Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Phiên họp 39 UBTVQH: Lại nóng chuyện Vinashin

Lạm phát cao và cách "xử lý" Vinashin là hai chủ đề "nóng" của phiên họp 39 UBTVQH (IE)
Phiên họp 39 UBTVQH: Lại nóng chuyện Vinashin
 Sẽ công bố kết quả thanh tra Vinashin và sớm xét xử cá nhân vi phạm pháp luật có liên quan, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khai mạc sáng 25/4.
Với nội dung đánh giá kết quả kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa 12 và chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phản ánh cử tri chưa yên tâm, khi nghe Chính phủ báo cáo Quốc hội về trách nhiệm liên quan đến sai phạm tại Vinashin còn sơ sài, chưa thuyết phục.


Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, cử tri thắc mắc nhất ở chỗ thông tin đưa ra là “bên dưới đang điều tra nhưng bên trên đã cho là không có khuyết điểm” chứ không thắc mắc nhiều là có kỷ luật ai hay không.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhận xét "cách chuẩn bị hơi chủ quan, võ đoán".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu, nội dung báo cáo trước Quốc hội về kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Vinashin thì kể cả trên hội trường cũng có đại biểu chưa đồng tình. Còn đi tiếp xúc cử tri thì "nơi nào cũng nói là chưa đồng tình và chưa thuyết phục".
Cũng theo ông Nguyễn Phú Trọng thì báo cáo của Chính phủ nêu "chưa đầy đủ" kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Vụ việc chưa kết thúc và các cơ quan có trách nhiệm vẫn đang tiếp tục xem xét".
Ông Trọng phân tích, Bộ Chính trị nêu ra bốn nhiệm vụ cần làm: tái cơ cấu tập đoàn, cơ quan thanh tra xử lý theo pháp luật các cá nhân tập thể sai phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm điểm trách nhiệm cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và báo cáo trước Đại hội XI, tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội...
Báo cáo của Chính phủ chỉ đánh giá riêng phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Những nội dung khác đang được các cơ quan có trách nhiệm làm rõ̃. Do đó, không nên so sánh cách xử lý sai phạm ở Vinashin với các vụ việc khác.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ công bố kết quả thanh tra Vinashin và sớm xét xử cá nhân tổ chức vi phạm pháp luật. “Phải nghiêm túc chỗ đó thôi chứ không có cách nào khác”, ông Phúc nói
Cũng trong phiên họp sáng 25/4, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh việc đồng loạt tăng giá nhiều hàng hóa thiết yếu vừa qua đã làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp rất khó khăn.
Nêu con số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng đến 9,34% trong 4 tháng đầu năm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tháng 5 chưa hy vọng lạm phát sẽ giảm. Song nếu thực hiện nghiêm túc các biện pháp đã được Chính phủ đề ra, trong đó quan trọng là cắt giảm đầu tư công, thì đến tháng 6, 7 lạm phát sẽ giảm đi.
Cũng theo ông Phúc thì khi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí là đứng trước nguy cơ đổ bể. Song đây cũng là thời cơ để tái cơ cấu nền kinh tế, như yêu cầu được đặt ra tại nghị quyết của Quốc hội.
Nguyên Thảo (theo VNE)
* Tiêu đề của Bee.net đặt
TIN LIÊN QUAN
Không có chuyện xuê xoa với Vinashin
- "Những sai phạm ở Vinashin đang được tiếp tục làm rõ chứ không có chuyện xuê xoa như lo ngại của nhiều người", Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng nói tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (25/4).
Trọng tâm của buổi họp Thường vụ sáng nay là đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9 vừa bế mạc và bàn công tác chuẩn bị cho kỳ họp đầu tiên nhiệm kỳ QH khóa 13. Đa số ý kiến đều tập trung phân tích hai nội dung nổi bật tại kỳ họp thứ 9 là kết luận về tình hình xử lý sai phạm ở Vinashin và QH trì hoãn chưa thông qua dự án Luật Thủ đô.
Sớm công bố kết luận thanh tra
Theo phản ánh của một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi đi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, rất nhiều người dân bày tỏ thái độ chưa hài lòng với công tác phòng chống tham nhũng và báo cáo về trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Thường vụ QH cho rằng, việc QH không thông qua Luật thủ đô tại kỳ họp thứ 9 nên được xem là điều bình thường trong sinh hoạt dân chủ tại QH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho hay, dân quan tâm đến tình hình phòng chống tham nhũng và hiệu quả quản lý nhà nước không kém gì mối quan tâm về giá cả, lạm phát.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê  Quang Bình thì phản ánh: "Dù Bộ Chính trị đã nói vụ việc đó đã rút kinh nghiệm rồi nhưng trong thâm tâm chưa ai thấy được thuyết phục".
Theo ông Bình, dân còn so sánh cách xử lý ở Vinashin với một số vụ việc tham nhũng khác và cho rằng chỉ rút kinh nghiệm là chưa đủ. Ngay một vụ cháy rừng ở Cà Mau khiến một chủ tịch huyện cũng bị kỷ luật thì với những hậu quả từ sai phạm ở Vinashin không thể chỉ là "sai đâu sửa đó". Quan trọng hơn, theo ông Bình, là làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước.
Trước "tâm tư" của các thành viên Ủy ban Thường vụ, Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói, phần báo cáo trước Quốc hội về kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Vinashin thì kể cả trên hội trường cũng có đại biểu chưa đồng tình. Đi tiếp xúc cử tri dân cũng phàn nàn là chưa thuyết phục.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Vụ việc chưa kết thúc và các cơ quan có trách nhiệm vẫn đang tiếp tục xem xét".
Báo cáo của Chính phủ chưa nêu đầy đủ kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin mà chỉ tổng kết một phần nhỏ.
Ông Trọng phân tích, Bộ Chính trị nêu ra bốn nhiệm vụ cần làm: tái cơ cấu tập đoàn, cơ quan thanh tra xử lý theo pháp luật các cá nhân tập thể sai phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm điểm trách nhiệm cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và báo cáo trước Đại hội XI, tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội...
Báo cáo của Chính phủ chỉ đánh giá riêng phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Những nội dung khác đang được các cơ quan có trách nhiệm làm rõ̃̀ ̃. Do đó, không nên so sánh cách xử lý sai phạm ở Vinashin với các vụ việc khác.
Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, "sẽ sớm công bố kết luận thanh tra, sớm đưa ra xét xử những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Từ kết quả thanh tra đó sẽ quy trách nhiệm cụ thể với cấp dưới".
Thủ tướng sẽ nêu chương trình hành động
Theo dự kiến, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 sẽ diễn ra trong khoảng 22 ngày, khai mạc ngày 21/7.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành hai tuần để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự. Bao gồm, bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội.

Quốc hội cũng sẽ bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Đồng thời, phê chuẩn danh sách các thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Dự kiến, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ có bài phát biểu nhậm chức. Riêng Thủ tướng nhiệm kỳ mới sẽ phát biểu về chương trình hành động trước Quốc hội.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ dành khoảng 5 ngày để xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng khác. Như báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009...
Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác nhân sự sẽ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ.
Riêng với tình hình kinh tế, lạm phát, giá cả sáu tháng đầu năm, Hội nghị Trung ương sẽ tiến hành phiên họp vào tháng 6 sắp tới và sẽ dành thời gian đánh giá chung.
  • Lê Nhung

Tổng số lượt xem trang