Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Dân chủ Thiên Chúa giáo

--Hiệp thông chính trị: một sỉ nhục tinh thần Ki Tô
Hiệp thông (koinonia) là một ý niệm thần học của đạo Thiên Chúa, là trọng tâm của tinh thần Công đồng Vaticano II. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy ý niệm thần học này đang bị biến tướng ở Việt Nam, trở thành một thứ hiệp thông mang màu sắc chính trị, xa rời và phản bội lại chính những ý nghĩa thần học của nó.

Ý niệm hiệp thông là sự mời gọi hiệp nhất của Công đồng trong tinh thần Ki Tô. Các bản dịch truyền thống thường gọi hiệp thông là thông công. Sách Công vụ các sứ đồ viết: "những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện" (2:42).

Trong Tông Huấn Christifideles Laici, Giáo Hoàng John Paul II viết: Vậy, từ "hiệp thông" phức tạp ấy có nghĩa gì? chính là sự kết hiệp với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Giêsu-Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Ta có được sự hiệp thông ấy nhờ đón nhận Lời Chúa và các bí tích. Bí tích Rửa Tội là cửa và là nền tảng của hiệp thông trong Giáo Hội. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và là đỉnh cao của toàn bộ đời sống Kitô hữu (x. LG 11) (dẫn theo Hiệp thông: Ý niệm then chốt giúp hiểu sách giáo lý giáo hội Công giáo của Nguyễn Quang Thạch). Như vậy có thể thấy hiệp thông chỉ có ý nghĩa khi chấp nhập Ki Tô giáo và tiếp nhận các bí tích. Không có hiệp thông ngoài giáo hội, cũng như hiệp thông với những người mang tội lỗi hay không tiếp nhận các bí tích Ki Tô. Sách I John viết: "Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật (1:16) hay sách I Timothy viết: "Đừng vội vàng đặt tay trên ai, chớ hề nhúng vào tội lỗi kẻ khác; hãy giữ mình cho thanh sạch" (5:22) chính là những điểm cấm hiệp thông ngoài giáo hội hay hiệp thông với những người không tiếp nhận bí tích Ki Tô. Làm sao lại có thể vấy bẩn mình Chúa thông qua hiệp thông với những người còn chưa rửa tội và không tiếp nhận bí tích Thánh Thể?

Ở Việt Nam đang hình thành một xu hướng "hiệp thông" ngoài giáo hội. Đây là một sự sỉ nhục tinh thần Ki Tô, trực tiếp chống lại tinh thần Công đồng Vaticano II về hiệp thông. Bất kể ai, chưa rửa tội cũng như tiếp nhận các bí tích Ki Tô, đều được hiệp nhất làm một với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Jesus, thật là một thứ quái gở và quái thai thần học. Cái gọi là "hiệp thông" đấy thực chất là một hoạt động chính trị, tước đoạt hết những ý nghĩa thần học chân chính của hiệp thông, phỉ báng lại những lời của Chúa. Về mặt cơ bản, hiệp thông chính trị đấy thực chất là một hình thức biểu tình. Cũng giống như mọi hình thức biểu tình của xã hội trần tục khác, tác động của hiệp thông chính trị lên xã hội phụ thuộc vào hai yếu tố: tần suất tổ chức và số lượng người tham gia. Hiệp thông chính trị như vậy thực chất đã làm ô uế đền thờ Chúa, như sách Luca từng viết: "Nhà ta là nhà cầu nguyện; song các ngươi làm thành ra một cái hang trộm cướp" (19:46).


-Chuyện cũ nhớ lại
Gọi là chuyện cũ, nhưng thực ra cũng không cũ. Chuyện xảy ra năm ngoái. Năm ngoái nhóm bauxite làm thư kiến nghị yêu cầu Chính phủ dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Sau đấy Linh mục Lê Quang Uy của dòng Chúa cứu thế viết thư ngỏ gửi những người chủ trương của nhóm bauxite đề nghị hiệp thông với những người ký tên vào bản kiến nghị nói trên. Những người chủ trương nhóm bauxite trả lời từ chối lời đề nghị hiệp thông của Linh mục Lê Quang Uy.
Không rõ Linh mục Lê Quang Uy và dòng Chúa cứu thế có cảm thấy bị quê và bẽ mặt không? Tôi nhớ lại chuyện này và đặt câu hỏi: mục đích của Linh mục Lê Quang Uy và dòng Chúa cứu thế lúc đấy là phản đối kế hoach khai thác bauxite hay hiệp thông? Chắc chắn mục đích của họ không phải là phản đối kế hoạch khai thác bauxite, bởi vì sau khi nhóm bauxite từ chối hiệp thông, không thấy Linh mục Lê Quang Uy và dòng Chúa cứu thế tự hiệp thông với nhau để phản đối kế hoach khai thác bauxite. Do vậy mục đích chính là "hiệp thông" và lấy phản đối khai thác bauxite làm chiêu bài. Chuyện này giờ nhìn lại có thể thấy được rất rõ ràng.

Câu hỏi tiếp theo của tôi là: tại sao họ lại khát khao "hiệp thông" với những người ngoại đạo trong các vấn đề mang tính xã hội chính trị, mặc dù vấn đề xã hội chính trị đó không phải là vấn đề họ quan tâm một cách cốt lõi hay thật sự?



Dân chủ Thiên Chúa giáo Đông ADường như đang có những mưu đồ tập hợp lực lượng để hình thành một phong trào dân chủ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Có lẽ đây là một âm mưu mới sau những thất bại ở các cuộc đòi đất và những vi phạm luật pháp đặc trưng mang tính đám đông của những người Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Sự kết hợp của cái gọi là "dân chủ" và Thiên Chúa giáo có lẽ là một hoạch định mới, nhằm phá vỡ thế bế tắc, cô lập của cả hai thành phần này, không nằm ngoài mục đích tối thượng là Thiên chúa hóa Việt Nam với những đặc điểm được xào xáo lại để phù hợp với tính thời đại bằng mọi thủ đoạn. Sự kết hợp này được nảy sinh trên một số sai sót nhất định của chính quyền trong xử lý một số vụ việc.
Phong trào dân chủ Thiên Chúa giáo này sẽ tập hợp lực lượng một cách rộng rãi, lấy tổ chức của Thiên Chúa giáo, một hệ thống tổ chức khá chặt chẽ, làm nòng cốt, đem "hiệp thông" như một hoạt động vừa tập hợp lực lượng, vừa tạo áp lực chính trị xã hội lên chính quyền. Có thể thấy đấy là một kiểu phiên bản khác dạng của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan.

Tổng số lượt xem trang