Dư luận đang râm ran về ý kiến của PTT Nguyễn Sinh Hùng trong phiên họp 21/3; tại phiên họp này, ông Nguyễn Sinh Hùng đã truyền đạt một chỉ thị rất quan trọng:” Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”
Bản thân Blogger Phamvietdaonv đã sốt sắng viết bài bình về ý kiến phát biểu này, song sau khi nhận được nhiều comment và ngẫm nghĩ lại cảm thấy: chỉ thị mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng truyền đạt tại diễn đàn Quốc hội kể trên là không rõ ràng, ôm đồm, không đúng chỗ; Việc sử dụng diễn đàn Quốc hội để truyền đạt chỉ thị về công tác tổ chức, quản lý cán bộ của Đảng vừa vi phạm Điều lệ Đảng lại vi phạm pháp luật Nhà nước.
Cho dù Điều 4 Hiến pháp quy định: Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không có nghĩa tại các diễn đàn Quốc hội, lãnh đạo Đảng có thể sử dụng diễn đàn này để phát gì thì phát, muốn chỉ thị chỉ đạo như thế nào thì chỉ đạo. Các quy định của Điều lệ Đảng chỉ đạo không có nghĩa là bao biện, làm thay, lấn sấn; các hoạt động chỉ đạo của Đảng phải trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, không được trái…
Thứ nhất, ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chưa rõ ràng ở điểm sau đây, đáng lẽ ra ông Nguyễn Sinh Hùng phải nói rõ nội dung chỉ thị: “Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật việc về tư cách đảng viên với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”
Nếu nói rõ như thế thì với tư cách ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng hoàn toàn hành xử đúng các quy định trong Điều lệ Đảng. Vì đây là kỷ luật đảng viên, một thao tác quản lý về phương diện tổ chức trong nội bộ Đảng.
Như mọi người đều biết, đối với một đảng viên, tổ chức đảng chỉ có thể có 3 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ có thời hạn hoặc vô thời hạn đối với một đảng viên của Đảng…Bộ Chính trị, Tổng Bí thư không thể ký quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự một đảng viên vi phạm pháp luật nhà nước. Riêng trong vụ Vinashin này, Bộ Chính trị có thể ban hành quyết định không kỷ luật, thậm chí cói thể tặng bằng khen của Đảng cho các đồng chí làm việc tại Vinashin hay trong bộ máy Chính phủ có liên quan tới sự thất thoát, thua lỗ gần 100.000 tỷ đồng?! Tất cả các thao tác đó đều đúng thẩm quyền và Điều lệ Đảng cho phép…Vì đó là chuyện nội bộ của Đảng.
Cái thiếu trong chỉ thị do PTT Nguyễn Sinh Hùng đó là sự rõ ràng: việc kỷ luật này chỉ là kỷ luật về tư cách đảng viên thôi thì cư dân mạng đã không xôn xao như vừa qua…Các ý kiến cho rằng Đảng đứng trên quyền lực nhà nước trong vụ Vinashin, khi vụ này chưa đưa ra xét xử do xuất phát từ sự phát biểu thiếu chặt chẽ và không đúng chỗ của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nên bị dư luận hiểu gộp ?!
Từ “cái sẩy” này đã nẩy “cái ung”, do bởi sự ôm đồm, lấn sân đã làm cho dư luận hiểu nhầm vai trò và chức trãnh lãnh đạo của Đảng; do sự hiểu lầm nên Bộ Chịnh trị vô cùng kính mến của chúng ta đã bị nhiều blogger mắng oan, một trong những kẻ to mồm đó là blogger Phamvietdaonv…
Trước hết, Blogger Phamvietdaonv xin thành khẩn cáo lỗi về sự hiểu lầm tai hại không cố ý do xuất phát từ ý kiến phát biểu không rõ ràng, mạch lạc của ông Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Sinh Hùng.
Nhưng từ đây, một vấn đề đặt ra: việc PTT, kiêm Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Sinh Hùng truyền đạt chỉ thị của Bộ Chính trị về việc không ban hành hình thức kỷ luật với tư cách đảng viên đối với “các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…” tại diễn đàn Quốc hội liệu có đúng chỗ, đúng luật ?
Thông tin mà ông Nguyễn Sinh Hùng nêu là vấn đề hoàn toàn thuộc về công tác quản lý cán bộ của Đảng, trong khi đó diễn đàn Quốc hội lại là nơi tổ chức các hoạt động được quy định theo Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy Kỳ họp Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai)…
Nghiên cứu các Điều 71 tới Điều 90 trong Chương V, chương Kỳ họp Quốc hội, ( Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 ); Đây là chương quy định cụ thể các nội dung được đưa ra trình, thảo luận, biểu quyết, ra nghị quyết tại các kỳ họp Quốc hội; Trong 18 điều đã không có điều nào quy định cho phép mời Bộ Chính trị đến truyền đạt ý kiến hay chỉ thị về xử lý kỷ luật đảng viên, cho dù đảng viên đó nằm trong bộ máy Quốc hội, Chính phủ ?
Nghiên cứu các điều từ Điều 37 đến Điều 47 của Nội quy kỳ họp Quốc hội, người viết bài này không thấy có dòng nào ghi: lúc cần Quốc hội sẽ mời lãnh đạo Đảng đến báo cáo hay truyền đạt điều gì, chỉ thị điều gì ?
Như vậy việc truyền đạt chỉ thị của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 21/3 tại diễn đàn Quốc hội vừa vi phạm Điều lệ Đảng vừa vi phạm Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy Kỳ họp Quốc hội ?!
Theo người viết bài này, nếu các cơ quan Đảng muốn truyền đạt một thông tin nào đó, một chủ trương nào đó đến với các đảng viên của mình trong Quốc hội thì: phải thông qua một cuộc họp riêng, ngoài giờ, không nằm trong chương trình nghị sự của Quốc hội; làm như ông Nguyễn Sinh Hùng vừ qua là bao biện, lấn sân?!
Bởi vì, có phải tất cả các đại biểu Quốc hội đều là đảng viên cả đâu. Và nếu là đảng viên cả thì Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng mặc dù hiện đang là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quốc hội, nhưng không có nghĩa nhân một phiên họp Quốc hội nào đó, do còn thời gian và vấn đề của Quốc hội đã thảo luận xong, tranh thủ đưa chuyện Đảng ra bàn tại diễn đàn Quốc hội được, cho dù là vần đề thuộc về tư cách đảng viên của đại biểu Quốc hội đều không đúng luật…Bởi theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992:” Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều cuối cùng xin được nêu ra, việc Bộ Chính trị sớm ban hành chỉ thị:” Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…” có tính trước các hệ lụy có thể xảy ra bởi vì vụ án Vinashin đang trong quá trình điều tra, chưa đưa ra xét xử công khai. Theo người viết bài này có 2 hệ lụy sau đây:
1/ Chẳng may trong quá trình điều tra và khi đưa ra xét xử, các cơ quan chức năng phát hiện ra một quan chức nào đó của Chính phủ dính nặng vào vụ Vinashin phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì lúc đó chắc Bộ Chính trị phải rút lại chỉ thị trên…
2/Sự ban hành chỉ thị này rất dễ đẩy các cơ quan điều tra, tố tụng buộc phải loại ra ngay từ đầu, không tiến hành điều tra những quan chức Chính phủ nếu quả thật có dính dáng thật sự tới sự thất thoát, thua lỗ tại Vinashin. Bởi chỉ thị này giống như một loại “ thẻ bài miễn tội chết” mà vua chúa ngày xưa vẫn thược ban cho một số đại thần có công?
Nếu quả thật đang tồn tại cái cơ chế ban tặng “thẻ bài miễn chết “ cho cán bộ trong guồng máy của Đảng, thì đây quả là một thách thức với cuộc đấu tranh để hoàn thiện hóa thể chế, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh như cương lĩnh do Đảng nêu ra!
Sáng cùng ngày, tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã báo cáo Quốc hội: “Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện kết quả thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 8, khi Vinashin là tâm điểm của nhiều chất vấn, trao đổi với báo chí chiều 12/11/2010, ông Truyền đã cho biết mới kết thúc thanh tra Vinashin và vẫn phải đang xem xét lại nhiều nội dung, mới có thể đi tới kết luận cuối cùng.
Khi đó, với câu hỏi là kết luận thanh tra có được công bố ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 hay không, Tổng thanh tra trả lời, theo luật thì sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị, trong vòng một tháng phải có báo cáo kết luận.
Ông Truyền cũng cho biết thêm:“Tinh thần của Thủ tướng chỉ đạo là phải làm khẩn trương để có báo cáo chính thức. Nếu kịp hoàn thành thì sẽ báo cáo trước Quốc hội ngay trong kỳ họp thứ 8, không kịp thì sau đó cũng sẽ báo cáo đầy đủ”.
Nay, giải thích cặn kẽ hơn về việc chưa có kết luận thanh tra, Tổng thanh tra nói, do Vinashin cho biết “vừa rồi bộ máy lộn xộn nên có một số liệu đã cung cấp cho thanh tra rồi, nhưng chưa chính xác, nên xin giải trình lại”.
Khẳng định lại nội dung đã trả lời báo chí nhiều lần là tinh thần chung là thanh tra nghiêm túc, thận trọng khách quan, chính xác, và sẽ có kết luận rất đúng tinh thần của thực tế đó, song ông Truyền cũng tỏ ra thông cảm với Vinashin vì tập đoàn “đang ở trong cơn hoạn nạn, có rất nhiều vấn đề chưa báo cáo đầy đủ được”. Và quan điểm của người đứng đầu Thanh tra Chính phủ là “phải nghe cho kỹ để rồi có những số liệu chính xác”.
Ông Truyền cũng nhấn mạnh, kết luận lần này “ngoài chính xác với Vinashin còn phải chính xác với tất cả cơ quan liên quan”.
Nguyên nhân chậm có kết luận, theo Tổng thanh tra là do khách quan. Bởi thanh tra kết thúc tại thời điểm đó đúng thời hạn. Nhưng sau khi hoàn thiện (báo cáo thanh tra - PV) thì họ (Vinashin - PV) có lý do để kiến nghị thì mình coi đó là lý do khách quan, không phải lỗi của thanh tra. Sau khi điều chỉnh thông tin chính xác, sẽ công bố rộng rãi kết quả theo yêu cầu của Quốc hội và dư luận xã hội, ông Truyền cho biết.
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, công bố rộng rãi thì phải thận trọng để tránh tình trạng bị cho là hôm nay nói thế này, ngày mai nói thế khác.
Theo người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thì các nội dung để quy trách nhiệm là cơ bản như Chính phủ đã báo cáo và Trung ương đã kiểm. Qua thanh tra cụ thể, nếu nảy sinh thêm một số vấn đề thì những vấn đề đó sẽ được quyết định sau khi kết luận thanh tra, ông Truyền nói.
Được hỏi dự kiến khi nào có thể kết thúc và công bố kết luận thanh tra, Tổng thanh tra trả lời: “Khi nào đơn vị giải trình xong”.