Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Gepard 3.9 thứ hai lên tàu về Việt Nam

--- Cận cảnh hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng (Đất Việt).
 Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Viêt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.
>> Việt Nam sắp có hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo
>> Chiến hạm Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam
>> Xem chiến hạm Gepard 3.9 'thử lửa'
>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á

Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.
Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E). 
Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút. 
Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.
Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.
Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.
Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E  là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).

>> Clip hạ thủy chiến hạm Gepard Đinh Tiên Hoàng
>> Lãnh đạo quân đội thăm chiến hạm Gepard Đinh Tiên Hoàng
>> Nga bàn giao Gepard 3.9 cho Việt Nam
>> Xem chiến hạm Đinh Tiên Hoàng cưỡi tàu về Việt Nam
Đất Việt Online

-Gepard 3.9 thứ hai lên tàu về Việt Nam
VietnamDefence - Frigate Gepard-3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã được xếp lên tàu để vận chuyển về Việt Nam.

Sau khi hoàn thành tốt đẹp việc chạy thử và thử nghiệm bàn giao, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và bảo đảm sinh hoạt, frigate Gepard-3.9 thứ hai do Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đóng cho Hải quân Việt Nam, đã được gửi cho Hải quân Việt Nam.

Ngày 25.5.2011, frigate đã được xếp lên tàu vận tải chuyên dụng EIDE TRANSPORTER. Thời gian để đưa tàu về Việt Nam sẽ mất khoảng 65 ngày đêm.


Tất cả các cơ cấu, hệ thống và vũ khí của tàu phù hợp với yêu cầu của hợp đồng và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

Ngày 5.3, tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate đầu tiên lớp Gepard-3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng.

(Còn tiếp)
Nguồn: Armstrade, 27.5.2011.
  VietnamDefence - Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.

Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M Kilo
Theo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

"Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)

Ông Atkov cho rằng, "thị trường các quốc gia vùng vịnh Persique là rất triển vọng đối với các hệ thống Club. Theo đánh giá của ông, "quân đội các nước này sẽ quan tâm nhất đến các hệ thống Club-M và Club-K.

Club-M - là hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đa năng, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất. Một bệ phòng được lắp 6 tên lửa để trong contenơ chuyên chở kiêm ống phòng. Tầm bắn tùy theo loại tên lửa lửa là từ 15-275 km, trọng lượng phần chiến đấu từ 200-450 kg, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m.
  • Nguồn: arms-expo, 30.3.2010 
-Tàu đã về
VietnamDefence - Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hìnhlớp 11661E Gepard-3.9.

Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng. 
Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu
Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt
Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.
Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic
Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.
  • Nguồn: vpk.name.ru, business-gazeta.ru, zdship.ru.

Tổng số lượt xem trang