Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Chặn lạm phát: Nên cắt 63.000 tỷ đầu tư công

Chặn lạm phát: Nên cắt 63.000 tỷ đầu tư công (VEF 21-4-11) -- Nếu vào mà thấy "trống trơn" (bài bị rút vì nói... hơi đúng?) thì xem ở đây
(VEF.VN) - Để chặn lạm phát từ tháng 5, ngoài "hy sinh" tăng trưởng, cần giảm mục tiêu tỷ lệ bội chi/GDP xuống còn 4,5% bằng cách cương quyết cắt đầu tư công khoảng 2% GDP, hay tương đương với 63.000 tỷ VND (3 tỷ USD) - TS. Phạm Đỗ Chí đề xuất.

Cùng một tác giả:
Ba bài toán kinh tế 2011: Biện pháp và điều kiện
Gỡ dần bài toán tỷ giá, lãi suất và lạm phát
Bài toán 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá

Hai tháng áp dụng Nghị quyết 11 đã đem lại một số kết quả nhất định khi giá vàng trong nước xuống dưới giá quốc tế, từ đó giúp ổn định tỷ giá USD/VND, nhờ thêm các biện pháp làm tăng giá trị và khuyến khích cư dân giữ đồng nội tệ.
Nhưng NQ 11 sẽ không thật sự thành công hay chỉ thành công nửa vời nếu  không giải được bài toán song hành là giảm bội chi ngân sách qua cắt giảm đầu tư công.
Ngoài ra, vấn đề giảm mặt bằng lãi suất như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mong muốn phải tùy thuộc vào thách đố lớn nhất là kiềm chế lạm phát. Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ đã có những dấu hiệu rõ rệt như mong đợi, thị trường tài chính vẫn kỳ vọng vào một chính sách tài chính quyết liệt hơn với các mức thu chi và tổng bội chi được định lượng rõ ràng dưới 5% GDP như một mục tiêu khác trong Nghị quyết 11 đã đề ra.
Lạm phát cả nước ở mức dự báo chung quanh 3% trong tháng 4 đang là vấn đề chính sách số một đối với Chính phủ và Quốc hội. Nghị quyết 11 chỉ thành công nửa vời nếu lạm phát cao tiếp tục trong vài tháng tới.
Con số 63.000 tỷ VND (3 tỷ USD) - gấp gần 20 lần số dự trù cắt đầu tư công do Bộ KH-ĐT vừa công bố sơ khởi (ảnh Bloomberg).
Đây là bài toán phức tạp nhất, vì câu hỏi lớn nhất của thị trường tài chính, cũng như của giới nghiên cứu, quan sát chính sách là: Liệu Chính phủ sẽ kiên trì thắt chặt cả chính sách tiền tệ lẫn tài khóa để giảm lạm phát đang rất cao trong 4 tháng đầu năm, hay chỉ dừng lại với các biện pháp tiền tệ mạnh đang áp dụng còn vẫn tiếp tục buông lỏng chính sách tài khóa như từ hai tháng nay sau Nghị quyết 11?
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng ngay cả NHNN cũng sẽ chuyển hướng chính sách sang nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng nếu có dấu hiệu suy yếu của sản xuất trong quý II?
Dự đoán của người viết sẽ là rất khó đoán động thái này của Chính phủ, do áp lực lên chính sách mới từ sau tháng 6 nếu có suy yếu về sản xuất do thắt chặt tín dụng trong những tháng đầu năm. Nhất là đã hai tháng sau khi Nghị quyết 11 ban hành ngày 24/2, phản ánh của TTCK vẫn là sự do dự khi chưa thấy có hành động cụ thể hay tuyên bố định lượng rõ ràng từ chính sách tài khóa.
Tuyên bố sơ khởi là cắt đầu tư công khoảng 3.400 tỷ VND (khoảng 160 triệu USD) không thật sự thuyết phục vì quá nhỏ nhoi (độ 1% của tổng đầu tư công) so với mục tiêu giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP cho năm nay.
Ngoài ra và quan trọng nhất, nếu qua các lời tuyên bố mới đây của Ủy ban ngân sách QH chưa thấy nhu cầu cần duyệt lại các nguồn thu chi của ngân sách 2011, thì rõ ràng việc điều chỉnh chính sách tài khóa và chi tiêu công chưa đi vào cụ thể mặc dù chúng ta đã sắp ở tuần cuối tháng 4.
Với mức độ lạm phát 8% trong 4 tháng đầu năm và 17% so với tháng 4 năm ngoái, chúng tôi đề xuất các biện pháp mạnh hơn như sau nếu muốn giảm mạnh lạm phát trong các tháng tới và giữ mức lạm phát mục tiêu khoảng 13,5% trong năm nay (xem Khung 1):
Thứ nhất, cần giảm ngay mục tiêu tăng trưởng cho 2011 xuống còn 5% thay vì 6%-7% như thường bàn luận trong mục tiêu tăng trưởng giới hạn cho 2011;
Thứ hai, cần giảm mục tiêu tỷ lệ bội chi/GDP xuống còn 4,5% bằng cách cương quyết cắt đầu tư công khoảng 2% GDP hay tương đương với 63.000 tỷ VND (3 tỷ USD) tức là gần 20 lần số dự trù cắt đầu tư công do Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa công bố sơ khởi. Đây là quyết định chính sách khó làm nhưng quan trọng và cấp thiết nếu Chính phủ muốn truyền đạt thật sự thông điệp ngăn chặn lạm phát từ tháng 5.
Các bài toán trên đây khó có lời giải chắc chắn, kết quả mong đợi sẽ tùy thuộc vào sự kiên trì của chính sách Chính phủ trong ba năm tới để tái lập các cân đối vĩ mô đã mất trong những năm 2007-2010.
Tóm lại, có lẽ sẽ chỉ có 2 hai kịch bản kinh tế vĩ mô như sau:
Kịch bản lạc quan trung hạn (40% xác suất thành công): Chính phủ thành công với Nghị quyết 11 được áp dụng cương quyết với các biện pháp tiếp theo thích ứng; hay
Kịch bản bi quan (60% xác suất thành công): diễn tiến tiếp tục khó khăn trong suốt phần còn lại của năm, do thiếu sự đồng bộ của chính sách như chính sách tài khóa không thật sự hỗ trợ chính sách tiền tệ, hay chính sách tiền tệ được nới lỏng giữa đường vào quý III gây ra lạm phát cao tiếp tục và tình hình tài chính khó khăn gấp bội từ quý III năm nay đến giữa năm 2012.
Triển vọng việc kiềm chế lạm phát sẽ được bàn trong Khung tóm tắt dưới đây.
Khung: Triển vọng kiềm chế lạm phát?
Trong hai hình dưới đây, chúng tôi dự báo 2 kịch bản lạm phát khác nhau tùy theo vấn đề đồng bộ của các chính sách:
- Do chỉ số CPI có thể đã tăng 8% trong 4 tháng đầu năm, lạm phát cả năm 2011 có thể được giới hạn ở mức 13.5%, sau khi đạt mức 18% vào quý III, nếu chính sách tài khóa chặt thực sự được áp dụng để hạn chế mức tăng của cung tiền và từ đó mức tổng cầu;
- Nếu bội chi ngân sách không được giới hạn như đã tuyên bố, lạm phát có thể lên tới gần 20% vào quý III như năm 2008 và xuống 17% vào cuối năm.
Kịch bản 1: Với chính sách thắt chặt tiền tệ tài khóa

Kịch bản 2: Với chính sách nới lỏng giữa chừng (chính sách tài khóa thiếu đồng bộ, chính sách tiền tệ nới lỏng quý III)



Chỉ số giá Hà Nội, TP.HCM vẫn cao ngất
Cắt giảm 3.400 tỷ: Chưa đủ
Việt Nam có thể kiềm chế lạm phát dưới 10%?
Lạm phát chưa thể giảm ngay
CPI tháng 3 tăng kỷ lục trong gần 3 năm


Tổng số lượt xem trang