Thanh tra Chính phủ cho rằng tại tập đoàn Vinashin có dấu hiệu làm trái chỉ đạo của Chính phủ, móc nối làm ăn vụ lợi, quan hệ cục bộ trong gia đình...
> 'Tiếp tục làm rõ sai phạm của Vinashin'/ Bộ Chính trị không kỷ luật cá nhân trong vụ Vinashin
Tổng thanh tra Trần Văn Truyền. |
Ngày 25/5, trao đổi với báo giới bên lề Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 9, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết trong kết luận thanh tra Vinashin, đơn vị đã kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ 9 nội dung bị nghi vi phạm pháp luật.
Trong số này có những vấn đề cơ quan công an đã điều tra hoặc đang xác minh. Một số vụ việc mới chủ yếu liên quan đến các đơn vị thành viên của tập đoàn này.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng làm rõ dấu hiệu tham nhũng tại Vinashin, ông Truyền thông báo: "Trước mắt, chúng tôi phát hiện một số sai phạm, trong đó có việc làm trái quy định pháp luật, trái chỉ đạo của Chính phủ; cũng có một số dấu hiệu của sự móc ngoặc", Tổng thanh tra nói.
Theo cơ quan thanh tra, Vinashin còn có "một số việc làm mang tính chất tùy tiện, thậm chí là cục bộ theo phạm vi gia đình hay kiểu quan hệ địa phương...". Một số trường hợp có dấu hiệu móc nối làm ăn phi pháp và có tính chất vụ lợi.
"Đó là những biểu hiện của tiêu cực, tham nhũng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ đồng thời xử lý các hành vi này bằng hình sự", ông Truyền nhấn mạnh.
Tổng thanh cho biết đã có báo cáo đầy đủ và một bản kết luận chính thức gửi Thủ tướng. Hiện, người đứng đầu chính phủ đã đồng ý với kết luận của Thanh tra. Dự kiến sau đợt bầu cử, nội dung thanh tra sẽ được công khai.
"Sai phạm của Vinashin thì cũng như các lĩnh vực khác sẽ được công bố ngay như báo cáo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trước Quốc hội vừa rồi", Tổng thanh tra cho biết.
Từng được xem là quả đấm thép, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, với kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinashin đã dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành. Số nợ của tập đoàn trước thời điểm tái cơ cấu lên đến 80.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. Trong số nợ này, một phần là trái phiếu quốc tế (bao gồm 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ), nợ đối tác và các nhà thầu trong nước 10 tháng kể từ khi cảnh sát vào cuộc điều tra những dấu hiệu sai phạm tại Vinashin đã có khoảng 10 người của tập đoàn này đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Người đầu tiên bị truy cứu trách nhiệm hình sự là cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình với cáo buộc đã có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, khiến tập đoàn có nguy cơ phá sản. |
Hoàng Khuê
- Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Có dấu hiệu tham nhũng ở Vinashin (PLTP).
Kết luận thanh tra Vinashin đã hoàn tất, chỉ còn chờ văn bản chính thức của Thủ tướng là có thể công khai.
Phát hiện, xử lý các sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin - VNS) là mối quan tâm lớn của nhân dân cả nước trong thời gian qua. Trao đổi vấn đề này bên lề hội nghị Đối thoại về phòng, chống tham nhũng (PCTN) với các nhà tài trợ quốc tế ngày 25-5, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết:
Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất thanh tra. Kết quả thì về cơ bản vẫn là những sai phạm như Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và các cơ quan chức năng đã báo cáo Quốc hội. Thanh tra chỉ làm rõ hơn các vấn đề cụ thể như huy động vốn, sử dụng vốn, lỗ lãi… Số liệu có thể khác với báo cáo trước đây một chút.
. Cuộc họp Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN hồi tháng 4, Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu xác minh xem có tham nhũng ở VNS không. Vấn đề này, qua thanh tra thấy thế nào?
+ Sai phạm ở VNS đã khởi tố điều tra thì trước mắt có hành vi làm trái quy định pháp luật, trái chỉ đạo của Chính phủ. Ngoài ra, thanh tra thấy có một số dấu hiệu móc ngoặc làm ăn với nhau mang tính chất vụ lợi, một số có biểu hiện cục bộ gia đình, cục bộ trong quan hệ với địa phương… Những trường hợp ấy là có dấu hiệu của tiêu cực, tham nhũng. Trong khả năng của mình, thanh tra chỉ nêu được dấu hiệu thôi và đương nhiên phải kiến nghị điều tra làm rõ, xử lý hình sự.
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trong một lần trả lời báo giới. Ảnh: TTXVN
. Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII, ông cho biết Thanh tra Chính phủ đã kết thúc thanh tra nhưng chưa thể công bố vì còn chờ ý kiến của Thủ tướng. Cho đến giờ, Thủ tướng đã có ý kiến về kết quả thanh tra chưa?
+ Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ và bản kết luận chính thức ký gửi Thủ tướng. Thủ tướng đã xem xét, cho ý kiến là đồng ý với kết luận của Thanh tra Chính phủ. Nhưng thời gian vừa rồi do tập trung cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nên Thủ tướng chưa có văn bản chính thức. Vì vậy phải đợi văn bản chính thức của Thủ tướng thì mới công bố kết quả thanh tra được.
. Liệu bao giờ Thủ tướng mới có văn bản chính thức để công khai hóa kết quả thanh tra ở VNS?
+ Thì sau bầu cử này. Các thông tin ấy Chính phủ còn phải báo cáo Quốc hội vì kỳ họp tới, Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo tình hình hoạt động các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có VNS.
. Đại biểu Quốc hội khóa XII yêu cầu được tiếp cận các kết luận thanh tra VNS nhưng chưa được chấp nhận. Đến kỳ họp đầu của Quốc hội khóa XIII, vấn đề này có được đáp ứng không?
+ Nói chung, báo cáo của thanh tra không đóng dấu mật nhưng có những vấn đề đang trong quá trình thanh tra thì chưa thể đưa thông tin ra được. Đưa ra sớm có thể rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”: Ban đầu nói sai phạm lớn, sau kiểm tra, đối chiếu thấy nhỏ… Tuy nhiên, khi kết luận thanh tra đã công bố công khai rồi thì đại biểu nào tiếp cận cũng được cả.
. Cảm ơn ông.
Tiếp nhận hàng trăm trang tài liệu tiếng Hàn Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã gửi kết quả xác minh theo đề nghị tương trợ tư pháp hình sự của phía Việt Nam về vụ mua bán thiết bị cũ nát Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, một dự án gây thất thoát lớn của VNS. Ngày 25-5, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết sau khi tiếp nhận từ phía bạn, số tài liệu dày hàng trăm trang tiếng Hàn này đã được VKSND Tối cao chuyển cho Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an dịch sang tiếng Việt để phục vụ công tác điều tra. Dự án này liên quan đến trách nhiệm của các ông Phạm Thanh Bình (chủ tịch VNS), Nguyễn Văn Tuyên (giám đốc Công ty CP Hoàng Anh thuộc VNS), Nguyễn Tuấn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư, thương mại Cửu Long và tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Cái Lân thuộc VNS). Năm 2006, ông Bình giao ông Tuyên làm chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, còn ông Dương làm tổng thầu xây dựng. Từ chỉ đạo này, ông Tuyên và ông Dương sang Hàn Quốc khảo sát, ký hợp đồng ủy thác nhập thiết bị của hai nhà máy nhiệt điện cũ, đã ngừng hoạt động từ năm 2004. Đến năm 2007, công trình lắp ráp nhà máy điện này được khởi công tại Nam Định. Bộ Công nghiệp phát hiện dự án này nằm ngoài quy hoạch điện lực đã được Chính phủ phê duyệt lại sử dụng máy móc cũ, độc hại nên có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án. Hậu quả là dự án với tổng mức đầu tư 1.480 tỉ đồng bị đắp chiếu. 300 tỉ đồng các công ty liên quan vay của VNS để triển khai dự án mất khả năng thu hồi, chưa kể tiền lãi vay và tiền thuê kho phát sinh đến tháng 8-2010 lên tới 36 tỉ đồng chưa có nguồn chi trả… THANH TÚ |
NGHĨA NHÂN
*Thanh tra Chính phủ chuyển 9 nội dung sang cơ quan điều tra
SGTT.VN - Tại buổi đối thoại phòng, chống tham nhũng - một hoạt động trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ ngày 25.5 tại Hà Nội, tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết thanh tra Chính phủ đã kết thúc cuộc thanh tra tại tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).
Trả lời báo chí về việc có phát hiện dấu hiệu tham nhũng trong các nội dung thanh tra tại Vinashin, ông Truyền nói rằng, đoàn thanh tra phát hiện một số sai phạm trong đó có việc làm trái quy định pháp luật, trái chỉ đạo của Chính phủ, cũng có một số dấu hiệu của sự móc ngoặc với nhau trong việc làm ăn (ảnh minh họa). |
Theo ông Truyền, thanh tra Chính phủ đã có một báo cáo đầy đủ và một kết luận chính thức gửi lên Thủ tướng .“Chúng tôi sẽ tổ chức công bố kết luận thanh tra một cách công khai và đầy đủ sau khi Thủ tướng Chính phủ chính thức có ý kiến bằng văn bản”, ông Truyền nói.
Mặc dù không nói cụ thể kết quả cuộc thanh tra nhưng ông Truyền cho biết, thanh tra Chính phủ đã chuyển 9 nội dung sang cơ quan điều tra làm rõ. “Tất nhiên nói 9 nội dung thì trong đó cũng có một số nội dung mà cơ quan Công an đã điều tra rồi hoặc đang điều tra. Cũng có một số ít vấn đề mới trong đó chủ yếu là những vấn đề cụ thể của các đơn vị thành viên có liên quan”, ông Truyền nói thêm.
Trả lời báo chí về việc có phát hiện dấu hiệu tham nhũng trong các nội dung thanh tra tại Vinashin, ông Truyền nói rằng, đoàn thanh tra phát hiện một số sai phạm trong đó có việc làm trái quy định pháp luật, trái chỉ đạo của Chính phủ, cũng có một số dấu hiệu của sự móc ngoặc với nhau trong việc làm ăn.
“Trên cơ sở đối chiếu với pháp luật và với thực tế thì thấy có những cái chấp hành không đúng và đồng thời bản thân đơn vị cũng có một số việc làm mang tính chất tùy tiện, thậm chí là cục bộ, cục bộ theo phạm vi gia đình cũng có mà cục bộ theo kiểu quan hệ với địa phương hay giữa ngành này ngành khác cũng có”, ông Truyền cho biết.
Tổng thanh tra Chính phủ cũng cho biết thêm là trong đợt thanh tra tại Vinashin, thanh tra Chính phủ cũng phát hiện có một ít trường hợp có dấu hiệu móc nối với nhau làm ăn phi pháp và có tính chất vụ lợi. “Những dấu hiệu đó là dấu hiệu của tiêu cực, tham nhũng thì đương nhiên những trường hợp như vậy Thanh tra Chính phủ phải kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ đồng thời điều tra để xử lý các hành vi này bằng hình sự”, ông nói.
Nói về yêu cầu của một số đại biểu Quốc hội muốn được đọc kết luận thanh tra về Vinashin, tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, khi toàn bộ kết luận thanh tra được công bố công khai theo đúng quy định rồi thì đại biểu nào muốn tiếp cận cũng được. Riêng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan đến những sai phạm ở tập đoàn Vinashin, ông Truyền cho biết, khi nào thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Vinashin thì ông sẽ nói rõ việc này. “Tất nhiên là có. Sai phạm nào cũng có phần từ chủ quan, trực tiếp của người quản lý và sai phạm đó đương nhiên cũng liên quan đến trách nhiệm cơ quan chủ quản”, ông Truyền nói.
Tổng thanh tra Chính phủ nói thêm : “Hiện giờ chúng ta không đặt vấn đề chủ quản nhưng những tổ chức này được Chính phủ giao cho một số cơ quan, cụ thể là các bộ tham gia vào việc quản lý ở đây thì đương nhiên họ lỗi thì các cơ quan này cũng có trách nhiệm, có lỗi còn mức độ lỗi như nào tùy thuộc vào hành vi xử lý trong quản lý của họ”.
Lê Minh - Mạnh Quân
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 4.8.2010, Văn phòng Chính phủ đã công bố, tính đến tháng 6.2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỉ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỉ đồng. Do vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần. Vào thời điểm Vinashin rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người. Tại cuộc họp này, Văn phòng Chính phủ đã công bố kế hoạch tái cơ cấu Vinashin theo hướng xác định lại chiến lược kinh doanh, thu hẹp ngành nghề kinh doanh, tập trung vào 13 dự án như đóng tàu, sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ cho tàu (trước đây là 108 dự án). Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinshin cho biết, sau tái cơ cấu, do còn có những khó khăn nhất định, đến năm 2012 Vinashin còn lỗ, dự báo năm 2013, 2014, Vinashin bắt đầu có lãi và sau 2015, sẽ có một “ Vinashin mới”. (M.Q) |