Một “con cưng” của nền kinh tế Việt Nam đang “ngập” trong nợ nần. Đó là Tập đoàn Điện lực (EVN) với những số nợ bị “phanh phui” ngày càng lớn.
>> Lộ diện giá điện mới
>> Nguyên nhân nào khiến EVN bị đề nghị 'sờ gáy'?
>> Đến lượt EVN bị ‘sờ gáy’
Gần đây nhất, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “loan báo” về việc EVN đang nợ tiền mua điện và tiền mua than. Cụ thể, tính đến 31/3, EVN còn nợ TKV hơn 1.600 tỷ đồng.
Đây chưa phải là thông tin gây sốc đầu tiên về tình trạng nợ nần của tập đoàn lừng danh này. Trước đó không lâu, Tập đoàn dầu khí (PVN), cho biết, họ đang “đòi” EVN số nợ lên đến khoảng 5.000 tỷ đồng tiền bán điện. Theo đại diện của PVN thì đây là tổng số tiền mà EVN đã nợ các công ty con của PVN như Tổng công ty điện lực dầu khí, Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, Điện Nhơn Trạch.
Không chỉ “sở hữu” số nợ quá “khủng” mà hiện EVN tỏ ra chưa đủ khả năng để thanh toán sớm cho những đối tác này. Chính vì thế, PVN đã phải “linh động” với những “chủ nợ” của EVN nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp này khi chưa thể “đòi” được tiền của EVN. Ví dụ, PVN cho Tổng công ty khí (PV Gas) nợ tiền mua khí sản xuất điện hoặc cấp tăng vốn điều lệ cho Tổng công ty điện lực dầu khí để doanh nghiệp này lấy vốn lưu động hoạt động trong lúc chưa thu được tiền bán điện từ EVN.
Tuy nhiên, một cơ quan thuộc Bộ Công thương đang đề xuất tổ chức cuộc họp giữa các bên liên quan để tìm giải pháp xử lý “triệt để” các khoản nợ này. Trong đó, một giải pháp đang được tính đến là cho phép EVN được vay ngân hàng để trả nợ. Tiền lãi vay trả ngân hàng sẽ được lấy từ tiền bán điện qua các lần điều chỉnh giá điện sau này.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực cũng đã có lần thừa nhận họ đang nợ khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong đó, một phần ba số tiền này do kinh doanh bị lỗ khi bán điện dưới giá thành. Còn lại là tiền lãi suất, nghĩa vụ tài chính phải trả cho ngân hàng, liên quan đến nhiều khoản vay mượn trong các năm qua.
EVN là một tập đoàn lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, tên tuổi này không phải đến bây giờ mới bị dính phốt. Từ cuối năm ngoái, sau vụ việc Vinshin thua lỗ, rất nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị phải tiến hành thanh tra, kiểm toán tất cả các tập đoàn Nhà nước, trong đó đươn vị được nhắc đến đầu tiên là EVN. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp này đã độc quyền suốt nhiều năm qua và chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Trong năm ngoái, tập đoàn này đã gắn liền với tình trạng cắt điện liên miên, tràn lan trên cả nước, khiến người dân bức xúc; bỏ một khối lượng tiền lớn để đầu tư ngoài ngành (khoảng 2.000 tỷ đồng) và đặc biệt là vụ “xin thưởng” gây sốc khi EVN đề nghị thưởng cho cán bộ trong ngành hơn 1.000 tỷ đồng, bất chấp tập đoàn này vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu về điện của người dân.
>> Nguyên nhân nào khiến EVN bị đề nghị 'sờ gáy'?
>> Đến lượt EVN bị ‘sờ gáy’
Gần đây nhất, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “loan báo” về việc EVN đang nợ tiền mua điện và tiền mua than. Cụ thể, tính đến 31/3, EVN còn nợ TKV hơn 1.600 tỷ đồng.
Đây chưa phải là thông tin gây sốc đầu tiên về tình trạng nợ nần của tập đoàn lừng danh này. Trước đó không lâu, Tập đoàn dầu khí (PVN), cho biết, họ đang “đòi” EVN số nợ lên đến khoảng 5.000 tỷ đồng tiền bán điện. Theo đại diện của PVN thì đây là tổng số tiền mà EVN đã nợ các công ty con của PVN như Tổng công ty điện lực dầu khí, Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, Điện Nhơn Trạch.
Không chỉ “sở hữu” số nợ quá “khủng” mà hiện EVN tỏ ra chưa đủ khả năng để thanh toán sớm cho những đối tác này. Chính vì thế, PVN đã phải “linh động” với những “chủ nợ” của EVN nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp này khi chưa thể “đòi” được tiền của EVN. Ví dụ, PVN cho Tổng công ty khí (PV Gas) nợ tiền mua khí sản xuất điện hoặc cấp tăng vốn điều lệ cho Tổng công ty điện lực dầu khí để doanh nghiệp này lấy vốn lưu động hoạt động trong lúc chưa thu được tiền bán điện từ EVN.
Tuy nhiên, một cơ quan thuộc Bộ Công thương đang đề xuất tổ chức cuộc họp giữa các bên liên quan để tìm giải pháp xử lý “triệt để” các khoản nợ này. Trong đó, một giải pháp đang được tính đến là cho phép EVN được vay ngân hàng để trả nợ. Tiền lãi vay trả ngân hàng sẽ được lấy từ tiền bán điện qua các lần điều chỉnh giá điện sau này.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực cũng đã có lần thừa nhận họ đang nợ khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong đó, một phần ba số tiền này do kinh doanh bị lỗ khi bán điện dưới giá thành. Còn lại là tiền lãi suất, nghĩa vụ tài chính phải trả cho ngân hàng, liên quan đến nhiều khoản vay mượn trong các năm qua.
EVN là một tập đoàn lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, tên tuổi này không phải đến bây giờ mới bị dính phốt. Từ cuối năm ngoái, sau vụ việc Vinshin thua lỗ, rất nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị phải tiến hành thanh tra, kiểm toán tất cả các tập đoàn Nhà nước, trong đó đươn vị được nhắc đến đầu tiên là EVN. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp này đã độc quyền suốt nhiều năm qua và chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Trong năm ngoái, tập đoàn này đã gắn liền với tình trạng cắt điện liên miên, tràn lan trên cả nước, khiến người dân bức xúc; bỏ một khối lượng tiền lớn để đầu tư ngoài ngành (khoảng 2.000 tỷ đồng) và đặc biệt là vụ “xin thưởng” gây sốc khi EVN đề nghị thưởng cho cán bộ trong ngành hơn 1.000 tỷ đồng, bất chấp tập đoàn này vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu về điện của người dân.
Các tin, bài khác: >> Giải mã cơn sốt bán vàng, 'găm' bạc >> Vàng chính thức lập kỷ lục 'khủng' 1.500 USD/ounce >> Thú chơi 'chẳng giống ai' của doanh nhân Việt |