--Cột cờ Lũng Cú - Nơi thiêng liêng sao lại để thế này ?
Quả thực, không biết do cẩu thả hay sự thiếu hiểu biết mà trên tấm bia thiêng liêng, khẳng định chủ quyền tổ quốc lại viết sai chính tả… một từ tiếng Anh. Tấm bia ghi “provine”, trong khi chính xác phải là “province”. Với lỗi chính tả này, người nước ngoài sẽ không thể hiểu bởi đó là từ tiếng Anh (Pháp) đều không có nghĩa. Nếu vào Trang tra từ điển Anh - Việt, thì sẽ ra kết quả: "Danh từ: Cành chiết; ngoại động từ: chiết cành".
Uy nghiêm tấm bia chủ quyền quốc gia
Theo tìm hiểu của Tamnhin.net, tấm bia này mới được khánh thành vào cuối tháng 9/2010. Phần chú thích phía trên ghi rõ: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Cột cờ quốc gia/ Lũng Cú/ huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang". Phần phía gạch dưới là phần dịch bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi dịch chữ "tỉnh Hà Giang" sang tiếng Anh, họ hoàn toàn không biết hay vì “cẩu thả” mà hồn nhiên ghi "Ha Giang Provine".
Tôi từng nghe người dân ở đây kể có người từ tận miền Nam xa xôi, lặn lội trèo lên tận cột cờ Lũng Cú, rồi chỉ mong lấy một nắm đất về làm kỉ niệm. Những tấm lòng ấy sẽ nghĩ sao nếu họ để ý thấy tấm bia chủ quyền bị “lỗi”.
Lại nghe, truyền thuyết về rồng nhà Trời bay qua cánh đồng đá Đồng Văn về đây ở ẩn. Từ đỉnh núi nhìn xuống, sẽ thấy hai vũng nước to không bao giờ cạn. Hai vũng nước ấy được xem như mắt rồng, cầu phúc cho nhân gian. Còn đầu rồng chính là nơi cột cờ Lũng Cú đang hiên ngang đứng giữa đất trời. Họ sẽ nghĩ gì nếu một điểm trên đầu rồng thiêng liêng bị “khuyết tật”.
Nhưng tiếc thay bị lỗi...
Không hiểu ngành chức năng của tỉnh Hà Giang có “hiểu thông” khi viết câu - ghi chữ cho tấm bia chủ quyền nơi địa đầu Tổ quốc? Và các ngài có phát hiện ra cái ngớ ngẩn rồi sửa sai để trả lại sự trang trọng tôn nghiêm đáng ra phải có cho cột cờ Lũng Cú.
Nơi tôn nghiêm sao lại để thế này ?
Song song với tấm bia chủ quyền “mắc lỗi” là một tấm bia khác dành riêng cho việc “vinh danh” những đơn vị tài trợ xây dựng cột cờ Lũng Cú. Tấm bia này không có điểm gì sai nhưng cũng để lại chút gợn trong lòng du khách ghé thăm.
Tấm bia ghi công 2 doanh nghiệp lớn
Phần chú thích phía trên tấm bia “vinh danh” ghi rõ: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Cột cờ quốc gia/ Lũng Cú/ huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang". Phần phía dưới là biểu tượng thương hiệu VietinBank - Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam và biểu tượng UBI - Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kinh doanh đô thị.
Được biết, quần thể kiến trúc cột cờ Lũng Cú được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn tài trợ với tổng mức đầu tư là 20,8 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 3 tỷ đồng.
Nhiều vị lãnh đạo hân hoan ngày khánh thành cột cờ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: internet
Không biết “hai ông lớn” là Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kinh doanh đô thị (UBI) đã tài trợ bao nhiêu cho công trình xây dựng các hạng mục Cột cờ Lũng Cú mà hai doanh nghiệp lại đương nhiên được “vinh danh” ở một tấm bia khác?
Thiết nghĩ, không phải công trình xây dựng xã hội hóa nào cũng cần gắn biển “ghi công” đơn vị tài trợ, đặc biệt đó lại là nơi đánh dấu chủ quyền quốc gia có ý nghĩa thiêng liêng của tổ quốc .
Bài và ảnh: Văn Kỳ Thanh – Linh Lang
BIA CHỦ QUYỀN TẠI CỘT CỜ LŨNG CÚ BỊ… SAI CHÍNH TẢ
Sai chính tả ngay trên tấm bia khẳng định chủ quyền |
Trên bản đồ Việt Nam, Lũng Cú là đỉnh "chóp nón" nơi cực Bắc Tổ quốc. Cùng với mũi Cà Mau, Lũng Cú là địa danh mà trong tim mỗi người Việt Nam đều nhớ, đều yêu và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn. Thế nên, dẫu vượt qua những trập trùng núi đá, lên Lũng Cú, đặt chân tại đỉnh núi Rồng, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trong gió, ai cũng tự hào được làm người con đất Việt. Tuy nhiên, hành vi cẩu thả, viết sai chính tả trên tấm bia thiêng liêng, khẳng định chủ quyền, ngay nơi chóp nón Tổ quốc là khó chấp nhận được.
Tiếng Tây - tiếng ta vừa sai, vừa... lẫn lộn |
Với lỗi chính tả hiện nay, người nước ngoài sẽ không thể hiểu bởi đó là từ tiếng Anh (Pháp) không có nghĩa. Nếu vào Trang tra từ điển Anh - Việt, thì sẽ ra kết quả: "Danh từ: Cành chiết; ngoại động từ: Chiết cành". Rất nhiều người đã lắc đầu khi đọc chệch thành: "Cành chết Hà Giang".
Hài hước hơn, hết phần "chuyển ngữ tiếng Anh", người ta lại chuyển sang ghi chú tọa độ - độ cao bằng tiếng Việt và dĩ nhiên, không thể quên ghi năm khánh thành công trình: Năm 2010.
Khách du lịch chụp hình lưu niệm |
Cột cờ Lũng Cú gắn liền với truyền thuyết được lưu truyền ở miền núi đá Đồng Văn rằng: Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh, Hoàng đế Quang Trung cho đặt một cái trống rất to tại nơi biên ải thuộc địa bàn xã Lũng Cú (địa điểm đóng quân của Đồn Biên phòng Lũng Cú hiện nay). Cứ 1 canh giờ, 3 tiếng trống lại vang lên đĩnh đạc, khẳng định chủ quyền biên giới.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc (năm 1887). Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm Quốc kỳ nước CHXHCN Việt Nam, chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước.
Được sự cho phép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8-3-2010, với tư cách là chủ đầu tư, UBND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiến hành khởi công trùng tu, nâng cấp Cột cờ quốc gia Lũng Cú mới ngay tại vị trí cũ. Sau 196 ngày thi công, cột cờ quốc gia Lũng Cú đã khánh thành ngày 25-9-2010.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương trong lễ khánh thành cột cờ Lũng Cú mới và vỗ tay chào mững, chụp hình lưu niệm ngay tại tấm bia ghi tọa độ (sai chính tả) |
Đường lên cột cờ xây mới |
Ngoài ra, còn các hạng mục kiến trúc khác gồm: Nhà lưu niệm cấp 4 được thiết kế như nhà sàn với 5 gian, diện tích sàn là 230 mét vuông. Đường lên xuống đi bộ từ nhà khách lên nhà lưu niệm với tổng 425 bậc thang và đường đi bộ đi xuống từ nhà lưu niệm đến cột cờ với tổng số 279 bậc thang (2 hạng mục này đều có lan can bằng inox và đèn chiếu sáng).
Quần thể kiến trúc cột cờ quốc gia Lũng Cú được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn tài trợ với tổng mức đầu tư là 20,8 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 3 tỷ đồng.
Trong lễ khánh thành cột cờ mới, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất khẳng định: "Cột cờ quốc gia Lũng Cú được trùng tu, nâng cấp có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đồng thời tôn tạo cảnh quan, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với huyện Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung" và nhấn mạnh: "Việc trùng tu, nâng cấp cột cờ Lũng Cú lần này nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây". Thấm nhuần ý nghĩa, giá trị của cột cờ quốc gia như vậy, nhưng không hiểu ngành chức năng của tỉnh Hà Giang có lơ đãng trong khi viết câu - ghi chữ cho tấm bia chủ quyền, nơi cột cờ thiêng liêng địa đầu Tổ quốc và có phát hiện được lỗi chính tả để sửa sai, xứng đáng để cột cờ quốc gia gìn giữ thể diện của cả một dân tộc, một đất nước?..
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỘT CỜ, TẤM BIA GHI TỌA ĐỘ KHI CHƯA XÂY MỚI:
Cận cảnh tấm bia cũ |
Khách du lịch chụp hình lưu niệm |
Cả cột cờ và tấm bia ghi chủ quyền khi chưa xây mới |
Tiếng Anh của cán bộ Đồng Văn, Hà Giang nữa đây (Mai Thanh Hài và Phạm Xuân Nguyên chỉ trỏ) |
Phía sau cột cờ là đất đai Tổ quốc |