Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Đằng sau việc "tự xử"

Đằng sau việc "tự xử"
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc tự xử tàn khốc nhằm giải quyết tranh chấp giữa công dân với nhau.
Các vụ tự xử này hầu hết đều có yếu tố bạo lực, mà mới nhất là các vụ bắn nhau trên đường Xã Đàn (Hà Nội) gây nên cái chết cho một cô gái; vụ một chủ doanh nghiệp ở Bình Dương bị bắn chết trước cửa nhà vì nợ nần; vụ tra tấn như thời trung cổ tại một mỏ thiếc ở Nghệ An...

Đáng nói là nguyên nhân gây mâu thuẫn chỉ là những lý do lãng xẹt, như vay tiền chậm trả, nghi ngờ người lao động “ém” sản phẩm... song những người trong cuộc thay vì chọn lựa cách thức giải quyết bằng pháp luật thì lại manh động, tự mình ra tay sử dụng vũ lực. Và dĩ nhiên, phương pháp sai thì rất hiếm khi cho ra kết quả đúng nên tất cả mâu thuẫn nho nhỏ trước đó đều không được giải tỏa và hậu quả còn tàn khốc hơn: người chết, kẻ vào tù, doanh nghiệp đình đốn...

Trong cuộc sống đang vận động hằng ngày mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức... luôn luôn tiềm ẩn. Xã hội càng phát triển mâu thuẫn càng phức tạp và những lợi ích liên quan, những người liên quan càng nhiều. Chính vì thế trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật không chỉ là giải quyết các mâu thuẫn đó một cách nghiêm minh bằng các trình tự luật định sẵn có, mà còn phải tổng kết, phân tích, dự báo những tình huống và tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai để có đối sách phù hợp.

Trong toàn bộ quá trình ấy, tác phong chuẩn mực, yếu tố đạo đức của người thừa hành công vụ là tác nhân chủ chốt tạo nên thứ gọi là niềm tin công lý của người dân vào pháp luật. Dĩ nhiên, để có những nhận xét chính xác về mối liên hệ giữa các vụ tự xử của công dân và niềm tin công lý cần phải có những khảo sát quy mô và cách thức thực chứng xác đáng.

Song một khi các vụ tự xử diễn ra ngày một nhiều thì không thể không đặt ra câu hỏi vì sao công dân không chọn các cơ quan pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh?



-- Nguyên nhân về tự xử thật khó lý giải, nhưng ko thể không quan tâm hiện tượng sau:
Cái chết của một công dân tại trụ sở công an huyện Bến Cát (Bình Dương), rồi hàng loạt vụ việc va chạm giữa công dân với... chính lực lượng thừa hành luật pháp, như các vụ việc ở Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên... mà vụ việc nào dư luận xã hội cũng phải gây sức ép mạnh mẽ thì cơ quan chức năng mới “nhúc nhắc” xử lý.
Đáng chú ý nữa là vừa mới đây, dù không phải là cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo, Ban Tuyên giao, Bộ 4T hay 1 trung tâm nghiên cứu truyền thông (tức là những cơ quan có chức năng định hướng, quản lý, canh me nghiệp vụ hay nghiên cứu báo chí), tự dưng Báo Dân Việt (cơ quan ngôn luận của Hội Nông dân) lại lên tiếng chỉ trích Báo Tiền Phong về "lỗi nghiệp vụ" đưa tin "phiến diện, 1 chiều" về vụ VNS và TKV.
Hehe, nếu bới móc "đưa tin 1 chiều, phiến diện" thì chính Dân Việt mắc lỗi đó trong bài chỉ trích TP...
Từ ngày treo biển "nghiên kíu nhà báo", BL chưa thấy ai chỉ trích như thế bao giờ, mà đối với báo chí chỉ có ĐÚNG - SAI, mà chuyện này thì bạn đọc cũng có quyền... chửi!
Đó cũng là 1 kiểu "tự xử"?

Tổng số lượt xem trang