-World Politics Review--Ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tuần trước bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam đã tới Trung Quốc để gặp gỡ phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng trung ương Trung Quốc và tiếp theo trong tuần hai bên đã ký một loạt thỏa thuận kinh tế song phương. Brantly Womack, giáo sư môn chính trị học tại Đại học Virginia và tác giả của “Trung Quốc và Việt Nam: chính trị của bất cân xứng” đã trả lời phỏng vấn qua thư điện tử về mối quan hệ Trung-Việt.
WPR: Hiện trạng mối quan hệ Trung –Việt là thế nào?
Brantly Womack: Trong vòng 50 năm qua Trung Quốc và Việt Nam lúc thì là chỗ bạn bè chí thiết lúc thì thù nhau không để đâu cho hết, điều này cho thấy mối quan hệ không ổn định. Song, Trung Quốc đã rút ra được một điều là họ không thể ép buộc Việt Nam tuân lệnh họ. Kết quả là trên thực tế mối quan hệ giữa hai nước về căn bản hóa ra lại là vững chắc.
Những căng thẳng đang tồn hiện nay xuất phát từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và mối quan hệ ở thế bất cân xứng. Trung Quốc lớn hơn Việt Nam trên mọi phương diện, điều này dẫn đến chỗ Việt Nam cảm thấy mình yếu ớt. Ngoài ra Trung Quốc nhiều lúc còn tỏ ra cứng rắn. Mặt khác, Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt và ngày càng thâm hụt dữ hơn trong buôn bán với Trung Quốc, điều này tạo ra sự mất cân bằng cho kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trung Quốc về phần mình lại coi Việt Nam như là láng giềng gây khó chịu nhất ở Đông Nam Á. Dư luận chung ở Việt Nam hiện nay là cực kỳ nghi ngờ Trung Quốc cho nên Trung Quốc cảm thấy Việt Nam vô ơn đối với sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ và Trung Quốc cho rằng nước láng giềng nhỏ hơn họ rất nhiều này dễ bị kích động thái quá.
Mặc dù vậy cả hai nước này đều có hệ thống chính trị tương đồng và chiến lược phát triển tương tự nhau. Cả hai đều nằm trong số những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới và cả hai đều chẳng muốn quay lại sự thù địch.
WPR: Mối quan hệ song phương của hai nước gần đây đã bị tác động thế nào trước sự cạnh tranh và hợp tác với Mỹ?
Womack: Là một nước nhỏ hơn cho nên Việt Nam cảm thấy mình ở thế yếu trong quan hệ với Trung Quốc. Vì thế Việt Nam muốn làm giảm bớt mối quan hệ ở thế yếu này bằng cách tăng cường mối quan hệ với các nước khác. Bước đi quan trọng nhất là Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1995. Nhưng khi vị thế của Trung Quốc trên thế giới ngày càng tăng cao thì Việt Nam do ý thức về sự an toàn của mình đã coi trọng việc cải thiện mối quan hệ với Mỹ.
Trong lúc đó lại xuất hiện một sự gia tăng va chạm quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến hoạt động do thám bằng máy bay và tàu chiến ở dọc bờ biển của Trung Quốc và Mỹ rất lo ngại về hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Vì thế Mỹ hiện đang mở rộng tầm với tới Đông Nam Á còn Trung Quốc thì nghi ngờ Washington đang theo đuổi chính sách ngăn chặn. Sự khủng hoảng đã lên tới đỉnh điểm cùng với chuyến viếng thăm Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Kể từ sau đó Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tái khẳng định mối quan hệ mang tính căn bản của họ và bước gần đây nhất là chuyến viếng thăm Bắc Kinh của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.
WPR: Những vấn đề nào có thể làm chệch đường ray mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam và điều gì làm cho hai nước này xích lại gần nhau hơn?
Womack: Cả hai bên đều đồng ý rằng vấn đề then chốt là những tuyên bố tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa. Một số tranh chấp là mang tính song phương đồng thời số khác lại liên quan đến cả Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Nhưng cả Trung Quốc lẫn bất cứ một nước nào khác đều thấy là khó và sẽ là phản tác dụng nếu đưa ra một giải pháp theo cách manh động cho nên đã không hề có hành động quân sự nào xảy ra ở khu vực này kể từ năm 1988. Mỹ không trực tiếp dính líu cũng không ủng hộ bất cứ một bên tranh chấp cụ thể nào.
Mối quan hệ Trung-Việt không giống như một đoàn tàu hỏa có thể chệch đường ray mà nó giống một cái xe đẩy hàng trong siêu thị bị hỏng một bánh: chiếc xe được chất hàng càng nặng thì nó khó đẩy hơn thôi chứ nó sẽ không đổ sụp xuống được đâu.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
WPR: Hiện trạng mối quan hệ Trung –Việt là thế nào?
Brantly Womack: Trong vòng 50 năm qua Trung Quốc và Việt Nam lúc thì là chỗ bạn bè chí thiết lúc thì thù nhau không để đâu cho hết, điều này cho thấy mối quan hệ không ổn định. Song, Trung Quốc đã rút ra được một điều là họ không thể ép buộc Việt Nam tuân lệnh họ. Kết quả là trên thực tế mối quan hệ giữa hai nước về căn bản hóa ra lại là vững chắc.
Những căng thẳng đang tồn hiện nay xuất phát từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và mối quan hệ ở thế bất cân xứng. Trung Quốc lớn hơn Việt Nam trên mọi phương diện, điều này dẫn đến chỗ Việt Nam cảm thấy mình yếu ớt. Ngoài ra Trung Quốc nhiều lúc còn tỏ ra cứng rắn. Mặt khác, Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt và ngày càng thâm hụt dữ hơn trong buôn bán với Trung Quốc, điều này tạo ra sự mất cân bằng cho kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trung Quốc về phần mình lại coi Việt Nam như là láng giềng gây khó chịu nhất ở Đông Nam Á. Dư luận chung ở Việt Nam hiện nay là cực kỳ nghi ngờ Trung Quốc cho nên Trung Quốc cảm thấy Việt Nam vô ơn đối với sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quá khứ và Trung Quốc cho rằng nước láng giềng nhỏ hơn họ rất nhiều này dễ bị kích động thái quá.
Mặc dù vậy cả hai nước này đều có hệ thống chính trị tương đồng và chiến lược phát triển tương tự nhau. Cả hai đều nằm trong số những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới và cả hai đều chẳng muốn quay lại sự thù địch.
WPR: Mối quan hệ song phương của hai nước gần đây đã bị tác động thế nào trước sự cạnh tranh và hợp tác với Mỹ?
Womack: Là một nước nhỏ hơn cho nên Việt Nam cảm thấy mình ở thế yếu trong quan hệ với Trung Quốc. Vì thế Việt Nam muốn làm giảm bớt mối quan hệ ở thế yếu này bằng cách tăng cường mối quan hệ với các nước khác. Bước đi quan trọng nhất là Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1995. Nhưng khi vị thế của Trung Quốc trên thế giới ngày càng tăng cao thì Việt Nam do ý thức về sự an toàn của mình đã coi trọng việc cải thiện mối quan hệ với Mỹ.
Trong lúc đó lại xuất hiện một sự gia tăng va chạm quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến hoạt động do thám bằng máy bay và tàu chiến ở dọc bờ biển của Trung Quốc và Mỹ rất lo ngại về hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Vì thế Mỹ hiện đang mở rộng tầm với tới Đông Nam Á còn Trung Quốc thì nghi ngờ Washington đang theo đuổi chính sách ngăn chặn. Sự khủng hoảng đã lên tới đỉnh điểm cùng với chuyến viếng thăm Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Kể từ sau đó Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tái khẳng định mối quan hệ mang tính căn bản của họ và bước gần đây nhất là chuyến viếng thăm Bắc Kinh của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam.
WPR: Những vấn đề nào có thể làm chệch đường ray mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam và điều gì làm cho hai nước này xích lại gần nhau hơn?
Womack: Cả hai bên đều đồng ý rằng vấn đề then chốt là những tuyên bố tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa. Một số tranh chấp là mang tính song phương đồng thời số khác lại liên quan đến cả Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Nhưng cả Trung Quốc lẫn bất cứ một nước nào khác đều thấy là khó và sẽ là phản tác dụng nếu đưa ra một giải pháp theo cách manh động cho nên đã không hề có hành động quân sự nào xảy ra ở khu vực này kể từ năm 1988. Mỹ không trực tiếp dính líu cũng không ủng hộ bất cứ một bên tranh chấp cụ thể nào.
Mối quan hệ Trung-Việt không giống như một đoàn tàu hỏa có thể chệch đường ray mà nó giống một cái xe đẩy hàng trong siêu thị bị hỏng một bánh: chiếc xe được chất hàng càng nặng thì nó khó đẩy hơn thôi chứ nó sẽ không đổ sụp xuống được đâu.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011