Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

3.000 thiếu niên Việt Nam bị đưa sang Anh làm nô lệ

Son Tran 
3.000 thiếu niên Việt Nam bị đưa sang Anh làm nô lệ
24-05-2015
Trung bình mỗi tháng, có khoảng 30 thiếu niên Việt Nam sang Anh Quốc qua các đường dây nhập cảnh bất hợp pháp. Các nạn nhân nô lệ mới bị cưỡng bách lao động trồng cần sa, giúp việc nhà hay rơi vào các tổ chức mãi dâm. Những con mồi béo bở này mang về cho các tổ chức xã hội đen khoảng 75 triệu bảng Anh.


Trung bình, mỗi trẻ em phải trả cho đường dây buôn người khoảng 25.000 bảng Anh để được đưa qua châu Âu và cuối cùng vượt biển Manche sang Anh Quốc. Để trả số nợ này, các trẻ em bất hạnh phải làm việc như nô lệ trong các ngôi nhà trồng cần sa, tiệm làm móng tay, xưởng may quần áo, giúp việc nhà hoặc làm nghề bán dâm.


Giới hoạt động nhân quyền cảnh báo chính phủ Anh Quốc là các băng đảng người Việt đang tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các hoạt động tội ác khác như buôn súng lậu, chế tạo thuốc kích thích và mãi dâm.


Theo ông Philip Ishola, cựu giám đốc Hiệp Hội Chống Buôn Người tại Anh Quốc, hiện có khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam bị các băng đảng người Việt bóc lột. Còn theo Parosha Chandran, chuyên viên Liên hiệp quốc về nạn buôn người, con số này có thể cao hơn gấp bốn lần số liệu chính thức, lên tới 13.000 trẻ em Việt Nam tại Anh.


Một nhân chứng tên Hiền, trong bài báo của The Guardian kể lại em bị một người tự xưng là chú bắt đi lúc em lên năm tuổi. Sau 5 năm trôi nổi ở châu Âu, em qua tới Anh. Trong vòng nhiều năm dài, Hiền phải làm việc nhà, nấu ăn, giặt giũ cho một nhóm người Việt, thường bị chủ nhân đánh đập, ép uống rượu cho say và làm nhiều chuyện khác mà em “không thể nóira”.








Trong thời gian này, Hiền gặp nhiều trẻ Việt Nam khác mà theo lời kể của những em bé này thì các em phải đi làm “để trả nợ cho gia đình”. Hiền đã bị bắt trong một vụ đột kích của cảnh sát Anh vào một “nông trại” trồng cần sa của các đường dây người Việt.



http://www.theguardian.com/…/vietnam-children-trafficking-n…


3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam
Like many Vietnamese children, Hien was brought to Britain for a life of modern slavery. He ended up in prison on cannabis offences. We report on the gangs...
THEGUARDIAN.COM|BY ANNIE KELLY




*********


-Phóng sự ảnh, video và lời kể của một nô lệ Việt Nam tại Séc (BÁOBLOG.NET)

Vào giữa tháng 3-2009, tại nhà hàng Đông Đô và tòa nhà bảy tầng của Trung tâm thương mại Sa Pa, đã diễn ra cuộc tuyển mộ người đi trồng rừng, tổ chức rất rầm rộ. Do công ty Afumicata đứng lên tổ chức, tham gia cùng cuộc tuyển mộ này có rất nhiều người Việt nam được công ty thuê để quản lý những người Việt Nam, theo như tôi biết ông N là giám đốc nhân sự, còn ông S quản lý tài chính, lương thực và thực phẩm..

Bữa ăn đạm bạc của những người công nhân trồng rừng tại Sec - Ảnh chụp từ video do bạn đọc cung cấp .
Còn rất nhiều người nữa tôi không thể nhớ hết được. Thêm nữa có cả đài truyền hình của CH Séc và Việt Nam hợp tác phỏng vấn, quay phim. Trong cuộc phỏng vấn này, công ty Afumicata có hứa với những người trồng rừng là thu nhập mỗi tháng sẽ đạt trên dưới 500 đôla/1 người, đã bao gồm tiền ăn, tiền nhà (mỗi tuần được tạm ứng tiền ăn một lần), sau khi hết vụ trồng rừng này công ty sẽ chọn ra khoảng 100 người làm xuất sắc để làm công việc khác. Cuộc phỏng vấn diễn ra rất xúc động, trong nhà hàng Đông Đô, có nhiều người chứng kiến.

Cụ thể là mỗi người tham ra trồng rừng phải nộp một ngàn 500 Kôrun, theo sự giải thích của công ty, đó là tiền mua quần áo, bảo hộ lao động, tiền khám bệnh và các thủ tục giấy tờ cần thiết khác...


Hợp đồng lao động - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Sau khi đã nộp tiền và hoàn chỉnh hồ sơ, mỗi người được công ty phân phát một bản hợp đồng, quần áo bảo hộ lao động (nói là quần áo bảo hộ lao động nhưng thực chất là những cái quần bò và áo bằng chất liệu nỉ, rẻ tiền, những cái ủng đi được mấy hôm là rách).


Nhà cho những người trồng rừng ở Libochec thuộc Ustiladnabem - Ảnh bạn đọc cung cấp
Khi đã xong hết mọi thủ tục cần thiết, mọi người được công ty đưa đi làm trong khắp các khu rừng của nước Tiệp. Mỗi tổ từ 4 đến 6 người.
Khu rừng TiSa - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Trồng cây ở đây rất vất vả, lớp cỏ dầy từ 20 đến 30cm, bên dưới rất nhiều đá, nên không thể dùng xẻng hoặc cuốc mà phải dùng cuốc chim, mỗi người đi trồng đều phải gánh những bó cây giống, đi bộ từ 1 đến 2km vào tận rừng sâu, nhiều lần chúng tôi bị lạc trong rừng, rồi đi nhầm sang khu rừng của người Đức.

Công việc thì vất vả như vậy nhưng công ty Afumicata lại không giữ đúng lời đã hứa, đến ngày lĩnh lương công ty lại khất sang ngày khác, bù lại những lời khất hứa đó là, mỗi người chỉ được tạm ứng tiền ăn, sau đó lại không tạm ứng bằng tiền mặt nữa mà thay vào đó là lương thực như : gạo, túi mì tôm, gia vị, gà , cá ướp lạnh...(Công ty làm như vậy là để cho mọi người không có tiền để bỏ đi). Những lúc hết thức ăn, chúng tôi phải rán bánh mì với muối đem theo, rau thì thay phiên nhau đi hái rau trong rừng, (chỉ có duy nhất một loại rau giống cây ngải cứu). Tất cả mọi người ở trong một cái být (khu tập thể) 4 đến 6 người 1 phòng (khoảng 12m2, cho 4 người).

Có những hôm mọi người đình công không đi làm, công ty lại mang lương thực lên rồi lại hứa sắp có lương, nếu ai bỏ đi sẽ không được trả lương, thế là mọi người lại vừa làm vừa đợi, không dám bỏ đi.

Đến giữa tháng 5, hy vọng có lương của mọi người dần không còn nữa, nên mọi người đã  tự bảo nhau bỏ công việc trồng rừng.

Khoảng vài tháng sau mới có bài báo viết rất chung chung với nội dung  là: (Ai sẽ trả lương cho những người trồng rừng), không có một bài báo nào đi phân tích điều tra, đi sâu vào thực tế.

Những người Việt Nam ở quê hương, nghĩ sao,khi mà bao nhiêu bài báo của VN tại Cộng hòa séc nói riêng, toàn cộng đồng người Việt tại Châu âu nói chung,lại đứng nhìn hàng mấy trăm người Việt Nam, bị công ty Afumicata của Cộng hòa Séc lừa tức tưởi (trong số đó có rất nhiều người VN mới sang Cộng hòa Séc, những người là những nạn nhân của tệ nạn buôn người, hoàn cảnh cực kỳ  khó khăn).

Hành động của công ty Afumicata, là hành động BẤT NHÂN (không giúp đỡ người  thì thôi, lại còn tán tận lương tâm)

Mong rằng các báo, những người có quyền hãy quan tâm, về các vụ buôn người, quỵt tiền lương, rồi phản ánh kịp thời, đi sâu vào vấn đề, đưa tin về cho  quê hương biết, để mọi người dân được biết tránh bị lừa.


Xem video công nhân Việt Nam trồng rừng tại CH Sec:




- Bài phản ánh được gửi từ anh H. hiện đang ở trại tị nạn cộng Hòa Sec. Mọi chi tiết  và liên hệ xin gửi về email:  hunglong7772000@yahoo.com
Lời kể của một nô lệ Việt Nam tại Séc:
Mười giờ mỗi ngày cặm cụi quì gối trong rừng để gieo mầm cây. Nhưng mặc dù vậy, đồng tiền lương hứa hẹn cũng không được nhìn thấy. “Tôi đã bị chúng lừa. Nhưng tôi cần việc làm, chỉ để đến được Séc tôi đã nợ nần hàng chục nghìn rồi,“ người đàn ông Việt tên Long, thứ nô lệ thời đại mới kể với phóng viên báo Lidové noviny.

Pháp luật Séc không mấy thành công trong việc trừng phạt hành động bóc lột. Trường hợp những vụ nô lệ thời mới bị phát giác ngày càng tăng. Phóng viên Lidové noviny Markéta Chaloupová phỏng vấn một người trong số đó- anh Long.

LN: Anh hãy kể về hoàn cảnh của mình. Anh đã đến làm việc với công ty Affumicata như thế nào?

Tại chợ Sapa có tổ chức tuyển mộ người. Một người Việt Nam từng làm việc cho công ty ấy tuyển tôi.

LN: Công việc cụ thể là gì và trong khuôn khổ của nó họ đã hứa với anh ra sao?

Họ khẳng định, là lao động trong rừng và mỗi tháng tôi sẽ nhận được năm trăm đô-la. Tôi thích quá và thế là hồi cuối tháng ba năm 2009 tôi đã vào làm việc.

LN: Rồi thực tế ra sao?

Tiền lương tháng ba tôi nhận được bình thường. Bởi vì tôi vào làm cuối tháng, nên tôi nhận được ba nghìn. Nhưng tháng tư và tháng năm thì tôi không còn nhận được gì nữa.

LN: Anh có tìm cách giải quyết thế nào không? Anh có khiếu nại với ai không?

Tôi đã không để yên và đi tìm gặp những người trong ban lãnh đạo công ty. Tôi đã gặp ông Mrkos và Martinák. Sau khi thoả thuận họ trả cho tôi mười nghìn korun run như lương tháng tư. Nhưng những công việc tháng năm của tôi họ từ chối thanh toán.

LN: Công việc phổ biến hàng ngày cụ thể ra sao?

Chúng tôi căm cụi trong tư thế quì để gieo cây mười tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ lúc bẩy giờ sáng. Chúng tôi có nửa giờ nghỉ để ăn trưa, không có thời gian nghỉ giảo lao điểm tâm nào cả. Chúng tôi đã phải chấp hành, vì ở đó có người giám sát, theo dõi công việc.

LN: Công ty cũng hứa cả chỗ ở, họ có thực hiện?

Có, nhưng chúng tôi phải chen chúc sáu người trong gian phòng rộng 30m2. Không thể nào chịu nổi.

LN: Anh sinh sống ra sao trong thời gian đó?

Tôi có ba nghìn từ tiền lương tháng ba, tôi dùng để mua đồ ăn. Chủ yếu là bánh mì, mà sau đó chúng tôi nướng trong rừng. Chúng tôi quen ăn rau, nhưng chúng tôi không có tiền mà mua. Nên chúng tôi thay thế bằng cây lá mọc ở trong rừng.

LN: Trong tháng sáu anh quyết định nghỉ việc. Sau đó anh làm gì?

Tôi được hứa có chỗ làm trong quán. Nhưng ở đó họ đuổi tôi. Bởi bên dịch vụ môi giới giải quyết cư trú cho tôi ở Séc, đã không làm gia hạn cư trú cho. Mặc dù điều đó có ghi trong hợp đồng. Sau đó tôi tìm được việc làm xây dựng, nhưng không thể chịu đựng được ở đấy. Họ trả cho tôi bẩy mươi korun một giờ nhưng làm việc cực kỳ vất vả.

LN: Bây giờ thì anh định làm gì?

Tôi tìm tiền ở khắp mọi nơi có thể, các tổ chức phi lợi nhuận đã giúp đỡ tôi. Điều tôi lo sợ, là phải hồi hương. Tôi có món nợ kinh khủng. Tôi đã phải vay mượn hàng chục nghìn. Tôi đã trả cho dịch vụ môi giới 200 nghìn để đến được Séc, nhưng họ vẫn lừa tôi. Không bảo đảm cho tôi cả chỗ làm cũng như nơi ở cho tử tế, như lời họ hứa.

LN: Và ở Việt Nam anh sẽ sinh sống ra sao?

Tôi vẫn chưa có hình dung cụ thể, nhưng tôi sẽ phải tìm công việc gì đó. Tôi có con nhỏ ở nhà.

Anh là một trong những người đã đệ đơn tố cáo tội phạm. Anh không sợ, là khi đi khỏi anh sẽ làm cho công tác của cảnh sát khó khăn?

Tôi hoàn toàn không thể dự đoán là kết quả sẽ ra sao. Tôi chỉ muốn để không ai khác bị mắc bẫy vô ích thêm nữa.
David Nguyen

Tổng số lượt xem trang