- Về bài phê phán GS Ngô Bảo Châu
Huệ Đăng
Gửi tới BBC từ Sài Gòn
Đọc bài viết của ông Đào Hiếu, tôi phì cười vì nó thật quen thuộc với phong cách 'đánh địch' của cán bộ dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Định bỏ qua, nhưng đọc phần bình luận thấy có nhiều ý kiến tán đồng với ông Đào Hiếu quá, nên cũng muốn viết đôi điều.Ông Bấm Đào Hiếu mở đầu bài của mình bằng ẩn dụ mỉa mai, khinh miệt ý kiến (hay con người GS Ngô Bảo Châu?) mà ông định phê phán một cách thô thiển, dung tục.
Đó là điều thường thấy trong những phóng sự về các nhân vật chống đối hay đăng trên báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo Công an, nhưng là điều một trí thức đúng nghĩa không bao giờ làm.
Ông Hiếu cũng bằng cách suy đoán, rồi dùng kết quả suy đoán của chính mình, nhưng lại coi như thể nó là của Giáo sư Châu, để suy diễn kết án, chụp mũ Giáo sư Châu:
-Coi thường ông Cù Huy Hà Vũ và có ý ghen tỵ với ông Hà Vũ nữa chứ "sao mọi người cứ rùm beng lên như thế".
-Chuyện hiển nhiên, động trời ai cũng biết mà Giáo sư Châu dám nói ý là cảm tính, thiếu chứng cứ
-Coi thường quần chúng, hời hợt nên mới hâm mộ ông Vũ.
Từ đó nêu ra kết luận có tính chất "chỉ đạo" về ý thức chính trị của một con người.
Tuy ngắn nhưng cấu trúc, cách thức lý luận chụp mũ và kiểu kết luận trong bài viết của ông Đào Hiếu mang đậm dấu ấn cách suy nghĩ độc quyền chân lý của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ai không phải bạn ta, là kẻ thù của ta; ai không suy nghĩ giống ta, kẻ đó không đáng được tôn trọng.
"Đánh giá cao"
Còn có rất nhiều nhà dân chủ, nhà đối lập ở Việt nam đấu tranh cho dân chủ theo cái cách mà ông Đào Hiếu thể hiện (có thể là vô thức, là một thói quen được rèn dạy), cũng là cách của Đảng Cộng sản Việt Nam: độc quyền chân lý.
Bình luận của Giáo sư Châu nhắc chúng ta phải chú trọng điều gì, nên tránh điều gì khi thật sự muốn đóng góp sức mình vào quá trình dân chủ hóa đất nước.
Tôi tin rằng Giáo sư Châu, bằng những cách thức khôn khéo và xứng đáng với vị thế của mình - đã và sẽ đóng góp có hiệu quả hơn nữa vào quá trình đó; cũng là để chứng minh rằng ông là một trí thức lớn biết lẽ phải trái và dám dấn thân cho lẽ phải mà mình tin tưởng.
Mỗi người đều có quyền yêu nước theo cách của riêng mình.
Mỗi trí thức đều biết và có quyền chọn cách thức nào mình cho là hiệu quả nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình vì quá trình dân chủ hóa đất nước.
Còn có rất nhiều nhà dân chủ, nhà đối lập ở Việt nam đấu tranh cho dân chủ theo cái cách mà ông Đào Hiếu thể hiện (có thể là vô thức, là một thói quen được rèn dạy), cũng là cách của Đảng Cộng sản Việt Nam: độc quyền chân lý.
Họ chỉ chăm chăm yêu quí quan điểm, cách thức "làm dân chủ" của chính mình.
Chính vì vậy họ chưa thể phối hợp được với nhau để có thể trở thành một sức mạnh thật sự.
Làm sao có thể có dân chủ bằng phương cách độc tài. Không thể dân chủ hóa bằng độc quyền cách yêu nước, độc quyền chân lý.
Nhà Nobel toán học Ngô Bảo Châu vừa vạch phê “sự sợ hãi” của chính quyền qua vụ án Cù Huy Hà Vũ, thì giờ đây chính ông lại phải “sợ hãi” trước những trận đòn comment từ làn sóng “dân chủ”.
Tôi ngạc nhiên khi thấy giáo sư Ngô Bảo Châu viết về Cù Huy Hà Vũ, cũng như từng ngạc nhiên đến thích thú khi thấy một ngài Nobel toán học như ông lại mở blog, viết thường xuyên và viết với tư duy hình tượng, dí dỏm, thú vị ít thấy ở những cái đầu toán học xưa nay.
Ngạc nhiên khi ông không xóa comment mắng chửi về việc nhận căn hộ cao cấp (phần thưởng của chính phủ Việt Nam dành cho ông và gia đình) mà dành thời gian trả lời một cách điềm tĩnh, ôn tồn và bản lĩnh. Với nhiều người, khi có được vị thế và danh giá như Ngô Bảo Châu, tôi tin không ai dám chọn cách ứng xử như ông, thường là họ cao ngạo bỏ qua với thái độ “không thèm chấp”. Khi đọc bài “Về sự sợ hãi”, tôi linh cảm ông sẽ phải hứng nhận một trận comment giận dữ từ làn sóng hừng hực của các “nhà dân chủ” đang sục sôi trên mạng. Quả thế, và những đòn comment nhắm vào ông với thứ ngôn từ khủng đến mức ông phải... sợ hãi (?) Hôm qua 11-4, trang blog Thích học toán của ông đã phải đóng, không cho đọc và cũng chẳng cho comment.
Tôi thích lối viết ngắn của giáo sư Ngô Bảo Châu. “Về sự sợ hãi” là một bài viết hay về vụ án Cù Huy Hà Vũ mà không phải ai cũng... biết đọc! Trong hàng núi bài trên mạng viết về vụ án này, tôi ấn tượng mỗi 2 bài: bài này của Ngô Bảo Châu và bài “Chính trị, tôn giáo và Cù Huy Hà Vũ” của Huy Đức. Và trớ trêu thay, 2 bài tôi thích nhất lại là 2 bài bị ném đá nhiều nhất.
Huy Đức cũng hứng nhận đòn comment, nhưng ít và nhẹ hơn. Cơn phẫn nộ từ các “nhà dân chủ” dường như dồn trọn vào Ngô Bảo Châu.
Dù đã ngợi ca Cù Huy Hà Vũ là “một con người không tầm thường... như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ... nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”(theo tôi, viết như thế cũng đã “thổi” Cù Huy Hà Vũ quá lời rồi). Ông cũng đã tung một nhát búa cho chính quyền “không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Thế nhưng chỉ một câu thổ lộ “không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ”, Ngô Bảo Châu đã chạm vào sự sùng tín, chọc tức các “nhà dân chủ” đang dựng tôn thần tượng Cù Huy Hà Vũ như... lãnh tụ!
Mấy ngày qua, đọc những bài viết, hàng núi comment quất chửi Ngô Bảo Châu trên mạng, tôi vẫn không nghĩ ông sẽ xóa comment, khóa blog. Ngô Bảo Châu sẽ vẫn sẵn sàng hứng nhận và điềm tĩnh trả lời với phong thái của một ngài Nobel toán học như ông từng ứng xử với những comment rủa vả ông trước đây khi nhận căn hộ từ chính phủ. Thế nhưng lần này ông đã khóa blog, trang blog Thích học toán với những entry dí dỏm không chỉ về toán học được đông đảo bạn đọc ưa thích.
Buồn, nhưng không trách ông được. Cũng đúng thôi, bởi một đầu óc như ông, nếu cần tranh luận cũng nên dành cho những sự thể khác. Cũng đúng thôi, bởi làm sao ông có đủ quĩ thời gian để suốt ngày ngồi mạng đọc và đối đáp với hàng núi comment mắng chửi mình. Nhưng có lẽ điều đúng hơn tôi nhìn thấy là ông đã biết sợ. Ông viết bài vạch phê “sự sợ hãi” của chính quyền thì giờ đây chính ông cũng lại “sợ hãi” trước những trận đòn comment từ làn sóng “dân chủ”.
Đọc những trận đòn comment trên những trang mạng “dân chủ” với hàng núi ngôn từ tục tĩu, hằn học nhắm vào một vị giáo sư khả kính như Ngô Bảo Châu mới hiểu và cảm thông cho cái “sự sợ hãi” của ông.
Không biết Cù Huy Hà Vũ nhìn nhận ra sao khi biết được, đọc được những làn sóng ủng hộ mình bằng tư duy và phong cách “chửi” này? Tôi đã rất nhiều lần thất vọng và... sợ hãi trước những làn sóng dân chủ kiểu này. Tôi tôn trọng mọi phương cách đấu tranh cho mục tiêu dân chủ, nhưng đòi dân chủ bằng cách chửi bậy thì tôi... sợ! Thật tình tôi chưa nhìn thấy một nhân vật hay tổ chức nào trong các phe nhóm “dân chủ” hiện thời đủ luận thuyết và động cơ dân chủ trong sáng, khả tín, đủ hấp lực cuốn hút phong trào dân chúng. Những tổ hội phe nhóm khoác danh “dân chủ” tôi thấy, nói một cách hình tượng như ai đó từng ví: vẫn chỉ toàn là thứ “dân chủ sùi bọt mép”! Trông đợi gì ở những “nhà dân chủ” mà mở miệng là chửi bậy, viết đi viết lại cũng chỉ dăm câu đại loại “Đèo mạ cái thứ nực cười ....muốn ỉa quá!”....
Đọc và nghe những thứ này, thú thật tôi thấy xấu hổ cho hai chữ “dân chủ”. Khoác danh dân chủ, đòi đấu tranh cho dân chủ nhưng hễ ai nói ngược nhìn khác là mắng xả thóa mạ bằng thứ ngôn từ hàng chợ, chửi xỉa một vị giáo sư khả kính vừa đoạt giải Nobel toán học là “giáo sư cừu gặm cỏ”. Chẳng lẽ cái gọi là “dân chủ Việt” đến thế này sao?
Cù Huy Hà Vũ có được cái khí chất hiên ngang. Sự hiên ngang trước tòa của ông là đáng kính phục. Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu “ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ”. Nhưng chỉ chừng đó không đủ. Sự ngông cuồng khiến ông lâm vào tâm thái ảo tưởng. Tôi quí, thích, trọng và phục cái khí chất hiên ngang trước tòa của ông. Nhưng đến khi nghe ông tuyên bố hùng hồn “tổ quốc và nhân dân Việt Nam nhất định phá án cho tôi” thì thú thật không nhịn cười được.
Tôi thích những dòng này của Huy Đức: “Nếu cứ để ông Cù Huy Hà Vũ nghênh ngang bên ngoài, có lẽ ông khó lòng tập hợp được sự quan tâm của quần chúng tới mức dấy lên sự sợ hãi cho chính quyền. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50 bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, comple, cavat, trán rộng, đầu ngửng cao, ngạo nghễ đi giữa hai hàng cảnh sát”.
Cái dại của phía chính quyền là nghiêm trọng hóa vụ án thành ra vô tình biến hình ảnh Cù Huy Hà Vũ như một... Nguyễn Văn Trỗi! Thậm chí dại và kém ngay từ khâu bắt ông Vũ khiến dư luận nhớ mãi đến vụ án qua một hình ảnh phản cảm là 2 cái bao cao su đã qua sử dụng. Tôi đã từng ý vị về câu chuyện này trong bài ngụ ngôn “Không gian lẹo”.
Đã vài lần tiếp xúc với Cù Huy Hà Vũ. Mấy lần vào Đà Nẵng ông chủ động tìm gặp tôi. Gặp xong tôi thất vọng và thấy hụt hẫng so với những gì đã đọc và nghe trước đó. Vì thế, nếu cho tôi làm “nhà tổ chức” của các phong trào dân chủ, tôi sẽ không chọn Cù Huy Hà Vũ, và càng không ngửi nổi những nhóm vỗ ngực xưng danh “dân chủ” nhưng mở mồm là văng chửi với toàn thứ ngôn từ hàng chợ.
Tôi tôn trọng và nhiều lúc ở nghĩa nào đó thấy quí trọng những mục tiêu đeo đuổi của các nhà dân chủ. Nhưng cứ tư duy và hành xử theo kiểu lối văn hóa dân chủ này thì tôi... kinh sợ!
Đến tôi còn kinh sợ thì hỏi sao một vị giáo sư khả kính như Ngô Bảo Châu không “sợ hãi”, sợ hãi đến mức phải đóng blog cũng là điều dễ hiểu.
Không biết Ngô Bảo Châu đã hoặc sẽ viết luận gì về “dân chủ”. Còn với tôi, đã vài lần nhắc đi nhắc lại câu này: Nếu chỉ với những kiểu lối “dân chủ” Việt như thế thì đừng mơ gì một hiệu ứng hoa nhài hay hoa... cứt lợn!
-Bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu
- GS Ngô Bảo Châu 'tạm đóng blog'
GS Châu từng lên tiếng về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.Giáo sư Ngô Bảo Châu đóng trang blog 'Thích học toán' của mình sau bài bình luận gây nhiều tranh cãi liên quan tới phiên xử TS Cù Huy Hà Vũ.Thông tin trên mạng từ một số blog cá nhân như Bấm blog "Cụ Hinh" đăng tải điều được mô tả là lời tạm biệt của chủ nhân blog Thích Học Toán, GS Ngô Bảo Châu.
"Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. .. Không thể dừng lại mà không nói một lời chia tay, hẹn có ngày tái ngộ", blog Cụ Hinh trích dẫn thông báo mà blog này nói là thông điệp mà chủ nhân của trang Thích Học Toán nhờ chuyển tải.
Thông báo 'chia tay'
Tạm biệt
Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. Bần đạo cáo lỗi với bạn bè vì hành động đột ngột này.
Nhờ vào cái sân chùa này, bần đạo đã có chỗ để chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn bè, và đổi lại bần đạo cũng đã học được rất nhiều từ các bạn.
Mỗi ngày đi qua, cái nhu cầu làm mới lại mình bằng sự tĩnh lặng trở nên cần thiết hơn.
Vậy bây giờ là thời điểm để dừng lại và suy nghĩ. Không thể dừng lại mà không nói một lời chia tay.
Hẹn có ngày tái ngộ,
Thích Học Toán
Nguồn: Blog Cụ Hinh
Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. Bần đạo cáo lỗi với bạn bè vì hành động đột ngột này.
Nhờ vào cái sân chùa này, bần đạo đã có chỗ để chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn bè, và đổi lại bần đạo cũng đã học được rất nhiều từ các bạn.
Mỗi ngày đi qua, cái nhu cầu làm mới lại mình bằng sự tĩnh lặng trở nên cần thiết hơn.
Vậy bây giờ là thời điểm để dừng lại và suy nghĩ. Không thể dừng lại mà không nói một lời chia tay.
Hẹn có ngày tái ngộ,
Thích Học Toán
Nguồn: Blog Cụ Hinh
Giáo sư toán học có tiếng của Việt Nam, ông Ngô Bảo Châu, mới đây lên tiếng bình luận về phiên tòa xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và chỉ trích giới chức tòa về "sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."
Bài viết có tựa Bấm 'Về sự sợ hãi' được tranh luận nhiều trên mạng và tại Bấm diễn đàn của BBC tiếng Việt.
Hồi tháng Tám năm 2010, GS Châu cũng gây sự chú ý trên mạng khi bình luận về thực trạng tự do ngôn luận bị chi phối bởi hiện tượng "lề trái, lề phải".
Khi đó ông Châu viết "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Tuy nhiên cũng không ít ý kiến thắc mắc về chuyện Ngô Bảo Châu là nhân vật thuộc "lề trái hay lề phải", đặc biệt khi ông được nhà chức trách tổ chức đón rước long trọng tại Hà Nội sau khi được trao giải toán học Fields.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.
Một số nhà quan sát cho rằng việc GS Châu lên tiếng về TS Cù Huy Hà Vũ có thể xuất phát từ những bức xúc của chính ông trong nỗ lực chỉ trích nhà cầm quyền về dự án gây nhiều tranh cãi này.
Cùng lúc GS Châu đóng cửa blog, trang blog của Tiến sỹ Nguyễn Đình Đăng từ Nhật Bản có bài bình luận về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ mà ông Đăng gọi là Bấm "Phiên tòa Kangaroo"
Và Bấm nhà văn Đào Hiếu gửi tới BBC bài viết đánh giá về bình luận của GS Châu về phiên tòa này.
- Thái độ phi chính trị là ảo tưởng
Thực sự khi mới đọc những lời Bấm “bình luận” của ông Ngô Bào Châu tôi cũng muốn bỏ qua cho ông ta và tôi đã đi tản bộ ngoài bờ sông để quên đi những điều nhảm nhí.
Nhưng có một cái gì đó, đúng ra là có một cái mùi gì đó nó cứ phảng phất trong không khí, ban đầu tôi tưởng đó là thứ mùi do nước thải từ cái xóm nhà bên kia sông chảy xuống sông, nhưng lâu nay tôi vẫn thường tản bộ quanh đây sao không thấy?Đó là một thứ mùi rất đặc biệt, nó ngai ngái, thơm không ra thơm, thối không ra thối, vừa giống nước đái heo vừa giống mùi nước hoa hảo hạng của Pháp. Cuối cùng chịu không nổi tôi đành quay trở về.
Ngay lúc đó trong đầu tôi chợt hiện ra đáp án: đó là cái mùi cơ hội.
‘Không thuyết phục’
Khi giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.”, có lẽ ông Châu muốn nói rằng “Tôi thấy ông Cù Huy Hà Vũ cũng giống như bất cứ người nào, chẳng có gì đặc biệt, mà sao mọi người cứ làm rùm beng lên như thế?
Tức là ý ông Châu là “Đọc những lập luận của ông Vũ, tôi thấy chúng lỏng lẻo, không có chứng cớ, không thuyết phục.”
Ông Châu còn muốn ngụ ý những vấn đề ông Vũ nêu ra như: cho Trung Quốc lên Tây Nguyên khai thác bauxite, xâm hại mội trường, đe dọa an ninh quốc phòng, các vụ chiếm dụng thô bạo và bừa bãi đất của dân diễn ra khắp cả nước, vụ ông sếp công an khoe là đã đánh sập 300 trang mạng, vụ Đảng đứng trên luật pháp, đứng trên quốc hội nên đẻ ra tham nhũng tràn lan…đều do ông Vũ nói theo cảm tính, thiếu chứng cứ…
Mà cho dù có chứng cứ đi nữa thì nhà nước vẫn đúng, chẳng qua là ông Hà Vũ “chưa đủ trình độ” để hiểu những “ý đồ chiến lược lớn” của Đảng đó thôi.
Những vấn đề ông Hà Vũ nêu ra đều là sự thật hiển nhiên ai cũng biết
Đào Hiếu
Có thật ông Cù Huy Hà Vũ chưa đủ trình độ để hiểu những ý đồ chiến lược lớn của Đảng nên những lý lẽ của ông chưa đủ thuyết phục?
Tôi lại nghĩ những vấn đề ông Hà Vũ nêu ra đều là những sự thật hiển nhiên ai cũng biết.
Trí thức cũng biết, người bình dân cũng biết, chị bán vé số cũng biết, bác phu khuân vác ở bến tàu cũng biết, em bé đánh giày cũng biết mà không cần ai thuyết phục.
Nếu như ông Hà Vũ có lập luận dài dòng là vì nhu cầu tự biện hộ trước tòa chứ thực ra những vấn đề minh bạch như vậy thì làm gì phải đặt vấn đề thuyết phục hay không thuyết phục!?
Giáo sư Ngô Bảo Châu có quyền nói“những lý lẽ”Tiến sỹ Hà Vũ đưa ra“không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, nhưng ít nhất giáo sư cũng nên phân tích cụ thể: “Những lý lẽ” đó là gì? Vì sao giáo sư không thấy thuyết phục?
Điều này rất cần thiết để đảm bảo công bằng cho người vắng mặt, hơn nữa một người đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, một người không thể tự bảo vệ mình.
‘Đứng giữa’
Giai cấp cầm quyền và đám nhà giàu là những ông chủ còn đám dân đen nghèo khổ là tôi tớ.
Vì thế người trí thức chỉ có một chọn lựa: hoặc là anh đứng về phía dân đen để đấu tranh cho các quyền cơ bản của họ, cho miếng cơm manh áo của họ.
Tức là họ có thể đấu tranh với bất cứ hình thức nào tùy hoàn cảnh, thậm chí im lặng, chỉ đấu tranh trong suy nghĩ, trong nhận thức, nhưng đừng nước đôi, đừng hai mặt.
Nếu anh quay lưng lại với dân nghèo, phủ nhận cuộc đấu tranh của nhân dân thì có nghĩa là anh đồng lõa, thậm chí đứng hẳn về phía quyền lực để hưởng vinh hoa phú quý.
Đó là một vị trí không có thật, lập lờ, không sòng phẳng, thiếu minh bạch ... và thái độ đứng giữa, thái độ “phi chính trị” là ảo tưởng.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà văn sống tại Sài Gòn. Ông là tác giả một số tiểu thuyết như Nổi loạn (1993) và Lạc đường (2008).
-GS Ngô Bảo Châu bình luận vụ xử Hà Vũ
Giáo sư toán học có tiếng của Việt Nam, ông Ngô Bảo Châu, vừa lên tiếng bình luận về vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong bài blog với tựa đề Bấm 'Về sự sợ hãi', ông Châu viết:
"Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.
"Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
"Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.
"Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này."
'Cẩu thả và sợ hãi'
Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, viết tiếp:
"Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.
"Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
"Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải.
"Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm.
"Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."
Giáo sư Châu cũng đã từng Bấm bày tỏ quan điểm của ông về tự do ngôn luận khi đoạt giải Fields, giải được coi là Nobel toán học, hồi tháng Tám năm ngoái.
Cũng trong một bài blog, ông viết "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Thích học toán ‘Blog Về sự sợ hãi "Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.
"Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
"Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.
"Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này."
'Cẩu thả và sợ hãi'
Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, viết tiếp:
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
"Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
"Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải.
"Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm.
"Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."
Giáo sư Châu cũng đã từng Bấm bày tỏ quan điểm của ông về tự do ngôn luận khi đoạt giải Fields, giải được coi là Nobel toán học, hồi tháng Tám năm ngoái.
Cũng trong một bài blog, ông viết "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
GS Ngô Bảo Châu