Nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, Năm USOM, Năm Lai là những tên gọi khác của ông Trần Văn Lai. Cuộc đời của ông, chiến công của ông và các đồng đội chính là chất liệu để xây dựng bộ phim Biệt động Sài Gòn nổi tiếng.
>> 35 năm thống nhất non sông
>> Chung sức, đồng lòng cho trận đánh cuối cùng
Kỳ 1: Hai người vợ cùng chí hướng
Từ một nông dân trở thành nhà thầu khoán lớn, được cấp thẻ tự do ra vào phủ tổng thống ngụy, chuyên tiếp xúc, giao dịch với nhiều nhân vật cỡ bự của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.
“Bố tôi sinh năm 1920 trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 13 tuổi, bố phải đi ở đợ cho một ông chủ người Pháp. Một lần, bức xúc vì bị vợ chủ ức hiếp, bố tôi đánh trả rồi trốn lên Hà Nội, sống nhờ sự cưu mang của các phu xe tay cùng quê”, anh Trần Kiến Xương (tự Bình), con thứ 3 của ông Trần Văn Lai (Năm Lai), hiện là kiểm sát viên Viện Kiểm sát TP.HCM, mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Bà Đặng Thị Thiệp thắp hương cho chồng và bà Chinh. |
Do biết chút ít tiếng tây “bồi”, Lai lại được giới thiệu làm “thằng nhỏ” cho một chủ người Pháp khác. Khi về nước, người chủ này “sang tay” Lai làm nghề tiêm thuốc phiện cho Phạm Gia Nùng, Án sát tỉnh Bắc Ninh. Vốn khéo tay lại nhanh nhẹn, Lai được quan án sát yêu quý. Trong lần ăn mừng được lên chức Bố chánh tỉnh Bắc Ninh, Nùng giới thiệu với các quan khách tây, ta đến dự Lai là cháu gọi vợ bé của Nùng bằng cô ruột. Đây là cơ hội tốt cho Lai hợp thức hóa lý lịch trong suốt quãng đời hoạt động bí mật giữa lòng địch sau này. “Họ hàng” của ông giờ đây toàn những quan thượng thư, án sát… Làm cho gia đình Nùng ít lâu, ông Năm Lai bỏ đi, theo những tốp thợ chuyên trang trí nội thất học nghề, sau đó ông bỏ trốn vào miền Nam đi làm phu cao su ở Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một. Được giác ngộ cách mạng, ông tham gia đơn vị tự vệ Quyết tử 950, tiền thân của Bộ đội đặc công và biệt động Sài Gòn sau này.
Cũng nhờ khéo tay, ông Năm Lai được tham gia tốp thợ sửa chữa ngai vàng cho vua cha của ông Hoàng Xi-ha-núc (Quốc Vương Cao Miên nay là Campuchia). Ngoài tiền thưởng hậu hĩnh, mỗi người thợ còn được cấp một chứng chỉ có quyền nhập cảnh Campuchia bất cứ lúc nào mà không cần xin phép. Đây cũng chính là một “tấm bùa hộ mệnh” trong quãng đời hoạt động bí mật của ông.
Nhà thầu khoán lớn
Để hợp thức hóa cho hoạt động công khai, ông Năm Lai được tổ chức bố trí vào hoạt động tại nội thành, lấy vợ là bà Phạm Thị Phan Chính (Pham Thị Chinh), đảng viên Đảng Cộng sản, kết nạp năm 1947, cháu ruột chủ tiệm vàng Phú Xuân nổi tiếng Sài Gòn khi đó. Cuộc gặp đầu tiên với “người vợ” mà ông Năm Lai chưa từng biết mặt, được tổ chức bố trí ngay tại… Ty Cảnh sát Ngụy, tỉnh Long An. Sau này, ông Phú Xuân đã giới thiệu người cháu rể với Trung tá Huỳnh Giá, Trưởng phòng Nội dịch Phủ tổng thống Ngụy. Với lý lịch họ hàng toàn quan thượng thư, án sát, kèm theo tấm chứng chỉ do ông Hoàng Xi-ha-nuc cấp, cộng với tay nghề tài hoa, ông Năm Lai dễ dàng chiếm được cảm tình của Huỳnh Giá và trở thành nhà thầu khoán, biệt danh Mai Hồng Quế, chuyên trang trí nội thất cho phủ tổng thống Ngụy.
“Bố tôi chọn tên Mai Hồng Quế là đặc trưng của ba miền đất nước. Hoa Mai của miền Nam; Hồng là màu của Hoa Đào miền Bắc. Còn Quế là cây đặc trưng của miền Trung”. Anh Xương (tự Bình), giải thích. Và cuộc đời của ông Năm Lai từ đây bước sang trang mới. Từ một nông dân trở thành nhà thầu khoán lớn, được cấp thẻ tự do ra vào phủ tổng thống Ngụy, chuyên tiếp xúc, giao dịch với nhiều nhân vật cỡ bự của chính quyền Sài Gòn. Một thời gian sau, phát hiện người cháu rể có liện hệ với “Việt Cộng”, ông Phú Xuân cho vợ chồng ông Năm Lai ra ở riêng để tránh những phiền phức có thể xảy ra. Có tay nghề, có vốn, lại có quan hệ, vợ chồng ông Năm Lai làm ăn phát đạt, sắm nhiều nhà cửa, mua một lúc hai ô-tô, mỗi chiếc trị giá khoảng vài trăm cây vàng thời đó.
Sự hi sinh thầm lặng
Đầu năm 1964, sau khi đảo chính anh em Diệm, Nhu, chính quyền Ngụy có chủ trương tha bổng một số tù nhân chính trị với điều kiện người được thả phải có người bảo lãnh. Tổ chức phân công cho bà Chinh bảo lãnh cho hai cán bộ cách mạng là Phạm Quốc Sắc và Phan Trọng Bình. Khi hai người được trả tự do, tổ chức đã bố trí đưa ra vùng giải phóng. Cả hai sau này đều trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng. Thấy hai người mất tích, bọn địch đã bắt bà Chinh tra hỏi nhiều lần. Bà Chinh chỉ một mực khai báo: “Trước khi mất, mẹ tôi có dặn phải đi tìm hai người anh họ tên Phạm Quốc Sắc và Phan Trọng Bình (bà Chinh họ Phạm, tên lót là Phan). Tôi chỉ biết bảo lãnh cho hai anh về, còn tư tưởng, hoạt động của họ thế nào, tôi không biết” (bà Chinh bị tra tấn rất dã man, bà ốm nặng và cuối năm 1964 thì mất). Để bịt kín “lỗ hổng” có thể xảy ra, ông Năm Lai phải lo lót nhiều tiền bạc, cộng với sự lộn xộn, bất ổn liên tiếp của chính quyền Ngụy khi đó, mọi sự dần đi vào quên lãng. Riêng ông mang nặng nỗi đau. Mãi đến năm 1984 bà Chinh mới được công nhận là liệt sĩ.
Cơ sở của ông Năm Lai có nhiều công nhân chuyên may vật dụng trang trí nội thất, trong đó có một người tên Đặng Thị Thiệp (Đặng Thị Tuyết Mai), tuổi ngoài 20, khá xinh đẹp, quê Quảng Ngãi, thường hay chăm sóc ông. Thi thoảng, những lúc chỉ có hai người, cô Thiệp còn kín đáo cho “ông chủ” biết bố mình là đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1930, gia đình nhiều anh em đi tập kết miền Bắc. Ông Năm Lai dự định sẽ giác ngộ và hướng cô Thiệp theo cách mạng, nhưng ông đâu có ngờ...
Gặp chúng tôi mới đây, bà Thiệp (năm nay 71 tuổi) nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân, vui vẻ kể: Năm 1964, bà được tổ chức dự định đưa ra miền Bắc đi học, nhưng kẹt đường nên không đi được. Tổ chức đưa bà về Sài Gòn và bố trí vào làm tại cơ sở của ông Năm Lai. “Sau này tôi mới biết, khi chị Chinh mất, tổ chức muốn tôi lấy ông Năm Lai làm chồng để tiếp nối sự nghiệp. Mà thời gian gần gũi, tôi cũng yêu ông thật, bởi ông chịu thương, chịu khó, thông minh lại hiền lành”, bà Thiệp cười. Cuối năm 1965, ông bà chính thức trở thành vợ chồng... chui. Vì với bên ngoài, bà chỉ được đóng vai nhân tình, vợ bé của “nhà thầu khoán”. Đây cũng là một sự hi sinh thầm lặng của bà. Từ đây, ông Năm Lai lại có thêm một người vợ cùng chí hướng.
Kỳ 2: Biệt động Sài gòn kể chuyện đánh Dinh Dộc Lập
-Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 2)
“Nuôi quân 3 năm, sử dụng một giờ. Giờ phút quan trọng đã đến, ai còn chần chừ, bước lại phía sau”. Cả hàng quân im phăng phắc. Không một ai lùi lại. Tất cả chỉ mong đến giờ được ra trận.
>> Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 1)
Kỳ 2: Biệt động Sài Gòn kể chuyện đánh Dinh Độc Lập
Cuối năm 1965, theo yêu cầu của cấp trên, ông Năm Lai đã bán hai biệt thự số 6, 8 đường Tự Đức (nay là đường Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận, TP HCM) để mua 3 căn nhà 287/68-70-72 đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM). Tại đây, ông Năm đã bí mật đào hầm ngầm, thiết kế hầm nổi trên trần nhà để cất giấu vũ khí và làm nơi ẩn nấp cho cán bộ khi hoạt động nội thành. Ông Năm Lai đã dùng xe của mình 3 lần chở trên 2 tấn vũ khí gồm B.40, B.41, lựu đạn, súng AK, thuốc nổ TNT… về và một mình đưa xuống hầm ngầm cất giấu.
Tự hủy hoại mình để được đi đánh giặc
Ông Phan Văn Hôn (Bảy Hôn), nguyên là chiến sĩ Biệt động Sài Gòn (BĐSG), năm nay 67 tuổi, nhớ lại: Trước Tết Mậu Thân, một hôm, ông Trần Hải Phụng, nguyên Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, tập hợp chúng tôi lại và thông báo, đại ý: “Nuôi quân 3 năm, sử dụng một giờ. Giờ phút quan trọng đã đến, ai còn chần chừ, bước lại phía sau”. Cả hàng quân im phăng phắc. Không một ai lùi lại. Tất cả chỉ mong đến giờ được ra trận. Mùng Một Tết, hàng trăm chiến sĩ BĐSG bằng nhiều cách khác nhau đã từ ngoại thành vào nội đô. Tại cơ sở đường Trần Quý Cáp, chiều mùng một, đã có 15 chiến sĩ tập trung về đây.
Ông Bảy Hôn (giữa) kể lại trân đánh Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 cho vợ, con ông Năm Lai nghe. |
Trận chiến bi hùng
Theo kế hoạch, đúng 2 giờ mùng 2 Tết Mậu Thân, các đội BĐSG sẽ đồng loạt nổ súng tấn công một số mục tiêu Dinh Dộc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ (nay là Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM), Đài Phát thanh Sài Gòn (nay là Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM…). Gần đến giờ G., chỉ huy trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh), mới phổ biến mục tiêu tấn công của Đội 5 BĐSG là Dinh Độc Lập và phải giữ trận địa 15 - 30 phút sẽ có quân chi viện. Ông Bảy Hôn, nhớ lại: Khoảng 1h30, chúng tôi lên 3 chiếc xe ô tô chở vũ khí (trong đó có hai xe của ông Năm Lai).
Ông Ba Thanh phân công ông Năm Lai đến mục tiêu rồi phải về ngay để điều phối vũ khí cho các nơi khác. Đoàn xe theo đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) rẽ ra đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám), rồi theo đường Nguyễn Du tiến đến cổng sau Dinh Độc Lập (gần ngã tư Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa). Khi đoàn xe vào đường Nguyễn Du, những ụ gác của địch ở đây nhốn nháo đề phòng. Chiếc xe đi đầu đã tiêu diệt ụ gác đầu tiên rồi nhanh chóng phóng đến cổng sau Dinh Độc Lập để một người lao vào đặt khối thuốc nổ phá cổng. Nhưng khối thuốc không nổ. 5 chiến sĩ công kênh trèo qua tường rào, tấn công vào trong dinh.
Lực lượng phòng vệ của địch sau phút hoảng loạn đã bắn trả dữ dội, 5 người hi sinh tại chỗ. Bên ngoài, 3 xe của quân Mỹ chạy đến tiếp viện bị các chiến sĩ BĐSG tiêu diệt. Nhưng tình hình mỗi lúc một gay go. Quân Đại Hàn đóng tại Trường Quốc gia Âm nhạc (Nhạc viện TP.HCM ngày nay) bắn sang sát sạt. Thêm 2 người hi sinh, 4 người bị thương. “Lúc này tôi cũng đã bị thương vào bụng, máu ướt đẫm áo. Tôi đỡ anh Ba Thanh bị trúng đạn vào ngực trên tay mình. Trước khi nhắm mắt, anh Ba Thanh căn dặn chúng tôi phải giữ vững trận địa, không được rút, chờ quân chi viện. Chính mệnh lệnh này nên chúng tôi không rút quân ngay trong đêm đó”, bà Chín Nghĩa bồi hồi nhớ lại.
Thoát chết trong gang tấc
Gần sáng, không thấy quân chi viện, 8 chiến sĩ còn lại rút vào một cao ốc đang xây dở cạnh đó (nay là trụ sở của Công ty Thép Miền Nam). Suốt một ngày vừa đói, vừa khát, nhưng 8 chiến sĩ vẫn chống trả quyết liệt, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của kẻ thù. Tại đây, chiến sĩ Lê Tấn Quốc đã hi sinh. Gần sáng mùng 3 Tết, lợi dụng những lỗ hổng trên tường do đạn địch bắn, 7 người dìu nhau, leo trèo vượt qua mấy nhà khác, rồi trổ mái ngói xuống một gia đình trên đường Thủ Khoa Huân. Đến sáng, quân địch truy theo dấu máu phát hiện, đổ quân bao vây. Còn quả lựu đạn cuối cùng, một người rút chốt tung ra, nhưng không nổ. Địch xông vào bắt 7 người.
Giam 7 người ít lâu, một hôm chính quyền Ngụy đem họ đi thủ tiêu. “Chúng bịt mắt chở chúng tôi đến một nơi nào đó rồi lôi xuống rồi lên lên đạn lách cách. Lúc này, chúng tôi nghĩ sẽ hi sinh. Đột nhiên im lặng khá lâu. Rồi một tên nói to “Số chúng mày hên quá nên chưa chết!”. Chúng tôi được chở về trại giam. Sau này nghe kể lại, khi chính quyền Ngụy rêu rao sẽ tử hình tất cả BĐSG tấn công Dinh Độc Lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát đi tuyên bố, nếu chính quyền Ngụy bắn những BĐSG trên, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ xử tử hình một số sĩ quan cao cấp của địch. Có lẽ vì thế chúng không dám bắn chúng tôi”, ông Bảy Hôn và bà Chín Nghĩa, xúc động kể.
Khi Hiệp định Paris được ký kết, 7 người được trở về. Phần ông Năm Lai, khi đến Dinh Độc Lập, có tham gia chiến đấu rồi phải trở về ngay theo mệnh lệnh của ông Ba Thanh. Biết chắc mình sẽ bị lộ, ông Năm Lai trốn về quê vợ. Đến năm 1972, ông Năm Lai bị bắt tại Quảng Ngãi. Nhưng do ông sử dụng căn cước giả và giả điên quá khéo, địch phải thả ông ra.
Kỳ 3: Những ước nguyện cần sớm giải quyết
-Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 3)
Mong Nhà nước sớm xây Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn tại cổng sau Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) để góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
>> Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 2)
>> Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 1)
Kỳ 3: Những ước nguyện cần sớm giải quyết
Từ hai chiếc xe chở vũ khí để lại hiện trường, kẻ địch đã biết “nhà thầu khoán” chính là một BĐSG tham gia tấn công Dinh Độc Lập đồng thời phát hiện ra hầm ngầm chứa vũ khí tại 270/70 Trần Quý Cáp.
Cuộc sống khó khăn
Bà Đặng Thị Thiệp, vợ ông Năm Lai, kể: Chính quyền cũ treo giải thưởng 2 triệu đồng (tương đương 2.000 cây vàng khi đó) cho ai bắt được Năm Lai. Khi đến khám nhà 287/70 Phan Đình Phùng, chúng xổ một tràng đại liên vào cửa. Hiện cửa sắt của ngôi nhà vẫn còn 55 vết thủng do đạn bắn. Sau đó, chúng tịch thu toàn bộ tài sản của ông Năm Lai, đem bán đấu giá. Riêng ngôi nhà trên đường Võ Duy Nguy (nay là số nhà 720 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận) do ông Năm Lai không đăng ký tên mình nên kẻ địch không phát hiện. Chính vì thế, tôi và các con vẫn sống ở đây cho đến sau giải phóng miền Nam.
Đất nước thống nhất, ông Năm Lai về công tác tại Ban Tổng kết chiến tranh Bộ Tư lệnh TP HCM. Biết ông là sĩ quan quân đội, một số gia đình còn nợ tiền trước giải phóng đem đến trả, nhưng ông không nhận. Mấy ngôi nhà của ông bị chính quyền cũ tịch thu, phát mãi, ông cũng không xin lại. Riêng ngôi nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, nhà nước thu lại giao cho ông quản lý. Đồng lương sĩ quan cấp úy của ông khi đó quá ít ỏi để có thể nuôi được vợ và 6 người con đang tuổi ăn học. Cuộc sống của gia đình dồn hết lên vai bà Thiệp.
Bà bươn chải, nuôi heo, nuôi gà, buôn bán đủ thứ, coi xe ngoài chợ để mưu sinh. Đến năm 1980, khi di dời hài cốt của bà Chinh từ Nghĩa trang Bắc Việt (khu vực rạp hát Tân Son Nhất, quận Tân Bình ngày nay) về Nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức, ông Năm Lai đã phải bơm vá xe ngoài đường vào buổi tối để có tiền xây mộ cho người vợ đầu. Đến khi khó khăn quá, ông đành rứt ruột bán ngôi nhà 720 Nguyễn Kiệm (nơi đây cũng có hầm ngầm và ông Năm Lai đã từng đưa cấp trên về sống ở đây trong những ngày đi kiểm tra thực địa phục vụ trận tấn công năm 1968) lấy tiền sinh sống. Còn gia đình ông dọn về căn nhà được nhà nước cấp (số 85 đường Nguyễn Hữu Cầu, quận1, nguyên là bót cảnh sát của chế độ cũ) sinh sống.
Những khung ảnh chỉ có tên
Năm 1988, Bộ Văn Hóa quyết định công nhận căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP HCM là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Hầm ngầm của ngôi nhà nay đã được tu bổ, nhưng vẫn giữ được khá nguyên vẹn hiện trạng, lỗ thông hơi nối với cột nhà rỗng ruột được ông Năm Lai thiết kế khi xây dựng từ năm 1966. Dưới hầm trưng bày một số súng, lựu đạn mô phỏng số vũ khí đã được ông Năm Lai mang về cất giấu tại đây. Tầng trệt (tầng 1) trưng bày một số hình ảnh của ông Năm Lai và đồng đội, tư liệu của chính quyền Ngụy viết về trận đánh Mậu Thân 1968 và bộ ván gỗ với vũ khí được cất giấu phía trong.
Vị trí trang trọng nhất trên lầu 1 (tầng 2) được giành làm nơi thờ cúng các liệt sĩ đã tập trung ở đây để đi đánh Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968. Điều xót xa, trong số 8 liệt sĩ đã hi sinh, chỉ duy nhất liệt sĩ Lê Tấn Quốc có ảnh. 7 người còn lại, khung ảnh chỉ có duy nhất một dòng chữ ghi tên. Gặp chúng tôi khi đến đây thắp hương đồng đội, bà Chín Nghĩa, mắt ngân ngấn lệ giải thích: “Vì lý do bí mật khi đó, chúng tôi chỉ biết tên hoạt động của nhau chứ không phải tên thật, cũng chẳng ai nghĩ đến chụp ảnh. Đến giờ, do chẳng biết tên thật, quê quán của các anh ở đâu, nên nhiều người chưa được công nhận liệt sĩ. Thôi thì các anh từ đây đi đánh giặc, hi sinh, thì mong các anh lấy nơi đây làm nhà mình”.
Phải chăng, cũng vì thế, những năm cuối đời, ông Năm Lai không ở với vợ con mà về đây sống một mình, sống với những đồng đội đến nay vẫn chưa tìm được tông tích gia đình. Năm 2002, sau 6 lần mổ vì căn bệnh ung thư ruột, hậu quả của những lần bị địch tra tấn bằng cách đổ nước vôi, nước xà phòng vào bụng, ông Năm Lai mất.
Ước mơ về một tấm bia tưởng niệm
Có được những kỷ vật, tư liệu, hình ảnh đang trưng bày trong Di tích lịch sử 287/70 Nguyễn Đình Chiểu hôm nay, không thể không nhắc tới công lao của anh Trần Kiến Xương (tự Bình). Từ nhiều năm qua, bằng nỗ lực, kinh phí của gia đình, anh đã sưu tầm được rất nhiều hiện vật, tư liệu để trưng bày. Nhưng điều đáng buồn, vì diện tích quá khiêm tốn (bề ngang căn nhà chỉ chưa đầy 2m), thêm nữa ngay trước cửa di tích này, tình trạng lấn chiếm lòng đường để làm nơi buôn bán đã làm cho nhiều người không thể nhận ra nơi đây là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia (trong cuốn sổ lưu niệm, nhiều người cũng ghi lại như thế).
“Tôi chỉ mong chính quyền TP HCM sớm hoán đổi nhà khác cho chủ hộ hai gia đình bên cạnh (287/68, 287/72), trả lại nguyên trạng như khi bố tôi mua nhà này. Khi đó, gia đình tôi sẽ mở rộng di tích lịch sử, trưng bày thêm hiện vật, làm nơi thờ cúng ba tôi và các đồng đội đã hi sinh mà chưa tìm được quê quán”, anh Bình nói.
Trong số 16 chiến sĩ BĐSG đánh Dinh Độc Lập Tết Mậu thân 1968, có đến 8 người đã hi sinh, thêm 3 người mất vì tuổi già, bệnh tật. Hai liệt sĩ đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là Chỉ huy trưởng Ba Thanh và chiến sĩ Lê Tấn Quốc. Hai người đang được đề nghị phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là bà Chín Nghĩa và ông Trần Văn Lai.
Tâm sự với chúng tôi, cả bà Chín Nghĩa và ông Bảy Hôn, đều có chung suy nghĩ: “Tại Tòa Đại sứ Mỹ và Đài Phát thanh Sài Gòn cũ (nay là Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM và Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM) đã có Bia tưởng niệm ghi công của các chiến sĩ BĐSG. Mong nhà nước sớm xây dựng Bia tưởng niệm chiến sĩ BĐSG tại cổng sau Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) trên đường Nguyễn Du để ghi nhận công lao của các đồng đội chúng tôi và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”. Mong sao, nguyện vọng chính đáng sớm thành sự thật.
Thiên Trường
>> Chuyện chưa kể về ‘nhà thầu khoán’ Biệt động Sài Gòn (kỳ 1)
Kỳ 3: Những ước nguyện cần sớm giải quyết
Từ hai chiếc xe chở vũ khí để lại hiện trường, kẻ địch đã biết “nhà thầu khoán” chính là một BĐSG tham gia tấn công Dinh Độc Lập đồng thời phát hiện ra hầm ngầm chứa vũ khí tại 270/70 Trần Quý Cáp.
Cuộc sống khó khăn
Bà Đặng Thị Thiệp, vợ ông Năm Lai, kể: Chính quyền cũ treo giải thưởng 2 triệu đồng (tương đương 2.000 cây vàng khi đó) cho ai bắt được Năm Lai. Khi đến khám nhà 287/70 Phan Đình Phùng, chúng xổ một tràng đại liên vào cửa. Hiện cửa sắt của ngôi nhà vẫn còn 55 vết thủng do đạn bắn. Sau đó, chúng tịch thu toàn bộ tài sản của ông Năm Lai, đem bán đấu giá. Riêng ngôi nhà trên đường Võ Duy Nguy (nay là số nhà 720 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận) do ông Năm Lai không đăng ký tên mình nên kẻ địch không phát hiện. Chính vì thế, tôi và các con vẫn sống ở đây cho đến sau giải phóng miền Nam.
Bà Chín Nghĩa bên các khung ảnh chỉ có tên đồng đội. |
Bà bươn chải, nuôi heo, nuôi gà, buôn bán đủ thứ, coi xe ngoài chợ để mưu sinh. Đến năm 1980, khi di dời hài cốt của bà Chinh từ Nghĩa trang Bắc Việt (khu vực rạp hát Tân Son Nhất, quận Tân Bình ngày nay) về Nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức, ông Năm Lai đã phải bơm vá xe ngoài đường vào buổi tối để có tiền xây mộ cho người vợ đầu. Đến khi khó khăn quá, ông đành rứt ruột bán ngôi nhà 720 Nguyễn Kiệm (nơi đây cũng có hầm ngầm và ông Năm Lai đã từng đưa cấp trên về sống ở đây trong những ngày đi kiểm tra thực địa phục vụ trận tấn công năm 1968) lấy tiền sinh sống. Còn gia đình ông dọn về căn nhà được nhà nước cấp (số 85 đường Nguyễn Hữu Cầu, quận1, nguyên là bót cảnh sát của chế độ cũ) sinh sống.
Những khung ảnh chỉ có tên
Năm 1988, Bộ Văn Hóa quyết định công nhận căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP HCM là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Hầm ngầm của ngôi nhà nay đã được tu bổ, nhưng vẫn giữ được khá nguyên vẹn hiện trạng, lỗ thông hơi nối với cột nhà rỗng ruột được ông Năm Lai thiết kế khi xây dựng từ năm 1966. Dưới hầm trưng bày một số súng, lựu đạn mô phỏng số vũ khí đã được ông Năm Lai mang về cất giấu tại đây. Tầng trệt (tầng 1) trưng bày một số hình ảnh của ông Năm Lai và đồng đội, tư liệu của chính quyền Ngụy viết về trận đánh Mậu Thân 1968 và bộ ván gỗ với vũ khí được cất giấu phía trong.
Vị trí trang trọng nhất trên lầu 1 (tầng 2) được giành làm nơi thờ cúng các liệt sĩ đã tập trung ở đây để đi đánh Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968. Điều xót xa, trong số 8 liệt sĩ đã hi sinh, chỉ duy nhất liệt sĩ Lê Tấn Quốc có ảnh. 7 người còn lại, khung ảnh chỉ có duy nhất một dòng chữ ghi tên. Gặp chúng tôi khi đến đây thắp hương đồng đội, bà Chín Nghĩa, mắt ngân ngấn lệ giải thích: “Vì lý do bí mật khi đó, chúng tôi chỉ biết tên hoạt động của nhau chứ không phải tên thật, cũng chẳng ai nghĩ đến chụp ảnh. Đến giờ, do chẳng biết tên thật, quê quán của các anh ở đâu, nên nhiều người chưa được công nhận liệt sĩ. Thôi thì các anh từ đây đi đánh giặc, hi sinh, thì mong các anh lấy nơi đây làm nhà mình”.
Phải chăng, cũng vì thế, những năm cuối đời, ông Năm Lai không ở với vợ con mà về đây sống một mình, sống với những đồng đội đến nay vẫn chưa tìm được tông tích gia đình. Năm 2002, sau 6 lần mổ vì căn bệnh ung thư ruột, hậu quả của những lần bị địch tra tấn bằng cách đổ nước vôi, nước xà phòng vào bụng, ông Năm Lai mất.
Ước mơ về một tấm bia tưởng niệm
Có được những kỷ vật, tư liệu, hình ảnh đang trưng bày trong Di tích lịch sử 287/70 Nguyễn Đình Chiểu hôm nay, không thể không nhắc tới công lao của anh Trần Kiến Xương (tự Bình). Từ nhiều năm qua, bằng nỗ lực, kinh phí của gia đình, anh đã sưu tầm được rất nhiều hiện vật, tư liệu để trưng bày. Nhưng điều đáng buồn, vì diện tích quá khiêm tốn (bề ngang căn nhà chỉ chưa đầy 2m), thêm nữa ngay trước cửa di tích này, tình trạng lấn chiếm lòng đường để làm nơi buôn bán đã làm cho nhiều người không thể nhận ra nơi đây là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia (trong cuốn sổ lưu niệm, nhiều người cũng ghi lại như thế).
“Tôi chỉ mong chính quyền TP HCM sớm hoán đổi nhà khác cho chủ hộ hai gia đình bên cạnh (287/68, 287/72), trả lại nguyên trạng như khi bố tôi mua nhà này. Khi đó, gia đình tôi sẽ mở rộng di tích lịch sử, trưng bày thêm hiện vật, làm nơi thờ cúng ba tôi và các đồng đội đã hi sinh mà chưa tìm được quê quán”, anh Bình nói.
Trong số 16 chiến sĩ BĐSG đánh Dinh Độc Lập Tết Mậu thân 1968, có đến 8 người đã hi sinh, thêm 3 người mất vì tuổi già, bệnh tật. Hai liệt sĩ đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là Chỉ huy trưởng Ba Thanh và chiến sĩ Lê Tấn Quốc. Hai người đang được đề nghị phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là bà Chín Nghĩa và ông Trần Văn Lai.
Tâm sự với chúng tôi, cả bà Chín Nghĩa và ông Bảy Hôn, đều có chung suy nghĩ: “Tại Tòa Đại sứ Mỹ và Đài Phát thanh Sài Gòn cũ (nay là Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM và Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM) đã có Bia tưởng niệm ghi công của các chiến sĩ BĐSG. Mong nhà nước sớm xây dựng Bia tưởng niệm chiến sĩ BĐSG tại cổng sau Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) trên đường Nguyễn Du để ghi nhận công lao của các đồng đội chúng tôi và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”. Mong sao, nguyện vọng chính đáng sớm thành sự thật.
Thiên Trường