họ vô tội và được trả tự do. Ngay sau khi được tự do, các nhà sư bị bắt, bị đánh đạp dã man nêu trên… đã phát đơn kiện CA trại giam Kế… , nhưng đơn của họ rơi vào quên lãng. Không bao giờ được giải quyết. Người này được chuyển về CA Tân Yên với chức vụ phó CA huyện. Vậy là anh ta có truyền thống kinh nghiệm tra tấn người. Một người rất hung hãn và ít nhân tính.
2. Dân Việt Yên, cụ thể là dân xã Hồng Thái là nơi có khu công nghiệp Đình Trám lớn nhất tỉnh Bắc Giang. Nơi đã từng xảy ra nhiều vụ xung đột vì tranh chấp đất đai, do việc đền bù không thỏa đáng. Nơi xảy ra vụ đình công lớn tại công ty sản xuất bao bì Hoa Hạ của người TQ. Đã có xô xát giữa CA với dân chúng dẫn đến hành chục công an và người dân bị thương tích. CA bắt hàng trăm người. Ngay hôm sau cả làng có người bị bắt, đến biểu tình trước cổng UBND tỉnh đòi thả người… Lần này có sự rút kinh nghiệm. Người biểu tình sau khi đã thương thuyết với người đại diện UBND tỉnh. Họ đưa ra yêu cầu thả hết người bị bắt rồi mới ngừng biểu tình.
Cũng chính tại địa phương này đã xảy ra vụ bắt cóc cháu bé ở tiệm vàng thị trấn Nếnh để cướp tiền, vàng. Khi tên cướp chỉ với một con dao. Hắn đề nghị cho hắn 1 chiếc xe để tẩu thoát. Khi chủ nhà thỏa thuận xong đưa tên cướp ra xe thì CA Bắc Giang nhảy vào dùng gậy trang bị đánh gục tên cướp, dẫn đến việc tên cướp cứa đứt cổ cháu bé… Dân chúng Việt Yên và cả Bắc Giang đã tỏ thái độ không đồng tình. Phó CA tỉnh, người chỉ huy trực tiếp vụ giải thoát con tin này đã không thể trả lời được câu hỏi của người dân: “Mục đích của CA là cứu người hay chỉ nhăm nhe trấn áp tội phạm?”
3. Khác hẳn các cuộc biểu tình trước đây tại Viêt Yên tỉnh Bắc Giang, hay nhiều nơi khác của nông dân. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay, có sự tham gia đông đảo của dân chúng thành phố Bắc Giang. Lúc đầu họ đến do tò mò. Nhưng khi thấy sự đàn áp hung hãn của CA (xem Video). Họ bất bình, phẫn nộ và quyết định ủng hộ đoàn biểu tình. Họ không giống như những người nông dân đi biểu tình. Họ thường tự phát, thụ động, và dễ bị lừa phỉnh. Dân thành phố thì khác. Khi bị đàn áp. Họ sẵn sàng đối đầu và hành động rất mạnh mẽ, bất khuất... Sự việc cho thấy. CA dù có hành động hung hãn hay được trang bị súng đạn, công cụ hỗ trợ đến tận răng. Nhưng họ đã không thể bảo vệ được chính quyền trước sự phẫn nộ của hàng vạn dân chúng thành phố Bắc Giang. Lão tin rằng. Các ngài cầm đầu chính quyền Bắc Giang và ở cấp cao hơn. Hãy coi đây là bài học để rút kinh nghiệm. Đối đầu với dân. Nhất là dân thành phố, chính là húc đầu vào bức tường thép… Tuy nhiên cũng cho thấy, các đồng chí CA đã rất kiềm chế khi chưa được ra lệnh đánh người. Và đây:
Nhìn tấm hình này thì đã thấy rõ, các đồng chí CA rất chi là biết... kiềm chế và đây chỉ là "hành động tự vệ" thôi...?
Về một tấm hình
Lão Độc Hành có được tấm hình này do một bạn post lên mạng ngay trong đêm 25/7/2010, ngày xảy ra bạo loạn tại thành phố Bắc Giang. Lão được chứng kiến tận mắt khi đi ngang qua thành phố này. Lão nhận ra cô gái là vợ sắp cưới của người thanh niên bị CA huyện Tân Yên đánh đến chết ngày 23/7/2010. Tiếc rằng hình chụp nghiêng bằng máy điện thoại nên không được rõ nét. Nhưng nó vừa đủ để lột tả được toàn bộ nỗi đau đớn, căm giận và sự thất vọng cùng cực của cô gái… Liệu những năm tháng sau này sẽ ra sao? Những đông chí CA huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, có cảm nhận được điều gì không? Nhất là mấy đồng chí trực tiếp đánh chết người…
Lão không muốn bàn thêm về tấm hình. Có thể mọi người còn thờ ơ với nó. Riêng Lão thì không… Cô gái đang đi đâu vậy? Trên tay cô cầm cái gì? Bộ quần áo tang tóc cô khoác trên người gây cảm giác thật nặng nề… Chỉ biết rằng. Cô gái đang đi dọc đường “Hùng Vương”. Con đường lớn nhất, đẹp nhất và là niềm tự hào của thành phố Bắc Giang. Con đường mang tên tổ tiên giống dòng người Việt ta…
Sự đau đớn đã lên đến tận cùng…
Bắc Giang: vụ chết người cần được làm sáng tỏ
Thông tin cho hay vào chiều ngày chủ nhật 25 tháng 7 hôm qua, rất nhiều người dân tại Bắc Giang đã kéo nhau đến trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh để đòi hỏi chính quyền điạ phương làm rõ nguyên nhân cái chết của thanh niên tên Nguyễn Văn Khương, ngụ tại thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, mà dân chúng cho là cảnh sát giao thông đánh nạn nhân đến chết
----