--30 tháng 4 - Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam ? (Michel Chossudovsky)
Michel Chossudovsky
"...Mặc dù Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường, nhưng hai thập niên sau đó Việt Nam dường như đã đầu hàng kẻ thù chiến tranh trước đây của mình về mặt kinh tế..."
Lời người dịch: Việt Nam đã từng trả nợ chiến tranh cho Mỹ? Việt Nam đã trả các khoản vay của chính quyền Sài Gòn thời chiến tranh, để đổi lấy các khoản vay mới của Mỹ và phương Tây và đó cũng là điều kiện để Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Đó là cái giá mà chính phủ cộng sản Việt Nam, hay nói đúng hơn là người dân Việt Nam đã phải trả, do chính phủ cộng sản Việt Nam không chịu bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến phí 3,25 tỉ Mỹ kim. Tiền bồi thường của Mỹ ở đâu không thấy, chỉ thấy sau đó phía Việt Nam phải bỏ tiền ra bồi thường chiến phí.
Thắng trong chiến tranh, nhưng chỉ 20 năm sau chính phủ cộng sản Việt Nam đã phải đầu hàng Mỹ về kinh tế.
Đây là bài viết của giáo sư Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ cộng sản Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995. Ngọc Thu
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc bằng lực lượng cộng sản chiếm giữ Sài Gòn và sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh và nội các của ông ấy trong Dinh Tổng thống. Khi đội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn, các nhân viên Hoa Kỳ và lính thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng đã vội vã sơ tán từ nóc tòa nhà Đại Sứ quán Mỹ. Hai mươi năm sau, một câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời giải đáp: Ai đã thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam?
Việt Nam chưa bao giờ nhận được khoản tiền bồi thường nào cho chiến tranh từ Mỹ về các tổn thất nhân mạng rất lớn và sự tàn phá [của chiến tranh], nhưng một thỏa thuận đã đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh.
Ngoài ra, việc áp dụng sâu rộng cải cách kinh tế vĩ mô dưới sự giám sát của các định chế Bretton Woods cũng là một điều kiện cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ. Những cải cách thị trường tự do này hiện đã định đoạt học thuyết chính thức của Đảng Cộng sản.
Qua việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington vào năm 1994, việc nhắc đến vai trò tàn bạo của Mỹ trong chiến tranh đang ngày càng được xem như không đúng lúc và không thích hợp. Không ngạc nhiên, Hà Nội đã quyết định dịu giọng trong lễ kỷ niệm Sài Gòn đầu hàng để không phải xúc phạm đến kẻ thù trong chiến tranh trước đây của họ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản gần đây đã nhấn mạnh "vai trò lịch sử" của Hoa Kỳ trong việc "giải phóng" Việt Nam từ chế độ Vichy (Pháp) và sự chiếm đóng của Nhật Bản suốt Đệ Nhị Thế chiến.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các đặc vụ Mỹ của Cục Tình báo Chiến lược (OSS: tiền thân của CIA ngày nay) đã có mặt bên cạnh Hồ Chí Minh. Trong khi Washington đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho phong trào kháng chiến Việt Minh, chiến lược này phần lớn được thiết kế để làm suy yếu Nhật Bản trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến, mà không có cam kết gửi lực lượng bộ binh Mỹ tới với số lượng lớn.
Ngược lại với bầu không khí dịu giọng và hạn chế trong kỷ niệm đánh dấu chiến tranh Việt Nam kết thúc, lễ kỷ niệm 50 năm ngày độc lập được cử hành long trọng, với một loạt các nghi lễ và các hoạt động chính thức bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến Tết âm lịch.
Việt Nam bồi thường chiến tranh
Trước khi "bình thường hóa" quan hệ với Washington, Hà Nội đã bị buộc phải trả các khoản nợ xấu phát sinh của chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn. Tại hội nghị các nhà tài trợ tổ chức ở Paris hồi tháng 11 năm 1993, các khoản vay và số tiền viện trợ tổng cộng gần 2 tỷ Mỹ kim đã được cam kết để hỗ trợ cho cải cách thị trường tự do ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay sau khi hội nghị, một cuộc họp bí mật đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris (Paris Club).
Tại cuộc họp này, có sự góp mặt của đại diện các chính phủ phương Tây. Về phía Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế cho Thủ tướng, đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán.
Tiến sĩ Oánh, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Quyền Thủ tướng trong chính quyền quân sự của Tướng Dương Văn Minh, mà Mỹ đưa vào hồi năm 1963 sau vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và em trai. Tiến sĩ Oánh, trong khi giữ vai trò trung gian, chính thức thay mặt chính quyền cộng sản, dù sao cũng đã đáp ứng được nhu cầu của các chủ nợ phương Tây.
Các thỏa thuận đã được ký kết với IMF (đã được công bố) phần lớn chỉ là tượng trưng. Số lượng không đáng kể: Hà Nội buộc phải trả cho IMF 140 triệu đô (thuộc sở hữu của chính quyền Sài Gòn) như một điều kiện để nối lại các khoản vay mới. Nhật Bản và Pháp, những chủ nhân thuộc địa cũ của Việt Nam giai đoạn Vichy, hình thành cái gọi là "Những người bạn của Việt Nam" để cho Hà Nội vay số tiền cần thiết để hoàn trả cho IMF.
Tuy nhiên, sự sắp xếp gia hạn các khoản nợ song phương (của chế độ Sài Gòn) không bao giờ được tiết lộ. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận bí mật này (đạt được dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris) là công cụ quyết định để Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao. Việc sắp xếp này cũng là yếu tố quyết định trong việc tháo khoán các khoản vay đã được cam kết tại hội nghị các nhà tài trợ năm 1993, do đó Việt Nam bị đặt dưới sự ủy thác của các chủ nợ Nhật Bản và phương Tây. Như vậy, chỉ 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã đầu hàng về mặt kinh tế.
Bằng cách công nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v.) của một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ. Những cải cách kinh tế này ra mắt vào giữa thập niên 1980 với các định chế Bretton Woods, trong hậu quả chiến tranh tàn khốc, đã khởi đầu một giai đoạn mới về sự tàn phá kinh tế và xã hội: lạm phát đã dẫn đến phá giá liên tục, bắt đầu từ năm 1973 dưới chế độ Sài Gòn, năm theo sau sự rút lui của quân đội Hoa Kỳ. Ngày nay, một lần nữa Việt Nam tràn ngập các ghi chú bằng đô la Mỹ, đã thay thế phần lớn tiền đồng Việt Nam. Với giá cả tăng cao, thu nhập thực tế đã giảm xuống tới mức thấp nhất.
Lần lượt những cải cách đã ồ ạt giảm năng lực sản xuất. Hơn 5.000 trong số 12.300 doanh nghiệp nhà nước đã bị đóng cửa hoặc được chỉ đạo phá sản. Các hợp tác xã tín dụng đã bị loại bỏ, tất cả các khoản tín dụng dài hạn và trung hạn cho ngành công nghiệp và nông nghiệp đã bị đóng băng. Chỉ tín dụng ngắn hạn là có sẵn, với lãi suất 35% hàng năm (năm 1994). Ngoài ra, thỏa thuận IMF đã cấm nhà nước cung cấp hỗ trợ ngân sách, hoặc cho nền kinh tế nhà nước hoặc cho một khu vực tư nhân mới chớm nở.
Chương trình nghị sự về những cải cách đã bị che giấu này bao gồm nền tảng công nghiệp mất ổn định ở Việt Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp nặng, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản, xi măng, sắt thép sẽ được tổ chức lại và được thực hiện dựa trên số vốn nước ngoài. Tài sản nhà nước có giá trị nhất sẽ được chuyển giao để củng cố và duy trì cơ sở công nghiệp, hoặc để phát triển một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuộc sở hữu và kiểm soát bởi dân chúng.
Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, hơn một triệu công nhân và hơn 20.000 công nhân viên chức (trong đó đa số là nhân viên y tế và giáo viên) đã bị sa thải. Lần lượt, nạn đói địa phương đã nổ ra, ảnh hưởng đến ít nhất một phần tư dân số cả nước. Những sự đói khát này không giới hạn ở các khu vực thiếu lương thực. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, 25% số dân trưởng thành tiêu thụ chưa tới 1.800 calories mỗi ngày. Ở các thành phố, sự mất giá của tiền đồng cùng với việc loại bỏ trợ cấp và kiểm soát giá cả đã dẫn đến giá gạo và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt.
Những cải cách này đã dẫn đến việc cắt giảm mạnh mẽ các chương trình xã hội. Với việc áp dụng học phí, ba phần tư trong số một triệu trẻ em bỏ học khỏi hệ thống trường công trong vài năm (từ 1987-1990). Các trạm y tế và bệnh viện sụp đổ, sự hồi sinh của một số bệnh truyền nhiễm như sốt rét, lao phổi và tiêu chảy được Bộ Y tế và các nhà tài trợ nhận ra. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận rằng, số người tử vong do bệnh sốt rét tăng gấp ba lần trong bốn năm đầu của thời kỳ cải cách, cùng với sự suy sụp của việc chăm sóc sức khỏe và giá cả các loại thuốc chống sốt rét tăng vọt. Chính phủ (dưới sự hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế) cũng đã ngưng hỗ trợ ngân sách để cung cấp các thiết bị y tế và bảo trì, dẫn đến tình trạng tê liệt toàn bộ hệ thống y tế công cộng. Tiền lương thật sự của nhân viên y tế và điều kiện làm việc đã giảm đáng kể: tiền lương hàng tháng của các bác sĩ y tế tại một bệnh viện huyện thấp tới mức 15 USD một tháng.
Mặc dù Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường, nhưng hai thập niên sau đó Việt Nam dường như đã đầu hàng kẻ thù chiến tranh trước đây của mình về mặt kinh tế.
Không có những quả bom viên bằng thép hay màu cam, không có bom napalm, không có hóa chất độc hại: một giai đoạn mới của sự hủy diệt kinh tế và xã hội đã diễn ra. Những thành tựu của cuộc đấu tranh trong quá khứ và nguyện vọng của một quốc gia toàn vẹn chưa hoàn thành và đã bị xóa gần như với một nét bút (chữ ký).
Điều kiện nợ và điều chỉnh cơ cấu dưới sự ủy thác của các chủ nợ quốc tế tạo ra do hậu quả của chiến tranh Việt Nam, một công cụ thuộc địa bất bạo động chính thức và hiệu quả như nhau và sự bần cùng hóa ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.
Tác giả: Michel Chossudovsky là giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa.
Bài viết trên đã được viết năm 1995, đầu tiên được đăng tải vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm “Giải phóng Sài Gòn”.
Một bài phân tích sâu hơn dựa trên những nghiên cứu thực tế được tiến hành ở Việt Nam, tập trung vào những cải cách tân tự do của Hà Nội, sau đó đã được đăng trong cuốn sách của Michel Chossudovsky, The Globalization of Poverty, ấn bản đầu tiên năm 1997, ấn bản thứ hai vào năm 2003.
Nguồn bản gốc: http://www.globalresearch.ca/who-won-the-vietnam-war/172
Nguồn bản dịch: https://www.facebook.com/BasamVN/posts/619964634763977
Written by Trần Nhu
Kissinger, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai
(Trích trong sách : "Đại Họa Diệt Chủng - Chương 51)
TRẢ LẠI LỜI NGUYỀN CHO KISSINGER
Trần Nhu
30/4/2014
Dẫn nhập:
Sau khi thị sát chiến trường và họp với phía Việt Nam, tướng Weyand trở về Mỹ báo cáo cho Tổng trưởng quốc phòng.
Ngày 5-4-1975, khi đang bay về Washington, thì ông được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs phúc trình cho Tổng Thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger. Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo, có Ron Nessen và Phụ tá báo chí Tổng Thống cùng đi theo. Trên đường tới Trung tâm báo chí, Nessen kể lại lời Kissinger nguyền rủa sau ngày di tản Đà Nẵng. Kissinger đã có lời nguyền rủa quân dân Viêt Nam Cộng Hòa Sao chúng không chết phứt đi cho rồi? (Why Dont These People Die Fast?)
Ăn miếng trả miếng: Sao cái tên Do Thái, Henry Kissinger không bị tụi Thanh niên Hitler giết phứt đi cho rồi. Điều tệ hại nhất là nó cứ sống dai dẳng hoài!
***
Chân tướng của Kissinger.
Xem cuốn On China (Bàn về Trung Quốc) của Kissinger.
Nhân đọc bài phê bình cuốn On China học giả Warren I. Cohen (Trần Ngọc Cư dịch theo Dissent, August 11, 2011.)
Warren I. Cohen là giáo sư danh dự của Đại học Maryland, Baltimore, là học giả thâm niên trong chương trình châu Á thuộc Trung tâm Học giả Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson. Ông là tác giả cuốn Americas Response to China: A History of Sino-American Relations.
Kissinger, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai
Phê bình cuốn On China (Bàn về Trung Quốc) của Henry Kissinger, Penguin Press, 2011, 608 trang viết:
Cuốn On China của Kissinger có thể được coi như một diễn văn từ biệt của ông về quan hệ Mỹ-Trung. Cũng như hầu hết các tác phẩm ông viết ra từ khi rời chức vụ vào năm 1977, phần lớn cuốn sách này được dùng để tự đề cao mình và bỏ qua một số sai lầm ghê gớm của ông trong những lần tiếp xúc đầu tiên với Chu Ân Lai, đáng lưu ý nhất là việc ông đưa ra những nhượng bộ to lớn về Đài Loan vào đầu cuộc thương thuyết một động thái tiến tới việc bỏ Đài Loan lớn hơn cả điều mà họ Chu có thể tưởng tượng. Nhưng phân tích của ông về cách lý luận và phương pháp làm việc của phía Bắc Kinh là đáng suy nghĩ. Hẳn nhiên, Kissinger nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa TQ và Hoa Kỳ là thiết yếu cho hoà bình và ổn định của thế giới, cũng như lợi ích của hai quốc gia. Ông luôn luôn ám chỉ rằng chính việc Hoa Kỳ che chở cho Đài Loan và việc Hoa Kỳ đòi hỏi Bắc Kinh cải thiện hồ sơ nhân quyền là nguyên nhân chính cho sự căng thẳng trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, dù cho những chính sách này có phản ánh những giá trị đáng chiêm ngưỡng bao nhiêu đi nữa. Ông không đòi hỏi người Mỹ phải từ bỏ những giá trị của mình, nhưng gợi ý rằng đường lối thực tế của ông, theo đó những giá trị này phải được đặt dưới các nhu cầu của quốc gia, là vô cùng ưu việt.
Phần đầu cuốn sách là một lịch sử đại cương về nước Trung Hoa cổ trước thời Cộng hòa dân quốc. Kissinger dùng lịch sử này để giải thích những điểm nhạy cảm và chiến lược của TQ. Việc ông phân tích tính nhạy cảm này cũng là một cách trình bày tinh tế lời than phiền quen thuộc của TQ về một thế kỷ bị chà đạp, những năm trong đó TQ bị bọn đế quốc Châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ xâu xé. Kissinger còn đưa vào trong phần này một số vấn đề mà TQ đã chịu đựng trước đó, chẳng hạn những đợt tàn phá do người Mông Cổ gây ra, và nhấn mạnh nỗi sợ kinh niên của TQ về hiểm họa bị bao vây. Tuy nhiên, Kissinger, cũng như người TQ, không chịu nói đến những nỗi nhục nhã mà người Trung Hoa đã gây ra cho các nước láng giềng qua những thế kỷ mà lãnh đạo của họ xây dựng Đế quốc Trung Hoa phần lãnh thổ tối đa mà TQ đang tuyên bố chủ quyền. Trong quá trình kiến tạo một đế quốc như vậy, người Trung Hoa cũng hống hách, tàn bạo không thua gì người châu Âu, người Nhật Bản, hay người Mỹ trong việc xây dựng đế quốc của mình. Người Trung Hoa cũng dùng biện pháp quân sự để xâm chiếm và khuất phục những giống dân yếu kém mà họ cho là bọn man di thiếu phẩm chất con người (subhuman) để biện minh cho hành vi của mình. Điều hiển nhiên nhưng bị làm cho lu mờ bởi cách Kissinger bàn về Khổng giáo và các chiến lược lịch sử là chúng ta không có lý do, văn hóa hay di truyền, để tin chắc TQ trong tư thế một đại cường có thể hành động ít hiếu chiến hơn các đại cường khác qua hằng ngàn năm nay.( )
( ) Tổng Thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles gia tăng luồng viện trợ và ký một thỏa ước phòng thủ chung với Đài Bắc. Việc Hoa Kỳ chống đối quyết tâm của Bắc Kinh tái thống nhất đảo Đài Loan với lục địa là điểm thường gây bế tắc trong các cuộc thương thuyết Mỹ-Trung. Mãi cho đến chính quyền Nixon mới có một toan tính thứ hai nhằm bỏ rơi Đài Loan. Nixon và Kissinger biết mình đã liều lĩnh gây phẫn nộ bên cánh hữu nhưng, vì kết luận rằng thiết lập một quan hệ hữu hiệu với TQ là có ích lợi hơn làm một nước bảo hộ Đài Loan, đã bày tỏ cho Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông biết quyết tâm bỏ Đài Loan của mình. Điều mà cả Washington và Bắc Kinh đều đinh ninh là, nếu không có hậu thuẫn Mỹ, chế độ Tưởng cuối cùng sẽ sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc TQ sát nhập Đài Loan.( )
Kissinger không bao giờ công khai kêu gọi bỏ rơi Đài Loan, nhưng rõ ràng là ông vẫn còn tin tưởng rằng quan hệ hữu nghị với TQ là quá quan trọng, không thể để cho nó bị đe dọa vì việc Mỹ tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan. Suốt sự nghiệp và ngay cả trong cuốn On Politics, Kissinger nhấn mạnh khuynh hướng Realpolitic (chính trị thực tế) của mình. Ông ca ngợi Bismark và một số nhà lãnh đạo khác, những nhân vật ít bận tâm với các lý tưởng nhân đạo nhưng biết coi trọng lợi ích quốc gia. Kissinger không cần đến cái nhiệt tình truyền giáo của Hoa Kỳ để đi rao giảng các giá trị Mỹ, nhưng ông lại coi những nhân vật như Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông là những nhà chiến lược đáng khâm phục, được khuôn nắn theo hình ảnh của ông.
Nếu có cái gọi là Học thuyết Kissinger, thì học thuyết này sẽ gạt bỏ các giá trị nhân đạo qua một bên và chỉ tập trung một cách không nương nể vào lợi ích chiến lược của quốc gia. Áp dụng vào quan hệ hữu nghị với TQ, nhất là trong những năm kể từ khi sự trỗi dậy của TQ đã trở nên hiển nhiên, Kissinger yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chỉ trích chế độ độc tài độc đảng của TQ và chấm dứt than phiền về những vi phạm nhân quyền của TQ ( )
Ngày nay TQ chưa ở trong tư thế có thể thay thế Hoa Kỳ như một siêu cường để giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng các học giả TQ tỏ ra rất hân hoan trước viễn ảnh suy yếu của Hoa Kỳ. Nếu chúng ta muốn sống trong hoà bình với TQ trong vòng từ 50 đến 100 năm, học thuyết Kissinger với chủ trương tôn trọng những điểm nhạy cảm của TQ là một đường lối sai lầm. Người Mỹ cần chứng tỏ rằng quốc gia của mình không suy yếu. Họ phải đối phó thành công với những vấn đề kinh tế và chính trị mà họ đã đương đầu trong những năm đầu tiên của thế kỷ này. Họ phải chuẩn bị về mặt quân sự để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu mà những đế chế thịnh trị của TQ đã lao vào trong quá khứ. Các nhà phân tích Mỹ đủ mọi khuynh hướng chính trị, bất luận nhận thức của họ về ý đồ của TQ là như thế nào, đều đồng ý rằng đe dọa chính cho vai trò siêu cường quốc tế của Hoa Kỳ xuất phát từ bên trong.
..
Kissinger yêu cầu Mỹ chấm dứt chỉ trích chế độ tài độc đảng của Trung Quốc và chấm dứt than phiền về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Đây có thể là một sỉ nhục lớn nhất đối với tinh thần truyền thống cốt tủy của Hoa Kỳ!
Tinh thần Tự Dovà Nhân quyền, nếu người Mỹ từ bỏ những giá trị đó. Thế giới sẽ quên họ!
Mỹ chấm dứt chỉ trích chế độ độc tài và chấm dứt than phiền về nhân quyền thì không còn là nước Mỹ nữa!
Học thuyết Kissinger với chủ trương tôn trọng những điểm nhạy cảm của Trung Quốc hiện nay Tầu Cộng có nhiều chỗ nhạy cảm như Tây Tạng, Tân Cương, biển Đông vv
Thưa Ts. Kissinger, biết đâu một ngày xấu trời, Tầu Cộng lại xua quân đến chiếm vùng đất mà cha ông, tổ tiên của tiến sĩ an táng ở đó, và cũng là nơi nuôi dưỡng tiến sĩ thành người, rồi chúng lại tuyên bố: Đây là lợi ích cốt lõi, không thể tranh cãi vùng nhạy cảm, Ts. nghĩ thế nào?
Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về vai trò của Kissinger trong cuộc hòa đàm hay (ác đàm, hay điếm đàng ) ở Ba Lê, năm 1972, giữa y với trùm mafia Lê Đức Thọ. Cả hai được trao giải Nobel hòa bình và cả hai đều hiểu hơn ai hết rằng, bịp bợm, lừa đảo, dối trá, bất lương, tội ác Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải này, còn Kissinger biết mà vẫn vơ vào. Nói như thế cũng không hàm ý là Lê Đức Thọ còn có liêm sỉ hơn Kissinger. Nhưng nếu trong làng ngoại giao quốc tế muốn bầu chọn một tên điếm đàng bất nhân của thời đại thì nên chọn Kissinger.
Điển hình của sự bất nhân là sau ngày di tản Đà Nẵng. Kissinger đã có lời nguyền rủa quân dân Viêt Nam Cộng Hòa Sao chúng không chết phứt đi cho rồi? (Why Dont These People Die Fast?)
Trong sách Khi đồng minh tháo chạy của Ts. Nguyễn Tiến Hưng nơi tr. 323 viết:
Trong vòng hai tuần lễ kể từ ngày mất Ban Mê Thuột hôm 11 tháng Ba, truyền hình Mỹ hằng ngày chiếu cảnh rút lui từ Tây nguyên về Phú Yên trên quốc lộ 7B, cảnh tắc nghẽn thê thảm ở đèo Cheo Reo, tới tình trạng hỗn loạn ở Đà Nẵng. Liên tiếp, hết cứ địa này tới cứ địa khác.
Washington không có dấu hiệu gì tỏ ra lo ngại. Tổng Thống Ford vẫn chỉ thị sắp xếp cho ông đi nghỉ lễ Phục Sinh ở Palm Spring (tiểu bang Nevada). Năm nay, vì chiến sự đang sôi bỏng, nhiều nhân viên toà Bạch Ốc đã can ông đừng đi, nhưng ông không nghe. Trước khi đi, ông quyết định gửi tướng Frederick C. Weyand sang Sài gòn ngày 28 tháng Ba để thẩm định tình hình. Weyand là Tham mưu trưởng lục quân và từng là Tư lệnh ...
Tuần cuối tháng Ba, thành phố Đà Nẵng trở nên hỗn loạn. Từng làn sóng người tràn về từ Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi làm cho dân số từ 600 ngàn vọt lên một triệu rưởi, gần gấp ba lần. Đường phố ứ đọng, tắc nghẽn, cướp giật, súng ống bắn bừa bãi.
Lời nguyền rủa
Đà Nẵng thất thủ vào đúng chủ nhật Lễ Phục Sinh, ngày 30 tháng Ba. Ở nhà thờ tin lành Lutheran quận Arlington (tiểu bang Virginia), Tổng trưởng quốc phòng James Schlesinger đã "rơi lệ". Hôm đó, phó Giám đốc CIA, tướng Vernon Walters có nói với ông rằng Đại sứ Việt Nam ở Washington (ông Trần Kim Phượng) vừa tuyên bố: "Màn đêm dài đã phủ xuống đầu chúng tôi, và bình minh sẽ không còn hé rạng nữa?"
Schlesinger ngậm ngùi. Ông thuật lại với chúng tôi khi phỏng vấn ông vào hè năm 1985: "Tôi nghĩ đến lời của cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill, khi ông mô tả nước Pháp bại trận trong Đại chiến II. Cả hai đều cùng một thảm cảnh dẫu không lớn lao như nhau. Tôi không trách người Việt Nam đã đặt hy vọng vào Hoa Kỳ. Tôi chia xẻ nỗi đau thương với họ".(...)
Sau khi thị sát chiến trường và họp với phía Việt Nam, tướng Weyand trở về báo cáo cho Tổng trưởng quốc phòng.
Ngày 5-4-1975, đang khi bay về Washington, thì ông được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs phúc trình cho Tổng Thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger. Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo, có Ron Nessen, Phụ tá báo chí Tổng Thống cùng đi theo. Trên đường tới Trung tâm báo chí, Nessen kể lại lời Kissinger nguyền rủa:
"Sao chúng không chết phứt cho rồi?" Ông ta rên lên trong xe, "Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài ". (Why don't these people die fast?" He moaned in the car. "The worst thing that could happen would be for them to linger on"(...) (2).
Năm 1979, có lần tôi đang nói chuyện với một anh bạn Mỹ về chiến tranh Do Thái, Iran. Lúc bàn tới Việt Nam, tự nhiên anh nói: "Vì sao ông Kissinger ông ấy tàn nhẫn quá nhỉ?" "Sao anh nói vậy?" tôi hỏi. "Ủa, anh chưa đọc sách của Ron Nessen à?" Tôi vội đi tìm cuốn hồi ký tựa đề "Đàng sau hậu trường thì thật là khác" (It sure looks different from the inside)
TRẢ LẠI LỜI NGUYỀN
Ăn miếng trả miếng: Sao cái tên Do Thái Henry Kissinger không bị tụi Thanh niên Hitler giết phứt đi cho rồi. Điều tệ hại nhất là nó cứ sống dai dẳng hoài!!!
Trong bài diễn văn từ chức TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào hồi 8 giờ 36 phút tối ngày 21/4/1974, với giọng đầy uất hận, Tổng Thống làm rung động không gian và ông đã chỉ đích danh thủ phạm: Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam vào một định mệnh hết sức thảm khốc như ngày hôm nay!
Kissinger từ đâu ra?
Đầu thế chiến thứ II, nhiều người Do Thái bị Hitler thiêu sống và hàng triệu người bị giết chết!
Năm 1933, trong một đêm gọi là Đêm Pha Lê (Crystal Night), Đoàn thanh niên Hitler cùng quân đội Quốc Xã đã tấn công ào ạt và giết chóc man rợ vào dân cư Do Thái khắp nước Đức. Trong khoảng 3.000 người Do Thái ở Vùng Furth, nơi Kissinger sinh trưởng chỉ còn sống sót 70 người!
Thời kỳ này, nhiều người Do Thái từ Đức sang tìm tự do ở Hoa Kỳ, trong số may mắn này có gia đình Kissinger, sang được bến bờ Tự Do, Kissinger có cơ hội tiến thân... Lẽ ra, hơn ai hết, y phải là người đồng cảm với nỗi đau của những dân tộc khác. Ngược lại, Kissinger nguyền rủa một dân tộc bất hạnh! Sao Chúng Không Chết Phứt Cho Rồi với lời nguyền rủa này, y còn vượt qua cả bạo chúa diệt chủng, ích kỷ, mất hết lương tri, thoái hóa!
Một dân tộc từng bị xua đuổi, bức hại suốt mấy ngàn năm bởi những dân tộc thù địch Người Do Thái hiểu hơn ai hết những tủi nhục của kiếp nô lệ, và nỗi đau của một đất nước bị xâm lăng.
Tại sao lời nguyền rủa lại thốt ra từ cửa miệng của một người như Kissinger?
Ai là người Do Thái ? Hãy giải đáp cho chúng tôi câu hỏi trên.
Trong một xã hội văn minh, tính chất minh bạch transpareny là điều cần thiết.
Việc chính quyền Nixon ép Tổng Thống Thiệu ký Hiệp định Paris với Việt cộng không khác trao gói thuốc độc để bức tử Việt Nam Cộng Hòa!
Có điều là ông Thiệu không vui vẻ như Socrat (469-399 TCN) nhà triết học lừng danh Hy Lạp cổ đại, một trong số người khai sinh ra phép biện chứng tìm tòi chân lý. Nhưng cuối cùng ông bị tà quyền giam giữ và đem ra xử tử, Socrat nói:
Ta chết là thượng sách!
- Nếu thuốc độc đã sẵn, hãy mang lại đây cho ta! Một người tay bưng chén thuốc độc bước vào.
Socrat đỡ lấy chén thuốc độc đưa lên miệng Tay không run, mặt không hề biến sắc. Ông vẫn sáng suốt và vui tươi. Khi thuốc độc ngấm đến tim, ông nói: Thôi ta đi đây!
Nhà hiền triết bị bức uống thuốc độc chết chỉ có mình ông, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị Nixon ép ký Hiệp Định Paris là bức tử cả một dân tộc! Làm sao ông có thể điềm nhiên vui tươi như nhà hiền triết Socrat ?
Ngày 21/4/ 1975, khi đọc bài diễn văn từ chức, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nghẹn ngào rơi lệ!
Tổng Thống Thiệu tuyên bố :
- Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi duy nhất được đặt ra là liệu Hoa Kỳ có quyết định giữ những cam kết của mình hay không ? và lời nói của Tổng Thống Mỹ có còn chút giá trị nào hay không ? Tôi nói với họ rằng so với 300 tỷ Mỹ kim mà người Mỹ đã xài ở đây thì 300 triệu Mỹ kim mà họ đang tranh luận chỉ là số tiền đủ chi tiêu trong 3 ngày tác chiến mà thôi, vậy mà họ vừa trả giá với tôi trong lúc họ đòi hỏi tôi phải chận đứng được làn sóng tấn công xâm lược của Cộng Sản , một điều mà ngay chính họ, với sức mạnh vô địch của một đại cường quốc, Hoa Kỳ đã không có khả năng chận đứng được trong sáu năm dài chiến đấu.
Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của một cường quốc lớn đang trốn tránh trách nhiệm của mình.
Với một giọng uất hận và khích động, ông Thiệu gào to lên:
Không bao giờ tưởng tượng nổi là tôi có thể chứng kiến trong một thời gian nào đó tấn bi kịch của những sự trả giá bẩn thỉu đang diễn ra bên trong toà nhà Lập Pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ . Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam mình vào một định mệnh hết sức thảm khốc như ngày hôm nay.
Đúng 8 giờ 36 phút, sau 53 phút đọc diễn văn, Ông Thiệu loan báo là ông từ chức.
Tổng Thống Nixon đã không ngần ngại dùng mọi đòn phép và làm mọi việc đê tiện để buộc Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào bản hiệp ước với kẻ cướp mặc dù biết nó liên hệ đến sinh mệnh quốc gia, dân tộc.
Tai nghe, không bằng mắt thấy chúng tôi sẽ trưng dẫn một số lá thư của TT Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu như những chứng tích của lịch sử. Trong sách Khi đồng minh tháo chạy (của Ts. Nguyễn Tiến Hưng)
Khi ông Thiệu vẫn không đồng ý ký vào bản thông cáo, Nixon đi đến chỗ quyết liệt
White House
Ngày 6 tháng 6, 1973
Thưa Tổng Thống,
Quyết định mà Ngài phải làm là chỉ thị cho đại diện của Ngài đi Paris để cùng với Tiến sĩ Kissinger ký vào Thông cáo như hiện trạng , hoặc ngược lại, Ngài không chịu ký, huỷ bỏ Hiệp định, và chịu hậu quả thảm khốc không thể tránh được .
Đó là sự nhận định tình hình trung thực của tôi, sự lựa chọn thật rõ ràng
Tôi tin tưởng ở sự hiểu biết bao quát của Ngài về những quyền lợi chung của chúng ta và sẵn sàng trả lời thuận trước 12 giờ trưa ngày 7 tháng 6, giờ Sài Gòn.
Trân trọng,
Richard M. Nixon
Ông Thiệu viết thư trả lời Nixon, giải thích tại sao phía VNCH không chấp nhận được. Trong khi đó, ông cho báo chí ở Sài Gòn bình luận rộng rãi về bản Thông cáo là rất bất lợi cho VNCH.
Vừa nhận được thư, Nixon hồi âm cùng một ngày :
White House
Ngày 7 tháng 6, 1973
Thưa Tổng Thống,
Tôi không thể lường đoán nổi hậu quả quyết định của Ngài trước Quốc hội và công luận Hoa Kỳ. Hậu quả đó chắc chắn sẽ bất lợi cho Ngài và có thể gây tai họa. Tôi rất tiếc và buồn phiền khi thấy công cuộc mà chúng ta đã cùng nhau chia sẻ rất nhiều nay bị sụp đổ như thế này.
Xin Ngài trả lời cho chúng tôi trước 8 giờ sáng ngày 8 tháng 6, giờ Paris để tiện tiến hành.
Trân trọng
(kí) Richard M. Nixon
Đọc tới chữ tai họa, ông Thiệu phê ở ngoài lề bức thư: Chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận cho biến cố này.
Thế rồi trong văn thư đề ngày 8 tháng 6, 1973 trả lời ông Nixon, ông Thiệu vẫn nói là phía VNCH đồng ý để Hoa Kỳ và Bắc Việt ký kết với nhau trên nguyên tắc, rồi sau đó hai bên sẽ kêu gọi (appeal) cả Chính phủ VNCH và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời (CPCMLT) chấp hành những điều khoản của bản Thông cáo.
Không được, Tổng Thống Nixon đã phản ứng ngay. Ông Thiệu đang ngủ thì văn phòng đánh thức ông dậy: có thông báo khẩn cấp. Lúc 2 giờ đêm, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm chuyển cho ông một phiếu trình, kèm theo một thư mới của Tổng Thống Nixon gửi cùng ngày (8 tháng 6, 1973): Việc gì gấp rút đến nỗi chính Phó Đại Sứ đã đến tận nhà để đánh thức ông Ngoại trưởng dậy! Ông Lắm phải chuyển ngay giữa đêm để còn kịp đối phó, vì trong thư, ông Nixon tỏ ra hết sức cứng rắn. Cùng một ngày, mồng 8 tháng 6, (9 tháng 6, giờ Sài-Gòn) Nixon lại gửi một thông điệp nữa:
White House
Ngày 8 tháng 6, 1973
Thưa Tổng Thống,
Nếu cuộc thương thuyết này thất bại thì sẽ có sự đối chất giữa hai bên. Tôi sẽ bác bỏ lý do không chịu ký kết của Ngài và tôi sẽ công khai tố cáo Ngài đã cản trí việc đi tìm một giải pháp cho hoà bình .
Rất có thể Quốc hội sẽ ngưng viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho đến khi Ngài chịu ký
Tôi cần sự chấp thuận của Ngài để kịp chỉ thị cho phái đoàn Hoa Kỳ ở Paris trước 7 giờ sáng ngày 9 tháng 6, giờ Paris
Trân trọng,
(kt) Richard M. Nixon
Làm bạn với dân Mỹ thì tốt còn làm bạn với các chính trị gia Hoa Kỳ thì lành ít dữ nhiều.
Tháng 7-2-1986 Corazon Aquino giành được quyền lực ở Philippines. Marcos và gia đình đi lưu vong ở Hawaii .
Năm 1988 Ferdianao và Marcos bị Bồi thẩm đoàn New York truy tố về tội gian lận và tham ô dĩ nhiên là bị lột sạch.
Ở Trung Mỹ Panama có tướng Manuel Antonio Noriega.
Năm 1985, CIA tung ra cáo buộc Noriega dính líu đến buôn lậu ma túy. Vốn là nhân viên của CIA một thời gian dài, giờ đây Noriega trở thành chướng ngại đối với quyền lợi của Mỹ. Noriega lại không đủ cam đảm để chết và đã lãnh đủ mọi nhục hình!
Câu chuyện đại bi hùng
(Bức Thư của Cố Thủ Tướng Campuchia Sirik Matak gửi cho Đại sứ Dean (ngày 12 tháng 4, năm 1975). Ông Matak đã nghe lời khuyên dụ và hứa hẹn cam kết đảo chính cựu hoàng Sihanouk năm 1970.
Lịch sử nhiều khi đen bạc, phũ phàng vào giờ Campuchia bại trận, ông là người chấp nhận ở lại và từ chối đề nghị của Mỹ giúp di tản.)
Trông người rồi nghĩ đến ta!!! Vào tháng 4 năm 1975 , khi quân đội Cộng sản đang trên đường tiến vào Nam Vang thì người Mỹ đã mời Thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ sát hại. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho Đại sứ Mỹ tại Nam Vang là ông John Gunther Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí và tiết tháo của một người anh hùng sinh vi tướng, tử vi thần như sau :
Phỏng Dịch.-
Nam Vang ngày 16 tháng 4 năm 1975.
Thưa Ngài và Bạn,
Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do. Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết. Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này .. Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ! Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi.
Sirik Matak
~~~~~~~~~~~~ ~
Sau ngày 17 tháng 4 năm 1975, tổng cộng có 150 người trong chính phủ Miên đã di tản theo người Mỹ .
Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết .
ĐOẠN KẾT
Tất cả những bài học đắt giá vừa điểm qua cốt là để người sau đào luyện suy nghĩ
Mong rằng thế hệ trẻ trở nên hiểu biết, tự chủ, can đảm mạnh mẽ như người Đức, người Nhật thì dù chiến bại, ngoại bang cũng chẳng thể xem thường. Tiền nhân ta đâu có thua kém ai?
Thắng không kiêu, bại cũng chẳng nản lòng. Một ngàn năm bị giặc Tầu đô hộ vẫn nuôi chí quật cường từ thế hệ này đến thế hệ khác, với biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã đánh đuổi được giặc phương Bắc chẳng phải là một ưu việt ngoại lệ trong lịch sử nhân loại đó sao.
Gặp nghịch cảnh không chùn bước: Hãy tự chủ vươn tới những ước mơ và khát vọng hỡi tuổi trẻ Việt Nam !
Gặp nghịch cảnh không chùn bước: Hãy tự chủ vươn tới những ước mơ và khát vọng hỡi tuổi trẻ Việt Nam!
Trân trọng
Trần Nhu
(Theo Việt Vùng Vịnh)
-Vẫn chuyện buồn tháng tư! (Lữ Giang)
“…Lời tuyên bố này cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng đặt quyền lợi của họ lên trên quyền lợi của các nước Đông Dương, do đó việc trông chờ Hoa Kỳ giúp để "giải phóng" quê hương là chuyện quá xa vời. Người Việt đấu tranh vì thiếu kinh nghiệm chính trị, trước sau vẫn là công cụ…”
Hôm 12/4/2014, khi tiếp Ủy Ban Tòa Thánh về Khoa Học Lịch Sử, Đức Giáo hoàng Francis đã nói: "Lịch sử là thầy của cuộc sống" (History is life's teacher). Người Việt bỏ nước ra đi đã 39 năm, nhưng ít ai rút được bài học lịch sử từ biến cố 30 thánh tư. Đa số vẫn tiếp tục suy nghĩ và hành động như thời miền Nam còn và coi đất nước nơi họ đang sinh sống như là một vùng lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa nối dài. Trong khi đó một số khác thấy khó thực hiện những ảo vọng của họ nơi vùng đất mới, lại nghĩ rằng có thể quay trở về với chế độ trong nước như là "đồng hành cùng dân tộc"!
Hôm nay, khi nhiều tổ chức của người Việt tỵ nạn trên thế giới đang tổ chức kỷ niệm "ngày quốc hận", chúng tôi xin nhắc lại những cái nhìn đau xót về biến cố 30 tháng tư của hai nhân vật quan trọng, nhưng vì thiếu hiểu biết về chính trị đã bị hai thế lực thù địch biến thành con bài thí và vùi dập, đó là tướng Dương Văn Minh và Hòa thượng Đôn Hậu. Sau đó chúng tôi sẽ trình bày lại một số sự kiện lịch sử để giúp người Việt đấu tranh đừng quên rằng tổ chức quyền lực nào đã quyết định về số phận của miền Nam Việt Nam trước đây, thì cũng chính tổ chức đó sẽ giành quyền đưa Việt Nam đi theo chiều hướng phù hợp với quyền lợi của họ.
Lời tự thuật của Dương Văn Minh
Trong một bài dưới đầu đề "Lời phân trần của Dương Văn Minh về ngày 30 tháng 4″ được phổ biến vào tháng 10 năm 2006, ông Trần Viết Đại Hưng đã cho đăng lá thư đề ngày 15/4/1987 của tướng Dương Văn Minh gởi tướng Nguyễn Chánh Thi. Trong lá thư đó, Dương Văn Minh đã giải thích lý do tại sao lúc đó ông không tự tử mà lại đầu hàng. Ông viết: "Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe ; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần lao và Công giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
"Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân…
"Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ".(Hết trích)
Với ba đặc tính Tham, Ngu, Hèn, Dương Văn Minh luôn bị đưa đầy vào những vai trò bi thảm trong chính trường miền Nam.
Lời tự thuật của Thích Đôn Hậu
Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10 và 11 năm 1993 đã công bố bản tự thuật của Hòa thượng Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật này cho biết vào tháng 4/1975, Phật Giáo đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo Dương Văn Minh để giao miền Nam cho cộng sản Hà Nội. Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này:
Thủ tướng Phạm văn Đồng:
- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, Phật Giáo lại âm mưu lập chính phủ Phật Giáo, đưa Dương Văn Minh lên làm Thủ Tướng. Lập làm gì vậy? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không?
Hòa thượng Thích Đôn Hậu đáp:
- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế này, thưa Thủ tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạo. Các vị cho biết như sau: "Hòa thượng nên nhớ rằng, Phật Giáo chúng ta không ngu si đến độ lập Chính Phủ Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồi. Của cải, thế lực ở miền Nam Việt Nam chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng. Ông Dương Văn Minh cũng không đến nỗi dại gì muốn lên làm tổng thống lúc ấy".
Các vị ở Viện Hoá Đạo nói tiếp:
"Phật Giáo chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người ! Đã 30 năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố: "Đánh" ! Thử hỏi cả 2 bên tham chiến chết bao nhiêu người nữa? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên Phật Giáo chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, Phật Giáo đâu thể ngồi như vậy mà nhìn? Nên phải lập Chính Phủ, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng".
Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi:
- Vậy tại sao Dương Văn Minh lên, tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì?
Tôi hỏi Thủ tướng:
- Khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không?
- Không.
- Như vậy, Dương Văn Minh chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh".
(Hết trích)
Đọc những lời biện giải của Hòa thượng Đôn Hậu, chúng ta nhớ lại câu chuyện đối đáp giữa vua Trần Nhân Tông, một thiền sư, với Bắc Bình Vương Trần Hưng Đạo. Khi giặc đánh mạnh, dân chết nhiều, với tâm tư của một thiền sư Phật Giáo, vua Trần Nhân Tông đã nói với Trần Hưng Đạo:
"Thế giặc to như vậy mà chống với nó thì dân tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng để cứu muôn dân?"
Hưng Đạo Vương đã tâu một cách khẳng khái:
"Bệ hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi đã rồi sẽ hàng sau".
[Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển I, tr. 139]
Lần này cũng thế thôi, nhưng thiếu một Bắc Bình Vương Trần Hưng Đạo.
Nhắc lại quyết định của Washington
Dựa theo những tài liệu đã được chính phủ Hoa Kỳ công bố, chúng tôi đã viết rất nhiều bài về kế hoạch và tiến trình làm biến mất Việt Nam Cộng Hòa của Hoa Kỳ. Hôm nay chúng tôi chỉ nhắc lại những nét chính.
Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng thống Nixon từ chức, Miller Center of Public Affairs thuộc Đại học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam và cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972. Tổng thống Nixon đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc "Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào" (South Vietnam probably can never even survive anyway). Nhưng ông hỏi cố vấn an ninh Henry Kissinger:
"Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề".
Kissinger trả lời:
"Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao bền vững nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam" (if it's the result of South Vietnamese incompetence.)
Sau đó, Kissinger đi Bắc Kinh giao miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc.
Hôm 26/5/2006, Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ đã cho phổ biến 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên "The Kissinger Transcripts: A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977". Trong đống hồ sơ này có 6 tài liệu liên quan đến Việt Nam, đó là các tài liệu số 1, 2, 3, 10, 11 và 12. Vì tài liệu quá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn một đoạn ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh trong tài liệu số 10 (dài 37 trang), trong đó có đoạn Kissinger nói với Thủ Tướng Chu Ân Lai như sau:
"Hôm nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này. Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương thuyết với Hà Nội. Và trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó. Sau khi chúng tôi rút quân xong, chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội không thấy được sự việc đó".
Sau khi thương lượng với Trung Quốc xong, Hoa Kỳ ép Việt Nam Cộng Hòa ký Hiệp Định Paris, trong đó có những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam. Trong khi Hà Nội thiết lập kế hoạch đánh chiếm miền Nam bằng cách khai thông quốc lộ 14-B, tức đường Đông Trường Sơn, đưa quân vào Phước Long để đánh thẳng vào Sài Gòn năm 1976, bỏ qua các tỉnh miền Trung, Hoa Kỳ đã giúp Bắc Việt bằng cách cắt dần viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa, đưa tướng Ted Seron, một tướng du kích của Úc, tới lừa Tổng thống Thiệu thực hiện chiến lược "Đầu bé đít to", "Từng chiến lược cho từng mức viện trợ" và "tái phối trí" bằng cách bỏ bỏ Vùng I và Vùng II, rút quân về lập phòng tuyến ở Tuy Hòa. Cuộc rút quân đã làm miền Nam sụp đổ nhanh hơn thời gian dự trù.
Khi tình hình không còn cứu vãn được, Hoa Kỳ đã thiết lập một kế hoạch đầu hàng và di tản rất hoàn chỉnh. Trước hết, Đại sứ Martin đã đến gặp Tổng thống Thiệu yêu cầu từ chức để đưa một người khác lên "nói chuyện với phía bên kia" vì tình hình không còn cứu vãn được. Đến giờ phút này ông Thiệu vẫn chưa ý thức được miền Nam sắp mất, ông còn hỏi ông Martin "Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?". Trong khi đó, Đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon đến Dinh Hoa Lan gặp tướng Dương Văn Minh cho biết ông sẽ làm trung gian để Tướng Minh nói chuyện với Hà Nội. Tướng Minh rất tin tưởng Đại sứ Mérillon.
Trong cuốn The Decent Interval, Frank Snepp cho biết sau khi ông Thiệu từ chức, tướng Timmes đi gặp tướng Minh và hỏi quan điểm của ông ta về tương lai, tướng Minh cười và trả lời: "Vẫn còn cơ hội cho việc thương thuyết…" (There was still a chance for negotiations) (tr. 458). Nhưng Dân biểu Lý Quý Chung, người luôn đi cạnh tướng Minh cho biết khi tướng Minh vừa nhận chức xong, ông cho đi tìm Đại sứ Mérillon thì ông ta đã biến mất. Cuối cùng, tướng Minh chỉ còn trong chờ vào Thích Trí Quang. Nhưng lúc 4 giờ 35 phút sáng 30/4/1975, ông gọi cho Thích Trí Quang thì Thích Trí Quang trả lời rằng "giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xảy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng thống". Tướng Minh liền than: "Thầy giết tôi rồi !" và cúp máy điện thoại. Sau đó, tướng Minh tuyên bố đầu hàng.
Như vậy, chuyện đầu hàng là do sự sắp xếp trước của Hoa Kỳ. Dương Văn Minh và Phật Giáo chỉ là công cụ được dùng để thực hiện thủ đoạn đó của Hoa Kỳ.
Cũng trong cuộc họp với Chu Ân Lai hôm 20/6/1972, Kissinger đã nói:
"Trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ quân sự nào tại Đông Dưong hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không chịu bắt tay ông thủ tướng. Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á châu hơn là những gì có thể xảy ra tại Phnom Penh, Hà Nội hay Sài Gòn".
Lời tuyên bố này cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng đặt quyền lợi của họ lên trên quyền lợi của các nước Đông Dương, do đó việc trông chờ Hoa Kỳ giúp để "giải phóng" quê hương là chuyện quá xa vời. Người Việt đấu tranh vì thiếu kinh nghiệm chính trị, trước sau vẫn là công cụ.
Nhân tuần Phục Sinh, chúng tôi xin gởi đến những người tín hữu Kitô giáo lời của Đức Giáo Hoàng Francis trong cuộc gặp gỡ Ủy Ban Tòa Thánh về Khoa Học Lịch Sử ngày 12/4/2014. Ngài lưu ý rằng "lich sử như là một người thầy của cuộc sống và các sử gia như là những người có thể giúp chúng ta thấy rõ điều mà Thánh thần Thiên chúa muốn nói với Giáo hội ngày hôm nay (history as a life’s teacher and historians as people who can help us discern what the Holy Spirit wants to say to the Church today).
Ngày 17/4/2014
Lữ Giang
Lữ Giang
-KẾT CUỘC ĐẮNG CAY (The Bitter End)
• Hồi Ký của HARRY G. SUMMER, JR., (1)
(Đại Tá Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sau Hiệp Định Paris 1973.)
Đó không phải là một ngày đáng tự hào để làm một người Mỹ. Ngày đó là ngày 30 Tháng Tư năm 1975, vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi chiếc trực thăng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) CH-46 rời khỏi mái nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mang theo những người Mỹ cuối cùng, không kể những người lính TQLC, để tới chiếc tầu USS Okinawa và nơi an toàn, toàn bộ sự phản bội của chúng ta đã chấn động tận quê nhà. 420 người dân di tản ở phía dưới, những người mà chúng tôi đã hứa hẹn nghiêm chỉnh rằng sẽ không bỏ rơi, đã bắt đầu dồn ép những người lính TQLC cũng đang rút vào bên trong tòa đại sứ.
Nhưng đã qúa trễ. Nước Mỹ đã không chỉ bỏ rơi người bạn đồng minh cũ một cách vô trách nhệm vào lúc dầu sôi lửa bỏng này mà còn bỏ rơi một cách đáng hổ thẹn mấy trăm người di tản cuối cùng, những người đã tin cậy Hoa Kỳ vào giờ phút cuối cùng đó. Trong số đó có cả những người lính cứu hỏa địa phương, những người đã khước từ được di tản sớm vì e ngại một trong những chiếc trực thăng có thể bị rớt trong sân tòa đại sứ; một linh mục người Đức cùng với một số trẻ mồ côi Việt Nam; và những thành viên tòa đại sứ Đại Hàn, gồm cả các sĩ quan Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Đại Hàn, những người đã tự nguyện ở lại đến giờ chót nhường cho các người dân thường được di tản trước họ và để rồi sau đó họ đã bị thảm sát một cách vô cảm bởi những kẻ xâm lược đến từ Bắc Việt Nam.
Cái đáng tiếc nhất là nó hoàn toàn không có chủ ý, đó là do sự mất liên lạc giữa những người đang thi hành công việc di tản ở tòa đại sứ, cùng những người ở ngoài khơi trên những hàng không mẫu hạm đang kiểm soát các trực thăng, và những người ở Honolulu và Washington đang có những quyết định sau cùng. Nói tóm lại, Chiến Tranh Việt Nam một lần nữa đã chấm dứt.
Việc trở lại Việt Nam của tôi vào tháng Bảy năm 1974 đã bắt đầu hoàn toàn khác với chuyến công tác của tôi trước đó vào năm 1966-1967. Khác với lần công tác thứ nhất lúc đó tôi là một sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Hoa Kỳ), rồi sau khi bị thương lần thứ hai, tôi phụ trách sĩ quan hành quân G-3 với lực lượng Dã Chiên II Việt Nam, lúc đó có thể đã không còn nhiều chết chóc. Vào năm 1975, Việt Nam coi như đã hòa bình.
Nó tưởng như đã hòa bình đến nỗi vợ tôi và đứa con trai 18 tuổi đã tháp tùng theo tôi tới Sài Gòn cùng với một số gia đình khác trong Phái Bộ Mỹ – như ban tham mưu tòa đại sứ Mỹ; 50 nhân viên quân sự của Phòng Tùy Viên Quốc Phòng (cơ quan DAO : Defense Attaché Office); và phái đoàn nhỏ bé của Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên của Hoa Kỳ mà tôi được chỉ định làm Trưởng Tiểu Ban về thương thuyết. Tòa đại sứ tọa lạc ở trung tâm Sài Gòn, nhưng cơ quan DAO và Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên lại tọa lạc tại trụ sở của cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam) cũ ở căn cứ Tân Sơn Nhứt nơi ngoại ô Sài Gòn cách đó vài dặm.
Thomas Polgar, là Trưởng Văn Phòng CIA lúc đó, trong một bài báo mang tựa đề “Managing the Company Store” trên tạp chí Vietnam (tạp chí của các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam xuất bản mỗi hai tháng) trong Tháng Tám năm 1989 đã viết: “Vào năm 1973-1974, tôi thường xuyên lái xe từ Sài Gòn đi Mỹ Tho trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ... và để cho nhân viên của tôi lái xe đi Đà Lạt. Những trục lộ chính xuyên suốt trong nước về căn bản là an toàn cho những chuyến đi vào ban ngày.”
Khi người con trai lớn của tôi, sau này là một sinh viên sĩ quan trường võ bị West Point, đến chung vui với chúng tôi nhân mùa lễ Giáng Sinh 1974, cả hai cậu con trai đều muốn tham gia vào toán người của tòa đại sứ lái xe đi chơi tắm Vũng Tàu. Tôi đã từ chối, vì nhớ lại hai sư đoàn Mỹ đã từng phải khai thông con đường đó gần mười năm trước vượt qua một vùng quê đầy thù nghịch.
Nhưng Việt Cộng đã gần như biến mất khoảng gần sáu năm do hậu qủa của cuộc tấn công Tết 1968. Từ đó cho đến khi ký kết Hiệp Định Hòa Bình Paris trong Tháng Giêng 1973, cuộc chiến gần như chỉ là giữa quân đội chính qui Bắc Việt và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Cộng hầu như không còn giữ một vai trò gì. Và, kể từ sau Tết 1968, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu giảm bớt sự liên hệ. Tiếp theo trận đánh trên Đồi Thịt Bằm (Hamburger Hill) vào tháng 5-1969, tất cả các cuộc hành quân có tính tấn công chiến lược của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm một cách nghiêm trọng, và kể từ tháng 7-1969 việc rút quân đội Mỹ đã bắt đầu được thực hiện. Đến Tháng Tám năm 1972 toàn bộ các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đã ra đi.
Đến Tháng Ba năm 1973, theo Hiệp Định Paris, tất cả lực lượng quân sự Mỹ còn lại, ngoại trừ 50 nhân viên DAO và các thành viên Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên, đều đã rời khỏi Việt Nam. Các trận đánh trong năm 1973 chỉ còn giới hạn qua các trận đụng độ nhỏ nơi nông thôn hẻo lánh giữa QLVNCH và 15 sư đoàn Bắc Việt, gồm khoảng 149.000 quân chiến đấu và 71.000 quân yểm trợ đã được phép ở lại Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Paris. Nhiều người sau này đã trách cứ cho rằng đó là những điều khoản đã dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trưởng văn phòng CIA Polgar lại không đồng ý về điều đó. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vietnam vào Tháng Tám năm 1989, ông đã nói rằng “Hiệp Định Hòa Bình Paris được coi như là một thỏa hiệp trong danh dự và hợp lý đã được thảo ra và ký kết ... Vấn đề là ở chỗ Bắc Việt đã nhạy bén và nhận thấy sự suy yếu trong quyết tâm của Mỹ không còn muốn tiếp tục yểm trợ cho Nam Việt Nam, nên những người Cộng Sản đã gia tăng xem thường bản Hiệp Định Paris. Các điều khoản của Hiệp Định Paris nếu được thi hành, chẳng hạn giống như những điều khoản trong bản Thỏa Ước Đình Chiến Đại Hàn năm 1953, thì sự tiếp tục cho một Miền Nam Việt Nam độc lập, dù có thể bị yếu đi, cũng có thể được bảo đảm trong nhiều năm.”
Nhưng nó đã không được như vậy, bởi vì vào đúng cái thời điểm quan trọng nhất Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa. Như Tướng Homer Smith đã đề cập [trong bài viết “Bốn Mươi Lăm Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam” (Final Forty Five Days in Vietnam) trên tạp chí Vietnam số Tháng Tư 1995] rằng, không chỉ Quốc Hội đã không đáp ứng số tiền gần một tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam, mà cả chính phủ Mỹ cũng ngoảnh mặt với những cam kết về an ninh của mình.
Tổng Thống Richard Nixon trong một lá thư gởi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Miền Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1972 trước ngày ký Hiệp Định Hòa Bình Paris đã viết: “Tôi bảo đảm tuyệt đối với ông rằng, nếu Hà Nội không tôn trọng những điều đã cam kết trong bản hiệp định này, tôi sẽ có những hành động trả đũa quyết liệt.” Nhưng rất tiếc không đầy hai năm sau, Nixon đã phải rời khỏi chức vụ vì vụ tai tiếng Watergate.
Tại một buổi họp của Bộ Chính Trị Bắc Việt vào Tháng Mười năm 1974, Lê Duẩn, người kế tục Hồ Chí Minh, đã lưu ý về sự kiện đó và “đưa ra một quyết định quan trọng và sau đã trở thành một nghị quyết.” Y nói, một khi đã rút ra khỏi Miền Nam, Hoa Kỳ khó mà có thể quay trở lại, nên sẽ không có vấn đề nó sẽ can thiệp như thế nào, và nó không thể nào cứu vãn cho chính phủ Sài Gòn khỏi sụp đổ.
Tỉnh Phước Long nằm ở phía Tây Bắc của Sài Gòn là một thí nghiệm cho nghị quyết đó. Ở nơi tương đối hẻo lánh, lực lượng phòng thủ của tỉnh chỉ gồm có bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân với quân số khoảng 340 cho mỗi tiểu đoàn và một số trung đội Nghĩa Quân. Hỏa lực yểm trợ gồm có 4 khẩu đại bác 155 ly và 16 khẩu 105 ly được sử dụng bởi các trung đội sử dụng cả hai loại súng cho toàn vùng.
Lực lượng phòng thủ này thật không tương xứng với Binh Đoàn 301 của quân đội Bắc Việt, gồm có Sư Đoàn 3 tân lập của Bắc Việt, Sư Đoàn 7 kỳ cựu, một tiểu đoàn xe tăng với những chiếc tăng T-54 của Sô Viết, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo cao xạ, cùng các đơn vị bộ binh và công binh địa phương. Cuộc tấn công của họ khởi đi từ những mật khu ở Cambodia vào ngày 13 tháng 12 năm 1974, binh đoàn 301 đã loại bỏ những chốt tiền tiêu của Nam Việt nam, rồi tập trung tấn công vào sân bay Sông Bé.
Quân đồn trú tại đó được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 2 của Sư Đoàn 7 Bộ Binh được trực thăng vận đến từ căn cứ Lai Khê. Thêm sáu khẩu đại bác 105 ly cũng được trực thăng vận đến. Sau đó, hai đại đội của Tiểu Đoàn 85 Biệt Động Quân của QLVNCH cũng được gởi đến. Nhưng chúng vẫn không cân xứng với quân Bắc Việt mà pháo binh của chúng đặc biệt dữ dội. Cho đến ngày 3 tháng 1 năm 1975, mức độ pháo kích của quân Bắc Việt đã lên đến 3.000 qủa một ngày. Theo sử liệu chính thức về trận đánh, “cuối cùng vào ngày 6 tháng 1, vị tỉnh trưởng đã nhận ra rằng ông ta không thể làm chủ trận chiến.” Báo cáo viết, “dưới sự trực xạ từ bốn chiếc xe tăng T-54, ông đã bị thương nặng nên đã cùng bộ tham mưu còn lại rút khỏi Sông Bé. Quân Bắc Việt đã chiếm được một tỉnh đầu tiên.” Sự tổn thất của Nam Việt thật là choáng váng. Trên 5.400 binh sĩ QLVNCH và các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã tham gia vào trận đánh, nhưng chỉ khoảng 850 người sống sót. Vị tỉnh trưởng cũng chẳng thoát được đến nơi an toàn. Khoảng 3.000 thường dân trong số 30.000 hay hơn đã trốn khỏi sự kiểm soát của cộng sản. Một số viên chức xã, ấp, tỉnh đã bị bắt và đã được coi như thiệt mạng. Tuy nhiên, những tổn thất này bi kịch là ở chỗ, trận đánh đã tạo ra những hậu qủa khôn lường. Trận chiến ít được lưu ý tại Phước Long lại là một trong những trận đánh quyết định cuộc chiến vì nó đánh dấu sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với người bạn đồng minh lâu năm trước số phận bi thương của nó. “Nghị Quyết” của Lê Duẩn đã trở nên qúa đúng. Để đương đầu với sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris – nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để cố tình vi phạm hầu thử thách sự đối phó của Mỹ - Tổng Thống Gerald Ford đã chỉ hạn chế sự đối phó một cách yếu ớt bằng những lưu ý về ngoại giao. Bắc Việt đã nhận được cái tín hiệu xanh cho cuộc xâm lăng Nam Việt Nam.
Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy trận tấn công vượt tuyến sau cùng để tiến chiếm Nam Việt Nam, đã phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 8-1-1975 rằng, “Rõ ràng là Mỹ rất khó có thể trở lại, … Để lợi dụng thời cơ lớn lao này, chúng ta phải có những trận đánh thật qui mô rộng khắp để tiêu diệt và đập tan kẻ thù trên một bình diện lớn.” Thế là việc chuẩn bị cho một trận chiến sau cùng của quân Bắc Việt đã được hoạch định.
Tướng Smith đã chi tiết hóa diễn tiến của sự phản bội như sau, vào Tháng Ba 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định đầy định mệnh là bỏ Cao Nguyên đã khiến cho toàn bộ cấu trúc phòng thủ của Miền Nam Việt Nam bắt đầu bị tan rã. Nhưng không phải toàn bộ QLVNCH đã sụp đổ. Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Xuân Lộc, khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn đã cố gắng một cuộc chiến đấu thật can đảm.
Từ ngày 17-3-1975 đến ngày 5-4-1975, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã giữ vững vị trí, gây tổn thất nặng nề cho các sư đoàn 6, 7, và 341 của Bắc Việt. Chỉ cho đến khi Bắc Việt đem vào sư đoàn 325 và đưa vào trận địa các sư đoàn 10 và 304 thì Sư Đoàn 18 mới rút lui. Nhưng cũng đã qúa trễ, vì vào những tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, các sư đoàn quân Bắc Việt đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn. Rõ ràng là tất cả đã đến hồi kết cuộc.
Vào lúc đó, đường dây liên lạc duy nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt được qua trung gian Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên được hưởng quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Các chuyến bay thường xuyên của Toán QSHHBB giữa Sài Gòn và Hà Nội đã được thực hiện kể từ năm 1973.
Sử dụng những vận tải cơ C-130 của Bộ Chỉ Huy Không Lực Thái Bình Dương, các chuyến bay đã bao gồm các thành viên của cả bốn phái đoàn trong Toán QSHHBB gồm có Hoa Kỳ, Bắc Việt, Nam Việt Nam (VNCH) và Việt Cộng mà tên gọi chính thức của nó là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”. Một chuyến bay như vậy đã được sắp xếp vào ngày 25-4-1975, với sự hiểu biết rằng chính phủ Bắc Việt ở Hà Nội đã được chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ rút đi.
Là Trưởng Phái Đoàn thương thuyết của chính phủ Hoa Kỳ, tôi được hưởng quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Tôi được lệnh thực hiện chuyến bay, cùng đi với tôi là thông dịch viên, Chuyên viên 7 Garnett “Bill” Bell (sau này đã nghỉ hưu và hoạt động trong những công tác về POW/MIA và từng là Trưởng Văn Phòng POW/MIA của Mỹ ở Hà Nội – trước khi Mỹ và Hà Nội có bang giao). Bell là một chiến sĩ rất nhiệt tình trong công tác, ông vừa trở lại nhiệm sở sau khi đã chuyển đưa thi hài của người vợ và các con về Hoa Kỳ cùng với đứa con gái còn sống sót duy nhất. Họ đã bị tử nạn trong tai nạn máy bay rớt trong khi di tản các em mồ côi trên chiếc máy bay C-5 ngày 3-4-1975. Tai nạn đó cũng lấy đi mạng sống của Barbara Kavulia, người thư ký dân sự của Tiểu Ban Thương Thuyết. Mặc dù được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng Bell vẫn trở lại vì ông biết rằng ông là một thông dịch viên rất cần thiết cho phái đoàn.
Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất chuyến đi là cả một vấn đề vượt ngoài sức tưởng tượng. Để lên đường, tôi cần có những sự hướng dẫn về thương thuyết. Toán QSHHBB đã có sự chỉ huy kép. Một là qua cơ quan DAO (Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự) ở Sài Gòn và Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương ở Honolulu cùng ông phụ tá bộ trưởng quốc phòng Roger Shields đặc trách về POW/MIA ở Ngũ Giác Đài. Hai là qua con đường ngoại giao mà khởi đầu với James Devine, một viên chức vừa quân sự vừa chính trị ở Tòa Đại Sứ ở Sài Gòn. Vì đây là một sứ mạng ngoại giao mà tôi đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ nên tôi đã tìm gặp Devine để nhận những sự hướng dẫn về những điều khoản mà Hoa Kỳ đề nghị. Nhưng vào lúc đó, vị đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vừa bị mất một người con trai trong cuộc chiến ở Việt Nam, đang bị suy sụp về tinh thần lẫn thể chất và ông Ngoại Trưởng Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn hầu như cũng đang toan tính một sự “phản bội” bắt nguồn từ tên Lê Duẩn của Bắc Việt, thành ra Devine cũng mù mờ như tôi vậy.
Tôi hỏi: “Những hướng dẫn về thương thuyết dành cho tôi như thế nào?”
Devine đáp: “Mẹ kiếp, tôi cũng không biết nữa.”
Tôi nói: “Vậy tôi phải làm gì đây?”
Devine trả lời: “Thì cứ cố gắng hết mình thôi.”
Nếu tôi tiết lộ sự hướng dẫn lạ kỳ này cho Bắc Việt, họ có thể đã nghĩ rằng tôi nói dối họ, bởi vì bất cứ những gì họ làm, kể cả việc ấn định cho chúng tôi đậu chiếc máy bay C-130 ở sân bay Gia Lâm ở Hà Nội cũng có một mục đích chính trị. Chiếc C-130 phải đậu làm sao để cho các hành khách trên chuyến máy bay thương mại của Trung Quốc đến từ Quảng Đông phải đi dưới cánh chiếc máy bay Mỹ để ra vào nơi tiếp nhận hành khách, rõ ràng đây là một hình thức thiếu tôn trọng.
Hà Nội, như đã được tưởng tượng, có vẻ hồ hởi với những đám đông tụ tập ngoài đường phố. Sau những năm chiến đấu họ đã thắng trên chiến trường điều mà họ đã thất bại tại bàn thương thuyết.
Tôi nói với Đại tá Tư (không rõ Tư, Tứ, Tú hay Tự, nguyên văn tiếng Anh không bỏ dấu), người đối đầu với tôi của Bắc Việt: “Ông nên biết rằng, các ông không bao giờ đánh bại được chúng tôi ở chiến trường đâu.”
Ông ta đã nói: “Có thể là như vậy, nhưng cũng không hẳn là như thế.”
Như đã mong đợi, Bắc Việt đưa cho tôi những điều khoản về việc rút đi của Hoa Kỳ. Họ nói, cơ quan DAO, mà bộ phận tuyên truyền của Bắc Việt đã khiếu nại một cách sai lạc con số lên đến hàng ngàn phải ra đi hết. Toán QSHHBB (những người mà họ cố gắng liên hệ trong cuộc thương nghị về chuyện đòi bồi thường thiệt hại do chiến tranh để đổi lấy những tin tức về POW/MIA) được ở lại và tòa đại sứ Hoa Kỳ có thể hoạch định tương lai cho nó.
Trở lại Sài Gòn, tôi được gặp Eric von Marbod, đại diện riêng của Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger. Tôi đã báo cáo: “Đó là một tình thế hết sức rắc rối mà tôi đã tham dự. Đáng lẽ tôi nên cho họ một cái tối hậu thư về bom nguyên tử và họ sẽ phải tin tôi.”
“Sao ông không làm như vậy đi?”, ông đã nói với vẻ nửa đùa cợt. Tôi vẫn tự hỏi, điều gì có thể đã xảy ra nếu Tổng Thống Ford, lúc ấy còn đang bận chơi golf trong một trận đấu ở California, đã làm như thế. Nhưng cũng giống như Pontius Pilate (2), cả ông và Quốc Hội đã phủi tay với Việt Nam rồi.
Vào lúc đó, quân Bắc Việt đã tiếp tục đến gần vành đai Sài Gòn. Mười sáu sư đoàn quân Bắc Việt đã mở một cuộc tấn công với ba mũi giáp công vào thủ đô của Miền Nam. Cái kết cuộc đắng cay đã đang kề cận.
Trước đó, dự trù rằng chúng tôi có thể ở lại sau khi Sài Gòn thất thủ, phái đoàn QSHHBB của Hoa Kỳ đã được tinh giản một cách kỹ lưỡng, hầu hết các nhân viên quân sự của chúng tôi đã được tái phối trí tới Thái Lan để hình thành một toán công tác đặc biệt tại hậu cứ. Ngày 20-4-1975, Ngũ Giác Đài đã chỉ đạo một chuyến bay đặc biệt để di tản tất cả các nhân viên dân sự người Việt tới Guam.
Thành phần còn lại trong phái đoàn gồm có Đại tá Lục Quân John H. Madison, Jr., trưởng phái đoàn; cá nhân tôi; vị phụ tá của tôi, Đại Úy Lục Quân (nay đã là Đại Tá) Stuart A. Herrington; Thượng sĩ William G. Herron; Trung sĩ xạ thủ TQLC Ernest Pace; và Bill Bell.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, chúng tôi đã bận rộn giúp cho Tướng Smith và ban tham mưu DAO thực hiện những cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố định các thường dân Hoa Kỳ, gia đình họ và các nhân viên Việt Nam đã được lọc lựa. Chúng tôi liên tiếp nhận được những công văn ưu tiên từ Hoa Thịnh Đốn hướng dẫn chúng tôi lựa chọn di tản những viên chức cao cấp của Việt Nam cùng với gia đình họ mà mạng sống của họ có thể bị hiểm nguy vì những sự cộng tác với Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Tiến trình này đã trở nên phức tạp vì chính phủ Nam Việt Nam đã ngăn cấm một sự ra đi như thế, cho nên cảnh sát an ninh Nam Việt Nam đã ngăn chận các cổng vào Tân Sơn Nhứt. Nhưng nhờ vào sự khéo léo của Đại Úy Herrington, một sĩ quan xuất sắc thông thạo tiếng Việt nên những khó khăn này đã được vượt qua.
Một trong những tình huống cảm động đã xảy ra trong lúc thực hiện việc di tản gia đình các cộng sự viên trong phái đoàn QSHHBB của Nam Việt Nam. Một vị đại tá đã giàn giụa nước mắt nói những lời từ biệt cuối cùng với vợ và các con của ông ngay tại cầu thang máy bay để tiễn họ ra đi đến nơi an toàn. Bất ngờ Herrington nói với ông ta:
- Ông lên máy bay đi.
Vị đại tá nói trong đau khổ:
- Tôi không thể làm như thế. Tôi không thể bỏ mặc quê hương tôi trong lúc tuyệt vọng này.
Herrington nói:
- Thôi đừng khùng nữa ông ơi. Mọi việc đã xong cả rồi. Tổng thống Thiệu đã ra đi rồi. Những người khác cũng đang ra đi. Ông hãy lên máy bay mà lo cho gia đình ông.
Cuối cùng vị đại tá đã miễn cưỡng nghe theo.
Lúc đầu tôi cũng giận dữ. Tôi nói với Herrington: “Bạn biết rõ là ông Thiệu chưa ra đi mà. Và bạn cũng biết là chúng ta bị cấm không được di tản bất cứ người nào trong QLVNCH. Tại sao bạn lại để cho ông sĩ quan này phải khó xử giữa một bên là nhiệm vụ và một bên là gia đình ?”
Thế nhưng Herrington đã nói đúng. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào ông Thiệu sẽ ra đi và đất nước này sụp đổ. Vị sĩ quan đó chả làm được gì để có thể thay đổi được. Nếu ông ta ở lại, ông ta cũng sẽ chỉ để cộng thêm vào cái con số sĩ quan QLVNCH phải ở trong các trại tập trung của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nơi mà, nếu ông ta không chết thì cũng bị lăng nhục trong suốt mười bảy năm kế tiếp, bởi vì mãi đến năm 1992, người sĩ quan tù binh cuối cùng của QLVNCH mới được thả.
Nhưng rồi, như Tướng Smith đã mô tả, cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố định đã phải chấm dứt vì đạn hỏa tiễn của quân Bắc Việt bắn vào Tân Sơn Nhứt làm chết hai TQLC phụ trách an ninh là Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ Charles McMahon.
Ngày 29-4-1975, chúng tôi di chuyển từ trụ sở DAO tới Tòa Đại Sứ ở trung tâm Sài Gòn để chuẩn bị ở lại. Tuy nhiên khi vừa đến nơi, chúng tôi được biết rằng Ngoại Trưởng Kissinger đã ra lệnh cho tất cả các nhân viên Hoa Kỳ phải rời khỏi Việt Nam, kể cả Toán QSHHBB và ban tham mưu tòa đại sứ.
Trong lúc cuộc di tản ở trụ sở DAO được bắt đầu, cuộc di tản duy nhất từ tòa đại sứ bởi một ít máy bay trực thăng UH-1 của hãng Air America đã được thực hiện từ trên nóc nhà để làm con thoi di chuyển những nhân viên tới địa điểm di tản ở DAO. Kế hoạch dự trù di tản khoảng 100 nhân viên Hoa Kỳ từ tòa đại sứ theo cách này. Những người di tản khác sẽ được di chuyển bằng xe búyt hoặc bằng trực thăng của Air America tới địa điểm di tản chính ở DAO. Nhưng kế hoạch này đã bị hỏng vì đã có khoảng 3.000 người mà một nửa là người Việt đã tụ tập bên trong bức tường tòa đại sứ. Những đường phố Sài Gòn đang trở nên tắc nghẽn, không có cách nào có thể chuyển họ bằng xe búyt tới địa điểm di tản ở Tân Sơn Nhứt được cả.
Một cây me lớn trong sân tòa đại sứ đã làm cản trở cho việc sử dụng bãi đáp (trực thăng), và ông Đại sứ Martin rõ ràng đã coi cái cây như là một biểu tượng cho quyết định không rời bỏ nhiệm sở của ông, ông đã không đồng ý cho đốn nó xuống. Nhưng bây giờ thì cái kết cuộc đã không thể nào tránh khỏi, nên cái cây cuối cùng đã ngả xuống. Tuy nhiên, cái bãi đáp vẫn còn bị cản trở bởi đám thường dân di tản. Để làm giảm bớt sự lộn xộn, Đại Tá Madison đã tình nguyện cùng với Wolfgang Lehman, phó trưởng phái bộ (chức vụ tương đương phó đại sứ), ra giúp ổn định trật tự.
Trong lúc Thiếu tá TQLC James Kean và các nhân viên an ninh tòa đại sứ được tăng cường thêm khoảng 130 TQLC Mỹ từ Lực Lượng An Ninh Lãnh Thổ tại cơ quan DAO canh giữ bức tường không cho thêm người vào bên trong, chúng tôi phải dọn sạch bãi đáp trong sân tòa đại sứ và tổ chức cho những người di tản ra đi. Sự lộn xộn lại bắt đầu bùng ra khi đám đông nhìn thấy những chiếc trực thăng của Air America cất cánh từ mái nhà tòa đại sứ. Nỗi lo sợ tệ hại nhất của chúng tôi trong cuộc di tản là sợ rằng sẽ lập lại cái sự việc đã xảy ra ở Đà Nẵng vào tháng trước, nơi mà sự hoảng sợ đã qúa mức và ngay cả việc đáp xuống cũng không thực hiện được, vì sợ rằng máy bay sẽ bị chật cứng không thể nào cất cánh lên được.
Những điều đó đã không xảy ra ở tòa đại sứ. Đó là nhờ các nhân viên an ninh TQLC giữ an ninh bức tường đã ngăn chặn cả ngàn người ở ngoài đường không để tràn vào bên trong. Một lý do khác nữa là nhờ Đại úy Herrington, các trung sĩ Herron và Pace cùng với chuyên gia Bell (tất cả đều nói được tiếng Việt) đã cam kết với đám đông rằng họ sẽ không bị bỏ lại.
Công việc trước tiên là phải dọn trống cái sân tòa đại sứ. Dưới sự kiểm soát của Trung sĩ xạ thủ Pace, hầu hết những người ở trong sân được chuyển vào bên trong tòa nhà tòa đại sứ, để rồi sau đó sẽ được di tản từ trên mái nhà khi các trực thăng CH-46 Sea Knight đến từ hàng không mẫu hạm ngoài khơi. Số người còn lại được tập trung trong trụ sở của CRA (Combined Recreation Association) ở bên cạnh. Khu vực hội quán tòa đại sứ và hồ bơi được ngăn cách với chính tòa đại sứ bằng trạm cứu hỏa và một cái hàng rào làm bằng những sợi xích.
Với sự giúp đỡ của vị truyền giáo địa phương, Mục sư Tom Stebbins, người nói được tiếng Việt, tôi đã đi loanh quanh giữa đám đông trong trụ sở CRA đảm bảo với mọi người rằng thế nào họ cũng được di tản. Trong khi đó, một bãi đáp dành cho những trực thăng TQLC CH-53 Sea Stallion lớn hơn cũng đã được dọn dẹp xong trong sân tòa đại sứ. Mặc dù với hai bãi đáp được sử dụng cùng một lúc, việc di tản vẫn bắt đầu một cách chậm chạp và thưa thớt, vì địa điểm di tản chính ở Tân Sơn Nhứt vẫn là ưu tiên. Đến khoảng nửa đêm, đã có khoảng 1.800 người được di tản từ tòa đại sứ, nhưng rồi đoàn trực thăng phải tạm ngưng để chờ lấy thêm nhiên liệu sau khi hoàn tất cuộc di tản ở DAO. Sự hoảng sợ bắt đầu bùng ra trong đám người di tản vẫn còn trong trụ sở CRA.
Các lính TQLC giữ gìn an ninh nơi cổng giữa trụ sở CRA và sân tòa đại sứ đã bắt đầu bị chèn ép dữ dội. Đại úy Herrington phải đến để giải cứu bằng cách vào hẳn bên trong trụ sở CRA để vãn hồi trật tự, chính tôi cũng đi theo cùng với Trung sĩ Herron. Herron nói bằng tiếng Việt: “Không ai sẽ bị bỏ lại.” Herrington thì nói bằng tiếng Anh: “No one will be left behind!” Anh đã lập đi lập lại cam kết với họ: “Tôi ở đây với quý vị, và tôi sẽ đi chuyến trực thăng chót. Họ sẽ không bỏ tôi ở lại đây đâu. Không ai bỏ quý vị đâu. Một lát nữa các trực thăng sẽ trở lại.” Cuối cùng sự hoảng sợ mới tạm lắng. Ngay sau đó, chúng tôi đã di chuyển khoảng 1.100 người còn lại trong trụ sở CRA đi qua cổng và đi lên mái nhà trạm cứu hỏa để từ đó họ có thể thấy những gì đang diễn ra.
Vào khoảng 2 giờ sáng, đoàn trực thăng đã trở lại. Sau khi buộc mọi người phải bỏ lại hành lý, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể để 90 người Việt lên mỗi chiếc CH-53. Đến khoảng 4g15 sáng, Đại tá Madison thông báo cho Wolfgang Lehman rằng, chỉ cần sáu chuyến không vận nữa để hoàn tất việc di tản. Lehman cho ông biết rằng sẽ không có thêm trực thăng nữa. Nhưng Đại tá Madison thì không thể không có nó. Chúng tôi phải nói ra ý kiến của chúng tôi.
Madison và các cộng sự của ông sẽ đi chuyến không vận cuối cùng sau tất cả những người di tản dưới sự đảm trách của chúng tôi để được bay đi đến nơi an toàn. Lehman đã phải dịu giọng và nói các trực thăng sẽ được phái đến. Chính điều này sau đó đã được xác nhận bởi Brunson McKinley, phụ tá riêng của ông đại sứ. Thế nhưng McKinley đã nói dối. Ngay cả khi ông cam kết với chúng tôi, ông đã biết rằng cuộc không vận đã bị hủy bỏ, và sau đó ông đã mau chóng di tản cùng với ông đại sứ và Lehman, vị phó trưởng phái bộ của ông. Đó là lần duy nhất trong 38 năm quân ngũ tôi đã nói dối về một vấn đề hành quân. Đối với một sĩ quan trong quân đội, hành động như vậy là không bao giờ có thể nghĩ tới. Nhưng Bộ Ngoại Giao rõ ràng đã có những tiêu chuẩn khác, cho nên sau này McKinley đã trở thành một viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại Giao phụ trách về người tị nạn.
Mặc dù chúng tôi đã bảo đảm là chúng tôi sẽ không bỏ họ và chúng tôi sẽ là những người ra đi cuối cùng, nhưng rồi Đại Tá Madison cũng không còn cách nào khác hơn là phải làm như vậy. Ông đã ra một cái lệnh thật không thể ngờ cho toán của ông rút đi. Khi chúng tôi ra đến hàng không mẫu hạm, Madison đã quở trách viên chỉ huy phi đội trực thăng vì sự thiếu chữ tín. Nhưng cả ông nữa, cũng đã hoảng hốt. Mọi người đều hiểu rằng, họ đang trải qua một sự khủng hoảng dữ dội, và không ai nhận ra rằng tất cả ngoại trừ sáu chuyến đều đã thành công.
Thật ra lời cáo chung cho mối liên hệ của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã được dự báo từ tháng trước, trước sự thất thủ của thành phố Nam Vang (Phnom Penh), nơi nước láng giềng Cambodia. Ngay vào những ngày cuối cùng trước khi bị hành quyết bởi bọn Khmer Đỏ, Quốc Trưởng Cambodia Sirik Matak đã viết trong lá thư cuối cùng gởi vị Đại Sứ Mỹ để từ chối lời mời di tản dành cho ông như sau:
“…Hỡi ơi, tôi không thể nào ra đi một cách hèn nhát như vậy. Đối với ông và đặc biệt với đất nước vĩ đại của ông, tôi chẳng bao giờ tin được rằng các ông lại có cái ý định bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn sự tự do … Các ông cứ ra đi và tôi cầu chúc cho ông và đất nước ông sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời.
“Nhưng ông hãy ghi nhớ cho rằng, nếu tôi sẽ chết ở đây vào lúc này và trên quê hương mà tôi yêu mến, điều đó thật là tồi tệ dù rằng chúng ta tất cả được sinh ra và sẽ phải chết một ngày nào đó. Tôi chỉ có một lỗi lầm duy nhất là đã tin cậy ở các ông, những người Mỹ.”
(nguyên văn: …I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty … You leave and my wish is that you and your country will find happiness under the sky.
But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad because we all are born and must die one day. I have only committed this mistake in believing in you, the Americans.)
TOÀN NHƯ
(Dịch từ THE BITTER END của Harry G. Summers, Jr., nguồn TheHistoryNet.com)
_______________
(1) Harry G. Summers, Jr. (1932-1999), tác gỉa bài báo này nguyên là một Đại Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Trong thời gian từ 1966-1967, ông đã hai lần bị thương trong lúc là sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 1 Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trở lại Việt Nam lần thứ 2 năm 1974, ông là trưởng phái đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ trong Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên (một cơ chế được lập ra theo Hiệp Định Paris năm 1973) cho đến ngày 30/4/1975. Ông giải ngũ vào năm 1985 với cấp bậc Đại Tá; sau đó năm 1988, ông là chủ nhiệm sáng lập tạp chí VIETNAM, tạp chí của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, xuất bản mỗi 2 tháng một lần. Ngoài ra, ông còn là tác gỉa của nhiều sách viết về chiến tranh Việt Nam. Năm 1999, ông bị bệnh và qua đời sau một cơn đột qụy, hưởng thọ 67 tuổi.
(2) Pontius Pilate: Kẻ đã bán đứng chúa Jesus khiến Ngài phải chịu đóng đinh trên thập tự gía.
(Đại Tá Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên sau Hiệp Định Paris 1973.)
Đó không phải là một ngày đáng tự hào để làm một người Mỹ. Ngày đó là ngày 30 Tháng Tư năm 1975, vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi chiếc trực thăng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) CH-46 rời khỏi mái nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mang theo những người Mỹ cuối cùng, không kể những người lính TQLC, để tới chiếc tầu USS Okinawa và nơi an toàn, toàn bộ sự phản bội của chúng ta đã chấn động tận quê nhà. 420 người dân di tản ở phía dưới, những người mà chúng tôi đã hứa hẹn nghiêm chỉnh rằng sẽ không bỏ rơi, đã bắt đầu dồn ép những người lính TQLC cũng đang rút vào bên trong tòa đại sứ.
Nhưng đã qúa trễ. Nước Mỹ đã không chỉ bỏ rơi người bạn đồng minh cũ một cách vô trách nhệm vào lúc dầu sôi lửa bỏng này mà còn bỏ rơi một cách đáng hổ thẹn mấy trăm người di tản cuối cùng, những người đã tin cậy Hoa Kỳ vào giờ phút cuối cùng đó. Trong số đó có cả những người lính cứu hỏa địa phương, những người đã khước từ được di tản sớm vì e ngại một trong những chiếc trực thăng có thể bị rớt trong sân tòa đại sứ; một linh mục người Đức cùng với một số trẻ mồ côi Việt Nam; và những thành viên tòa đại sứ Đại Hàn, gồm cả các sĩ quan Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Đại Hàn, những người đã tự nguyện ở lại đến giờ chót nhường cho các người dân thường được di tản trước họ và để rồi sau đó họ đã bị thảm sát một cách vô cảm bởi những kẻ xâm lược đến từ Bắc Việt Nam.
Cái đáng tiếc nhất là nó hoàn toàn không có chủ ý, đó là do sự mất liên lạc giữa những người đang thi hành công việc di tản ở tòa đại sứ, cùng những người ở ngoài khơi trên những hàng không mẫu hạm đang kiểm soát các trực thăng, và những người ở Honolulu và Washington đang có những quyết định sau cùng. Nói tóm lại, Chiến Tranh Việt Nam một lần nữa đã chấm dứt.
Việc trở lại Việt Nam của tôi vào tháng Bảy năm 1974 đã bắt đầu hoàn toàn khác với chuyến công tác của tôi trước đó vào năm 1966-1967. Khác với lần công tác thứ nhất lúc đó tôi là một sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Hoa Kỳ), rồi sau khi bị thương lần thứ hai, tôi phụ trách sĩ quan hành quân G-3 với lực lượng Dã Chiên II Việt Nam, lúc đó có thể đã không còn nhiều chết chóc. Vào năm 1975, Việt Nam coi như đã hòa bình.
Nó tưởng như đã hòa bình đến nỗi vợ tôi và đứa con trai 18 tuổi đã tháp tùng theo tôi tới Sài Gòn cùng với một số gia đình khác trong Phái Bộ Mỹ – như ban tham mưu tòa đại sứ Mỹ; 50 nhân viên quân sự của Phòng Tùy Viên Quốc Phòng (cơ quan DAO : Defense Attaché Office); và phái đoàn nhỏ bé của Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên của Hoa Kỳ mà tôi được chỉ định làm Trưởng Tiểu Ban về thương thuyết. Tòa đại sứ tọa lạc ở trung tâm Sài Gòn, nhưng cơ quan DAO và Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên lại tọa lạc tại trụ sở của cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam) cũ ở căn cứ Tân Sơn Nhứt nơi ngoại ô Sài Gòn cách đó vài dặm.
Thomas Polgar, là Trưởng Văn Phòng CIA lúc đó, trong một bài báo mang tựa đề “Managing the Company Store” trên tạp chí Vietnam (tạp chí của các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam xuất bản mỗi hai tháng) trong Tháng Tám năm 1989 đã viết: “Vào năm 1973-1974, tôi thường xuyên lái xe từ Sài Gòn đi Mỹ Tho trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ... và để cho nhân viên của tôi lái xe đi Đà Lạt. Những trục lộ chính xuyên suốt trong nước về căn bản là an toàn cho những chuyến đi vào ban ngày.”
Khi người con trai lớn của tôi, sau này là một sinh viên sĩ quan trường võ bị West Point, đến chung vui với chúng tôi nhân mùa lễ Giáng Sinh 1974, cả hai cậu con trai đều muốn tham gia vào toán người của tòa đại sứ lái xe đi chơi tắm Vũng Tàu. Tôi đã từ chối, vì nhớ lại hai sư đoàn Mỹ đã từng phải khai thông con đường đó gần mười năm trước vượt qua một vùng quê đầy thù nghịch.
Nhưng Việt Cộng đã gần như biến mất khoảng gần sáu năm do hậu qủa của cuộc tấn công Tết 1968. Từ đó cho đến khi ký kết Hiệp Định Hòa Bình Paris trong Tháng Giêng 1973, cuộc chiến gần như chỉ là giữa quân đội chính qui Bắc Việt và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Cộng hầu như không còn giữ một vai trò gì. Và, kể từ sau Tết 1968, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu giảm bớt sự liên hệ. Tiếp theo trận đánh trên Đồi Thịt Bằm (Hamburger Hill) vào tháng 5-1969, tất cả các cuộc hành quân có tính tấn công chiến lược của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm một cách nghiêm trọng, và kể từ tháng 7-1969 việc rút quân đội Mỹ đã bắt đầu được thực hiện. Đến Tháng Tám năm 1972 toàn bộ các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đã ra đi.
Đến Tháng Ba năm 1973, theo Hiệp Định Paris, tất cả lực lượng quân sự Mỹ còn lại, ngoại trừ 50 nhân viên DAO và các thành viên Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên, đều đã rời khỏi Việt Nam. Các trận đánh trong năm 1973 chỉ còn giới hạn qua các trận đụng độ nhỏ nơi nông thôn hẻo lánh giữa QLVNCH và 15 sư đoàn Bắc Việt, gồm khoảng 149.000 quân chiến đấu và 71.000 quân yểm trợ đã được phép ở lại Miền Nam Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp Định Paris. Nhiều người sau này đã trách cứ cho rằng đó là những điều khoản đã dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Trưởng văn phòng CIA Polgar lại không đồng ý về điều đó. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vietnam vào Tháng Tám năm 1989, ông đã nói rằng “Hiệp Định Hòa Bình Paris được coi như là một thỏa hiệp trong danh dự và hợp lý đã được thảo ra và ký kết ... Vấn đề là ở chỗ Bắc Việt đã nhạy bén và nhận thấy sự suy yếu trong quyết tâm của Mỹ không còn muốn tiếp tục yểm trợ cho Nam Việt Nam, nên những người Cộng Sản đã gia tăng xem thường bản Hiệp Định Paris. Các điều khoản của Hiệp Định Paris nếu được thi hành, chẳng hạn giống như những điều khoản trong bản Thỏa Ước Đình Chiến Đại Hàn năm 1953, thì sự tiếp tục cho một Miền Nam Việt Nam độc lập, dù có thể bị yếu đi, cũng có thể được bảo đảm trong nhiều năm.”
Nhưng nó đã không được như vậy, bởi vì vào đúng cái thời điểm quan trọng nhất Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa. Như Tướng Homer Smith đã đề cập [trong bài viết “Bốn Mươi Lăm Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam” (Final Forty Five Days in Vietnam) trên tạp chí Vietnam số Tháng Tư 1995] rằng, không chỉ Quốc Hội đã không đáp ứng số tiền gần một tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam, mà cả chính phủ Mỹ cũng ngoảnh mặt với những cam kết về an ninh của mình.
Tổng Thống Richard Nixon trong một lá thư gởi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Miền Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1972 trước ngày ký Hiệp Định Hòa Bình Paris đã viết: “Tôi bảo đảm tuyệt đối với ông rằng, nếu Hà Nội không tôn trọng những điều đã cam kết trong bản hiệp định này, tôi sẽ có những hành động trả đũa quyết liệt.” Nhưng rất tiếc không đầy hai năm sau, Nixon đã phải rời khỏi chức vụ vì vụ tai tiếng Watergate.
Tại một buổi họp của Bộ Chính Trị Bắc Việt vào Tháng Mười năm 1974, Lê Duẩn, người kế tục Hồ Chí Minh, đã lưu ý về sự kiện đó và “đưa ra một quyết định quan trọng và sau đã trở thành một nghị quyết.” Y nói, một khi đã rút ra khỏi Miền Nam, Hoa Kỳ khó mà có thể quay trở lại, nên sẽ không có vấn đề nó sẽ can thiệp như thế nào, và nó không thể nào cứu vãn cho chính phủ Sài Gòn khỏi sụp đổ.
Tỉnh Phước Long nằm ở phía Tây Bắc của Sài Gòn là một thí nghiệm cho nghị quyết đó. Ở nơi tương đối hẻo lánh, lực lượng phòng thủ của tỉnh chỉ gồm có bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân với quân số khoảng 340 cho mỗi tiểu đoàn và một số trung đội Nghĩa Quân. Hỏa lực yểm trợ gồm có 4 khẩu đại bác 155 ly và 16 khẩu 105 ly được sử dụng bởi các trung đội sử dụng cả hai loại súng cho toàn vùng.
Lực lượng phòng thủ này thật không tương xứng với Binh Đoàn 301 của quân đội Bắc Việt, gồm có Sư Đoàn 3 tân lập của Bắc Việt, Sư Đoàn 7 kỳ cựu, một tiểu đoàn xe tăng với những chiếc tăng T-54 của Sô Viết, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn pháo cao xạ, cùng các đơn vị bộ binh và công binh địa phương. Cuộc tấn công của họ khởi đi từ những mật khu ở Cambodia vào ngày 13 tháng 12 năm 1974, binh đoàn 301 đã loại bỏ những chốt tiền tiêu của Nam Việt nam, rồi tập trung tấn công vào sân bay Sông Bé.
Quân đồn trú tại đó được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 2 của Sư Đoàn 7 Bộ Binh được trực thăng vận đến từ căn cứ Lai Khê. Thêm sáu khẩu đại bác 105 ly cũng được trực thăng vận đến. Sau đó, hai đại đội của Tiểu Đoàn 85 Biệt Động Quân của QLVNCH cũng được gởi đến. Nhưng chúng vẫn không cân xứng với quân Bắc Việt mà pháo binh của chúng đặc biệt dữ dội. Cho đến ngày 3 tháng 1 năm 1975, mức độ pháo kích của quân Bắc Việt đã lên đến 3.000 qủa một ngày. Theo sử liệu chính thức về trận đánh, “cuối cùng vào ngày 6 tháng 1, vị tỉnh trưởng đã nhận ra rằng ông ta không thể làm chủ trận chiến.” Báo cáo viết, “dưới sự trực xạ từ bốn chiếc xe tăng T-54, ông đã bị thương nặng nên đã cùng bộ tham mưu còn lại rút khỏi Sông Bé. Quân Bắc Việt đã chiếm được một tỉnh đầu tiên.” Sự tổn thất của Nam Việt thật là choáng váng. Trên 5.400 binh sĩ QLVNCH và các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã tham gia vào trận đánh, nhưng chỉ khoảng 850 người sống sót. Vị tỉnh trưởng cũng chẳng thoát được đến nơi an toàn. Khoảng 3.000 thường dân trong số 30.000 hay hơn đã trốn khỏi sự kiểm soát của cộng sản. Một số viên chức xã, ấp, tỉnh đã bị bắt và đã được coi như thiệt mạng. Tuy nhiên, những tổn thất này bi kịch là ở chỗ, trận đánh đã tạo ra những hậu qủa khôn lường. Trận chiến ít được lưu ý tại Phước Long lại là một trong những trận đánh quyết định cuộc chiến vì nó đánh dấu sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với người bạn đồng minh lâu năm trước số phận bi thương của nó. “Nghị Quyết” của Lê Duẩn đã trở nên qúa đúng. Để đương đầu với sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris – nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để cố tình vi phạm hầu thử thách sự đối phó của Mỹ - Tổng Thống Gerald Ford đã chỉ hạn chế sự đối phó một cách yếu ớt bằng những lưu ý về ngoại giao. Bắc Việt đã nhận được cái tín hiệu xanh cho cuộc xâm lăng Nam Việt Nam.
Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy trận tấn công vượt tuyến sau cùng để tiến chiếm Nam Việt Nam, đã phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 8-1-1975 rằng, “Rõ ràng là Mỹ rất khó có thể trở lại, … Để lợi dụng thời cơ lớn lao này, chúng ta phải có những trận đánh thật qui mô rộng khắp để tiêu diệt và đập tan kẻ thù trên một bình diện lớn.” Thế là việc chuẩn bị cho một trận chiến sau cùng của quân Bắc Việt đã được hoạch định.
Tướng Smith đã chi tiết hóa diễn tiến của sự phản bội như sau, vào Tháng Ba 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định đầy định mệnh là bỏ Cao Nguyên đã khiến cho toàn bộ cấu trúc phòng thủ của Miền Nam Việt Nam bắt đầu bị tan rã. Nhưng không phải toàn bộ QLVNCH đã sụp đổ. Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Xuân Lộc, khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn đã cố gắng một cuộc chiến đấu thật can đảm.
Từ ngày 17-3-1975 đến ngày 5-4-1975, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã giữ vững vị trí, gây tổn thất nặng nề cho các sư đoàn 6, 7, và 341 của Bắc Việt. Chỉ cho đến khi Bắc Việt đem vào sư đoàn 325 và đưa vào trận địa các sư đoàn 10 và 304 thì Sư Đoàn 18 mới rút lui. Nhưng cũng đã qúa trễ, vì vào những tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, các sư đoàn quân Bắc Việt đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn. Rõ ràng là tất cả đã đến hồi kết cuộc.
Vào lúc đó, đường dây liên lạc duy nhất giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt được qua trung gian Toán Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên được hưởng quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Các chuyến bay thường xuyên của Toán QSHHBB giữa Sài Gòn và Hà Nội đã được thực hiện kể từ năm 1973.
Sử dụng những vận tải cơ C-130 của Bộ Chỉ Huy Không Lực Thái Bình Dương, các chuyến bay đã bao gồm các thành viên của cả bốn phái đoàn trong Toán QSHHBB gồm có Hoa Kỳ, Bắc Việt, Nam Việt Nam (VNCH) và Việt Cộng mà tên gọi chính thức của nó là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”. Một chuyến bay như vậy đã được sắp xếp vào ngày 25-4-1975, với sự hiểu biết rằng chính phủ Bắc Việt ở Hà Nội đã được chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ rút đi.
Là Trưởng Phái Đoàn thương thuyết của chính phủ Hoa Kỳ, tôi được hưởng quy chế ngoại giao theo Hiệp Định Paris. Tôi được lệnh thực hiện chuyến bay, cùng đi với tôi là thông dịch viên, Chuyên viên 7 Garnett “Bill” Bell (sau này đã nghỉ hưu và hoạt động trong những công tác về POW/MIA và từng là Trưởng Văn Phòng POW/MIA của Mỹ ở Hà Nội – trước khi Mỹ và Hà Nội có bang giao). Bell là một chiến sĩ rất nhiệt tình trong công tác, ông vừa trở lại nhiệm sở sau khi đã chuyển đưa thi hài của người vợ và các con về Hoa Kỳ cùng với đứa con gái còn sống sót duy nhất. Họ đã bị tử nạn trong tai nạn máy bay rớt trong khi di tản các em mồ côi trên chiếc máy bay C-5 ngày 3-4-1975. Tai nạn đó cũng lấy đi mạng sống của Barbara Kavulia, người thư ký dân sự của Tiểu Ban Thương Thuyết. Mặc dù được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng Bell vẫn trở lại vì ông biết rằng ông là một thông dịch viên rất cần thiết cho phái đoàn.
Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất chuyến đi là cả một vấn đề vượt ngoài sức tưởng tượng. Để lên đường, tôi cần có những sự hướng dẫn về thương thuyết. Toán QSHHBB đã có sự chỉ huy kép. Một là qua cơ quan DAO (Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự) ở Sài Gòn và Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương ở Honolulu cùng ông phụ tá bộ trưởng quốc phòng Roger Shields đặc trách về POW/MIA ở Ngũ Giác Đài. Hai là qua con đường ngoại giao mà khởi đầu với James Devine, một viên chức vừa quân sự vừa chính trị ở Tòa Đại Sứ ở Sài Gòn. Vì đây là một sứ mạng ngoại giao mà tôi đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ nên tôi đã tìm gặp Devine để nhận những sự hướng dẫn về những điều khoản mà Hoa Kỳ đề nghị. Nhưng vào lúc đó, vị đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vừa bị mất một người con trai trong cuộc chiến ở Việt Nam, đang bị suy sụp về tinh thần lẫn thể chất và ông Ngoại Trưởng Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn hầu như cũng đang toan tính một sự “phản bội” bắt nguồn từ tên Lê Duẩn của Bắc Việt, thành ra Devine cũng mù mờ như tôi vậy.
Tôi hỏi: “Những hướng dẫn về thương thuyết dành cho tôi như thế nào?”
Devine đáp: “Mẹ kiếp, tôi cũng không biết nữa.”
Tôi nói: “Vậy tôi phải làm gì đây?”
Devine trả lời: “Thì cứ cố gắng hết mình thôi.”
Nếu tôi tiết lộ sự hướng dẫn lạ kỳ này cho Bắc Việt, họ có thể đã nghĩ rằng tôi nói dối họ, bởi vì bất cứ những gì họ làm, kể cả việc ấn định cho chúng tôi đậu chiếc máy bay C-130 ở sân bay Gia Lâm ở Hà Nội cũng có một mục đích chính trị. Chiếc C-130 phải đậu làm sao để cho các hành khách trên chuyến máy bay thương mại của Trung Quốc đến từ Quảng Đông phải đi dưới cánh chiếc máy bay Mỹ để ra vào nơi tiếp nhận hành khách, rõ ràng đây là một hình thức thiếu tôn trọng.
Hà Nội, như đã được tưởng tượng, có vẻ hồ hởi với những đám đông tụ tập ngoài đường phố. Sau những năm chiến đấu họ đã thắng trên chiến trường điều mà họ đã thất bại tại bàn thương thuyết.
Tôi nói với Đại tá Tư (không rõ Tư, Tứ, Tú hay Tự, nguyên văn tiếng Anh không bỏ dấu), người đối đầu với tôi của Bắc Việt: “Ông nên biết rằng, các ông không bao giờ đánh bại được chúng tôi ở chiến trường đâu.”
Ông ta đã nói: “Có thể là như vậy, nhưng cũng không hẳn là như thế.”
Như đã mong đợi, Bắc Việt đưa cho tôi những điều khoản về việc rút đi của Hoa Kỳ. Họ nói, cơ quan DAO, mà bộ phận tuyên truyền của Bắc Việt đã khiếu nại một cách sai lạc con số lên đến hàng ngàn phải ra đi hết. Toán QSHHBB (những người mà họ cố gắng liên hệ trong cuộc thương nghị về chuyện đòi bồi thường thiệt hại do chiến tranh để đổi lấy những tin tức về POW/MIA) được ở lại và tòa đại sứ Hoa Kỳ có thể hoạch định tương lai cho nó.
Trở lại Sài Gòn, tôi được gặp Eric von Marbod, đại diện riêng của Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger. Tôi đã báo cáo: “Đó là một tình thế hết sức rắc rối mà tôi đã tham dự. Đáng lẽ tôi nên cho họ một cái tối hậu thư về bom nguyên tử và họ sẽ phải tin tôi.”
“Sao ông không làm như vậy đi?”, ông đã nói với vẻ nửa đùa cợt. Tôi vẫn tự hỏi, điều gì có thể đã xảy ra nếu Tổng Thống Ford, lúc ấy còn đang bận chơi golf trong một trận đấu ở California, đã làm như thế. Nhưng cũng giống như Pontius Pilate (2), cả ông và Quốc Hội đã phủi tay với Việt Nam rồi.
Vào lúc đó, quân Bắc Việt đã tiếp tục đến gần vành đai Sài Gòn. Mười sáu sư đoàn quân Bắc Việt đã mở một cuộc tấn công với ba mũi giáp công vào thủ đô của Miền Nam. Cái kết cuộc đắng cay đã đang kề cận.
Trước đó, dự trù rằng chúng tôi có thể ở lại sau khi Sài Gòn thất thủ, phái đoàn QSHHBB của Hoa Kỳ đã được tinh giản một cách kỹ lưỡng, hầu hết các nhân viên quân sự của chúng tôi đã được tái phối trí tới Thái Lan để hình thành một toán công tác đặc biệt tại hậu cứ. Ngày 20-4-1975, Ngũ Giác Đài đã chỉ đạo một chuyến bay đặc biệt để di tản tất cả các nhân viên dân sự người Việt tới Guam.
Thành phần còn lại trong phái đoàn gồm có Đại tá Lục Quân John H. Madison, Jr., trưởng phái đoàn; cá nhân tôi; vị phụ tá của tôi, Đại Úy Lục Quân (nay đã là Đại Tá) Stuart A. Herrington; Thượng sĩ William G. Herron; Trung sĩ xạ thủ TQLC Ernest Pace; và Bill Bell.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, chúng tôi đã bận rộn giúp cho Tướng Smith và ban tham mưu DAO thực hiện những cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố định các thường dân Hoa Kỳ, gia đình họ và các nhân viên Việt Nam đã được lọc lựa. Chúng tôi liên tiếp nhận được những công văn ưu tiên từ Hoa Thịnh Đốn hướng dẫn chúng tôi lựa chọn di tản những viên chức cao cấp của Việt Nam cùng với gia đình họ mà mạng sống của họ có thể bị hiểm nguy vì những sự cộng tác với Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Tiến trình này đã trở nên phức tạp vì chính phủ Nam Việt Nam đã ngăn cấm một sự ra đi như thế, cho nên cảnh sát an ninh Nam Việt Nam đã ngăn chận các cổng vào Tân Sơn Nhứt. Nhưng nhờ vào sự khéo léo của Đại Úy Herrington, một sĩ quan xuất sắc thông thạo tiếng Việt nên những khó khăn này đã được vượt qua.
Một trong những tình huống cảm động đã xảy ra trong lúc thực hiện việc di tản gia đình các cộng sự viên trong phái đoàn QSHHBB của Nam Việt Nam. Một vị đại tá đã giàn giụa nước mắt nói những lời từ biệt cuối cùng với vợ và các con của ông ngay tại cầu thang máy bay để tiễn họ ra đi đến nơi an toàn. Bất ngờ Herrington nói với ông ta:
- Ông lên máy bay đi.
Vị đại tá nói trong đau khổ:
- Tôi không thể làm như thế. Tôi không thể bỏ mặc quê hương tôi trong lúc tuyệt vọng này.
Herrington nói:
- Thôi đừng khùng nữa ông ơi. Mọi việc đã xong cả rồi. Tổng thống Thiệu đã ra đi rồi. Những người khác cũng đang ra đi. Ông hãy lên máy bay mà lo cho gia đình ông.
Cuối cùng vị đại tá đã miễn cưỡng nghe theo.
Lúc đầu tôi cũng giận dữ. Tôi nói với Herrington: “Bạn biết rõ là ông Thiệu chưa ra đi mà. Và bạn cũng biết là chúng ta bị cấm không được di tản bất cứ người nào trong QLVNCH. Tại sao bạn lại để cho ông sĩ quan này phải khó xử giữa một bên là nhiệm vụ và một bên là gia đình ?”
Thế nhưng Herrington đã nói đúng. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào ông Thiệu sẽ ra đi và đất nước này sụp đổ. Vị sĩ quan đó chả làm được gì để có thể thay đổi được. Nếu ông ta ở lại, ông ta cũng sẽ chỉ để cộng thêm vào cái con số sĩ quan QLVNCH phải ở trong các trại tập trung của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nơi mà, nếu ông ta không chết thì cũng bị lăng nhục trong suốt mười bảy năm kế tiếp, bởi vì mãi đến năm 1992, người sĩ quan tù binh cuối cùng của QLVNCH mới được thả.
Nhưng rồi, như Tướng Smith đã mô tả, cuộc di tản bằng máy bay có cánh cố định đã phải chấm dứt vì đạn hỏa tiễn của quân Bắc Việt bắn vào Tân Sơn Nhứt làm chết hai TQLC phụ trách an ninh là Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ Charles McMahon.
Ngày 29-4-1975, chúng tôi di chuyển từ trụ sở DAO tới Tòa Đại Sứ ở trung tâm Sài Gòn để chuẩn bị ở lại. Tuy nhiên khi vừa đến nơi, chúng tôi được biết rằng Ngoại Trưởng Kissinger đã ra lệnh cho tất cả các nhân viên Hoa Kỳ phải rời khỏi Việt Nam, kể cả Toán QSHHBB và ban tham mưu tòa đại sứ.
Trong lúc cuộc di tản ở trụ sở DAO được bắt đầu, cuộc di tản duy nhất từ tòa đại sứ bởi một ít máy bay trực thăng UH-1 của hãng Air America đã được thực hiện từ trên nóc nhà để làm con thoi di chuyển những nhân viên tới địa điểm di tản ở DAO. Kế hoạch dự trù di tản khoảng 100 nhân viên Hoa Kỳ từ tòa đại sứ theo cách này. Những người di tản khác sẽ được di chuyển bằng xe búyt hoặc bằng trực thăng của Air America tới địa điểm di tản chính ở DAO. Nhưng kế hoạch này đã bị hỏng vì đã có khoảng 3.000 người mà một nửa là người Việt đã tụ tập bên trong bức tường tòa đại sứ. Những đường phố Sài Gòn đang trở nên tắc nghẽn, không có cách nào có thể chuyển họ bằng xe búyt tới địa điểm di tản ở Tân Sơn Nhứt được cả.
Một cây me lớn trong sân tòa đại sứ đã làm cản trở cho việc sử dụng bãi đáp (trực thăng), và ông Đại sứ Martin rõ ràng đã coi cái cây như là một biểu tượng cho quyết định không rời bỏ nhiệm sở của ông, ông đã không đồng ý cho đốn nó xuống. Nhưng bây giờ thì cái kết cuộc đã không thể nào tránh khỏi, nên cái cây cuối cùng đã ngả xuống. Tuy nhiên, cái bãi đáp vẫn còn bị cản trở bởi đám thường dân di tản. Để làm giảm bớt sự lộn xộn, Đại Tá Madison đã tình nguyện cùng với Wolfgang Lehman, phó trưởng phái bộ (chức vụ tương đương phó đại sứ), ra giúp ổn định trật tự.
Trong lúc Thiếu tá TQLC James Kean và các nhân viên an ninh tòa đại sứ được tăng cường thêm khoảng 130 TQLC Mỹ từ Lực Lượng An Ninh Lãnh Thổ tại cơ quan DAO canh giữ bức tường không cho thêm người vào bên trong, chúng tôi phải dọn sạch bãi đáp trong sân tòa đại sứ và tổ chức cho những người di tản ra đi. Sự lộn xộn lại bắt đầu bùng ra khi đám đông nhìn thấy những chiếc trực thăng của Air America cất cánh từ mái nhà tòa đại sứ. Nỗi lo sợ tệ hại nhất của chúng tôi trong cuộc di tản là sợ rằng sẽ lập lại cái sự việc đã xảy ra ở Đà Nẵng vào tháng trước, nơi mà sự hoảng sợ đã qúa mức và ngay cả việc đáp xuống cũng không thực hiện được, vì sợ rằng máy bay sẽ bị chật cứng không thể nào cất cánh lên được.
Những điều đó đã không xảy ra ở tòa đại sứ. Đó là nhờ các nhân viên an ninh TQLC giữ an ninh bức tường đã ngăn chặn cả ngàn người ở ngoài đường không để tràn vào bên trong. Một lý do khác nữa là nhờ Đại úy Herrington, các trung sĩ Herron và Pace cùng với chuyên gia Bell (tất cả đều nói được tiếng Việt) đã cam kết với đám đông rằng họ sẽ không bị bỏ lại.
Công việc trước tiên là phải dọn trống cái sân tòa đại sứ. Dưới sự kiểm soát của Trung sĩ xạ thủ Pace, hầu hết những người ở trong sân được chuyển vào bên trong tòa nhà tòa đại sứ, để rồi sau đó sẽ được di tản từ trên mái nhà khi các trực thăng CH-46 Sea Knight đến từ hàng không mẫu hạm ngoài khơi. Số người còn lại được tập trung trong trụ sở của CRA (Combined Recreation Association) ở bên cạnh. Khu vực hội quán tòa đại sứ và hồ bơi được ngăn cách với chính tòa đại sứ bằng trạm cứu hỏa và một cái hàng rào làm bằng những sợi xích.
Với sự giúp đỡ của vị truyền giáo địa phương, Mục sư Tom Stebbins, người nói được tiếng Việt, tôi đã đi loanh quanh giữa đám đông trong trụ sở CRA đảm bảo với mọi người rằng thế nào họ cũng được di tản. Trong khi đó, một bãi đáp dành cho những trực thăng TQLC CH-53 Sea Stallion lớn hơn cũng đã được dọn dẹp xong trong sân tòa đại sứ. Mặc dù với hai bãi đáp được sử dụng cùng một lúc, việc di tản vẫn bắt đầu một cách chậm chạp và thưa thớt, vì địa điểm di tản chính ở Tân Sơn Nhứt vẫn là ưu tiên. Đến khoảng nửa đêm, đã có khoảng 1.800 người được di tản từ tòa đại sứ, nhưng rồi đoàn trực thăng phải tạm ngưng để chờ lấy thêm nhiên liệu sau khi hoàn tất cuộc di tản ở DAO. Sự hoảng sợ bắt đầu bùng ra trong đám người di tản vẫn còn trong trụ sở CRA.
Các lính TQLC giữ gìn an ninh nơi cổng giữa trụ sở CRA và sân tòa đại sứ đã bắt đầu bị chèn ép dữ dội. Đại úy Herrington phải đến để giải cứu bằng cách vào hẳn bên trong trụ sở CRA để vãn hồi trật tự, chính tôi cũng đi theo cùng với Trung sĩ Herron. Herron nói bằng tiếng Việt: “Không ai sẽ bị bỏ lại.” Herrington thì nói bằng tiếng Anh: “No one will be left behind!” Anh đã lập đi lập lại cam kết với họ: “Tôi ở đây với quý vị, và tôi sẽ đi chuyến trực thăng chót. Họ sẽ không bỏ tôi ở lại đây đâu. Không ai bỏ quý vị đâu. Một lát nữa các trực thăng sẽ trở lại.” Cuối cùng sự hoảng sợ mới tạm lắng. Ngay sau đó, chúng tôi đã di chuyển khoảng 1.100 người còn lại trong trụ sở CRA đi qua cổng và đi lên mái nhà trạm cứu hỏa để từ đó họ có thể thấy những gì đang diễn ra.
Vào khoảng 2 giờ sáng, đoàn trực thăng đã trở lại. Sau khi buộc mọi người phải bỏ lại hành lý, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể để 90 người Việt lên mỗi chiếc CH-53. Đến khoảng 4g15 sáng, Đại tá Madison thông báo cho Wolfgang Lehman rằng, chỉ cần sáu chuyến không vận nữa để hoàn tất việc di tản. Lehman cho ông biết rằng sẽ không có thêm trực thăng nữa. Nhưng Đại tá Madison thì không thể không có nó. Chúng tôi phải nói ra ý kiến của chúng tôi.
Madison và các cộng sự của ông sẽ đi chuyến không vận cuối cùng sau tất cả những người di tản dưới sự đảm trách của chúng tôi để được bay đi đến nơi an toàn. Lehman đã phải dịu giọng và nói các trực thăng sẽ được phái đến. Chính điều này sau đó đã được xác nhận bởi Brunson McKinley, phụ tá riêng của ông đại sứ. Thế nhưng McKinley đã nói dối. Ngay cả khi ông cam kết với chúng tôi, ông đã biết rằng cuộc không vận đã bị hủy bỏ, và sau đó ông đã mau chóng di tản cùng với ông đại sứ và Lehman, vị phó trưởng phái bộ của ông. Đó là lần duy nhất trong 38 năm quân ngũ tôi đã nói dối về một vấn đề hành quân. Đối với một sĩ quan trong quân đội, hành động như vậy là không bao giờ có thể nghĩ tới. Nhưng Bộ Ngoại Giao rõ ràng đã có những tiêu chuẩn khác, cho nên sau này McKinley đã trở thành một viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại Giao phụ trách về người tị nạn.
Mặc dù chúng tôi đã bảo đảm là chúng tôi sẽ không bỏ họ và chúng tôi sẽ là những người ra đi cuối cùng, nhưng rồi Đại Tá Madison cũng không còn cách nào khác hơn là phải làm như vậy. Ông đã ra một cái lệnh thật không thể ngờ cho toán của ông rút đi. Khi chúng tôi ra đến hàng không mẫu hạm, Madison đã quở trách viên chỉ huy phi đội trực thăng vì sự thiếu chữ tín. Nhưng cả ông nữa, cũng đã hoảng hốt. Mọi người đều hiểu rằng, họ đang trải qua một sự khủng hoảng dữ dội, và không ai nhận ra rằng tất cả ngoại trừ sáu chuyến đều đã thành công.
Thật ra lời cáo chung cho mối liên hệ của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã được dự báo từ tháng trước, trước sự thất thủ của thành phố Nam Vang (Phnom Penh), nơi nước láng giềng Cambodia. Ngay vào những ngày cuối cùng trước khi bị hành quyết bởi bọn Khmer Đỏ, Quốc Trưởng Cambodia Sirik Matak đã viết trong lá thư cuối cùng gởi vị Đại Sứ Mỹ để từ chối lời mời di tản dành cho ông như sau:
“…Hỡi ơi, tôi không thể nào ra đi một cách hèn nhát như vậy. Đối với ông và đặc biệt với đất nước vĩ đại của ông, tôi chẳng bao giờ tin được rằng các ông lại có cái ý định bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn sự tự do … Các ông cứ ra đi và tôi cầu chúc cho ông và đất nước ông sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời.
“Nhưng ông hãy ghi nhớ cho rằng, nếu tôi sẽ chết ở đây vào lúc này và trên quê hương mà tôi yêu mến, điều đó thật là tồi tệ dù rằng chúng ta tất cả được sinh ra và sẽ phải chết một ngày nào đó. Tôi chỉ có một lỗi lầm duy nhất là đã tin cậy ở các ông, những người Mỹ.”
(nguyên văn: …I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty … You leave and my wish is that you and your country will find happiness under the sky.
But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad because we all are born and must die one day. I have only committed this mistake in believing in you, the Americans.)
TOÀN NHƯ
(Dịch từ THE BITTER END của Harry G. Summers, Jr., nguồn TheHistoryNet.com)
_______________
(1) Harry G. Summers, Jr. (1932-1999), tác gỉa bài báo này nguyên là một Đại Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ. Ông từng phục vụ 2 nhiệm kỳ tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Trong thời gian từ 1966-1967, ông đã hai lần bị thương trong lúc là sĩ quan hành quân của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn 1 Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trở lại Việt Nam lần thứ 2 năm 1974, ông là trưởng phái đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ trong Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp Bốn Bên (một cơ chế được lập ra theo Hiệp Định Paris năm 1973) cho đến ngày 30/4/1975. Ông giải ngũ vào năm 1985 với cấp bậc Đại Tá; sau đó năm 1988, ông là chủ nhiệm sáng lập tạp chí VIETNAM, tạp chí của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, xuất bản mỗi 2 tháng một lần. Ngoài ra, ông còn là tác gỉa của nhiều sách viết về chiến tranh Việt Nam. Năm 1999, ông bị bệnh và qua đời sau một cơn đột qụy, hưởng thọ 67 tuổi.
(2) Pontius Pilate: Kẻ đã bán đứng chúa Jesus khiến Ngài phải chịu đóng đinh trên thập tự gía.
-JOHN RIORDON GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT 30/04/1975
-
CUỘC GIẢI CỨU TÁO BẠO 105 NGƯỜI VIỆT CỦA JOHN RIORDON VÀO CUỐI THÁNG 4 NĂM 1975.
Câu chuyện rất cảm động nói về một người Mỹ vào cuối tháng 4/75 đã di tản ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng ông ta đã trở lại để cứu 105 người Việt Nam làm việc tại Ngân Hàng Citibank còn kẹp lại.
Lòng dũng cảm của ông JOHN RIORDON đã làm cho nhiều người khóc. Nhận thấy đây là một Video Clip rất hay, cần phổ biến. THÙY TRANG ĐÃ LÀM XONG PHẦN SUBTITLE TIẾNG VIỆT.
XIN CÁC BẠN GIÚP PHỔ BIẾN RỘNG.
Tin tối: Chính trị
-Không có “Ngày Trường Sa” trong Festival biển Nha Trang 2011 (bee 30/04/2011)- Chiến lược biển và ngư dân (Dân Việt). - Trung Quốc diễn tập ném bom trên biển Đông với dụng ý gì? (Vit). - Đoàn quân sự Việt Nam dự ADSOM và ADSOM . - Hải quân Australia và Malaysia diễn tập chung tại Malacca.
- Tháng 4 ở Trường Sa (Tin tức).
- Lập biên bản khống, một ứng cử viên HĐND tỉnh rút tên (Tuổi trẻ)
-Ông Lê Đức Thúy ‘hạ cánh an toàn’Đàn Chim Việt - 28 cựu ủy viên trung ương lần lượt nghỉ hưu (PL)-
Website Chính phủ ngày 29-4 đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định cho nghỉ hưu từ ngày 1-5 với ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
anhbasam: - Có chuyện kỳ kỳ thấy cần phải nói. Đó là bữa 22/4, báo Đất Việt/DVT đăng Tìm thấy mộ liệt sĩ Lý Tự Trọng, BS đã điểm và thắc mắc không biết tìm bằng cách nào. Thế rồi tới bữa qua và hôm nay, nhiều báo chí mới rộ lên tin nầy, để rồi có cái Lễ truy điệu đồng chí Lý Tự Trọng được thực hiện vào sáng nay. Phải chăng cũng lại tái diễn chuyện “nhân dịp”? Người ta phải “để giành” hài cốt đồng chí cho tới lễ 30/4 mới tổ chức truy điệu, cho nó … vui vẻ? Chưa hết! Trong bài viết của ĐV/DVT, có nhiều chi tiết, mà tuồng như LTT từng là … Việt kiều Thái Lan, sanh đẻ ở đó luôn, rồi từng học hành ở Trung Quốc. Vậy mà trong rất nhiều bài bữa qua tới giờ, đều như được đúc 1 khuôn của TTXVN, nội dung rất sơ sài, không có tình tiết “Việt kiều”.
-
TP - Được cài vào học khóa phi công trực thăng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, năm 1973, với bí danh điệp viên H6, ông Hồ Duy Hùng đã gây rúng động cả miền Nam Việt Nam với vụ án “tản thất quân dụng”.
-Người tham gia bắt Tổng thống Dương Văn Minh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânQĐND Online - Sáng 30-4, tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Đảng uỷ, Chỉ huy Đoàn B04 Binh đoàn Hương Giang đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nước phong tặng đồng chí Phạm Xuân Thệ, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Đoàn B04; Binh đoàn Hương Giang... - Ngày 30/4/1975 qua hồi ức nhà báo Trần Mai Hạnh (TVN) -Nhà báo Trần Mai Hạnh với bài "Tiến vào Phủ tổng thống ngụy" là bài tường thuật đầu tiên của báo chí Việt Nam về giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn trưa 30 - 4 – 1975. Nhân kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tuần Việt Nam xin giới thiệu những hồi ức của ông về bài báo được viết ngay tại Sài Gòn vào thời khắc lịch sử ấy.
-PHẤN ĐẤU KÍ SỐ 47(36 lần 30 tháng 4 ,36 năm vẫn chưa hết ngượng)
-Mùa xuân nhân dânNguyễn Quang- Có những vận hội hiếm quý trong lịch sử thế giới được mang cái tên gọi đẹp đẽ là « mùa xuân nhân dân » (...) Và bây giờ, phải chăng chúng ta đang sống « mùa xuân Arập » ?
-Gaddafi muốn ngừng bắn, NATO bảo chỉ là "lời nói suông" (Bee)- NATO khẳng định họ muốn "thấy hành động chứ không phải lời nói suông". - Ông Gaddafi tuyên bố sẵn sàng ra đi (Người LĐ).– Khắp Syria chấn động trong “Ngày thứ Sáu giận dữ” (TTXVN). – Việt Nam kêu gọi tránh làm Syria phức tạp thêm.- Mỹ kí sắc lệnh trừng phạt quan chức Syria (DVT).
- Thái Lan – Campuchia lại giao tranh ngày thứ 9 liên tiếp (Người LĐ). Bầu cử quốc hội tại Lào sẽ chẳng mang lại thay đổiTại Lào, hôm nay diễn ra cuộc bầu cử quốc hội mà giới quan sát cho rằng sẽ chẳng mang lại thay đổi gì cho một trong những quốc gia cộng sản cuối cùng này trên thế giới.
- Tổng thống Obama sốc trước hậu quả bão — (BBC). – Tổng thống hứa giúp người sống sót sau giông bão — (VOA).
- Trung Quốc muốn chi phối nguồn tài nguyên của Úc (DVT).
– Hàn Quốc chuẩn bị tập bắn đạn thật gần biên giới liên Triều (DVT). – Khẩn cấp cứu đói cho 3,5 triệu người Triều Tiên (SGTT) --Thăm Triều Tiên ba ngày nhưng cựu Tổng thống Mỹ về 'tay trắng' (Đất Việt)-Hy vọng mang lại một nguồn gió mới cho tiến trình giải giáp vũ khí trên bán đảo Triều Tiên bị dập tắt khi sứ mệnh của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter kết thúc với một tuyên bố "cũ rích".
TRUNG QUỐC - NHÂN QUYỀN: Chính quyền Trung Quốc tiếp tục truy bức các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền (RFI)-Luật sư này được thả ra, luật sư kia lại mất tích. Đó là những gì đang xảy ra tại Trung Quốc và tình trạng này đang bị các tổ chức phi chính phủ lên án. – Chinese army in Hong Kong threatens legal action over protest stunt (m&g/DPA)
Kinh tế
-- Nhập siêu chưa giảm như mong muốn (TBKTSG).- Kim ngạch nhập khẩu tăng trên 2,4 tỷ USD (Tin tức)- Phát hiện hàng loạt các dự án đầu tư sai phạm (Dân trí).
- Dừng huy động và cho vay vàng từ 1/5: “Tác động không lớn” (VnEconomy). - Tín dụng chảy về đâu? (TBKTSG).
- Không thả nổi giá điện, giá xăng dầu (Tuổi trẻ). - Tàu cá nằm bờ giữa mùa đánh bắt (SGTT).
-CHÂU ÂU - VIỆT NAM - BUÔN NGƯỜI: Liên Hiệp Châu Âu nỗ lực chống đường dây buôn người của Việt Nam (RFI)-Trong hai ngày 18 và 19-4 vừa qua, một hội thảo quốc tế trong nỗ lực phối hợp giữa các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu để chống nạn buôn người và trồng cần sa trên diện rộng, đã diễn ra tại Budapest, thủ đô Hungary. Ðây là một sự kiện được đưa chính thức vào chương trình nghị sự của Cộng hòa Hungary, trên cương vị Chủ tịch luân lưu EU trong 6 tháng đầu năm nay.
Giáo dục - Xã hội
-Hình minh họa vô tội vạ: Vạ này ai chịu?(TVN) -Việc lấy hình minh họa cho các bài viết một cách vô tội vạ, không chỉ vi phạm nghiêm trọng về bản quyền mà đôi khi còn mang tới tai họa cho cả nhân vật trong các bức ảnh đến nhiếp ảnh gia. Chuyện này lại mới xảy ra với một bức ảnh của tác giả Na Sơn được sử dụng một cách bất cẩn trên một tờ báo.
-"Vietnam Airlines thiếu tôn trọng luật sư"Đó là nhận định chung của luật sư Trần Đình Triển và luật sư Nguyễn Hồng Bách về "cuộc làm việc" giữa Vietnam Airlines và luật sư của ông Lê Minh Khương về rắc rối trên máy bay.
– Trên bàn nhậu tuần qua- số 10(Quê choa)– Kỹ sư Tạch lại tố giác, Cục Đăng kiểm nói gì? (Dân Việt).
-Khẩu phần ăn của trẻ Hà Nội nhiễm kim loại nặng? (Dantri)-
Kết quả nghiên cứu 12 nhóm thực phẩm có trong khẩu phần ăn của trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi ở 4 quận nội thành Hà Nội được viện Dinh dưỡng quốc gia vừa đưa ra cho thấy, nhiều mẫu có hàm lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.
- Người mẹ của những trẻ em bị AIDS (SGTT).- Ủy ban xã đem máy ứng phó thiên tai đi bán (CAND).
- Phá rừng Tây Nguyên: Vẫn đang nóng bỏng (Thiennhien).- Bùn “lạ” ở Ninh Thuận: Chưa thể khảo sát là do thiếu kinh phí (Đất Việt).
- Dự án xây đập Xayaburi bị phản đối gay gắt — (Phía trước). – Nếu xây thủy điện trên dòng chính sông Mê Công, tổn thất là bao nhiêu? (ĐĐK)
- Phá rừng Tây Nguyên: Vẫn đang nóng bỏng (Thiennhien).- Bùn “lạ” ở Ninh Thuận: Chưa thể khảo sát là do thiếu kinh phí (Đất Việt).
- Dự án xây đập Xayaburi bị phản đối gay gắt — (Phía trước). – Nếu xây thủy điện trên dòng chính sông Mê Công, tổn thất là bao nhiêu? (ĐĐK)
-------
Tin sáng: Chính trị
-Người Trung Quốc đang thậm thụt phao tin về những lợi ích cốt lõi của họ ở Biển Nam Trung Hoa anhbasam
Tàu Nga ghé cảng Việt: Russian naval visit a message for Beijing (SCMP 29-4-11)
- Phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt: Hội thảo Quốc gia về Biển Đông lần thứ hai — (RFA). – Vai trò của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương — (VOA). – Đất thiêng trên biển Đông (Thanh niên). – “Cổ tích” về tình yêu lính biển(Dân Việt). - Dương Danh Huy: Về bài về vùng biển Bãi Cỏ Rong trên báo Manila Times — (boxitvn).-Sự đồng thuận của ASEAN là sức mạnh bảo vệ Biển Đông(VIT) - Thủ tướng Ôn Gia Bảo 'trấn an' Đông Nam Á
(Đất Việt)-Malaysia và Indonesia là điểm đến trong chuyến thăm Đông Nam Á bốn ngày của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Đó có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chọn hai nước làm đột phá khẩu, trấn an và mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á?- China to foster cooperation with Asean
-- Phỏng vấn bà Nguyễn thị Hồng, vợ Mục sư Nguyễn Công Chính bị CA bắt — (RFA)
- - Online commentator receives harsh sentence in Vietnam (CPJ). Bangkok, April 29, 2011--Vietnamese authorities should release democracy activist and online commentator Vi Duc Hoi, who was given a five-year prison term Tuesday for critical essays posted on the Internet, the Committee to Protect Journalists said today.
-Tiếng nói lớp trẻ – Vài điều tâm huyết — (boxitvn). + Từ những người bình thường (Trung Bảo/Dân làm báo). + Trách nhiệm cá nhân về các vấn đề xã hội (Đọt chuối non)
- Thời bình, người Việt có còn yêu nước? (VNN). -- Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới (Trần Kinh Nghị).
-Ông Lê Đức Thúy, Vũ Tiến Chiến nghỉ hưu (Bee)-Một số cán bộ lãnh đạo UB Giám sát Tài chính quốc gia, BCĐ Trung ương về Phòng, chống tham nhũng được nghỉ hưu.-Chống chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết: Nguyễn Công Chính bị bắt tạm giam (SGGP 29-4-11)
- Thư Blogger ‘Thằng Nông Dân’ gửi Kami nhân ngày 30-4 -Thư ngỏ gửi bạn Kami nhân ngày 30-4 Lê Quốc Tuấn on Fri, 04/29/2011 - 20:20
Tháng Tư, nơi tôi ở đang chuyển mùa, những cơn mưa đầu xuân đang xối bỏ từng mảng băng tuyết mùa đông. Trên đài truyền hình Việt ngữ và các báo chí ở đây, tràn ngập hình ảnh, tin tức, hồi ký, tưởng nhớ ngày 30/4. Một ngày khó quên của gần 50 triệu người Việt khi ấy.
- Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4 kami -rfa
-- Những thách thức của hai ngài đại sứ (SGTT29-4-11). - Tư liệu về cái chết của Phạm Quỳnh (Nguyễn Văn Tuấn). - Tổng bí thư (Lê Mai) -Chu Ân Lai nói chuyện với Hồ Chí Minh Cold War International History Project” – CWIHP - Mối tình lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Bee)-"Cho đến ngày từ giã cõi đời, Mẹ sống trong địa ngục vì nỗi nhớ Ba không gì bù đắp nổi. Tâm hồn Mẹ đã chết từ ngày 6/7/1967” .
- Nguyễn Xuân Phước: Việt Nam – Những Nghịch Lý Lịch Sử ở Thế Kỷ 20 (Kỳ I) (DCV Online). - Kỳ II
- Mổ xẻ các tư liệu lịch sử về diễn biến tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.4.1975 (Bùi Văn Phú). – Bùi Văn Phú: Đài Sài Gòn 30/4/1975 phát đi những gì? — (BBC). - Phạm Toàn: Ba điều ước 30 tháng 4 (Hãy dành thời gian). – Biến cố 1975 dưới mắt các Bloggers (RFA’blog). – Nữ thuyền nhân người Việt giúp hàn gắn vết thương chiến tranh — (VOA). – Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân” — (RFA). – Nhà văn Chu Lai: “Cái gì đã qua thì cho qua” (Bay vút). – “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1) — (RFA). – “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 2) — (RFA).Nhân Ngày 30-4 Xem Lại Bài Học Thống nhất Ðất Nước Lê Quốc Tuấn
Từ 1802 đến 1975 lịch sử Việt nam chứng kiến hai lần thống nhất sau một thời kỳ phân liệt đẩm máu . Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long được đổi thành Hà Nội.
-Lý Huệ Tông đã bị bức tử như thế nào? (Bee)-Làm vua chẳng bao lâu thì Lý Huệ Tông mắc bệnh điên, tay cầm giáo và mộc đùa múa từ sáng sớm đến chiều tối… Tìm thấy di hài đồng chí Lý Tự Trọng tại TP.HCM QĐND -Ngày 29-4, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, lễ viếng đồng chí Lý Tự Trọng sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 đến 9 giờ và lễ truy điệu từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 30-4 tại Nhà tang lễ Thành phố Hồ Chí Minh...
- Biểu tình diễn ra khắp nơi ở Syria — (BBC). – Biểu tình chống chính phủ tiếp tục nổ ra ở Syria — (VOA). – Syria đàn áp biểu tình làm 62 người thiệt mạng — (VOA). – Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thảo luận về hồ sơ Syria — (RFI). – Hội đồng nhân quyền LHQ thông qua Nghị quyết về Syria (VOV).
- Quân chính phủ Libya giao tranh với quân đội Tunisia (DVT). – Libya sẽ không kịp trở tay với kế hoạch mới của NATO?
- Tunisia làm quen với tự do báo chí — (BBC).
- Thái Lan, Campuchia đạt được thoả thuận ngừng bắn mới (Người LĐ). – Thái-Campuchia chuẩn bị ra tòa án quốc tế (PL TPHCM). - Tổ chức HRW tố cáo chính phủ Thái Lan kiểm duyệt thông tin — (VOA).
- Bắc Triều Tiên khuyến khích đầu tư vào khu du lịch núi Kim Cương — (RFI). -Elections in communist Laos promise little change (Straits Times)-BANGKOK - LAOS, one of the world's last communist nations, is holding parliamentary elections on Saturday. But the vote will only preserve the status quo, because virtually all candidates owe allegiance to the all-powerful political party that's ruled for 36 years. The South-east Asian country's real policymakers were selected in March, when the ruling Lao People's Revolutionary Party (LPDP) held its 9th congress, picking 75-year-old Choummaly Sayasone - also the country's president - for a second five-year term as its secretary general.
- Thủ tướng Trung Quốc lại kêu gọi cải cách (Thanh niên). - Limits of Chinese power (Khaleej Times) -China: Canceled Music Festival Raises Concern NYT -The Suzhou music festival has been canceled, making some increasingly nervous that its cancellation is part of a government crackdown on dissent. - Giáo sĩ Tây Tạng yêu cầu Trung Quốc phóng thích các tăng sĩ bị bắt — (VOA). China frees human rights lawyer but another disappears DPA -TQ Thả LS Teng BiaoBEIJING - Nhà nước TQ đã trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền và là luật sư Teng Biao hôm Thứ Sáu, một ngày sau khi các viên chúức Mỹ bày tỏ công khai về quan ngại vụ ông bị giam vào lúc kết thúc 2 ngày đối thoaị nhân quyền với đại diện TQ.
- Mỹ để tuột hợp đồng máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới (PL TPHCM). - Cuba bắt giữ 5 nhà ly khai vì biểu tình đòi nhân quyền — (RFI). - CUBA - NHÂN QUYỀN: Cuba bắt giữ 5 nhà ly khai vì biểu tình đòi nhân quyền (RFI)-Ngày hôm qua 28/4/2011, theo thông tin của đối lập Cuba, công an nước này đã bắt giữ một bác sĩ và bốn nhà ly khai khác, khi họ biểu tình trên một ngã tư trung tâm của thủ đô Cuba để yêu cầu chính quyền La Habana tôn trọng nhân quyền.
Kinh tế
- Thêm biện pháp siết chính sách tiền tệ (TBKTSG Online) - Sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 được công bố ở mức 3,32%, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 29-4 đã tiếp tục nâng các mức lãi suất chủ chốt, lần nâng thứ tư kể từ đầu năm nay. -- Kiểm soát giá, kiềm chế lạm phát (Người LĐ). – Chính phủ bàn nới rộng diện hỗ trợ lạm phát (Tổ quốc). - Ngừng cho vay vàng từ ngày 1-5 (TBKTSG Online) - Ngày 29-4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định chấm dứt cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng kể từ ngày 1/5/2011. -- Vietnam Increases Rates to Fight Highest Inflation in 28 Months (Bloomberg)
- Ba nhân tố giúp VN vượt bẫy thu nhập trung bình (VEF). - Lukoil buys 50 percent stake in offshore Vietnam project (PennEnergy)
-Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu bình tĩnh (VnEx 29-4-11) -- Bộ Tài chính cần một bác sĩ tâm thần làm Thứ trưởng. (Nhưng bác sĩ này chỉ được dùng trong Bộ thôi, không Phó Thủ tướng nào được quyền gọi để chẩn bệnh riêng cho mình)- Nam Nguyên phỏng vấn TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông Nghiệp Nông thôn: Chiến lược lúa gạo đang được điều chỉnh — (RFA). Nước ngoài đổi chiến thuật thu mua, giá gạo xuống thấp (Sgtt)-
Thu nhập dưới 9 triệu đồng có thể được giảm thuế (VnEx 29-4-11) -- Ông Ninh đi Mỹ đã về!
- Nhật ký CK: Đỉnh CPI là đáy của chứng khoán! (VEF).- Đầu cơ nước ngoài về tiền tệ đe dọa kinh tế châu Á — (RFI). -China pledges to fast-track transport links with ASEAN DPA
Trung Quốc sẽ phải đương đầu với xáo động kinh tế (ĐCV) CUỘC “VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH” CỦA NHÂN DÂN TỆ Ngô Minh Trí
-Hoa Kỳ Tiêu Vong!
-Kinh tế học: Economics in Crisis (Project Syndicate 29-4-11) -- Brad DeLong
- CAMSA Tiếp Tục Tổ Chức Huấn Luyện Luật Lao Động cho Công Nhân Việt — (Mạch sống)
Giáo dục - Xã hội
-- Vụ chết người ở Công an Bến Cát: Lập tổ điều tra độc lập (Người LĐ). - Công an Bình Dương gạ tình vợ nạn nhân? — (RFA) - Đình chỉ công tác trưởng công an TP Trà Vinh (Tuổi trẻ).
-Đi cướp để…trả thù công tyQĐND - Ngày 29-4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa bắt khẩn cấp đối tượng Chu Hồng Hiệp, ở thôn Ngọc Lâm, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, để điều tra về hành vi “cướp tài sản”... Phố bị chó dại cắn:Tìm dòi bọ trong bồn cầu để uống (bee 30/04/2011)
-Chạy 5km/h trên đường cao tốc ngày nghỉ lễ (Bee)-Đường cao tốc nhưng ô tô, xe máy chỉ chạy 5km/h. Một số đoạn đường thoáng hơn nhưng vận tốc tối đa cũng chỉ đạt 30km/h.
- 60 em bé, ngần ấy nỗi đau… (VNN). Di chứng chất động da cam.
-Bóng đèn huỳnh quang compact không độc nếu không vỡ (VOV)-Theo các chuyên gia, thông tin bóng đèn compact giải phóng các hóa chất gây ung thư là “phản khoa học”
- Về Công chúa Thi Nga, cháu trực hệ của Vua Gia Long, hiện sống tại Nam Florida-Vietnamese Princess Embraces Cuban Exiles In South Fla (wpbf25)
-- Lai Châu động đất liên tiếp, VN lo đào tạo chuyên gia (Bee)- UNESCO trao bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (PLTP)-Bắt giữ tàu đổ trộm bùn ra vịnh Hạ Long (Bee)-Số bùn trên là bùn nạo vét thuộc dự án cảng Cái Lân.
- Chu kì động đất mạnh đang lặp lại ở VN? (VNN). - Phỏng vấn TS Tô Văn Trường: Cần xác định đúng nguyên nhân để cứu mũi Cà Mau đang bị sạt lở nghiêm trọng — (RFI). - VIỆT NAM - MÔI TRƯỜNG: Cần xác định đúng nguyên nhân để cứu mũi Cà Mau đang bị sạt lở nghiêm trọng (RFI)-Hàng năm, Cà Mau bị mất đến trên 900 hecta đất do hiện tượng sạt lở ở mũi Cà Mau và các tuyến bờ biển. Liệu có nguy cơ mũi Cà Mau, vùng đất địa đầu cực Nam của đất nước sẽ biến mất trong tương lai ?
Mũi Cà Mau, vùng giới tuyến cực Nam của Việt Nam.
Nguồn:wikipedia
---