Đăng bởi anhbasam on 22/04/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM-Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 19/04/2011
Kể từ khi Uỷ ban bầu cử độc lập Cốt Đivoa (CEI) và Uỷ ban hiến pháp công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống, cuộc khủng hoảng hậu bầu cử cho thấy trò chơi lá mặt lá trái và chính sách ngoại giao của các cường quốc, trong đó có Trung Quốc – nhân tố không thể đảo ngược tại Abidjan.
Bên cạnh khủng hoảng địa chính trị nội tại của Cốt Đivoa, nơi quân đội đã thay thế cuộc đàm phán chính trị kể từ tháng 2/2011, có rất ít bài báo phân tích các nước chủ chốt quốc tế liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc xung đột. Theo các nguồn thông tin, kể từ đầu tháng 4/2011 đã có từ 500-900 người thiệt mạng. Nếu lý lẽ của các cường quốc chính và các tổ chức quốc tế được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đăng tải rộng rãi thì quan điểm của Mỹ, được đánh giá “thân Gbagbo” dường như tỏ ra mập mờ, phức tạp, giảm dần và cuối cùng ít mang tính trung gian. Quan điểm không rõ ràng này dường như thật dễ thấy, mất dần sự chú ý, song lại là một sự đơn giản hoá cần thiết. Về vấn đề Cốt Đivoa, “thế giới phương Tây” – đứng đầu là Mỹ, Pháp và Anh đang đối đầu với “thế giới phương Đông” – là hiện thân của Nga và Trung Quốc. Các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) này muốn là người phát ngôn cho các khu vực, trong khi các nước khác lo ngại phải bày tỏ quan điểm về cuộc xung đột trên. Đó cũng là trường hợp của Nigiêria và Xênêgan ủng hộ ứng cử viên Alassane Drramane Ouattara được CEI công nhận, trong khi Braxin, Mêhicô, Libăng và Ănggôla ủng hộ cựu tổng thống Laurent Gbagbo.
Nga thường phản đối âm mưu của các nước nhằm thông qua các nghị quyết của LHQ về Cốt Đivoa. Sự đe doạ phủ quyết của Nga diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991). Matxcova thường nhắc tới những nguyên tắc cơ bản, như không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác mặc dù chúng bị cho là đạo đức giả hay khôn khéo, ngoại giao hay nhân đạo. Các nguyên tắc “tinh thần” này cho phép tạo đối trọng với chính sách quốc tế của Mỹ, một phần được thể hiện thông qua tổ chức LHQ, ngoài ra còn giúp cải thiện hình ảnh của một nước Nga mong muốn áp đặt các lý lẽ và tầm nhìn quốc tế trong các quan hệ liên nhà nước. Đó cũng là điều Trung Quốc đang tìm kiếm, Bắc Kinh đang sử dụng mọi mưu đồ để củng cố tính hợp lệ của mình.
Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là duy trì chính sách “thân Ouattara”
Tuy Bắc Kinh đã không phản đối các nghị quyết 1951 (ngày 24/12/2010), 1962 (20/12/2010), 1976 (19/1/2011), 1968 (16/2) và 1975 (30/3) song đã cho thấy nước này có nhiều do dự. Mặt khác, các nghị quyết trên của LHQ chỉ được thông qua sau rất nhiều cuộc thảo luận. Tại Niu Yóoc, hai thành viên thường trực Nga và Trung Quốc thường xuyên đả kích hai nước đứng đầu các đề xuất trừng phạt Cốt Đivoa là Pháp và Mỹ. Vì không muốn lên án công khai Laurent Gbagbo, trong các cuộc đàm phán về việc đệ trình dự thảo nghị quyết do Pháp và Nigiêria đề xuất vào cuối tháng 3/2011 (nghị quyết 1975), Bắc Kinh và Matxcova một lần nữa nghiêng về vị tổng thống được Uỷ ban hiến pháp Cốt Đivoa công nhận.
Trung Quốc chính thức ủng hộ nỗ lực hoà giải của Liên minh châu Phi (AU) và các nước châu Phi liên quan và hy vọng các nước khác cũng sẽ làm như vậy để tiếp tục khuyến khích quá trình hoà giải, ổn định và phát triển của Cốt Đivoa.
Trong phiên họp toàn thể thứ 6508 ngày 30/3/2011, đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông tuyên bố: “Các lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ cần phải áp dụng nguyên tắc trung lập. Chính vì vậy, Phái bộ LHQ tại Cốt Đivoa (UNOCI) cần phải tránh trở thành một bên của cuộc xung đột, hay gây cảm tưởng ủng hộ một phía”. Tóm lại, nếu Trung Quốc tôn trọng những nỗ lực của LHQ, AU và Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), mọi sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các cường quốc quốc tế như sự hiện diện của LHQ tại Cốt Đivoa (UNOCI) sẽ được chấp thuận. Các nước khác như Trung Quốc, Nga, Braxin, Ấn Độ, đặc biệt là Nam Phi cùng với Gabông và Côlômbia sẽ có thể được coi như trung lập trong bản nghị quyết trên.
Sự nhanh chóng phối hợp tham gia chiến dịch Bình minh Odyssey hay Harmattan tấn công Libi của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trong đó có sự ủng hộ của Liên đoàn Arập – mà không có sự dè dặt nào – đặt lợi ích kinh tế và địa chính trị của các nước này vào trung tâm của quan hệ quốc tế. Tại sao một sự can thiệp như vậy lại nhắm vào Libi mà không phải vào Cốt Đivoa? Các yếu tố để trả lời có thể như sau: Thứ nhất, một chiến dịch đang được tiến hành tại Cốt Đivoa (ONUCI) và đó không phải là chiến dịch cho Tripôli. Thứ hai, những việc nhà lãnh đạo Libi gây ra đều đi ngược lại với tầng lớp nhân dân. Chúng được thực hiện bởi một đảng duy nhất. Điều này ngược lại với Cốt Đivoa, nơi “các lực lượng cộng hoà” của A. Ouattara cũng như các lực lượng quốc phòng và an ninh (FDS) của L. Gbagbo đều bị lên án. Thứ ba, mặc dù có những thiện chí tốt được đưa ra, song dưới con mắt người Pháp và Mỹ, những được mất về kinh tế và năng lượng đã thế chỗ cho vấn đề lãnh thổ đất nước Nam Xahara này? Cuối cùng, sự hiện diện của tổ chức Liên đoàn Arập và đặc biệt của Cata bên cạnh lực lượng đồng minh đã thuyết phục Nga và trong một cấp độ nhỏ hơn là Trung Quốc, chấp nhận chiến dịch mà Pari và Luân Đôn mong muốn. Hai nước tư bản này xem đây là một chiến lược tái chinh phục công luận quốc gia mình, đang bị thất vọng bởi thiếu khả năng phản ứng, cũng như việc can thiệp đầy tranh cãi và các nhà lãnh đạo của họ bị đặt vấn đề nghi ngờ với cái mà họ vừa đồng thuận gọi là “mùa xuân Arập”.
Dù gì đi nữa, chính sách thực dụng – thịnh hành những thập kỷ vừa qua – đang bị đặt câu hỏi. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng thực dụng, không phải chịu tổn thất như một quá khứ thực dân của châu Âu. Châu Phi không bao giờ hoặc hiếm khi lên án chủ nghĩa thực dân Trung Quốc tại châu Phi, điều không giống với trường hợp của Pari và Oasinhton. Bắc Kinh không ở trong tình thế khó khăn nan giải của châu Âu. Hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) muốn thực hiện ý tưởng mà theo đó họ bảo vệ các nước yếu hơn (châu PHi, châu Á trừ Nhật Bản và Nam Mỹ) chống lại các cường quốc NATO.
Các nước mới nổi bảo vệ lợi ích chính của họ đã phong toả hay làm chậm việc thông qua các nghị quyết về trường hợp Cốt Đivoa. Trong trường hợp tốt nhất, họ đã thay đổi tính cách hạn hẹp của mình, quá gò ép đối với chính phủ của Thủ tướng Aké N’Gbo. Điểm chính cần nêu ra đó là quan điểm của Trung Quốc và Nga như thế nào nếu Toà án Tư pháp của ECOWAS công nhận quyền can thiệp quân sự (sử dụng vũ lực hợp pháp) của Lực lượng gìn giữ hoà bình của các quốc gia Tây Phi (ECOMOG) đối với Laurent Gbagbo? Theo một thông cáo, Trung Quốc muốn “một nước Cốt Đivoa hoà bình, thống nhất, ổn định và thịnh vượng bởi đó mới chính là lợi ích cơ bản của nhân dân Cốt Đivoa”. Một sự thịnh vượng và phát triển kinh tế xã hội bền vững cho những người bản địa, nhưng không hẳn vậy: Trung Quốc cũng có những lợi ích quan trọng.
Một nước Trung Quốc “thân Gbagbo” về mặt địa chính trị, kinh tế và ngược lại
Mặc dù khủng hoảng song năm 2010 Cốt Đivoa chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội của Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA). Khu vực phía Tây châu Phi nói tiếng Pháp mặc dầu bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị song vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Hơn nữa, chính thiện chí của nhà nước kể từ năm 2000 và từ cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/10/2010 đã đa dạng hoá các nhà đầu tư. Các nguồn đầu tư từ Braxin, Arập và châu Á đã chuyển đổi thị trường kinh tế – tài chính của Cốt Đivoa. Điều này cũng có hại phần nào cho các công ty của Pháp. Trong số các nhà đầu tư trên, người Trung Quốc là đông nhất.
Trở thành đối tác chính của lục đại, xếp trên Mỹ và Pháp, Trung Quốc với 4 diễn đàn hợp tác (các năm 2000, 2003, 2006 và 2009) và việc đưa ra một chính sách đối ngoại mới đã làm thay đổi trật tự ván bài tại châu Phi kể từ sau năm 1997. Rất hiếm nhà nước không nhận được các khoản vay, hỗ trợ và đầu tư của Trung Quốc. Cốt Đivoa không phải là một ngoại lệ.
Là đối tác xếp thứ 9 về xuất khẩu và thứ 3 về nhập khẩu đối với thị trường Cốt Đivoa, năm 2009 cán cân thương mại nghiêng về phía Trung Quốc. Xuất khẩu của Cốt Đivoa sang Trung Quốc chỉ chiếm 20%.
Từ ngày 2/3/1983 – ngày Trung Quốc và Cốt Đivoa nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đã có nhiều chuyến thăm song phương. Những yếu tố khác đánh dấu sự xích lại gần nhau về chính trị và kinh tế là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đảng: Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mặt trận nhân dân Cốt Đivoa. Hai đảng đã gặp nhau vào năm 2002 và ngày 23/4/2009 nhân chuyến thăm khu phố Treichville của một phái đoàn Trung Quốc.
Lĩnh vực quốc phòng cũng không phải là ngoại lệ: 3 chuyến thăm chính thức trong năm 2001 và các hợp đồng bán vũ khí đạn dược đã được ký kết với một đất nước còn bị cấm vận chiếm gần 2,4 tỷ USD năm 2007. Quả thực, những chuyến thăm ngoại giao và trao đổi kinh tế trên là việc làm duy nhất của Cốt Đivoa. Thời gian đưa ra các con số trên là rõ ràng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư, cho vay và hối lộ của cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân được Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ Cốt Đivoa có thể còn lớn hơn. Tại một đất nước có nguy cơ bị đổ vỡ bởi nội chiến, nơi lòng tin được tạo dựng và sự đối kháng tiềm tàng được nhìn nhận cho đến tận trước cuộc bầu cử tổng thống được tuyên bố là dân chủ và được Liên Hợp Quốc giám sát, những cử hcỉ và hành động của một trong số các nước lớn tại châu Phi lại mang tầm địa chính trị.
Sự hiện diện vô tận trong hợp tác Trung Quốc – Cốt Đivoa
Những thông tin đưa ra trong tài liệu này không được toàn diện song chúng lại giới thiệu đa số các khoản hối lộ và cho vay được nhà nước Trung Quốc thực hiện từ năm 1983. Trong đó, hợp tác kinh tế là phát triển nhất và chiếm đa số kể từ cuối những năm 1990. Các khoản đầu tư và thực hiện thường diễn ra tại miền Nam và trong những khu đô thị lớn. Chúng cũng hiện diện trong khu vực được gọi là vành đai ca cao và đặc biệt tại hoặc gần khu vực Fromager, quê hương của vị tổng thống thất cử L. Gbagbo. Miền Nam Cốt Đivoa, nơi chúng ta thấy các khu vực canh tác (phục vụ xuất khẩu) và các cơ sở hạ tầng của nhà nước, cũng là nơi thường xuyên lui tới của các cán bộ ngoại giao Đại sứ quán Trung Quốc. Những chuyến đi này thường kèm theo các khoản quà biếu và hoạt động khánh thành các cơ sở hạ tầng do phía đối tác Trung Quốc tài trợ, nhưng thường xuyên nhất kể từ cuối năm 2002. Các cơ sở trên của Trung Quốc là nơi cung cấp thông tin. Nếu an ninh không đảm bảo tại miền Bắc được giải thích bởi sự xuất hiện hiếm hoi của đại sứ Trung Quốc Nguỵ Văn Hoa tại khu vực này thì cuộc gặp của ông với phái đoàn Các lực lượng mới (gồm các phiến quân cũ và Chỉ huy các khu vực thuộc lực lượng vũ trang của Các lực lượng mới – FAFN) ngày 30/3/2010 tỏ ra quan trọng. Mục đích của cuộc gặp nhằm đảm bảo an ninh cho các doanh nhân và hàng hoá của Trung Quốc quá cảnh giữa Abidjan với các nước lân cận (Mali và Nigiê thông qua Ouagadougou).
Nghiên cứu kỹ các cuộc gặp có thể phát hiện một số thông tin bổ sung. Các đảng phái chính trị đang hưởng lợi từ sự hợp tác trên gồm Đảng Dân chủ Cốt Đivoa (PDCI) – Đảng Tập hợp Dân chủ châu Phi (RDA) và Đảng Mặt trận Nhân dân Cốt Đivoa (FPI). Đảng Tập hợp những người cộng hoà (RDR) của Alassane Ouattara quản lý 6 khu vực hành chính, trong đó có các khu vực: Bouaké, San Pedro và Gagnoa; Đảng FPI cũng quản lý 6 khu vực, trong đó có Divo, Lakota, Sassandra và đặc biệt là Abidjan; Đảng PDCI-RDA quản lý đa số các khu vực, trong đó có 8 khu vực nhận đựơc nhiều sự hợp tác Trung Quốc – Cốt Đivoa (ví dụ Abengourou và Yamoussoukro). Dịp diễn ra cuộc bầu cử cấp tỉnh thành phố năm 2001, hai đảng đối lập nhận được sự ủng hộ của 117 xã (60%), so với 33 xã của FPI (16%). Đảng FPI nhận được 1,8%. Hai đảng năm 2010 gộp lại dưới tên gọi Liên minh các đảng và phong trào vì dân chủ và hoà bình ở Cốt Đivoa (RHDP) giành được 1,1%.
Tài trợ của nhân viên đại sứ quán Trung Quốc tại Cốt Đivoa
Đại sứ Trung Quốc tại Cốt Đivoa Nguỵ Văn Hoa ngày 8/3/2011 đã trao khoản tài trợ nông nghiệp cho Bộ Nông nghiệp của chính phủ không được LHQ công nhận. Tiến sỹ Issa Malick Coulibaly, đại diện cho phía Cốt Đivoa phát biểu: “Vào thời điểm đất nước chúng tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, món quà nông sản và thiết bị nông nghiệp này rất cần thiết để phục hồi canh tác lúa, là dấu hiệu mạnh mẽ minh chứng cho sự giúp đỡ bất diệt của Trung Quốc, nước sản xuất lúa gạo hàng đầu đối với dân tộc Cốt Đivoa”. Đài truyền hình Cốt Đivoa, cơ quan tuyên truyền chính thức của Tổng thống thất cử Gbagbo đã ca ngợi ngầm sự tài trựo của Trung Quốc cho vị tổng thống mãn nhiệm thực hiện cuối năm 2008. Ngược lại, thời điểm trao viện trợ diễn ra không đúng lúc…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sự mập mờ của Trung Quốc rất dễ nhận thấy trong ngành ca cao. Cuối tháng 3/2011, Công ty Noble Group của Hồng Công đã quyết định bán hết hàng dự trữ và trả thuế cho L. Gbagbo. Ngày 8/3/2011, vị tổng thống mãn nhiệm đã ra quyết định tịch thu và bán hết hàng dự trữ trong kho, ước tính lên đến 400.000 tấn. Đây có thể là khoản thu kinh tế cuốicùng của ông.
Cuối cùng, nhiệm vụ tại cảng tự quản Abidjan thuộc về Trung Quốc để trốn tránh lệnh cấm vận có hiệu lực ngày 15/1/2011. Đây là dịp cho Tổng giám đốc cảng này, ông Marcel Gossio thực hiện một chiến lược loại bỏ các công ty châu Âu và tiếp đón hàng chục công ty khác. Từ đầu năm 2009, cảng Abidjan đã tiếp nhận cả vũ khí.
Kể từ năm 1950, mặc dù Trung Quốc ngày càng hiện diện, đặc biệt về chính trị, tại lục địa đen song cũng mắc những sai lầm sơ đẳng. Sai lầm thuộc về chính phủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhóm tư vấn chiến lược. Việc chuyển dần từ một nền ngoại giao hệ tư tưởng sang ngoại giao kinh tế không phải không có những tương phản. Nhà nước Trung Quốc quả thực đã tham gia vào các quan hệ xuyên nhà nước đầu thế kỷ 21, song không kiểm soát được toàn bộ hình ảnh và chính sách đối ngoại nữa.
Sự do dự, “trung lập” tại Abidjan sẽ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh chính trị và văn hoá của Trung Quốc. Chính phủ của Thủ tướng Guillaume Kigbafori Soro sẽ không như vậy. Giữa nguyên tắc không can thiệp và thực tế kinh tế, đối khi thật khó chọn lựa và xem xét kỹ. Giữa hai sự đối kháng trên, có rất nhiều cản trở. Trung Quốc, cũng như Laurent Gbagbo, chờ đợi ngày 9/5/2011, thời điểm ECOWAS điều tra lại “gian lận” trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/11/2010. Câu truyện tình yêu kinh tế và thực dụng giữa Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dường như đã kết thúc. Tình hình Cốt Đivoa tiến triển chắc chắn sẽ mang lại một số câu trả lời./.
Thứ Ba, ngày 19/04/2011
TTXVN (Angiê 11/4)
Mạng tin trực tuyến wasalive.com ngày 3/4 đăng bài của tiến sỹ Xavier Auregan thuộc Viện nghiên cứu địa chính trị – Đại học Pari VIII về trò chơi hai mặt của Trung Quốc tại Cốt Đivoa như sau:Kể từ khi Uỷ ban bầu cử độc lập Cốt Đivoa (CEI) và Uỷ ban hiến pháp công bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống, cuộc khủng hoảng hậu bầu cử cho thấy trò chơi lá mặt lá trái và chính sách ngoại giao của các cường quốc, trong đó có Trung Quốc – nhân tố không thể đảo ngược tại Abidjan.
Bên cạnh khủng hoảng địa chính trị nội tại của Cốt Đivoa, nơi quân đội đã thay thế cuộc đàm phán chính trị kể từ tháng 2/2011, có rất ít bài báo phân tích các nước chủ chốt quốc tế liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc xung đột. Theo các nguồn thông tin, kể từ đầu tháng 4/2011 đã có từ 500-900 người thiệt mạng. Nếu lý lẽ của các cường quốc chính và các tổ chức quốc tế được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đăng tải rộng rãi thì quan điểm của Mỹ, được đánh giá “thân Gbagbo” dường như tỏ ra mập mờ, phức tạp, giảm dần và cuối cùng ít mang tính trung gian. Quan điểm không rõ ràng này dường như thật dễ thấy, mất dần sự chú ý, song lại là một sự đơn giản hoá cần thiết. Về vấn đề Cốt Đivoa, “thế giới phương Tây” – đứng đầu là Mỹ, Pháp và Anh đang đối đầu với “thế giới phương Đông” – là hiện thân của Nga và Trung Quốc. Các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) này muốn là người phát ngôn cho các khu vực, trong khi các nước khác lo ngại phải bày tỏ quan điểm về cuộc xung đột trên. Đó cũng là trường hợp của Nigiêria và Xênêgan ủng hộ ứng cử viên Alassane Drramane Ouattara được CEI công nhận, trong khi Braxin, Mêhicô, Libăng và Ănggôla ủng hộ cựu tổng thống Laurent Gbagbo.
Nga thường phản đối âm mưu của các nước nhằm thông qua các nghị quyết của LHQ về Cốt Đivoa. Sự đe doạ phủ quyết của Nga diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991). Matxcova thường nhắc tới những nguyên tắc cơ bản, như không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác mặc dù chúng bị cho là đạo đức giả hay khôn khéo, ngoại giao hay nhân đạo. Các nguyên tắc “tinh thần” này cho phép tạo đối trọng với chính sách quốc tế của Mỹ, một phần được thể hiện thông qua tổ chức LHQ, ngoài ra còn giúp cải thiện hình ảnh của một nước Nga mong muốn áp đặt các lý lẽ và tầm nhìn quốc tế trong các quan hệ liên nhà nước. Đó cũng là điều Trung Quốc đang tìm kiếm, Bắc Kinh đang sử dụng mọi mưu đồ để củng cố tính hợp lệ của mình.
Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là duy trì chính sách “thân Ouattara”
Tuy Bắc Kinh đã không phản đối các nghị quyết 1951 (ngày 24/12/2010), 1962 (20/12/2010), 1976 (19/1/2011), 1968 (16/2) và 1975 (30/3) song đã cho thấy nước này có nhiều do dự. Mặt khác, các nghị quyết trên của LHQ chỉ được thông qua sau rất nhiều cuộc thảo luận. Tại Niu Yóoc, hai thành viên thường trực Nga và Trung Quốc thường xuyên đả kích hai nước đứng đầu các đề xuất trừng phạt Cốt Đivoa là Pháp và Mỹ. Vì không muốn lên án công khai Laurent Gbagbo, trong các cuộc đàm phán về việc đệ trình dự thảo nghị quyết do Pháp và Nigiêria đề xuất vào cuối tháng 3/2011 (nghị quyết 1975), Bắc Kinh và Matxcova một lần nữa nghiêng về vị tổng thống được Uỷ ban hiến pháp Cốt Đivoa công nhận.
Trung Quốc chính thức ủng hộ nỗ lực hoà giải của Liên minh châu Phi (AU) và các nước châu Phi liên quan và hy vọng các nước khác cũng sẽ làm như vậy để tiếp tục khuyến khích quá trình hoà giải, ổn định và phát triển của Cốt Đivoa.
Trong phiên họp toàn thể thứ 6508 ngày 30/3/2011, đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông tuyên bố: “Các lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ cần phải áp dụng nguyên tắc trung lập. Chính vì vậy, Phái bộ LHQ tại Cốt Đivoa (UNOCI) cần phải tránh trở thành một bên của cuộc xung đột, hay gây cảm tưởng ủng hộ một phía”. Tóm lại, nếu Trung Quốc tôn trọng những nỗ lực của LHQ, AU và Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), mọi sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các cường quốc quốc tế như sự hiện diện của LHQ tại Cốt Đivoa (UNOCI) sẽ được chấp thuận. Các nước khác như Trung Quốc, Nga, Braxin, Ấn Độ, đặc biệt là Nam Phi cùng với Gabông và Côlômbia sẽ có thể được coi như trung lập trong bản nghị quyết trên.
Sự nhanh chóng phối hợp tham gia chiến dịch Bình minh Odyssey hay Harmattan tấn công Libi của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trong đó có sự ủng hộ của Liên đoàn Arập – mà không có sự dè dặt nào – đặt lợi ích kinh tế và địa chính trị của các nước này vào trung tâm của quan hệ quốc tế. Tại sao một sự can thiệp như vậy lại nhắm vào Libi mà không phải vào Cốt Đivoa? Các yếu tố để trả lời có thể như sau: Thứ nhất, một chiến dịch đang được tiến hành tại Cốt Đivoa (ONUCI) và đó không phải là chiến dịch cho Tripôli. Thứ hai, những việc nhà lãnh đạo Libi gây ra đều đi ngược lại với tầng lớp nhân dân. Chúng được thực hiện bởi một đảng duy nhất. Điều này ngược lại với Cốt Đivoa, nơi “các lực lượng cộng hoà” của A. Ouattara cũng như các lực lượng quốc phòng và an ninh (FDS) của L. Gbagbo đều bị lên án. Thứ ba, mặc dù có những thiện chí tốt được đưa ra, song dưới con mắt người Pháp và Mỹ, những được mất về kinh tế và năng lượng đã thế chỗ cho vấn đề lãnh thổ đất nước Nam Xahara này? Cuối cùng, sự hiện diện của tổ chức Liên đoàn Arập và đặc biệt của Cata bên cạnh lực lượng đồng minh đã thuyết phục Nga và trong một cấp độ nhỏ hơn là Trung Quốc, chấp nhận chiến dịch mà Pari và Luân Đôn mong muốn. Hai nước tư bản này xem đây là một chiến lược tái chinh phục công luận quốc gia mình, đang bị thất vọng bởi thiếu khả năng phản ứng, cũng như việc can thiệp đầy tranh cãi và các nhà lãnh đạo của họ bị đặt vấn đề nghi ngờ với cái mà họ vừa đồng thuận gọi là “mùa xuân Arập”.
Dù gì đi nữa, chính sách thực dụng – thịnh hành những thập kỷ vừa qua – đang bị đặt câu hỏi. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng thực dụng, không phải chịu tổn thất như một quá khứ thực dân của châu Âu. Châu Phi không bao giờ hoặc hiếm khi lên án chủ nghĩa thực dân Trung Quốc tại châu Phi, điều không giống với trường hợp của Pari và Oasinhton. Bắc Kinh không ở trong tình thế khó khăn nan giải của châu Âu. Hai nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) muốn thực hiện ý tưởng mà theo đó họ bảo vệ các nước yếu hơn (châu PHi, châu Á trừ Nhật Bản và Nam Mỹ) chống lại các cường quốc NATO.
Các nước mới nổi bảo vệ lợi ích chính của họ đã phong toả hay làm chậm việc thông qua các nghị quyết về trường hợp Cốt Đivoa. Trong trường hợp tốt nhất, họ đã thay đổi tính cách hạn hẹp của mình, quá gò ép đối với chính phủ của Thủ tướng Aké N’Gbo. Điểm chính cần nêu ra đó là quan điểm của Trung Quốc và Nga như thế nào nếu Toà án Tư pháp của ECOWAS công nhận quyền can thiệp quân sự (sử dụng vũ lực hợp pháp) của Lực lượng gìn giữ hoà bình của các quốc gia Tây Phi (ECOMOG) đối với Laurent Gbagbo? Theo một thông cáo, Trung Quốc muốn “một nước Cốt Đivoa hoà bình, thống nhất, ổn định và thịnh vượng bởi đó mới chính là lợi ích cơ bản của nhân dân Cốt Đivoa”. Một sự thịnh vượng và phát triển kinh tế xã hội bền vững cho những người bản địa, nhưng không hẳn vậy: Trung Quốc cũng có những lợi ích quan trọng.
Một nước Trung Quốc “thân Gbagbo” về mặt địa chính trị, kinh tế và ngược lại
Mặc dù khủng hoảng song năm 2010 Cốt Đivoa chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội của Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA). Khu vực phía Tây châu Phi nói tiếng Pháp mặc dầu bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị song vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Hơn nữa, chính thiện chí của nhà nước kể từ năm 2000 và từ cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/10/2010 đã đa dạng hoá các nhà đầu tư. Các nguồn đầu tư từ Braxin, Arập và châu Á đã chuyển đổi thị trường kinh tế – tài chính của Cốt Đivoa. Điều này cũng có hại phần nào cho các công ty của Pháp. Trong số các nhà đầu tư trên, người Trung Quốc là đông nhất.
Trở thành đối tác chính của lục đại, xếp trên Mỹ và Pháp, Trung Quốc với 4 diễn đàn hợp tác (các năm 2000, 2003, 2006 và 2009) và việc đưa ra một chính sách đối ngoại mới đã làm thay đổi trật tự ván bài tại châu Phi kể từ sau năm 1997. Rất hiếm nhà nước không nhận được các khoản vay, hỗ trợ và đầu tư của Trung Quốc. Cốt Đivoa không phải là một ngoại lệ.
Là đối tác xếp thứ 9 về xuất khẩu và thứ 3 về nhập khẩu đối với thị trường Cốt Đivoa, năm 2009 cán cân thương mại nghiêng về phía Trung Quốc. Xuất khẩu của Cốt Đivoa sang Trung Quốc chỉ chiếm 20%.
Từ ngày 2/3/1983 – ngày Trung Quốc và Cốt Đivoa nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đã có nhiều chuyến thăm song phương. Những yếu tố khác đánh dấu sự xích lại gần nhau về chính trị và kinh tế là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đảng: Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mặt trận nhân dân Cốt Đivoa. Hai đảng đã gặp nhau vào năm 2002 và ngày 23/4/2009 nhân chuyến thăm khu phố Treichville của một phái đoàn Trung Quốc.
Lĩnh vực quốc phòng cũng không phải là ngoại lệ: 3 chuyến thăm chính thức trong năm 2001 và các hợp đồng bán vũ khí đạn dược đã được ký kết với một đất nước còn bị cấm vận chiếm gần 2,4 tỷ USD năm 2007. Quả thực, những chuyến thăm ngoại giao và trao đổi kinh tế trên là việc làm duy nhất của Cốt Đivoa. Thời gian đưa ra các con số trên là rõ ràng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư, cho vay và hối lộ của cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân được Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ Cốt Đivoa có thể còn lớn hơn. Tại một đất nước có nguy cơ bị đổ vỡ bởi nội chiến, nơi lòng tin được tạo dựng và sự đối kháng tiềm tàng được nhìn nhận cho đến tận trước cuộc bầu cử tổng thống được tuyên bố là dân chủ và được Liên Hợp Quốc giám sát, những cử hcỉ và hành động của một trong số các nước lớn tại châu Phi lại mang tầm địa chính trị.
Sự hiện diện vô tận trong hợp tác Trung Quốc – Cốt Đivoa
Những thông tin đưa ra trong tài liệu này không được toàn diện song chúng lại giới thiệu đa số các khoản hối lộ và cho vay được nhà nước Trung Quốc thực hiện từ năm 1983. Trong đó, hợp tác kinh tế là phát triển nhất và chiếm đa số kể từ cuối những năm 1990. Các khoản đầu tư và thực hiện thường diễn ra tại miền Nam và trong những khu đô thị lớn. Chúng cũng hiện diện trong khu vực được gọi là vành đai ca cao và đặc biệt tại hoặc gần khu vực Fromager, quê hương của vị tổng thống thất cử L. Gbagbo. Miền Nam Cốt Đivoa, nơi chúng ta thấy các khu vực canh tác (phục vụ xuất khẩu) và các cơ sở hạ tầng của nhà nước, cũng là nơi thường xuyên lui tới của các cán bộ ngoại giao Đại sứ quán Trung Quốc. Những chuyến đi này thường kèm theo các khoản quà biếu và hoạt động khánh thành các cơ sở hạ tầng do phía đối tác Trung Quốc tài trợ, nhưng thường xuyên nhất kể từ cuối năm 2002. Các cơ sở trên của Trung Quốc là nơi cung cấp thông tin. Nếu an ninh không đảm bảo tại miền Bắc được giải thích bởi sự xuất hiện hiếm hoi của đại sứ Trung Quốc Nguỵ Văn Hoa tại khu vực này thì cuộc gặp của ông với phái đoàn Các lực lượng mới (gồm các phiến quân cũ và Chỉ huy các khu vực thuộc lực lượng vũ trang của Các lực lượng mới – FAFN) ngày 30/3/2010 tỏ ra quan trọng. Mục đích của cuộc gặp nhằm đảm bảo an ninh cho các doanh nhân và hàng hoá của Trung Quốc quá cảnh giữa Abidjan với các nước lân cận (Mali và Nigiê thông qua Ouagadougou).
Nghiên cứu kỹ các cuộc gặp có thể phát hiện một số thông tin bổ sung. Các đảng phái chính trị đang hưởng lợi từ sự hợp tác trên gồm Đảng Dân chủ Cốt Đivoa (PDCI) – Đảng Tập hợp Dân chủ châu Phi (RDA) và Đảng Mặt trận Nhân dân Cốt Đivoa (FPI). Đảng Tập hợp những người cộng hoà (RDR) của Alassane Ouattara quản lý 6 khu vực hành chính, trong đó có các khu vực: Bouaké, San Pedro và Gagnoa; Đảng FPI cũng quản lý 6 khu vực, trong đó có Divo, Lakota, Sassandra và đặc biệt là Abidjan; Đảng PDCI-RDA quản lý đa số các khu vực, trong đó có 8 khu vực nhận đựơc nhiều sự hợp tác Trung Quốc – Cốt Đivoa (ví dụ Abengourou và Yamoussoukro). Dịp diễn ra cuộc bầu cử cấp tỉnh thành phố năm 2001, hai đảng đối lập nhận được sự ủng hộ của 117 xã (60%), so với 33 xã của FPI (16%). Đảng FPI nhận được 1,8%. Hai đảng năm 2010 gộp lại dưới tên gọi Liên minh các đảng và phong trào vì dân chủ và hoà bình ở Cốt Đivoa (RHDP) giành được 1,1%.
Tài trợ của nhân viên đại sứ quán Trung Quốc tại Cốt Đivoa
Đại sứ Trung Quốc tại Cốt Đivoa Nguỵ Văn Hoa ngày 8/3/2011 đã trao khoản tài trợ nông nghiệp cho Bộ Nông nghiệp của chính phủ không được LHQ công nhận. Tiến sỹ Issa Malick Coulibaly, đại diện cho phía Cốt Đivoa phát biểu: “Vào thời điểm đất nước chúng tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, món quà nông sản và thiết bị nông nghiệp này rất cần thiết để phục hồi canh tác lúa, là dấu hiệu mạnh mẽ minh chứng cho sự giúp đỡ bất diệt của Trung Quốc, nước sản xuất lúa gạo hàng đầu đối với dân tộc Cốt Đivoa”. Đài truyền hình Cốt Đivoa, cơ quan tuyên truyền chính thức của Tổng thống thất cử Gbagbo đã ca ngợi ngầm sự tài trựo của Trung Quốc cho vị tổng thống mãn nhiệm thực hiện cuối năm 2008. Ngược lại, thời điểm trao viện trợ diễn ra không đúng lúc…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, sự mập mờ của Trung Quốc rất dễ nhận thấy trong ngành ca cao. Cuối tháng 3/2011, Công ty Noble Group của Hồng Công đã quyết định bán hết hàng dự trữ và trả thuế cho L. Gbagbo. Ngày 8/3/2011, vị tổng thống mãn nhiệm đã ra quyết định tịch thu và bán hết hàng dự trữ trong kho, ước tính lên đến 400.000 tấn. Đây có thể là khoản thu kinh tế cuốicùng của ông.
Cuối cùng, nhiệm vụ tại cảng tự quản Abidjan thuộc về Trung Quốc để trốn tránh lệnh cấm vận có hiệu lực ngày 15/1/2011. Đây là dịp cho Tổng giám đốc cảng này, ông Marcel Gossio thực hiện một chiến lược loại bỏ các công ty châu Âu và tiếp đón hàng chục công ty khác. Từ đầu năm 2009, cảng Abidjan đã tiếp nhận cả vũ khí.
Kể từ năm 1950, mặc dù Trung Quốc ngày càng hiện diện, đặc biệt về chính trị, tại lục địa đen song cũng mắc những sai lầm sơ đẳng. Sai lầm thuộc về chính phủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhóm tư vấn chiến lược. Việc chuyển dần từ một nền ngoại giao hệ tư tưởng sang ngoại giao kinh tế không phải không có những tương phản. Nhà nước Trung Quốc quả thực đã tham gia vào các quan hệ xuyên nhà nước đầu thế kỷ 21, song không kiểm soát được toàn bộ hình ảnh và chính sách đối ngoại nữa.
Sự do dự, “trung lập” tại Abidjan sẽ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh chính trị và văn hoá của Trung Quốc. Chính phủ của Thủ tướng Guillaume Kigbafori Soro sẽ không như vậy. Giữa nguyên tắc không can thiệp và thực tế kinh tế, đối khi thật khó chọn lựa và xem xét kỹ. Giữa hai sự đối kháng trên, có rất nhiều cản trở. Trung Quốc, cũng như Laurent Gbagbo, chờ đợi ngày 9/5/2011, thời điểm ECOWAS điều tra lại “gian lận” trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/11/2010. Câu truyện tình yêu kinh tế và thực dụng giữa Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dường như đã kết thúc. Tình hình Cốt Đivoa tiến triển chắc chắn sẽ mang lại một số câu trả lời./.