Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH TIẾP THEO CHĂNG?

-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM  -CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH TIẾP THEO CHĂNG?
(The Asia Pacific Times, tháng 2/2011) Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 09/03/2011
Trong chuyến thăm Mỹ gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã được chiêu đã một bữa tiệc thịnh soạn cấp nhà nước tại Nhà Trắng, một niềm vinh dự thường được dành cho những người bạn thân thiết nhất và các đối tác chiến lược của Mỹ và điều đã không dành cho ông vào năm 2006. Toàn bộ lời lẽ của các nhà lãnh đạo hai cường quốc kinh tế nổi trội của thế giới trong chuyến thăm này nói chung, mặc dù thẳng thắn, đều mang tính hoà giải một cách lạ thường. Hồ Cẩm Đào thậm chí đã công khai thừa nhận rằng Trung Quốc vẫn phải đi một chặng đường dài về vấn đề nhân quyền – quả thực là một sự thừa nhận đáng ngạc nhiên.
Nhưng mặc dù sự thể hiện thiện chí này và việc giảm bớt những căng thẳng gần đây, hành động nói lên nhiều hơn lời nói. Cả tuyên bố của Tổng thống Obama rằng Mỹ không phản đối sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường lẫn những lời khẳng định được nhắc đi nhắc lại của hai nhà lãnh đạo rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ “được lợi từ một mối quan hệ Trung – Mỹ lành mạnh, và thiệt hại từ sự đối đầu” đều không tìm cách nguỵ trang được thực tế rằng các mối quan hệ Mỹ – Trung là hoàn toàn không đi đúng đường.
Gần đây vào tháng 12/2010, Kathrin Hille đã viết trên tạp chí Finacial Times rằng theo một báo cáo mới của chính phủ, Trung Quốc đang chuẩn bị đóng một tàu sân bay. Và ngay trước chuyến thăm Mỹ của Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc không chỉ thử một máy bay chiến đấu tàng hình mới, mà nước này đã làm như vậy trong chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, chuyến thăm được cho là nhằm tháo ngòi nổ cho những căng thẳng quân sự giữa hai cường quốc. Đây là tư thế quân sự ở mức tốt nhất.
Trên thực tế, khi năm mới đến, một vấn đề sẽ làm bận tâm các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ hơn bất cứ điều gì khác – tất nhiêm ngoài cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đang diễn ra – sẽ không phải là việc rút quân khỏi Ápganixtan hay Irắc, những hành động hiếu chiến quân sự đang diễn ra của Bắc Triều Tiên, phổ biến vũ khí hạt nhân ở Iran, hay thậm chí vấn đề làm thế nào để cải cách tốt nhất các thể chế đa phương. Vấn đề đó sẽ là cuộc Chiến tranh Lạnh Mới đang xuất hiện với Trung Quốc.
Điều này nghe ra có thể giống như lý lẽ nữa về sự đe doạ binh đao của một học giả mong muốn vạch trần trên phương tiện truyền thông, nhưng chúng ta đừng có hiểu lầm. Hãy chỉ xem cuộc đối đầu đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về toàn bộ các vấn đề trong mấy năm qua: Việc Trung Quốc thao túng tỉ giá hối đoái đồng nhân dân tệ để giữ cho các sản phẩm của Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh thậm chí hơn hẳn dù sao cũng sẽ là khả năng; các cuộc tranh cãi đang gia tăng về lập trường cương quyết hơn bao giờ hết của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp các hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa; các vụ vi phạm nhân quyền rõ ràng của nước này; các cuộc tấn công trên mạng có mục đích và xâm nhập ngăn chặn giao lưu Internet trên thế giới của nước này; việc bất chấp quyền sở hữu trí tuệ, làm hàng giả và buôn bán tự do nói chung; việc nước này tiếp tục cản trở việc tìm kiếm các giải pháp đối với những tham vọng hạt nhân của Iran cũng như tình trạng ấm lên toàn cầu; và nhiều vấn đề khác.
Trong những tháng trước cuộc gặp gần đây ở Oasinhton, khẩu khí của cả hai bên cũng đã không ngừng nóng lên. Trong khi nhà kinh tế Mỹ được giải Nobel và là nhà báo chuyên mục trên tờ New York Times Paul Krugman đề nghị rằng đã đến lúc phải dùng biện pháp mạnh đối với Trung Quốc bằng các tăng thuế nhập khẩu lên 25% đối với hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ, Max Baucus, Chủ tịch uỷ ban tài chính Thượng viện Mỹ, đã lập luận rằng: “Chúng ta không còn xa xỉ theo đuổi những đường hướng thất bại… Chúng ta phải suy nghĩ lại về mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung. Chúng ta phải hành động, không phải chỉ nói suông”. Các quan chức Trung Quốc, thường khá thận trọng trong việc chỉ trích công khai đối với Mỹ, đã phản ứng tương tự, cáo buộc Mỹ theo đuổi một chính sách giảm giá đồng đôla và làm tràn ngập thị trường đang nổi lên với lượng tiền mặt nhiều quá mức.
Và đây chỉ là cuộc tranh cãi công khai hơn giữa con Đại bàng Mỹ đang lao đao và con Rồng Trung Quốc đã tỉnh giấc. Trong vài năm nay, cuộc cạnh tranh về việc tiếp cận các nguồn tài nguyên mang tính quyết định ở châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Á đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh về việc xây dựng các đường ống dẫn mới và về việc tiếp cận các nguồn dầu lửa và khí đốt khổng lồ chưa được khai thác của Trung Á và vùng lòng chảo Caxpi trong cái đã trở nên nổi tiếng là Canh bạc Lớn mới.
Việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự nhanh, đặc biệt chiến lược Chuỗi Ngọc trai của nước này nhằm chi phối vùng biển ở biển Nam Trung Hoa và ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương rõ ràng cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ được thúc đẩy bởi những lo ngại kinh tế chính đáng mà còn bởi những cân nhắc địa chính trị rõ ràng. Và điều này, không phải bản thân sự trỗi dậy của Trung Quốc, gây ra mối đe doạ thực sự đối với hệ thống quốc tế mà phương Tây đã xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong nhiềunăm qua, Chính phủ Mỹ đã đánh giá thấp thách thức do Trung Quốc gây ra và đã chặn họng những người chỉ trích trong Quốc hội kêu gọi những hành động trả đũa chống Trung Quốc về việc nước này vi phạm các nguyên tắc của WTO và chính sách bảo hộ trắng trợn của nước này. Người ta hy vọng Trung Quốc có thể thay đổi đường hướng và trở thành một nước thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Giả định nổi bật là Trung Quốc sẽ không quên rằng đầu tư của phương Tây, đặc biệt của Mỹ và sự tiếp cận không hạn chế mà phương Tây đã cho phép hàng hoá của Trung Quốc vào các thị trường tiêu dùng của nó, hơn bất cứ nhân tố nào khác, đã giúp cho Trung Quốc thay đổi từ một nước phần lớn là nông nghiệp đang phát triển trở thành một công xưởng công nghiệp phát đạt.
Nhưng Trung Quốc đã không đáp lại chính sách mở cửa của phương Tây bằng việc làm tương tự. Mô hình – chúng ta tiêu dùng và Trung Quốc sản xuất – đã củng cố canh bạc toàn cầu hoá trong hai thập kỷ qua đã thất bại và bỏ mặc phương Tây với một khu vực công nghiệp đang hấp hối và một khu vực dịch vụ không thể tạo ra được sự tăng trưởng cần thiết để ngăn chặn sự suy giảm hơn nữa của mức sống phương Tây. Điều này không thể chấp nhận được.
Vậy có thể làm gì?
Trước hết, Mỹ cần lôi kéo châu Âu, nơi trên nguyên tắc đang phải đối mặt với những thách thức tương tự như Mỹ, đứng về phía mình và hợp sức với đồng minh tin cậy của mình để đối mặt với mối đe doạ mới này đối với phương Tây nói chung theo một cách thức phối hợp.
Thứ hai, châu Âu, đặc biệt là Đức, cần cùng nhau hành động và tìm kiếm một giải pháp chung của châu Âu cho cuộc khủng hoảng nợ nần đang diễn ra ở khu vực đồng euro như là điều kiện tiên quyết để cuối cùng có thể tập trung đầy đủ voà những thách thức quốc tế đang hiện ra mà phương Tây phải đối mặt.
Thứ ba, các công ty phương Tây cần tránh, càng nhiều càng tốt, chuyển giao các công nghệ mang tính quyết định và bí quyết kỹ thuật (khía cạnh duy nhất mà phương Tây vẫn có lợi thế cạnh tranh) cho Trung Quốc nếu không có một cuộc mặc cả lớn mới giải quyết hoàn toàn vấn đề chính sách bảo hộ của Trung Quốc.
Thứ tư, EU và Mỹ cần làm việc tích cực để giành được sự ủng hộ của Nga, Ấn Độ, và nếu có thể của Iran nữa.
Thứ năm, phương Tây cần làm việc tích cực để xem xét lại đường hướng của mình đối với thế giới đang phát triển, đặc biệt châu Phi, để làm đảm bảo những giá trị của phương Tây về quản lý chính quyền tốt, dân chủ tự do và quyền tự do cá nhân một lần nữa hấp dẫn các nơi khác và không bị coi chỉ là đạo đức giả của phương Tây.
Và thứ sáu, Mỹ và châu Âu cần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế xuyên Đại Tây Dương hơn nữa, điều sẽ mang lại cho phương Tây một lợi thế chiến lược rõ ràng hơn so với Trung Quốc.
Thách thức do Trung Quốc gây ra không phải là một thách thức dễ dàng ứng phó. Và điều chắc chắn không giúp ích là việc mô hình phát triển thay thế của Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản độc đoán, hay sự Đồng thuận Bắc Kinh theo lời của giáo sư trường Cambridge Stefan Halper, đã trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với nhiều nền kinh tế thị trường đang nổi lên so với sự Đồng thuận Oasinhton không được ưa thích lắm, mà hiện rõ ràng đang giẫy chết.
Nhưng trước hết, sẽ là có ích nếu các nhà chính trị cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây hãy thôi đơn giản lặp lại câu niệm chú rằng Trung Quốc càng trở nên giàu có, nước này cũng sẽ càng bị tầng lớp trung lưu đang nổi lên buộc phải dân chủ hoá. Chúng ta càng sớm thừa nhận thực tế rằng không có gì cho thấy chiều hướng Trung Quốc đang thay đổi đường hướng và trở thành một bên tham gia có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vào bất cứ thời gian nào sớm và coi sự thách thức Trung Quốc là nghiêm trọng hơn nhiều, thì càng tốt./.

Tổng số lượt xem trang