Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Chính quyền vô sự khi vàng tặc giết sông Lam?

Chính quyền vô sự khi vàng tặc giết sông Lam?
  "Người đứng đầu địa phương với người khai thác có  vấn đề. Một chiếc xe máy nhỏ chảy qua địa bàn mà anh còn phát hiện huống chi cả máy nổ to như thế", trao đổi với PV Bee về tình trạng dòng sông Lam bị moi ruột vì vàng tặc ông Đinh Viết Hồng - Giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã khẳng định.

TIN LIÊN QUAN
Ông Đinh Viết Hồng
Ông Đinh Viết Hồng
Trước tình trạng dòng sông Lam đang bị moi ruột bởi vàng tặc tại bản Tam Hương (Xã Tam Quang, Tương Dương khiến sông Lam chết dần và nhiều người dân thiệt mạng vì sập hầm vàng như Bee đã phản ánh, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Viết Hồng sáng 9/5.
Trong tháng 4 và tháng 5, những vụ tai nạn liên quan tới khai thác khoáng sản xảy ra tại địa bàn Nghệ An khiến nhiều người chết và bị thương. Dư luận đặt câu hỏi về sự quản lý của chính quyền. Quan điểm của ông như thế nào?

Dân đi làm vàng là vì "sự mưu sinh". Ngành chức năng đã xử lý nhiều lần nhưng vẫn chưa chấm dứt được tình trạng khai thác vàng trái phép dọc sông Lam, ở địa phận bản Tam Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.
Trách nhiệm quản lý việc khai thác này thuộc về đâu là chính, chính quyền địa phương hay Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh?

Quản lý việc khai thác khoáng sản trái phép là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Luật đã quy định điều này.

Thực chất, huyện cũng đã có những biện pháp nhưng không thể đẩy người dân ra khỏi những khu vực khai thác vàng. Người dân khai thác vàng từ xưa. Đây là "sự mưu sinh" của họ, ngày kiếm dăm bảy chục ngàn đồng. Người dân cứ hi vọng sẽ trúng lớn nên say sưa làm và làm bằng phương pháp rất nguy hiểm nên khi sập hầm, thương vong rất lớn.
"Trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn 265 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh này cấp và  38 giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ tài nguyên và môi trường cấp đang còn hiệu lực. Từ năm 2008 đến 2010 Thanh tra Sở tài nguyên  và môi trường tỉnh Nghệ An đã thanh tra 20 cuộc  và ra quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng".

Ông Đinh Viết Hồng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An
Nhiều người cũng đặt câu hỏi, liệu người dân bản Tam Hương có thể tự đào được những chiếc hầm khổng lồ không? Nhiều người đặt nghi vấn có sự ra tay của "khách lạ"?

Tôi nghĩ là có. Người ngoài kích động dân làm cho họ (người ngoài - PV). Hắn (người ngoài - PV) bày cho cách khai thác và mua lại với giá rẻ. Người ngoài đứng sau có sao đâu chỉ khi xảy ra sự cố chỉ có dân mình là chết”.

Vậy theo ông, chính quyền địa phương có  trách nhiệm thế nào trước hiện tượng này?

Người đứng đầu địa phương với người khai thác có  vấn đề. Một chiếc xe máy nhỏ chảy qua địa bàn mà anh còn phát hiện huống chi cả máy nổ to như thế mà anh không phát hiện ra. Cái này là lỗi của chính quyền địa phương, không những không kiên quyết mà còn có thái độ bao che.
“Sông Lam là nơi mưu sinh của người dân. Ngày xưa  sông Lam là nơi để người để các phương tiện của người dân xuôi bè buôn bán. Và chính hoạt động này đã nảy sinh ra những làn điệu dân ca của người Thái ở Tương Dương. Dân ca hát cho những người xuôi bè, xuôi thuyền.

Hoạt động, sinh hoạt của người dân gắn với sông Lam. Giờ thì hoạt động đó không còn. Người ta không còn cái nơi đi xúc (Xúc cá), đi quăng chài. Sông Lam giờ đã bị cày xới do khai thác vàng, giờ nó đã bị thay đổi địa chất, tác động đến môi trường làm cho cá không thể sinh sôi nảy nở được. Sau khi khai thác thì việc hoàn sinh lại môi trường không được chu đáo. Doanh nghiệp khai thác vàng về thì dân vàng mắt. Đặc biệt là không gian văn hóa của dân đang bị mất đi…”.

Ông Vi Tân Hợi, Phó  Chủ tịch UBND huyện Tương Dương
Trọng Đức

Tổng số lượt xem trang