Reporters Sans Frontières-RSF xếp Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet - Hôm nay, 12/03/2012, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF( Reporters Sans Frontieres), đóng trụ sở tại Pháp, đã ra một bản báo cáo 2012 về những quốc gia kẻ thù của internet và vẫn giữ nguyên Việt Nam trong danh sách này. Bahrain và Belarus gia nhập danh sách đen, trong khi đó, Venezuela và Libya được xóa tên.
Như vậy, trong danh sách mới 2012, các nước bị coi là kẻ thù của internet bao gồm : Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Đây là những quốc gia áp dụng chính sách hạn chế tiếp cận với internet, kiểm duyệt gắt gao trên mạng, trấn áp giới ly khai dùng internet và thực hiện chính sách tuyên truyền trên mạng.
Đối với Việt Nam, Phóng viên Không Biên giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, chính quyền Việt Nam, mắc bệnh hoang tưởng, đã gia tăng trấn áp và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ. Một trong những bằng chứng cụ thẻ nhất là cách ứng xử của chính quyền đối với các cuộc biểu tình hồi mùa hè 2011, phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền làm ngơ, nhưng sau đó, đã nhanh chóng chuyển sang trấn áp vì lo ngại những người biểu tình đưa ra các yêu sách khác. Thay vì tăng cường kiểm duyệt, chính quyền đã tiến hành theo dõi, bắt bớ hàng loạt.
RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các " nhà báo nhân dân" đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
-----------------
--------------------
RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các " nhà báo nhân dân" đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
-----------------
” Không nên lập lờ giửa quyền tự do báo chí và lợi dụng quyền tự do báo chí để tuyên truyền chống nhà nước XHCN ( điều 88) nhằm bắt bớ những người có ý kiến đối lập hoặc khác biệt.Báo chí Việt Nam hoàn toàn được tự do nhưng sao lại cấm báo chí xuất bản tư nhân? Ngay chế độ Thực dân Pháp tàn ác nhất nhưng vẫn cho xuất bản báo chí tư nhân, đảm bảo quyền tự do báo chí cho người dân , Không lẻ chế độ XHCN lại vi phạm các quyền công dân 1 cách nghiêm trọng như vậy sao?Dân quyền
Không nên đơm đặt
QĐND – Thứ Ba, 28/06/2011, 20:33 (GMT+7)
QĐND - Báo chí Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp rất tích cực vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong dịp kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng vừa qua, báo chí và những người làm báo Việt Nam được cả xã hội động viên, tôn vinh. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí và sự trưởng thành về mọi mặt của đội ngũ những người làm báo Việt Nam cũng như những đóng góp to lớn của báo chí góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) lại đơm đặt rằng: “Ở Việt Nam, không có tự do báo chí”. Một trong những lý do mà RSF nêu ra là: Việt Nam dùng “luật hình sự trấn áp tự do báo chí” và hiện vẫn có “18 nhà báo mạng đang bị giam giữ”.
Ảnh minh họa/internet. |
RSF cần hiểu rằng, Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy cao nhất vai trò của mình vào sự phát triển của xã hội. Các cơ quan báo chí và những người làm báo ở Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí Việt Nam hoàn toàn được tự do theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam…
Nhà nước Việt Nam chỉ ngăn cấm, xử lý những tổ chức và cá nhân cố tình lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để chống phá nền dân chủ XHCN; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, đi ngược lại thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. Những đối tượng mà RSF gọi là “nhà báo mạng” đang bị giam giữ, thực chất là những người lợi dụng tự do báo chí để đưa tin, viết bài tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cấu kết với nhóm phản động lưu vong nước ngoài để tìm cách lật đổ chính quyền nhân dân… Hành vi của họ đã đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.
Trong khi tung hô về tự do báo chí, đặt báo chí trên pháp luật… RSF cố tình lờ đi trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí và những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Đa số nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đều hiểu rõ và ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của báo chí và tự do báo chí ở Việt Nam. Ý kiến của RSF cho rằng, Việt Nam không có tự do báo chí, không có gì khác hơn là sự đơm đặt thiếu thiện chí.
Kim Ngọc
—————-
Mời Xem:
LS Hà Huy Sơn đề nghị UBTV Quốc hội giải thích Điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999: Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
--------------------
Hôm nay, 12/03/2011, nhân Ngày thế giới chống kiểm duyệt trên Internet, do Phóng viên không biên giới (RSF) phát động, tổ chức này đã công bố một báo cáo về tình hình tự do ngôn luận trên mạng. RSF nêu tên 10 nước bị xem là kẻ thù của Internet - trong đó có Việt Nam - và 16 nước nằm trong danh sách cần theo dõi, bao gồm cả nước Pháp.
Sau sự sụp đổ của các chế độ độc tài Ben Ali và Mubarak, hai nước Tunisia và Ai Cập đã được Phóng viên không biên giới rút khỏi danh sách các quốc gia kẻ thù Internet. Nhưng hai nước này vẫn nằm trong danh sách cần theo dõi bởi vì « các thành quả cách mạng cần được củng cố và các quyền tự do cần phải được bảo đảm ».
Trong danh sách cần theo dõi cũng có ba quốc gia dân chủ là Pháp, Úc và Hàn Quốc, vì những nước này đã đề ra những biện pháp có thể gây những hậu quả tiêu cực cho quyền tự do ngôn luận trên mạng.
Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, trong năm 2010, các mạng xã hội và Internet nói chung, đã thật sự trở thành những công cụ huy động và chuyển tải thông tin. Nhưng Internet cũng có hai mặt lợi và hại. Trong những nước độc đoán nhất, Internet tạo ra một không gian tự do. Tiềm năng phổ biến rộng rãi các thông tin gây khó chịu cho những chế độ độc tài và vô hiệu hóa những phương pháp kiểm duyệt thông thường. Không chỉ được các nhà bất đồng chính kiến sử dụng, Internet cũng là công cụ để các chế độ độc đoán quảng bá những luận điểm tuyên truyền chính thức và tăng cường kiểm soát người dân.
Riêng Việt Nam năm nay vẫn nằm trong danh sách các quốc gia kẻ thù của Internet, cùng với những nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Cuba, Iran, Ả Rập Xê Út, Turkmenistan, Uzbekistan, Syria.
Trong phần nói về Việt Nam, Phóng viên không biên giới nhận định rằng, vốn đã có một đợt đàn áp nặng nề nhắm vào những người hành xử quyền tự do ngôn luận. Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng Giêng vừa qua đã đánh dấu một thái độ cứng rắn hơn của chính quyền đối với những người chỉ trích chế độ. Các vụ tấn công tin học, phần lớn là dưới hình thức « Từ chối Dịch vụ » ( DDoS ) xảy ra ngày càng nhiều nhằm bịt miệng những tiếng nói đối lập trên mạng. Blogger trở thành một « nghề » rất nguy hiểm.
Phóng viên không biên giới nhắc lại là trong quý đầu năm 2010, chính quyền đã gia tăng áp lực lên các cộng tác viên của tờ Tổ Quốc, một tờ báo đối lập phát hành trên mạng.
Tổ chức này cũng cho biết Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai thế giới về số người sử dụng Internet bị giam giữ vì lý do chính trị, với tổng cộng 18 người đang ngồi tù.
Ngoài ra, vào tháng 4/2010, chính quyền Việt Nam đã ra lệnh cho quán cà phê Internet, các đại lý Internet ở Hà Nội phải cài đặt một phần mềm để chặn việc truy cập các trang Web có nội dung chính trị và kiểm soát chặt chẽ hơn người sử dụng Internet.
Vào đầu năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa ký ban hành Nghị định về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản, có hiệu lực trong tháng hai, với mức phạt lên tới 40 triệu đồng, đối với những phóng viên và blogger vi phạm.
Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, những biện pháp kiểm soát nói trên phản ánh sự lo ngại của chế độ Hà Nội trước con số ngày càng đông đảo những người sử dụng Internet bày tỏ chính kiến công khai trên mạng, dùng nó như là một phương tiện để bù đắp sự thiếu tự do ngôn luận trong xã hội.
Trong danh sách cần theo dõi cũng có ba quốc gia dân chủ là Pháp, Úc và Hàn Quốc, vì những nước này đã đề ra những biện pháp có thể gây những hậu quả tiêu cực cho quyền tự do ngôn luận trên mạng.
Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, trong năm 2010, các mạng xã hội và Internet nói chung, đã thật sự trở thành những công cụ huy động và chuyển tải thông tin. Nhưng Internet cũng có hai mặt lợi và hại. Trong những nước độc đoán nhất, Internet tạo ra một không gian tự do. Tiềm năng phổ biến rộng rãi các thông tin gây khó chịu cho những chế độ độc tài và vô hiệu hóa những phương pháp kiểm duyệt thông thường. Không chỉ được các nhà bất đồng chính kiến sử dụng, Internet cũng là công cụ để các chế độ độc đoán quảng bá những luận điểm tuyên truyền chính thức và tăng cường kiểm soát người dân.
Riêng Việt Nam năm nay vẫn nằm trong danh sách các quốc gia kẻ thù của Internet, cùng với những nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Cuba, Iran, Ả Rập Xê Út, Turkmenistan, Uzbekistan, Syria.
Trong phần nói về Việt Nam, Phóng viên không biên giới nhận định rằng, vốn đã có một đợt đàn áp nặng nề nhắm vào những người hành xử quyền tự do ngôn luận. Đại hội Đảng lần thứ 11 vào tháng Giêng vừa qua đã đánh dấu một thái độ cứng rắn hơn của chính quyền đối với những người chỉ trích chế độ. Các vụ tấn công tin học, phần lớn là dưới hình thức « Từ chối Dịch vụ » ( DDoS ) xảy ra ngày càng nhiều nhằm bịt miệng những tiếng nói đối lập trên mạng. Blogger trở thành một « nghề » rất nguy hiểm.
Phóng viên không biên giới nhắc lại là trong quý đầu năm 2010, chính quyền đã gia tăng áp lực lên các cộng tác viên của tờ Tổ Quốc, một tờ báo đối lập phát hành trên mạng.
Tổ chức này cũng cho biết Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai thế giới về số người sử dụng Internet bị giam giữ vì lý do chính trị, với tổng cộng 18 người đang ngồi tù.
Ngoài ra, vào tháng 4/2010, chính quyền Việt Nam đã ra lệnh cho quán cà phê Internet, các đại lý Internet ở Hà Nội phải cài đặt một phần mềm để chặn việc truy cập các trang Web có nội dung chính trị và kiểm soát chặt chẽ hơn người sử dụng Internet.
Vào đầu năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa ký ban hành Nghị định về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản, có hiệu lực trong tháng hai, với mức phạt lên tới 40 triệu đồng, đối với những phóng viên và blogger vi phạm.
Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, những biện pháp kiểm soát nói trên phản ánh sự lo ngại của chế độ Hà Nội trước con số ngày càng đông đảo những người sử dụng Internet bày tỏ chính kiến công khai trên mạng, dùng nó như là một phương tiện để bù đắp sự thiếu tự do ngôn luận trong xã hội.