The Strait Times *
Ian Storey
Bài viết dành riêng cho tờ The Strait Times ở Singapore.
(Tác giả là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore [Institute of Southeast Asian Studies].
Ngày 17 tháng 4 năm 2011
Căn cứ hải quân lớn của Việt Nam tại Cam Ranh, một thời từng tượng trưng cho sự đối địch tại vùng Đông Nam Á thời Chiến tranh Lạnh, nay sắp sửa đảm nhận một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh về địa chính trị đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Căn cứ này sắp được cải tạo lại với số tiền 200 triệu đôla Mỹ (250 triệu đôla Singapore), sau khi cải tạo xong những cơ sở vật chất tại đây sẽ được dùng vào mục đích thương mại dành cho các tàu nước ngoài. Việc nâng cấp này nằm trong một thỏa thuận trị giá 2 tỉ đôla Mỹ được ký với Nga để cung cấp cho hải quân Việt Nam sáu tàu ngầm lớp Kilo, chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2013 và sẽ đậu tại Vịnh Cam Ranh.
Việc mua tàu ngầm là một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội của Hà Nội được đẩy mạnh trong những năm gần đây do những căng thẳng leo thang với Bắc Kinh về những hòn đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Sau khi những chiếc tàu ngầm này được đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có một phương tiện ngăn đe có uy lực lớn nhằm vào hải quân Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh.
Nằm ở tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía bắc, Vịnh Cam Ranh là một trong những cảng nước sâu đẹp nhất ở Đông Nam Á và là vị trí thích hợp nằm trên những tuyến đường hàng hải quan trọng về mặt thương mại và chiến lược chạy qua Biển Nam Trung Hoa.
Căn cứ này có một mối quan hệ trong thời gian dài với hải quân nước ngoài. Được người Pháp thành lập vào cuối thế kỷ 19, người Nhật đã chiếm căn cứ này trong Thế chiến thứ 2 để dùng nơi này là bệ phóng cho những chiến dịch quân sự trên khắp vùng Đông Nam Á. Khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra vào giữa những năm 1960, Vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ hoạt động quan trọng của quân đội Mỹ. Năm 1978, Việt Nam đã cho đồng minh của mình là Liên Xô thuê căn cứ này miễn phí trong 25 năm. Liên Xô đã sửa chữa và mở rộng các cơ sở vật chất tại Vịnh Cam Ranh và trong những năm 1980 đây là “cảng nhà” của khoảng 25 tàu chiến trong đó có những tàu ngầm. Khi Hà Nội đề nghị người Nga trả 300 triệu đôla mỗi năm thì mới gia hạn hợp đồng thì người Nga chần chừ và cuối cùng đã rút lui vào năm 2002.
Sau khi người Nga ra đi, căn cứ hải quân này bị xuống cấp và chính quyền tỉnh tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mang tính thương mại nằm ở gần đó. Năm 2004, sân bay Cam Ranh được khai trương. Năm ngoái, công ty vận tải biển thuộc sở hữu nhà nước VINALINES đã thông báo sẽ dùng 40 triệu đôla Mỹ để nâng công suất xếp dỡ hàng hóa của cảng Ba Ngòi lên ba lần mỗi năm. Nhưng trong cuộc họp kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ thông báo rằng Vinh Cam Ranh sẽ được mở trở lại cho tàu của hải quân nước ngoài làm trạm dừng chân neo đậu.
Ông Dũng không nói cụ thể hải quân nước nào sẽ được chào đón ghé thăm Vịnh Cam Ranh. Nhưng việc mở cửa cho tàu của hải quân nước ngoài rõ ràng là nằm trong một chiến lược lớn hơn của Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi để quân đội Mỹ có mặt tại Đông Nam Á như là một sự chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Sự xuất hiện đều đặn của tàu chiến Mỹ tại Vịnh Cam Ranh có thể khiến Trung Quốc suy nghĩ cho kỹ trước khi định dùng kiểu ngoại giao quân sự cưỡng bách chống lại Việt Nam cho dù Washington không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Về phần mình, quân đội Mỹ từ lâu đã quan tâm tới việc quay lại sử dụng Vịnh Cam Ranh như một phần của chiến dịch “địa điểm chứ không phải là căn cứ” theo đó tàu chiến Mỹ thường xuyên ghé thăm các cảng ở châu Á để tiếp tế nhiên liệu và sửa chữa mà khỏi phải cần đến các quyền sử dụng vừa tốn kém lại nhạy cảm về chính trị nếu như họ mở căn cứ quân sự.
Ở Đông Nam Á thì Singapore là nước ủng hộ hăng hái nhất việc Mỹ xúc tiến triển khai sự hiện diện quân sự bởi vì Singapore xem đây là một yếu tố quan trọng tạo ra sự ổn định trong địa chính trị dễ thay đổi của châu Á- Thái Bình Dương. Chẳng hạn Căn cứ Hải Quân Changi có cảng được thiết kế riêng để phục vụ các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ. Năm ngoái, 149 tàu của hải quân Mỹ đã ghé thăm Changi và cảng Sembawang.
Do Hà Nội có mối quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh cho nên các chuyến tới thăm Việt Nam của tàu Hải quân Mỹ đã diễn ra ít thường xuyên hơn [so với Singapore]. Kể từ năm 2003 đến nay có 13 tàu chiến Mỹ ghé thăm Việt Nam, năm 2008 có hai lần và năm ngoái tàu bệnh viện USNS Mercy đã thực hiện công việc nhân đạo tại Việt Nam. Một số tàu tiếp tế của Hải quân Mỹ cũng tới thăm Việt Nam và vào đầu năm ngoái một chiếc tàu như vậy đã đến sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh ở gần căn cứ hải quân.
Hải quân các nước khác cũng bày tỏ mối quan tâm rõ rệt tới việc tới thăm Vịnh Cam Ranh, trong đó có Nga và Ấn Độ. Nhưng dựa trên những kế hoạch của Washington nhằm tăng cường sự có mặt của hải quân Mỹ tại những lãnh hải ở Đông Nam Á thì Hải quân Mỹ hầu như chắc chắn sẽ là vị khách nước ngoài quan trọng số một.
Việt Nam trước nay đều cẩn thận để không làm phật ý Trung Quốc một cách công khai. Bắc Kinh coi sự hiện diện quân sự của Mỹ là một phần của chiến lược bao vây nên đã cảnh báo Hà Nội đừng trở thành một “con tốt chiến lược” của Mỹ. Để làm dịu bớt sự lo lắng của Trung Quốc, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chiến lược quốc phòng “3 không” của nước này: không liên minh với nước ngoài, không căn cứ quân sự nước ngoài và không dùng mối quan hệ với nước này để chống lại một bên thứ ba.
Song, việc mở cửa căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh cho tàu chiến nước ngoài rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngày càng tỏ ra đứng ngồi không yên trước việc Trung Quốc liên tục khẳng định chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa và những thay đổi trong thế cân bằng sức mạnh quân sự ở châu Á đang nghiêng nhanh về phía Trung Quốc. Việt Nam dự định dùng Vịnh Cam Ranh để bù đăps cho sự lệch cán cân đó.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
* Cám ơn GS Chu Hảo đã gửi bản gốc PDF của bài báo: Camranh
Ian Storey
Bài viết dành riêng cho tờ The Strait Times ở Singapore.
(Tác giả là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore [Institute of Southeast Asian Studies].
Ngày 17 tháng 4 năm 2011
Căn cứ hải quân lớn của Việt Nam tại Cam Ranh, một thời từng tượng trưng cho sự đối địch tại vùng Đông Nam Á thời Chiến tranh Lạnh, nay sắp sửa đảm nhận một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh về địa chính trị đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Căn cứ này sắp được cải tạo lại với số tiền 200 triệu đôla Mỹ (250 triệu đôla Singapore), sau khi cải tạo xong những cơ sở vật chất tại đây sẽ được dùng vào mục đích thương mại dành cho các tàu nước ngoài. Việc nâng cấp này nằm trong một thỏa thuận trị giá 2 tỉ đôla Mỹ được ký với Nga để cung cấp cho hải quân Việt Nam sáu tàu ngầm lớp Kilo, chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2013 và sẽ đậu tại Vịnh Cam Ranh.
Việc mua tàu ngầm là một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội của Hà Nội được đẩy mạnh trong những năm gần đây do những căng thẳng leo thang với Bắc Kinh về những hòn đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Sau khi những chiếc tàu ngầm này được đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có một phương tiện ngăn đe có uy lực lớn nhằm vào hải quân Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh.
Nằm ở tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía bắc, Vịnh Cam Ranh là một trong những cảng nước sâu đẹp nhất ở Đông Nam Á và là vị trí thích hợp nằm trên những tuyến đường hàng hải quan trọng về mặt thương mại và chiến lược chạy qua Biển Nam Trung Hoa.
Căn cứ này có một mối quan hệ trong thời gian dài với hải quân nước ngoài. Được người Pháp thành lập vào cuối thế kỷ 19, người Nhật đã chiếm căn cứ này trong Thế chiến thứ 2 để dùng nơi này là bệ phóng cho những chiến dịch quân sự trên khắp vùng Đông Nam Á. Khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra vào giữa những năm 1960, Vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ hoạt động quan trọng của quân đội Mỹ. Năm 1978, Việt Nam đã cho đồng minh của mình là Liên Xô thuê căn cứ này miễn phí trong 25 năm. Liên Xô đã sửa chữa và mở rộng các cơ sở vật chất tại Vịnh Cam Ranh và trong những năm 1980 đây là “cảng nhà” của khoảng 25 tàu chiến trong đó có những tàu ngầm. Khi Hà Nội đề nghị người Nga trả 300 triệu đôla mỗi năm thì mới gia hạn hợp đồng thì người Nga chần chừ và cuối cùng đã rút lui vào năm 2002.
Sau khi người Nga ra đi, căn cứ hải quân này bị xuống cấp và chính quyền tỉnh tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mang tính thương mại nằm ở gần đó. Năm 2004, sân bay Cam Ranh được khai trương. Năm ngoái, công ty vận tải biển thuộc sở hữu nhà nước VINALINES đã thông báo sẽ dùng 40 triệu đôla Mỹ để nâng công suất xếp dỡ hàng hóa của cảng Ba Ngòi lên ba lần mỗi năm. Nhưng trong cuộc họp kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ thông báo rằng Vinh Cam Ranh sẽ được mở trở lại cho tàu của hải quân nước ngoài làm trạm dừng chân neo đậu.
Ông Dũng không nói cụ thể hải quân nước nào sẽ được chào đón ghé thăm Vịnh Cam Ranh. Nhưng việc mở cửa cho tàu của hải quân nước ngoài rõ ràng là nằm trong một chiến lược lớn hơn của Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi để quân đội Mỹ có mặt tại Đông Nam Á như là một sự chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Sự xuất hiện đều đặn của tàu chiến Mỹ tại Vịnh Cam Ranh có thể khiến Trung Quốc suy nghĩ cho kỹ trước khi định dùng kiểu ngoại giao quân sự cưỡng bách chống lại Việt Nam cho dù Washington không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Về phần mình, quân đội Mỹ từ lâu đã quan tâm tới việc quay lại sử dụng Vịnh Cam Ranh như một phần của chiến dịch “địa điểm chứ không phải là căn cứ” theo đó tàu chiến Mỹ thường xuyên ghé thăm các cảng ở châu Á để tiếp tế nhiên liệu và sửa chữa mà khỏi phải cần đến các quyền sử dụng vừa tốn kém lại nhạy cảm về chính trị nếu như họ mở căn cứ quân sự.
Ở Đông Nam Á thì Singapore là nước ủng hộ hăng hái nhất việc Mỹ xúc tiến triển khai sự hiện diện quân sự bởi vì Singapore xem đây là một yếu tố quan trọng tạo ra sự ổn định trong địa chính trị dễ thay đổi của châu Á- Thái Bình Dương. Chẳng hạn Căn cứ Hải Quân Changi có cảng được thiết kế riêng để phục vụ các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ. Năm ngoái, 149 tàu của hải quân Mỹ đã ghé thăm Changi và cảng Sembawang.
Do Hà Nội có mối quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh cho nên các chuyến tới thăm Việt Nam của tàu Hải quân Mỹ đã diễn ra ít thường xuyên hơn [so với Singapore]. Kể từ năm 2003 đến nay có 13 tàu chiến Mỹ ghé thăm Việt Nam, năm 2008 có hai lần và năm ngoái tàu bệnh viện USNS Mercy đã thực hiện công việc nhân đạo tại Việt Nam. Một số tàu tiếp tế của Hải quân Mỹ cũng tới thăm Việt Nam và vào đầu năm ngoái một chiếc tàu như vậy đã đến sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh ở gần căn cứ hải quân.
Hải quân các nước khác cũng bày tỏ mối quan tâm rõ rệt tới việc tới thăm Vịnh Cam Ranh, trong đó có Nga và Ấn Độ. Nhưng dựa trên những kế hoạch của Washington nhằm tăng cường sự có mặt của hải quân Mỹ tại những lãnh hải ở Đông Nam Á thì Hải quân Mỹ hầu như chắc chắn sẽ là vị khách nước ngoài quan trọng số một.
Việt Nam trước nay đều cẩn thận để không làm phật ý Trung Quốc một cách công khai. Bắc Kinh coi sự hiện diện quân sự của Mỹ là một phần của chiến lược bao vây nên đã cảnh báo Hà Nội đừng trở thành một “con tốt chiến lược” của Mỹ. Để làm dịu bớt sự lo lắng của Trung Quốc, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chiến lược quốc phòng “3 không” của nước này: không liên minh với nước ngoài, không căn cứ quân sự nước ngoài và không dùng mối quan hệ với nước này để chống lại một bên thứ ba.
Song, việc mở cửa căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh cho tàu chiến nước ngoài rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngày càng tỏ ra đứng ngồi không yên trước việc Trung Quốc liên tục khẳng định chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa và những thay đổi trong thế cân bằng sức mạnh quân sự ở châu Á đang nghiêng nhanh về phía Trung Quốc. Việt Nam dự định dùng Vịnh Cam Ranh để bù đăps cho sự lệch cán cân đó.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
* Cám ơn GS Chu Hảo đã gửi bản gốc PDF của bài báo: Camranh