Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Bắc Triều Tiên: Bài toán của một cuộc chiến tranh sống còn

- Ngoại giao về vấn đề Triều Tiên gia tăng  —  (VOA). -Bắc Triều Tiên: Bài toán của một cuộc chiến tranh sống còn

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và ba nhân vật hàng đầu khác của chính phủ Hoa Lỳ vừa đến Bắc Triều Tiên ngày hôm nay (Thứ ba 26/4/2011), như một phần của nỗ lực ngoại giao nhằm khởi động lại cuộc đàm phán mới nhất giữa hai miền Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Trước lập trường ngoan cố của Bắc Triều Tiên về vấn đề giải trừ hạt nhân, nhân cuộc thay đổi quyền lực ở đất nước này, nhiều nhà phân tích từng cho rằng chính Phủ Bình Nhưỡng từng cố tính tạo căng thẳng thêm về vấn đề hạt nhân để làm lá chắn cho cuộc thừa kế của Kim Jong Un. Yong Kwon, một nhà phân tích chính trị quốc tế ở Washington đã có những lý giải khác hơn trong bài viết trên tờ Asia Times tuần này. Nguồn:Asia Times Online


Yong Kwon/Asia Times
Lê Quốc Tuấn - X CafeVN chuyển Ngữ
Mary Robinson, Jimmy Carter, Gro Brundtland and Martti Ahtisaari tại một cuộc họp báo (ảnh Reuters)
Việc thiếu sót kiến thức chung về Bắc Triều Tiên và vì các quan tâm về an ninh của mình đã buộc các quan sát viên vào thói quen nguy hiểm của việc hình thành các kết luận dựa trên những thông tin có giới hạn. Chiều hướng ấy đưa đến hậu quả làm làm lệch lạc phân tích lịch sử và chính sách đối ngoại của Bắc Triều Tiên qua sự khẳng định đặc điểm hóa Bắc Triều Tiên như một đất nước chỉ nhằm duy trì chế độ cha truyền con nối của Kim Jong-il.
Giải thích rộng rãi từ thế hệ này qua thế hệ khác này về lý do tồn tại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND Triều Tiên) dẫn đến việc cho rằng nhà nước Bắc Triều Tiên không chia sẻ các nhu cầu và mong muốn của nước có chủ quyền khác. Tuy nhiên, có thể là chính sách ngoại giao của Bắc Triều Tiên căn bản được thúc đẩy bởi "sự sống còn của đất nước" hơn là bởi điều thường được rêu rao là do "sự sống còn của chế độ". Cụ thể hơn, tất cả theo đuổi của Bình Nhưỡng đều cùng tập trung vào sự răn đe Nam Hàn, kẻ thù, kẻ phá hoại sự tồn tại của mình.
Kim jong Un, nhân vật rõ ràng sẽ thừa kế ở Bắc Triều Tiên sắp đến hạn thăm viếng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và các nhà phân tích đã bắt đầu phân tung ra một đám mây về sự dự báo các chi tiết chuyến thăm của ông. Những chi tiết nhỏ như Bắc Kinh yêu cầu Kim trẻ bay đến Trung Quốc thay vì đi xe lửa bọc thép của cha mình đang thu hút nhiều sự chú ý. Đồng thời các chuyên gia về an ninh quốc tế và kiểm soát vũ khí suy đoán rằng Bắc Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ ba trong tương lai gần. [1] Trong trường hợp hai sự kiện này trùng hợp, ngay cả khi cách nhau một vài tháng, các phương tiện truyền thông sẽ bị nghẹt thở bởi những lý thuyết về sự kết nối vội vã giữa cuộc chuyển ngôi của chế độ và vấn đề vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, cho đến được xác minh rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ, loại phân tích này nên được coi là một sự hiểu lầm vội vã về các lợi ích quốc gia của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên khó có thể chơi con bài hạt nhân chỉ mà để biện minh với nguời dân cho việc truyền ngôi của mình.
Có một cuộc tranh luận chính đáng giữa các học giả về sử học của Bắc Triều Tiên liên quan đến ảnh hưởng của những điều kiện trong nước về chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng. Lerner Mitch thừa nhận giả thuyết rằng những khiêu khích của Bình Nhưỡng trong những năm 1967-1968 nhằm vào bản thân Bắc Triều Tiên, để thuyết phục công chúng rằng tự vệ là một l1y do xứng đáng cho sự sự hy sinh về kinh tế. [2] Tuy nhiên, ngay cả trong ví dụ này, mục tiêu cuối cùng của nhà nước vẫn là răn đe và làm suy yếu chế độ ở Seoul bằng cách tập trung năng lực công nghiệp của Bắc Triều Tiên vào quân sự hóa.
Việc thừa nhận tôn ti trật tự của các động cơ đem lại khó khăn khi phân tích hành vi của hầu hết các nước khác. Alexander George gọi đấy là "tiến thoái lưỡng nan về giá trị đổi chác" và chỉ trích những nhà phân tích muốn ám chỉ rằng các quốc gia đã thỏa hiệp một quyền lợi quốc gia "tối giản" cho một quyền lợi khác. [3] Bắc Triều Tiên có giá trị rõ ràng như một ví dụ ngược lại quy cách, người khách trọ chính của bất kỳ chính sách Bắc Triều Tiên nào cũng có thể phải quay về sự tự bảo vệ chính mình khỏi các mối đe dọa hiện có phát sinh bởi Nam Hàn.
Vũ khí hạt nhân không hề được hình thánh một cách tự phát như một phản ứng đối với bất kỳ điều kiện đặc biệt nào từ bên ngoài hoặc bên trong Bắc Triều Tiên, mà chính là một chiến lược được tính toán về dài hạn để đảm bảo tính răn đe đối với các lực lượng Mỹ-Nam Hàn. Những chứng cứ lưu trữ được biên soạn bởi Dự án Tài liệu Quốc tế về Bắc Triều Tiên ở Washington cho thấy một nỗ lực lâu dài của Bình Nhưỡng để có được vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa, chưa kể đến những quan hệ Trung-Xô, đối thoại liên Triều Tiên, căng thẳng v.v.. [4] bằng chứng mới về chế độ hạt nhân của Bắc Triều Tiên vẫn còn phù hợp với lý thuyết cho rằng Nam Hàn đưa ra mối đe dọa đó thông qua sự tồn tại toàn hảo của mình khiến Bắc Triều Tiên không thể chấp nhận sống chung hòa bình theo mô hình chính trị hiện có.
Đem đánh giá lịch sử này vào giải thích, Narushige Michishita nhìn nhận những điểm chính nên hình thành cơ sở cho việc phân tích chiến lược quân sự và ngoại giao của Bắc Triều Tiên:
Đầu tiên, "một yếu tố bất ngờ gần như đã luôn luôn là một thành phần quan trọng trong hành động quân sự của Bắc Triều Tiên, nhằm cấy ghép vào suy nghĩ của chúng ta một ấn tượng rằng người Bắc Triều Tiên là "điên rồ".
Thứ hai, "không một hành động quân sự-ngoại giao của Bắc Triều Tiên đã có nguyên nhân chủ yếu gây bởi các yếu tố chính trị trong nước".
Thứ ba, "những tranh cãi rằng Bắc Hàn có xu hướng để thực hiện các hành vi quân sự khi phải đối mặt với một môi trường thù địch quốc tế là là không đúng. Lịch sử cho thấy họ đã bắt đầu [các hành vi] quân sự dù môi trường quốc tế là thuận lợi hay không". [5]
Cân nhắc những đánh giá này, vụ đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc Nam và vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong phải được hiểu trong bối cảnh quân sự chiến lược dài hạn của Bắc Triều Tiên ngược về những năm hình thành học thuyết quân sự của Bình Nhưỡng. Theo quan điểm của Bình Nhưỡng, Quân đội Hàn Quốc với ủng hộ trung thành của Hoa Kỳ và vốn liếng lớn hơn có thể dễ dàng áp đảo hỏa lực quân sự của miền Bắc nghèo khó. Để có thể duy trì răn đe, những cuộc tấn công bất kỳ vào Hàn Quốc nhằm chứng tỏ khả năng quân sự của mình ngày càng trở thành một khía cạnh cần thiết cho chiến lược quân sự của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, cả Bình Nhưỡng và Seoul đều nhận ra một thực tế rằng CHDCND Triều Tiên có thể không thể duy trì được cân bằng quyền lực trên bán đảo Triều Tiên. Seoul hiện đang theo đuổi việc mua những chiếc tàu tấn công Murena di chuyển bằng đệm không khí do Nga chế tạo và máy bay trực thăng tiêm kích Apache của Mỹ, cả hai đều dự kiến sẽ hoàn toàn nghiêng cân bằng quân sự về phía quân đội Nam Hàn. [6] Ngoài ra, Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa vào năm 2015, tiếp tục làm suy yếu khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công quy ước của Bắc Triều Tiên. [7]
Các lãnh đạo Bắc Triều Tiên đi đến kết luận rằng mình không thể duy trì được cân bằng quân sự quy ước với đối tác phía Nam của họ trong thập niên 1970 sau khi chứng kiến tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng của Nam Hàn và sự miễn cưỡng ủng hộ cho CHDCND Triều Tiên của Trung Quốc. Sau đó, họ từ bỏ chính sách phát dộng một cuộc "chiến tranh nhân dân" ở miền Nam và chọn cuộc chiến tranh hạt nhân. Cân nhắc này đã được thực hiện không phải từ nguyên nhân bên trong như việc thừa kế hay các lợi ích chính trị khác. Mà đây là một quyết định quan trọng nhằm tối đa hóa tiềm năng sống còn của Bắc Triều Tiên.
Nhìn lại, sự hợp lý của Bắc Triều Tiên tỏ ra hết sức có tính tiên tri. Đầu tiên họ công nhận là mình không thể cạnh tranh với sản lượng công nghiệp của Nam Hàn và sẽ phải tụt lại phía sau trong tăng cường quân sự. Vì vậy, việc xây dựng vũ khí hạt nhân cung cấp được một giải pháp thực tiễn để duy trì một sự răn đe có hiệu quả và cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục hành động khiêu khích quân sự chống lại Seoul.
Việc không nhìn ra được nhận thức của Bắc Triều Tiên về Nam Hàn như một mối đe dọa hiện hữu đưa đến sự nhầm lẫn là vì sao Bình Nhưỡng không thể chỉ giải trừ hạt nhân hoặc ngừng khiêu khích chống lại miền Nam. Từ đó, các nhà phân tích tìm kiếm một câu trả lời khác: vấn đề kế nhiệm ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, cho dùnKim Jonh Un có nối nghiệp cha mình hay không, vấn đề hạt nhân sẽ tiếp tục thống trị cảnh quan chính trị của khu vực. Đồng thời, việc thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng sẽ không thay đổi được chiến lược và học thuyết quân sự đã vững chắc của Bắc Triều Tiên. Tương tự như thế, các tiềm năng của cuộc đàm phán sáu bên sẽ không đưa đến được bất cứ điều gì có tính xây dựng khi Bắc Triều Tiên không bao giờ thực sự loại bỏ chương trình hạt nhân và bãi bỏ các học thuyết ngăn chặn của mình, trừ khi họ bị dồn vào thế phải tự bãi bỏ. Vũ khí hạt nhân đã trở thành một phần bản sắc của Bắc Triều Tiên.
Bên cạnh câu hỏi về việc liệu Bình Nhưỡng có thể hiện nỗi sợ hãi hợp lý hay không, câu hỏi thực sự là làm thế nào để thay đổi động cơ chính trị căn bản để giữ vững được Nam Hàn và ngăn chặn được hành động khiêu khích từ phía Bắc. Cho đến lúc này, có vẻ như không một ai có được câu trả lời.
Ghi chú
1.) Katz, Lee Michael. "Ex-U.N. Panel Head Worries About Another North Korean Nuke Test." Global Security Newswire, April 11, 2011.
2.) Lerner, Mitch. "'Mostly Propaganda in Nature:' Kim Il Sung, the Juche Ideology, and the Second Korean War." NKIDP Working Paper #3, Dec. 2010
3.) George, Alexander L. Presidential Decision-Making in Foreign Policy. Boulder: Westview Press, 1980.
4.) "North Korea's Nuclear Program" NKIDP Virtual Archives
5.) Michishita, Narutshige. North Korea's Military-Diplomatic Campaigns, 1966-2008. London: Routledge, 2009: 3.
6.) Byeongseon, Chung. "'Our Russian high speed hovercraft…' North-South war over the 'Murena.'" Chosun Ilbo, April 2, 2011.
7.) Yong-won, Yu. "In four years we will strike down missiles targeting out capital and nuclear reactor." Chosun Ilbo, April 16, 2011.
Nguồn:Asia Times Online

Tổng số lượt xem trang