Ngày 24 tháng Tư 2011
Tự do ngôn luận bị chế định bởi luật pháp và bởi những lệ luật. Và một điều đại đa số chúng ta khám phá ra, ấy là trong một xã hội đa dạng về văn hóa thì đó cũng là một xã hội ở đó tự do ngôn luận xúc phạm đến nhiều lệ luật và đến nhiều con người. Điều này dẫn chúng ta đi từ một bộ mã ngôn ngữ xã hội chi phối chung những chuyện như văng tục và chửi thề nơi công cộng sang cả ngàn lãnh điạ lời nói tại đó mỗi nhóm lại tìm cách áp đặt bộ mã ngôn ngữ của nó tại các diễn đàn công cộng. Bản Hiến pháp cho tới nay vẫn bảo vệ một số dạng ngôn ngữ chính trị, nhưng đó chỉ là một sự bảo vệ yếu ớt và thất thường trong một xã hội ở đó người ta không quan tâm đến nội dung lời nói mà chỉ quan tâm đến việc ai là kẻ bị lời nói đó xúc phạm.
Ở nước Mỹ hậu hiện đại, công tác kiểm duyệt đã trở thành một dạng của sức mạnh chính trị. Khả năng xỏa bỏ một từ là một quyền lực thực sự. Các cơ quan hành chính, các nghiệp đoàn và các nhân vật của công chúng thường xuyên bị gây áp lực để những ngôn từ nào họ nói ra thì phải mang tính chất trung lập hơn. Những nhóm tiến hành gây áp lực đều ghi nhận thành tích đối với mỗi hành động cắt bỏ được đôi chút ngôn ngữ nào đó. Cái cuộc chiến từ điển này dẫn tới sự thuộc địa hóa của cú pháp. Nhóm nào ép xã hội chấp nhận thay thế ngôn từ nào đó thì nhóm đó tuyên bố có khả năng kiểm soát cách suy nghĩ của nhân dân. Trong chuyện này cũng có ít nhiều chân lý. Nhưng không quá nhiều. Làm cho ngôn ngữ trung tính đi thì chỉ tổ gây ra những cách nói xéo (uyển ngữ). Chúng ta càng tìm cách dẹp bỏ đi một nghĩa của từ ngữ, thì chúng ta lại càng trượt vào những từ ngữ mới, phá vỡ những nghĩa của ngay cả những từ ngũ đã được đặc biệt tạo ra cho có vẻ vô thưởng vô phạt.
Dự luật về các Quyền tìm cách bảo vệ tự do ngôn luận từ (những việc làm của) chính phủ, và nhờ đó mà ngày nay chính phủ là kẻ đe dọa trực tiếp ít nhất đến tự do ngôn luận của một người. Đe dọa gián tiếp lại là chuyện khác. Chính phủ không thể tra tay bạn vào còng sắt vì bạn nói năng điều gì sai quấy, trừ phi bạn đứng giữa sân bay mà làm chuyện đó, nhưng chính phủ có thể ủy thác cho các công ty sa thải bạn vì đã nói năng điều gì sai quấy, hoặc coi là bạn chịu trách nhiệm vì đã làm như vậy. Một sự kiểm duyệt trực tiếp theo cách gián tiếp như thế mang tính đàn áp nhưng lại không thể hiện ra thành hành động. Khi một chính phủ kiểm soát môi trường kinh doanh, thì nó cũng kiểm soát lời nói của các người làm ăn trong môi trường đó.
Trong một môi trường như vậy, càng nói ít thì bạn càng an toàn. Khi cần nói, tốt nhất là bạn dùng những ngôn từ vô nghĩa. Ngôn ngữ nghiệp đoàn đã thu gom được vô vàn sự trống rỗng với biết bao trang viết chẳng mang nghĩa gì hết. Và cái thứ ngôn ngữ đó đang được tán phát trong công chúng vì học sinh ngay từ bé đã dùng những ngôn từ thích hợp để diễn đạt thành những câu trống rỗng nhưng lại được coi là đúng đắn về chính trị trong xã hội. Những kiểu sùng đạo chính thức để thể hiện lập trường đúng đắn về chính trị dẫn tới việc tạo ra những khẩu hiệu rỗng tuếch, dẫn tới một tầng lớp tinh hoa biết cách trả lời đúng cho mọi vấn đề nhưng lại không hiểu chính những vấn đề đó.
Chúng ta không ở trong tình trạng càng ngày càng khoan dung hơn, mà chúng ta đang càng ngày càng khôn khéo hơn. Những điều cấm kỵ càng bị phá vỡ trong chốn riêng tư bao nhiêu, thì ở nơi công cộng chúng càng được bộc lộ ra một cách đạo đức giả bấy nhiêu. Nền văn hóa của người dân bình thường duy trì những cấm kỵ phóng túng để sau đó thế nào rồi cũng trút vào mặt những nhóm được bảo vệ. Sự đàn áp đẻ ra sự đạo đức giả. Lối nói năng trước công chúng càng rỗng tuếch bao nhiêu, thì hình như càng xuất hiện bấy nhiêu cái lối nói năng thực sự phá vỡ cấm kỵ. Những nghệ sĩ tự do vạch một đường phân giới lạ lùng giữa phục tùng và lạm dụng, họ vừa khéo léo làm theo lại vừa hoạt động chống lại các niềm tin cấm kỵ mù quáng. Những tấc phẩm tốt nhất có thể cùng lúc làm được cả hai điều đó, vừa thể hiện cảnh tượng “sùng đạo” một cách lòe loẹt nhằm lên án chính thức sự sùng đạo ấy, thấy rất rõ trong những tác phẩm bi hùng mô tả những cảnh xa hoa của tội dâm dục và coi đó là những tấm gương răn giới con người. Trong cả loạt phim hoạt hình nhiều tập có tên Family and South Park là những dẫn chứng hiển nhiên. Sự sùng đạo (ở đó) lúc nào cũng long lanh lấp lánh chứ không thấy sự kết tội một cách sùng kính.
Không thể chỉ đơn thuần đem tình trạng đa dạng về văn hóa ra mà trách cứ, mà đó là do sự tan nát của một hệ thống đạo đức, nó đẩy trái bóng vào tay vô vàn phe nhóm chính trị và tôn giáo, tất cả đều có dụng ý áp đặt hình thức kiểm soát của mình đối với xã hội. Có nhóm chỉ nhăm nhe muốn kiểm soát việc miêu tả chân dung những người của nhóm mình. Có những nhóm khác nhắm tới những điều lớn lao hơn. Chính phủ áp đặt những trừng phạt nhân danh những nhóm này chứ không nhân danh những nhóm khác. Sự đụng độ của các ưu tiên giữa các nhóm chỉ có thể giải quyết bằng việc coi một bản sắc này có giá hơn bản sắc khác, coi tự do tính dục cao hơn tự do tín ngưỡng, hoặc coi đặc quyền về chủng tộc cao hơn bình đẳng giới. Trong cảnh đụng độ như vậy, một nhóm này có thể bị hạ bệ và nhóm kia được lên ngôi. Có những nạn nhân chết oan và có những nạn nhân đích thực. Và cái gì là đích thực và cái gì là oan không chỉ ở con mắt ta nhìn mà là căn cứ theo hệ thống chính trị.
Thị trường tư tưởng như có người nói đến là thứ chưa bao giờ mọc lên từ những cuộc tranh luận về điều gì đó đáng được đem ra tranh luận. Thực ra, có những giải phân cách, có những đổi trao khẩu hiệu lẫn nhau, nhưng khi giảng đạo cho nhau thì đồng thanh, còn khi đi vào hành động thì có cả loạt, kể từ tẩy chay và o ép đến sự can thiệp của bang và của liên bang. Rất có thể không bao giờ có cách giải quyết cuối cùng cho bất kỳ điều gì vì hầu như ai ai cũng ủng hộ một hình thức kiểm duyệt nào đó và một kiểu tự do ngôn luận nào đó. Chỗ khác nhau là ở những điều họ muốn kiểm duyệt và những điều họ muốn được tự do. Và trong các phương tiện họ muốn được đem ra dùng.
Tác động đích thực của đa dạng văn hóa là sự gia tăng thêm bất an vào sự pha trộn (các nhóm văn hóa). Do chỗ bản sắc đã trở thành các quyền ngang nhau, nên sự khẳng định bản sắc nhóm cũng có nghĩa là duy trì các quyền ngang nhau. Do chỗ mỗi nhóm có bản sắc riêng đều tranh chấp nhau để có vị trí trong một đất nước đã mất đi bản sắc của mình, nên sự bất an trở thành chủ đề làm nền tảng cho bản sắc (chung). Và mỗi người đều sợ hãi bị đánh mất bản sắc của mình. Kiểm soát việc nói năng, những mô tả cái ngôn ngữ được phép sử dụng của nhóm trên các phương tiện, sự đàn áp ô nhục, và những gì còn lại chỉ là những dạng khác nhau của sự bất ổn định nhóm. Và trong việc đàn áp, cái đẳng cấp lãnh đạo đã nuôi dưỡng những thứ bất an đó bộc lộ cho mọi người tháy rõ những mục tiêu chính trị của họ là gì.
Cỏ bao giờ cũng xanh đậm hơn ở một phía. Đặc quyền đặc lợi cũng thế. Hầu hết những nhóm đang bị xúc phạm đều quá bận rộn với việc hình dung xem những nhóm khác có gì để biết mình có gì. Chủ đề chung về bất an bản sắc là: “Bạn chẳng hiểu gì hết”, và đó cũng là tiếng kêu của mỗi con người khi cảm thấy mình phải cần đến một “quan thanh tra bản sắc”. Và chính phủ thì chủ động đóng vai trò quan thanh tra đó hoặc đuổi cổ những kẻ nào đóng vai trò đó. Dàn đồng ca cất lên điều này: “Cảm quan của bạn về đặc quyền đặc lợi khiến bạn không nhìn thấy rằng bạn sống ung dung hơn tôi biết bao”. Nhưng ai sống ung dung hơn? Ai cũng hơn ta cả, một khi ta cứ nghĩ thế.
Trong một xã hội khi anh nào cũng nổi cáu, thì những anh nào kêu to nhất sẽ được lắng nghe. Một hệ thống những lệ luật mới đặt ra sẽ đem lại thắng lợi trong cuộc chiến của những nỗi bất bình. Kể từ đây, nhà ngươi không được xúc phạm kẻ bị xúc phạm nữa. Truyền bá cái lô gich này đi và cấm đốt kinh Koran là điều có ý nghĩa. Nên coi những cuộc nổi loạn chủng tộc có thấm tháp gì so với việc dùng máy bay và tên lửa hành trình. Khi chẳng có bộ mã ngôn ngữ nữa, thì kẻ chiến thắng mặc định sẽ là bộ mã tạo ra bởi sự leo thang oán giận, sẽ là ước vọng của số đông muốn giết hàng ngàn người để bộc lộ nỗi uất hận.
Một xã hội đa dạng văn hóa cố tìm cách tỏ ra là trung tính và cuối cùng lại làm mọi người sợ vì sự xúc phạm và sự kiểm duyệt có ở hầu khắp mọi người và trong mọi phương cách. Ngay cả sự trung tính cũng có thể mang tính công kích khi nó để lại một khoảng trống rỗng về nghĩa. Và cũng dễ dàng đọc thấy những ý nghiã công kích bậc nhất tại chỗ trống rỗng ấy. “Bạn nói chi chi vậy?” “Tôi nghe rõ bạn vừa nói gì, cơ mà thực sự bạn muốn nói gì chớ nhỉ?” Những hiểu lầm rất mang tính người như thế được nâng lên thành những vấn đề chính sách xã hội khi lằn ranh giữa cá nhân và chính trị vượt qua các lằn ranh bản sắc. Sẽ không còn cái “Chúng ta” nữa, mà chỉ có những nhóm bản sắc kình chống nhau, những nhòm không còn tin vào những ai nói điều gì không rõ nghĩa. Họ biết rằng vẫn còn đó niềm tin mù quáng, cái mà lúc này đây lại càng trở nên mù quáng.
Chúng ta đang sống một thời kỳ nhiều tự do ngôn luận và ít kiểm duyệt hơn bao giờ hết. Phần lớn công việc kiểm duyệt đã tràn ra và nhập thân vào lối tư duy nhóm mang tính nghiệp đoàn và kinh viện, và trong những bộ óc mới mẻ của lớp thanh thiếu niên, những cấm kỵ và vi phạm cấm kỵ đã trở thành bản chất thứ hai của họ. Chính phủ bớt tiêu phí thời giờ vào việc kiểm duyệt ngôn ngữ của cá nhân và bỏ nhiều thời giờ hơn vào việc kiểm duyệt các thiết chế. Người ta bớt quan tâm đến việc bạn nói cái gì, mà quan tâm đến việc bạn làm cho công ty nào, bạn học trường nào hoặc cái nhóm của bạn đã cho phép bạn nói năng (như thế). Đó là một sự phân biệt tinh tế và nó cũng xấu xí một cách tinh tế.
Cần thiết có quá nhiều cách kiểm duyệt như vậy, bởi vì chúng ta chẳng còn biết rõ mình là ai nữa, và các chính quyền cũng chẳng còn biết rõ chúng ta là ai nữa. Sự bực dọc lẫn nhau dẫn tới chia rẽ và các chính phủ cũng bực dọc. Những tiếng kêu la “Mới đây, anh đã làm gì tôi?” được giải đáp với nhiều hạn chế mới. Các xã hội pha trộn lẫn vào nhau thành những cái vũng nước quan liêu, bản sắc duy nhất của các xã hội đó được diễn đạt trong các hiến chương và các quy định. Sự bất an bám chặt lấy quyền lực. “Quốc gia này là của chúng tôi”, các giới quyền lực la to lên bởi vì chúng không biết chúng thuộc về đâu. Chỉ biết rằng những gì họ suy nghĩ trong đầu thì không thuộc về họ thôi. Còn tự do ngôn luận vẫn tiếp tục chạy đi mà họ không đuổi bắt được trong lúc kẻ sợ hãi đã bị khâu chặt đôi môi và gọi đó là sự khoan dung. Kẻ bị xúc phạm giơ cao cái loa phóng thanh và đòi công lý trong khi điều nó thực sự nghĩ đến lại là đòi báo thù. Còn kẻ bị bắt phải ngậm miệng thì chờ cho mọi thứ kết thúc đi cho rồi.
Về tác giả:Nhà báo phụ trách một chuyên mục Daniel Greenfield sinh ở Israel và hiện sống ở New York City. Ông viết về các vấn đề an ninh gia đình cho một trang blog ra hàng ngày về nạn khủng bố Hồi giáo, nền chính trị của Israel và Mỹ và những va chạm văn minh của châu Âu. Tên trang blog: Sultanknish.blogspot.com.
Người dịch: Đaị Phúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-Vietnam: Between tradition and modernity (Aljazeera 16-4-11) -Ghế- Chức và Lộc ở xứ Thiên đường — (Phan Thế Hải).-Tự do ngôn luận đang còn ở mãi đâu đâu anhbasam - Nguyễn Hưng Quốc: Dân chủ luôn luôn chiến thắng — (VOA’blog). - Học yêu nước… kiểu Đức (VNN).- B. A. Kistiakovski – Trí thức và nhận thức pháp quyền (Phần 1) (Phạm Nguyên Trường). Kinh điển - Việt Nam: Vietnam: Water Policy Dynamics under a Post-Cold War Communism (Water Alternatives 3-2010) -- Bài Adam Fforde