-Cho CSGT quyền trưng dụng tài sản người dân là trái luật?
-TTO - Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.
Bộ tư pháp cũng có thể căn cứ vào quyền hạn của mình trong việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quy định của Thông tư trái luật này.-
"Nếu CSGT cố tình trưng dụng tài sản, tôi sẽ kiện"
Kênh 14
Tiến sĩ Lê Hồng Sơn cho rằng, quy định cho CSGT được trưng dụng tài sản người khác sẽ là quy định "treo" và Bộ Công an chưa chép hết luật khi ra quy định này. Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 01/2016, có khoản 6, Điều 5 quy định quyền hạn của ...
Người dân lo ngại CSGT lạm quyền khi trưng dụng phương tiệnAlobacsi.vn
CSGT đã được trang bị đầy đủ phương tiện, sao còn đi “trưng dụng” của dân?Một Thế Giới
Bộ Tư pháp vào cuộc vụ CSGT được trưng dụng tài sảnSoha
-VÌ SAO PHẢI CẤM?
-TTO - Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.
Cảnh sát giao thông điều tiết giao thông tại ngã tư Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi chiều 20-10-2015 - Ảnh: Thanh Tùng |
Quy định của pháp luật tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An (có hiệu lực từ ngày 15-2) cho phép cảnh sát giao thông (CSGT) được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận.
Thông tư trái luật
Thực ra, mục đích của việc ban hành thông tư này muốn tạo điều kiện thuận lợi cho CSGT trong khi thi hành nhiệm vụ điều tiết giao thông cũng như ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của người đi đường một cách kịp thời khi tình trạng vi phạm này hiện có chiều hướng ngày càng phức tạp.
Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự và đặc biệt là Luật trưng mua, trưng dụng được Quốc hội ban hành năm 2008 thì quy định việc cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như trên là trái luật.
Theo nguyên tắc quy định tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì việc trưng dụng tài sản chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và điều kiện trưng dụng tài sản chỉ áp dụng khi nhà nước đã áp dụng các biện pháp huy động khác mà vẫn không thể thực hiện được.
Vì vậy, trong điều kiện bình thường thì không thể áp dụng các biện pháp trưng dụng tài sản của người khác - đó là chưa tính đến việc giao quyền cho CSGT được trưng dụng là sai thẩm quyền.
Theo Điều 24 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì chỉ có những người sau mới có quyền trưng dụng tài sản: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ giao thông - vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Luật cũng quy định các chủ thể trên không được ủy quyền cho người khác để quyết định trung dụng tài sản, nghĩa là kể cả thứ trưởng hoặc Phó chủ tịch tỉnh cũng không có quyền ra quyết định trưng dụng tài sản.
Cần bãi bỏ ngay thông tư vi phạm
Quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người dân và tổ chức được nhà nước tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và pháp luật.
Với việc giao quyền một cách tự tiện cho CSGT trong việc trưng dụng tài sản trên phần nào thể hiện sự dễ dãi trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ công an, chỉ vì mục đích muốn tạo thuận lợi cho ngành mình quản lý.
Trưng dụng tài sản là một hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nên khi ban hành thông tư này, đáng ra Bộ Công an cần phải thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học.
Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An quy định quyền trưng dụng tài sản của CSGT |
Tại điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học”.
Trong trường hợp này, có thể thấy tổ pháp chế của Bộ công an chưa làm tốt trách nhiệm trong việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của thông tư vừa được ban hành.
Để tránh áp dụng một số quy định trái luật của thông tư này vào cuộc sống thì Bộ trưởng Bộ Công an - theo thẩm quyền quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần ra quyết định bãi bỏ quy định này.
"Nếu CSGT cố tình trưng dụng tài sản, tôi sẽ kiện"
Kênh 14
Tiến sĩ Lê Hồng Sơn cho rằng, quy định cho CSGT được trưng dụng tài sản người khác sẽ là quy định "treo" và Bộ Công an chưa chép hết luật khi ra quy định này. Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 01/2016, có khoản 6, Điều 5 quy định quyền hạn của ...
Người dân lo ngại CSGT lạm quyền khi trưng dụng phương tiệnAlobacsi.vn
CSGT đã được trang bị đầy đủ phương tiện, sao còn đi “trưng dụng” của dân?Một Thế Giới
Bộ Tư pháp vào cuộc vụ CSGT được trưng dụng tài sảnSoha
-VÌ SAO PHẢI CẤM?
Mấy hôm nay xã hội Việt có nhiều chuyện cổ tích của thập niên 1980s trở về. Dân cư mạng lại xôn xao cái luật trưng mua, trưng dụng tài sản mà quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/QH12 ký ngày 03/6/2008 vì tự dưng nó xuất hiện lù lù, đã gần 2 năm mà không ai hay, ai biết. Làm một cú search Google trên mạng với key words: "luật trưng thu, trưng mua tài sản" thì chỉ có 5 kết quả trong 0.28" chưa tính 2 kết quả của tôi trong bài viết này. Đây là một kết quả kỷ lục thấp nhất mà bất kỳ ai đã từng dùng công cụ tìm kiếm trên Google. Tôi xin trích ra đây cái điều 5, trong một cái luật có 4 chương và 42 điều:
Điều 5. Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sảnViệc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe doạ theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Dân mình thì chưa được sống dưới một nền văn hoá duy lý với một nhà nước pháp trị. Nên lâu rồi quen dần, không xem pha1po luật ra gì. Chạy xe như ong vỡ tổ, buôn bán vỉa hè, nhà cầu thì không tiêu tiểu, mà chỉ muốn "tiểu đường". Câu chuyện đúng luật rõ ràng, nhưng vẫn cứ phải chú/cô cầm chút quà về cho mấy cháu cho các cháu nó vui. etc... Kể chuyện dân mình không quan tâm đến luật, mà còn tiếp tay để phá luật thì kể đến cả năm cũng không hết.
Khi vô sự thì luật không là gì. Nhưng khi hữu sự thì lúc ấy mới ngả ngữa ra là mình bị hố và chỉ biết chửi đổng, mà không có lý luận để cho thấy điều mình chửi là hợp lý.
Nhìn lại cái luật trưng thu, trưng mua thì ngày ký là tháng 6/2008. Lúc lạm phát trong nước do hậu quả chi cho chính sách công của năm 2007 lên quá cao, mà không hiệu quả, làm tăng trưởng tín dụng ngân hàng lên đến 54%, chứ không phải do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà làm nên lạm phát đến 22.76%. Cao nhất từ ngày đổi mới. Năm nay cũng vậy, các lễ hội đình đám, các đầu tư công vào các tổng và tập đoàn chưa cai sữa của năm 2010 không hiệu quả đã bắt đầu trả đủa lại những gì mà năm ngoái đã làm sai, nhưng không có ai chịu trách nhiệm.
Những vấn đề trên không là quan trọng, nhưng quan trọng là gần đây nhà nước có nhiều dự thảo, quyết định đáng lo ngại:
Đáng lo ngại đầu tiên về mặt chiến lược và kim chỉ Nam cho đất nước và dân tộc là: câu chuyện sở hữu trong cương lĩnh chính trị của đảng vẫn mù mờ vì chưa rõ đất nước ta đang và sẽ theo hướng nào? Vì còn sở hữu phù hợp với tình trạng lực lượng sản xuất phát triển. Có nghĩa là khi nào công hữu (tức quốc hữu hoá) thì công, mà khi nào cần tư hữu thì tư linh hoạt theo tình hình. Nó còn nguy hiểm hơn là anh nói thẳng ra anh là công hữu.
Đáng lo ngại thứ hai là, gần đây mầm móng ngăn sông cấm chợ như thời công hữu tư liệu và lực lượng sản xuất. Như chuyện kết hối tài sản công dân, chuyện tiến đến cấm buôn bán vàng miếng, chuyện dự thảo sử dụng nhà chung cư có thời hạn, etc... Quả là đáng ngại.
Nhưng đáng ngại nhất là luật trưng thu, trưng mua tài sản ra đời âm thầm cách đây gần 2 năm, lúc dầu sôi lửa bỏng mà không ai hay biết.
Về mặt duy vật luận, cái gì ngẫu nhiên diễn ra có tính lập đi lập lại và chu kỳ thì sẽ trở thành tất nhiên. Một loạt các hiện tượng có ý nghĩa giống nhau xảy ra liên tục thì nó biểu thị một bản chất có cùng một sự vật hiện tượng. Nhân - Quả, etc,... Nếu đem 6 cặp phạm trù duy vật luận để suy xét về 3 điều đáng ngại trên thì sẽ thấy vấn đề tương lai sẽ có những gì?
Thế thì vì sao phải cấm? Câu hỏi để ngõ để mọi người và cả các think tanks tự trả lời. Chỉ mong cả nhà nước và người dân phải sáng suốt để biết tự bảo vệ lấy bản thân, dân tộc và quốc gia.
Asia Clinic, 11h01', ngày thứ Tư, 02/3/2011