Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Sửa luật để đề cao trí thức

-Sửa luật để đề cao trí thức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao Bộ Nội vụ khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2010 và Quyết định 68/2010 của Thủ tướng theo đúng Chỉ thị 42/2010 của Bộ Chính trị, trong đó xác định Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) là tổ chức chính trị - xã hội.

Như vậy với “tuổi thọ” vẻn vẹn một năm, Nghị định 45/2010 về tổ chức và quản lý hội đã bị yêu cầu sửa theo hướng đề cao hơn nữa vai trò tổ chức của giới trí thức. Nghịch lý ở chỗ, Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị ban hành ngày 16-4-2010 công nhận VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội thì năm ngày sau, ngày 21-4, Nghị định 45 ra đời lại “nhốt” VUSTA chung với các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác (như Hội Người mù...).

Tâm sự với người viết, khá nhiều trí thức đang hoạt động trong VUSTA cho rằng không phải họ mong muốn tổ chức của mình phải được coi là “chính trị - xã hội” để xin kinh phí, trụ sở, biên chế dễ hơn (như một số đoàn thể chính trị hiện hành), mà có vậy thì hình ảnh, tiếng nói của trí thức với xã hội mới được đề cao hơn. Chẳng nói đâu xa, ngay trong lễ diễu binh, diễu hành nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm ngoái, VUSTA đã không được thay mặt cho giới trí thức tham gia vào khối công-nông-binh-trí mà thay vào đó là một cơ quan và biểu tượng... xa lắc!

Thực tế lâu nay có hiện tượng một số cơ quan nhà nước ngại VUSTA (và các tổ chức thành viên) “có ý kiến” về các đề án và lĩnh vực họ quản lý. “Ngại” vì ý kiến của VUSTA thường trực diện, không né tránh và nhất là luôn nhận được sự đồng tình của xã hội. Nhiều người vẫn nhớ chuyện 280 triệu gia cầm được cứu khỏi “án” H5N1; Hồ Tây được cứu khỏi dự án thay nước, di tích Cột Cờ được cứu khỏi công trình bảo tàng “bủa vây”... là nhờ VUSTA lên tiếng. Gần đây VUSTA còn liên tiếp phản biện về bauxite Tây Nguyên, đồ án quy hoạch Hà Nội, điện hạt nhân Ninh Thuận, đường sắt cao tốc, đập thuỷ điện Xayabury v.v... Chính vì thế ngoài việc công nhận VUSTA là “tổ chức chính trị-xã hội” và yêu cầu thành lập liên hiệp hội ở tất cả các tỉnh thành, Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị còn giao VUSTA được quyền đề xuất, chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội mọi chủ trương, đường lối, các chương trình, dự án, đề án lớn...

Trong văn bản vừa ban hành, Thủ tướng đã “đặt hàng” VUSTA tiếp tục tham gia tích cực vào việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đó được xem là những sửa đổi mới căn bản biến chủ trương thành pháp lý để tạo tiền đề cho trí thức góp thêm tiếng nói xây dựng đất nước.

   – - Nguyễn Đình Hương, Nguyên Uỷ viên TW Đảng, Trưởng ban  Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương: Đảng ta đông mà không mạnh (Người cao tuổi). - Sửa luật để đề cao trí thức (Bút lông)  – Nguyễn Hưng Quốc: Chút son trên miệng cá sấu  —  (VOA’blog).
  Tại Sao Im Bặt?  — (Việt báo) Tại sao lại giam giữ blogger Điếu Cày nhiều tháng sau khi nhà báo tự do này mãn án tù?”.
- Nguyễn Thanh Giang – Ngô Bảo Châu: hơn một nhà toán học tài năng (CHHV/ĐCV).-
- Lưu Diệu Vân phỏng vấn Bùi Chát: củng cố niềm tin để dấn bước …/ Bui Chat: forging mettle to press on …  (Da màu).  —-   Xin hỏi đồng nghiệp Quý Thanh  — (boxitvn). Dân là NGƯỜI, mà những thứ “không thể trở lại làm dân” thì làm gì … Hoan hô bài viết của Quý Thanh (Blog Phạm Viết Đào 13-5-11) -- Nhiều người đọc bài này mà tưởng thật, khổ thay! - An ninh và an toàn
-

Tổng số lượt xem trang