Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Những nhà cai trị đàn áp mới của Trung Quốc

--Những nhà cai trị đàn áp mới của Trung Quốc
Giới quan sát phương Tây có xu hướng mô tả các vụ đàn áp như một phản ứng thái quá đối với mối đe dọa, nhưng cũng có thể là các nhà cai trị Trung Quốc biết rõ hơn. Đúng, không hề có đại chúng sôi sục sẵn sàng để lật đổ chế độ. Nhưng ở một đất nước rộng lớn, nhiều người vi phạm, từ người dân bị tước đoạt qua người sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp cho đến các blogger nổi giận, bực bội về nhà nước. Chính phủ hoàn toàn có khả năng xử lý từng nhóm riêng biệt. Nhưng hơn bao giờ hết, khi những nhóm bất mãn có khả năng kết hợp lại, đặc biệt là khi sức tăng trưởng có chậm lại, họ sẽ thể hiện một sức lực mạnh mẽ, để thà sớm còn hơn là chậm trễ.

The Economists
Lê Quốc Tuấn - X Cafe-VN chuyển dịch Việt Ngữ
Những cuộc trả thù của nhà cầm quyền Trung Quốc đang phản bội lại nỗi lo sợ của họ.
Tương tự như mọi điều dưới tầng trời, dường như sự đàn áp ở Trung Quốc thường diễn ra theo chu kỳ. Ngay từ trước đến nay sự đàn áp ấy đã từng tuỳ thuộc vào các nhà lãnh đạo của đất nước để mà buông thả gọng kềm của họ, cho phép một chút tự do chính trị trong đất nước.
Những lời chỉ trích được tự do hơn của giới truyền thông đã giúp đánh bóng cho sự tín nhiệm của đảng. Luật pháp môi miếng ngoài miệng và quy trình thủ tục đã giành được những lời ca ngợi ở nước ngoài và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế trong nước. Vì vậy, sẽ có được sự ấm áp, một loại "mùa xuân Bắc Kinh" trong một thời gian. Sau đó luôn luôn sẽ bị đóng băng trở lại. Tuy nhiên, cho đến gần đây, dường như mùa xuân ấm áp hơn và sự đóng băng đã không quá khắc nghiệt trong mỗi chu kỳ mới. Khi đất nước đã bắt đầu tự do hóa, Những người phương Tây đã bào chữa cho việc kinh doanh với Trung Quốc của họ từ những căn cứ như vậy. Sự cởi mở hơn về kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến sự cởi mở hơn về các lãnh vực khác.
Nhưng cuộc đóng băng mới nhất đã ném những hy vọng rộng rãi ấy vào nghi hoặc, vì ba lý do.
Thứ nhất là vì tính quy mô của chiến dịch đàn áp. Ải Vị Vị, người nghệ sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã bị bắt giữ tại sân bay Bắc Kinh vào ngày 03 tháng 4, chỉ là khuôn mặt đáng chú ý nhất bị bắt giữ trong cuộc đóng băng gần đây. Những lời kêu gọi trên mạng Internet cho một "cuộc cách mạng hoa nhài" đã khiến một số lượng rất lớn cảnh sát vũ trang và những kẻ côn đồ được trả tiền tràn xuống những nơi công cộng để ngăn cản không cho người dân "đi dạo", như một hình thức phản đối ngầm.
Em ơi, ngoài trời lạnh lắm
Hàng chục người đã bị giam giữ, giờ đây phải đối diện với các truy tố hình sự liên quan đến những lời kêu gọi chỉ mới phôi thai này. Những người khác phải đối diện với các loại sách nhiễu, bao gồm việc đánh đập và quản chế tại gia. Nhưng cuộc đóng băng còn tiến hành xa hơn. Kể từ tháng Hai, một số các luật sư đấu tranh hàng đầu của đất nước đã bị mất tích. Các nhà đấu tranh cho dân quyền và môi trường đã phải đối diện với sự đàn áp. Các blogger bị vây bủa. Các thành viên của một giáo hội kín (nghĩa là, không phải của nhà nước) ở Bắc Kinh, đã bị ngăn cấm không được họp lại ở nơi họ thường gặp nhau, đã bị bắt khi họ cố gắng để thờ phượng ở bên ngoài.
Lý do thứ hai để nghi ngờ là thời gian của cuộc đàn áp. Với nhận thức muộn màng, cuộc đàn áp đã bắt đầu sau cuộc bạo loạn ở Tây Tạng trong năm 2008 khiến đã lôi kéo một phản ứng gay gắt. Kể từ đó, hai sự kiện, Thế vận hội Bắc Kinh và Hội Chợ Thế Giới Thượng Hải 2010 năm sau đó có thể đã phục vụ như sự xuất hiện của các phe phái cho một Trung Quốc đang lên. Những sự kiện này mang đến cơ hội để thế giới nhìn thấy một khuôn mặt tự tin hơn cho chế độ. Tuy nhiên, cả hai đều đi kèm với các biện pháp cư xử khắc nghiệt đến bất cứ ai bị coi là có khả năng gây rắc rối cho chính phủ. Hàng chục ngàn công nhân nhập cư cùng khổ đã bị đuổi ra khỏi Bắc Kinh để giảm bớt tiếng nói chống đối. Những nhà tranh đấu thẳng thắn bị mang ra khuất khỏi tầm nhìn của mọi người.
Ngay cả thiên tai cũng đã gây ra đàn áp. Tranh cãi nghiêm trọng đầu tiên của ông Ải với các nhà chức trách là khi ông cố gắng truy cứu trách nhiệm cho tất cả các học sinh bị thiệt mạng trong trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, nhiều em đã là hậu quả của lối xây cất tham nhũng. Xem xét tất cả mọi biểu hiện, bao gồm việc thắt chặt kiểm duyệt internet và sự ngột ngạt của tranh luận công cộng, cuộc đàn áp mới nhất về bất đồng quan điểm chính trị chắc chắn tạo nên sự tồi tệ nhất kể từ Thiên An Môn năm 1989 và các hậu quả của nó.
Lý do thứ ba để nghi ngờ ý định của sự ấm áp lên dần ẩn trong các phương pháp đàn áp. Ngay cả những vụ đàn áp sau vụ Thiên An Môn cũng còn có được một sự làm dáng ra vẻ như có quy trình thủ tục tử tế. Giờ đây, sự giả vờ ấy không còn hiện hữu nữa. Dân chúng bị bắt vì những luật lệ giam giữ tùy tiện và sau đó được làm cho mất tích. Sau khi bị bắt giải đi, ông Ải đã không được nghe biết đến nữa. Bạo lực là một phần của hỗn hợp hành động. Ông Ai đã phải phẫu thuật não vào năm 2009 sau khi bị đánh đập bởi những kẻ côn đồ đưọc thuê mướn. Các nhà báo nước ngoài đang bị sách nhiễu trên một quy mô chưa từng thấy kể từ sau vụ Thiên An Môn. Giải thích mơ hồ về "an ninh nhà nước" đã được sử dụng như một lý do để ruồng bắt dân chúng. Đối với người bị cảm nhận là "gây rối" như ông Ái, chính phủ nói rằng, "không hề có pháp luật nào để bảo vệ họ".
Giới quan sát phương Tây có xu hướng mô tả các vụ đàn áp như một phản ứng thái quá đối với mối đe dọa, nhưng cũng có thể là các nhà cai trị Trung Quốc biết rõ hơn. Đúng, không hề có đại chúng sôi sục sẵn sàng để lật đổ chế độ. Nhưng ở một đất nước rộng lớn, nhiều người vi phạm, từ người dân bị tước đoạt qua người sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp cho đến các blogger nổi giận, bực bội về nhà nước. Chính phủ hoàn toàn có khả năng xử lý từng nhóm riêng biệt. Nhưng hơn bao giờ hết, khi những nhóm bất mãn có khả năng kết hợp lại, đặc biệt là khi sức tăng trưởng có chậm lại, họ sẽ thể hiện một sức lực mạnh mẽ, để thà sớm còn hơn là chậm trễ.
Do đó, quan điểm từ Bắc Kinh là khác so với các quan điểm từ nước ngoài. Trong khi thế giới bên ngoài xem nền cai trị của Trung Quốc như toàn năng, chính những người cai trị lại đang phải phát hiện các mối đe dọa trong từng chuyển động. Nguồn gốc của sự đàn áp này không nằm trong sự tự tin tự phụ của các nhà lãnh đạo, mà chính trong nỗi căng thẳng của họ. Phản ứng với các mối đe dọa của họ là nhằm để đe dọa đến những người khác.
Sự thay đổi chính trị sắp xảy ra cũng có thể là một phần nguyên nhân. Năm tới một đại hội đảng quan trọng sẽ xức dầu cho một thế hệ mới của các nhà lãnh đạo, dẫn đầu là Tập Cận Bình, nay là của Phó Chủ tịch nước, để thay thế điều hành đất nước. Đàn áp là công việc của "an ninh nhà nước", lực lượng công an thường phục và mật vụ- đầy quyền lực của Trung Quốc. Cảm thấy được cấp trên thả cương, hiện nay quyền lực này có thể có khuynh hướng thể hiện sức mạnh của mình.
Nỗi sợ bị treo cổ
Nhiều nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc xuất thân từ thành phần "vương hầu", một tầng lớp gia đình quý tộc của những người có uy tín cách mạng từ thời của Mao Trạch Đông. Một số có các chức vụ sinh lợi vốn mang lại cho họ một quyền lợi về tài chính nhờ ách kiểm soát chặt chẽ hơn của đảng trong cả kinh tế và xã hội. Những người khác sử dụng những phả hệ về tư tưởng của họ để biện hộ cho một cách tiếp cận theo lối chủ nghĩa Mao mới, vốn có rất ít liên quan đến pháp luật. Có rất nhiều nỗi bất mãn trong hệ thống về quyền lực ngày càng gia tăng của tầng lớp quý tộc này, và sự đàn áp có thể được sử dụng nhằm loại bỏ đối lập. Hậu quả là một nước Trung Quốc bẩn thỉu hơn.
Tối thiểu là trong ngắn hạn, những phát triển phiền phức này sẽ làm suy yếu ý tưởng có tính ủi an rằng việc mở cửa kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến sự sắp xếp về chính trị. Sau đó, là những lý do khác hơn để phương Tây quy trách nhiệm cho Trung Quốc. Mỹ và Liên minh châu Âu rất đúng khi mạnh mẽ lên án việc giam giữ ông Ái, mặc dù sẽ tốt hơn nếu họ bày tỏ lập trường sớm hơn. Việc thẳng thắn nói ra chỉ có thể giúp hạn chế bớt các hành vi của chế độ. Và chắc chắn việc ấy sẽ mang lại sự cứu viện cho những người đang dũng cảm hành động vì một tương lại tốt đẹp hơn ở Trung Quốc.
Nguồn: The Economist

Tổng số lượt xem trang