The EconomistNgày 17 tháng 5 năm 2011
Nguồn: S.C. | HONG KONG
James Hookway làm việc cho tờ Wall Street Journal đã có một bài phân tích nền kinh tế bị mất kiểm soát tại Việt Nam thông qua lăng kính của cái đống lộn xộn ngổn ngang là tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin. Tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này đã quá hạn thanh toán khoản nợ gốc và lãi đầu tiên là 600 triệu đô la vay của rất nhiều bên cho vay nước ngoài mà Credit Suisse là người chủ trì.
“Một số chủ nợ của Vinashin hiện nay đang than phiền rằng họ đã bị lừa,” bài báo viết. Các chủ nợ hi vọng rằng chính phủ Việt Nam đã từng có thư ủng hộ tập đoàn này tại thời điểm vay vốn thì nay phải can thiệp và đảm bảo sự an toàn cho họ. Tôi chưa tận mắt xem bức thư đó, song tôi tự hỏi liệu các chủ nợ có đầy đủ lý do chính đáng để hi vọng như vậy hay không. Các bên cho vay đã tính lãi suất là 7,15%, lãi suất này được thu xếp tại thời điểm (đầu năm 2007) khi mà trái phiếu quốc gia do Việt Nam bán ra bằng đồng đôla chỉ tính lãi suất vào khoảng 5.75%. Có phải rõ ràng là các bên cho Vinashin vay lúc đó đã kỳ vọng là chấp nhận rủi ro nào đó để đổi lấy khoản chênh lệch giữa hai lãi suất nói trên?
Có thể các chủ nợ của Vinashin không có lý do thuyết phục [khi họ cho vay], song biết đâu có thể họ vẫn có một mục đích nào đó. Theo lời của bài báo thì Việt Nam đang cần thu hút vốn nước ngoài để bù đắp một khoản thâm hụt khổng lồ vì nợ nước ngoài và để cứu đồng tiền của họ, tiền “đồng”, khi đồng tiền này đã bị phá giá sáu lần kể từ tháng 6 năm 2008. Sáu trăm triệu đô la có khi chỉ là một cái giá ít ỏi phải trả để duy trì vị ngọt hấp dẫn của đồng vốn nước ngoài.
Nhưng chính phủ còn có một ưu tiên khác nữa cũng đang đòi hỏi cấp thiết: hạn chế bớt sự chi tiêu phung phí của các doanh nghiệp nhà nước đã khát tiền tới mức điên cuồng lồng lộn ở thời điểm trước khi xảy ra vụ khủng hoảng của Vinashin. Khoản tiền 600 triệu đô la mà Vinashin nợ nhóm chủ nợ nước ngoài, chẳng hạn, chỉ là một phần nhỏ của tổng cộng 4,4 tỉ đô la mà tập đoàn này nợ tính cho tới giữa năm ngoái. Một số bộ phận trong chính phủ hiển nhiên đang tin rằng giờ đã đến lúc phải đưa ra một kỷ luật thị trường để bắt các doanh nghiệp nhà nước và các chủ nợ của họ phải có trách nhiệm đối với các khoản nợ phải trả.
Dưới vẻ bề ngoài phô trương hoành tráng, Vinashin đã thanh lập 289 công ty con với số lượng nhân viên là hơn 49.000 người. Chính phủ đang có kế hoạch từ nay đến năm 2013 sẽ giảm số lượng các công ty con của tập đoàn này xuống còn 43 với 30 000 người lao động.
Trước một kế hoạch tái cấu trúc khổng lồ như vậy, có lẽ việc trả nợ nước ngoài không phải là mối bận tâm hàng đầu của chính phủ. Ngoài ra, như Ben Bland ở tờ Financial Times đã chỉ ra, rất nhiều chủ nợ ban đầu [original creditor – tức chủ nợ cho vay lần thứ nhất] đang có những mối quan tâm làm ăn khác ở Việt Nam nên họ sẽ không muốn gây thù oán với chính phủ để mà hỏng việc. Credit Suisse, chẳng hạn, vừa được Vietcombank, một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thuê làm tư vấn để bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho Việt Nam vay tiền có thể là một công việc làm ăn đầy rủi ro. Thế nhưng bán cổ phần của các ngân hàng đang cổ phần hóa ở Việt Nam thì vẫn đang là một công việc làm ăn đầy hấp dẫn.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-Credit Suisse tư vấn cho Vietcombank chào bán cổ phần anhbasam
-The Financial Times
Ben Bland, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 16 tháng 5 năm 2011
Credit Suisse đã được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất và lâu đời nhất của Việt Nam, trong đề xuất chào bán 20% cổ phần của ngân hàng này cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2007, chính ngân hàng Thụy Sĩ này đã tư vấn cho Vietcombank lúc đó do Nhà nước sở hữu 90,7% vốn điều lệ nhưng kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược này đã thất bại khi giá do chính phủ đưa ra đã khiến cho các nhà đầu tư tiềm năng phải hoảng sợ bỏ chạy.
Kế hoạch bán cổ phần của Vietcombank, nay đã chính thức là Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, giống như là chính phủ đang đạp cần khởi động lần chót cho cái chương trình tư nhân hóa một phần dây dưa từ bao lâu nay [tức cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam].
Nếu Vietcombank hoàn thành được kế hoạch bán cổ phần như đã đề ra thì đây sẽ là một trong những thương vụ đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay ở một công ty Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh trong hai thập niên vừa qua khi nước này chuyển đổi từ cách làm kế hoạch hóa từ trung ương sang một cách tiếp cận linh hoạt hơn, hướng nhiều hơn tới thị trường. Mặc dù Việt Nam, một đất nước có 87 triệu người dân, có một tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh nhất ở châu Á, nhưng theo ước tính của các ngân thì cứ 5 người mới chỉ có một người có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến cho khu vực ngân hàng đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, miễn là cái giá để gia nhập làm ăn ở đất nước này phản ánh đúng thực chất.
Hơn 10 ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần của các ngân hàng của Việt Nam, trong đó HSBC hiện đang sở hữu 20 phần trăm cổ phần của ngân hàng Techcombank; Standard Chartered sở hữu 15 phần trăm cổ phần của Ngân hàng Thương mại Á Châu; còn ngân hàng ANZ của Australia thì đang sở hữu 10 phần trăm cổ phần của ngân hàng Sacombank. Cả ba ngân hàng nước ngoài này cũng đã mở các ngân hàng đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Người hiểu rõ tình hình thì cho rằng Credit Suisse đang thăm dò khả năng các ngân hàng của châu Âu và châu Á, các tập đoàn chuyên mua bán các công ty [private equity groups] và các quỹ kinh doanh công sản [sovereign wealth funds] có quan tâm tới Vietcomnbank hay không. Ngày 23 tháng 5 là hạn cuối cùng để gửi thư bày tỏ quan tâm tới các thủ tục tiến hành một vụ mua bán cổ phần được nhiều người cho là sẽ thử thách lòng mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài định mua cổ phần của các công ty quốc doanh của Việt Nam to kềnh càng nhưng lại thường hoạt động kém hiệu quả.
Tại cuộc họp thường niên vào tháng trước, Vietcombank công bố sẽ bán cổ phiếu của họ tương đương với 20% vốn pháp định đã được tăng thêm cho các cổ đông chiến lược nước ngoài như là một phần của nỗ lực nhằm tăng vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá cổ phiếu của Vietcombank vào lúc đóng của phiên giao dịch hôm thứ Hai là 29,500 đồng (1,43 đô la), giúp cho ngân hành này có số vốn huy động trên thị trường chứng khoán là 51 883 tỉ đồng. Nhiều ngân hàng đã đề nghị giá khởi điểm để đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược sẽ là giá trị trường hiện hành, tức là thấp hơn một phần ba giá mua vào bình quân của cổ phiếu Vietcombank được phát hành ra công chúng lần đầu [IPO] hồi năm 2007.
Việc Credit Suisse được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank là một phần thưởng dành cho ngân hàng đầu tư này bởi họ đã làm việc chăm chỉ mới giành được những hợp đồng làm ăn với các công ty quốc doanh ở Việt Nam. Năm ngoái, Hans-Ulrich Doerig, chủ tịch của Tập đoàn Credit Suisse, đã bay sang Việt Nam để ký một thỏa thuận để thực hiện đề án của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đào tạo các cán bộ quản lý cho các công ty nhà nước.
Nhưng Việt Nam hiện đang mắc phải nạn dịch tham nhũng, quan liêu hành chính và thiếu minh bạch tài chính, và giống như các nhà đầu tư khác, Credit Suisse cho tới nay vẫn thấy Việt Nam là một nơi không dễ làm ăn.
Năm ngoái, Vinashin, một tập đoàn lớn của nhà nước đang nợ đầm đìa đã không thể thực hiện đợt hoàn trả nợ đầu tiên là 600 triệu đô la do Credit Suisse từng thu xếp và giúp đỡ. Các cuộc đàm phán giữa cái tập đoàn đang bị rối loạn này và các chủ nợ, trong đó có Credit Suisse, đã tiến triển chậm chạp dây dưa kể từ dạo đó mà vẫn chưa đạt được bất kỳ sự nhất trí nào về một kế hoạch tái cấu trúc cho tập đoàn này.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Ngày 16 tháng 5 năm 2011
Credit Suisse đã được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất và lâu đời nhất của Việt Nam, trong đề xuất chào bán 20% cổ phần của ngân hàng này cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2007, chính ngân hàng Thụy Sĩ này đã tư vấn cho Vietcombank lúc đó do Nhà nước sở hữu 90,7% vốn điều lệ nhưng kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược này đã thất bại khi giá do chính phủ đưa ra đã khiến cho các nhà đầu tư tiềm năng phải hoảng sợ bỏ chạy.
Kế hoạch bán cổ phần của Vietcombank, nay đã chính thức là Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, giống như là chính phủ đang đạp cần khởi động lần chót cho cái chương trình tư nhân hóa một phần dây dưa từ bao lâu nay [tức cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam].
Nếu Vietcombank hoàn thành được kế hoạch bán cổ phần như đã đề ra thì đây sẽ là một trong những thương vụ đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay ở một công ty Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh trong hai thập niên vừa qua khi nước này chuyển đổi từ cách làm kế hoạch hóa từ trung ương sang một cách tiếp cận linh hoạt hơn, hướng nhiều hơn tới thị trường. Mặc dù Việt Nam, một đất nước có 87 triệu người dân, có một tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh nhất ở châu Á, nhưng theo ước tính của các ngân thì cứ 5 người mới chỉ có một người có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến cho khu vực ngân hàng đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, miễn là cái giá để gia nhập làm ăn ở đất nước này phản ánh đúng thực chất.
Hơn 10 ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần của các ngân hàng của Việt Nam, trong đó HSBC hiện đang sở hữu 20 phần trăm cổ phần của ngân hàng Techcombank; Standard Chartered sở hữu 15 phần trăm cổ phần của Ngân hàng Thương mại Á Châu; còn ngân hàng ANZ của Australia thì đang sở hữu 10 phần trăm cổ phần của ngân hàng Sacombank. Cả ba ngân hàng nước ngoài này cũng đã mở các ngân hàng đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Người hiểu rõ tình hình thì cho rằng Credit Suisse đang thăm dò khả năng các ngân hàng của châu Âu và châu Á, các tập đoàn chuyên mua bán các công ty [private equity groups] và các quỹ kinh doanh công sản [sovereign wealth funds] có quan tâm tới Vietcomnbank hay không. Ngày 23 tháng 5 là hạn cuối cùng để gửi thư bày tỏ quan tâm tới các thủ tục tiến hành một vụ mua bán cổ phần được nhiều người cho là sẽ thử thách lòng mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài định mua cổ phần của các công ty quốc doanh của Việt Nam to kềnh càng nhưng lại thường hoạt động kém hiệu quả.
Tại cuộc họp thường niên vào tháng trước, Vietcombank công bố sẽ bán cổ phiếu của họ tương đương với 20% vốn pháp định đã được tăng thêm cho các cổ đông chiến lược nước ngoài như là một phần của nỗ lực nhằm tăng vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá cổ phiếu của Vietcombank vào lúc đóng của phiên giao dịch hôm thứ Hai là 29,500 đồng (1,43 đô la), giúp cho ngân hành này có số vốn huy động trên thị trường chứng khoán là 51 883 tỉ đồng. Nhiều ngân hàng đã đề nghị giá khởi điểm để đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược sẽ là giá trị trường hiện hành, tức là thấp hơn một phần ba giá mua vào bình quân của cổ phiếu Vietcombank được phát hành ra công chúng lần đầu [IPO] hồi năm 2007.
Việc Credit Suisse được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank là một phần thưởng dành cho ngân hàng đầu tư này bởi họ đã làm việc chăm chỉ mới giành được những hợp đồng làm ăn với các công ty quốc doanh ở Việt Nam. Năm ngoái, Hans-Ulrich Doerig, chủ tịch của Tập đoàn Credit Suisse, đã bay sang Việt Nam để ký một thỏa thuận để thực hiện đề án của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đào tạo các cán bộ quản lý cho các công ty nhà nước.
Nhưng Việt Nam hiện đang mắc phải nạn dịch tham nhũng, quan liêu hành chính và thiếu minh bạch tài chính, và giống như các nhà đầu tư khác, Credit Suisse cho tới nay vẫn thấy Việt Nam là một nơi không dễ làm ăn.
Năm ngoái, Vinashin, một tập đoàn lớn của nhà nước đang nợ đầm đìa đã không thể thực hiện đợt hoàn trả nợ đầu tiên là 600 triệu đô la do Credit Suisse từng thu xếp và giúp đỡ. Các cuộc đàm phán giữa cái tập đoàn đang bị rối loạn này và các chủ nợ, trong đó có Credit Suisse, đã tiến triển chậm chạp dây dưa kể từ dạo đó mà vẫn chưa đạt được bất kỳ sự nhất trí nào về một kế hoạch tái cấu trúc cho tập đoàn này.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-Kiều hối về Việt Nam giảmbbc-
Giới chuyên gia đánh
giá lượng kiều hối sẽ
tăng trong nửa sau
năm nay
Báo Đầu tư trích số liệu từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết lượng kiều hối gửi về Tp HCM trong tháng 4/2011 là 367.6 triệu USD, giảm 19.6% so với tháng Ba.
Lượng kiều hối chuyển về trong tháng Hai cũng giảm 17.6% so với tháng Một năm nay.
Khủng hoảng tài chính thế giới cùng với tình trạng lao động xuất khẩu Việt Nam về nước ồ ạt trước thời hạn - như đợt 10 ngàn công nhân VN về nước để tránh cuộc chiến tại Libya đầu năm nay - là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kiều hối giảm, theo báo Đầu Tư.
Một số ngân hàng thì nhận định tỉ lệ lãi suất cho đôla sụt giảm, hiện chỉ ở mức 3% so với mức 5-6% hồi đầu năm, cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định tình trạng sụt giảm này chỉ là tạm thời, và lượng kiều hối sẽ tăng trong nửa sau của năm 2011.
Được biết trong năm 2010, lượng kiều hối gửi về Việt Nam là hơn 8 tỉ USD, tăng 25.6% so với năm 2009.
Báo Đầu Tư trích dẫn phúc trình về kiều hối và di trú toàn cầu của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam là nước đứng thứ 16 trên 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất.
Phúc trình này dự báo lượng kiều hối trong năm 2011 sẽ tăng thêm 6.2%.
Số liệu chính thức cho thấy hiện có khoảng bốn triệu người Việt đang định cư tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Một số chủ nợ của Vinashin không muốn gây sức ép quá nhiều với chính phủ vì các quan hệ làm ăn khác
Hãng tin Reuters trích một nguồn tin giấu tên nói Credit Suisse Group AG sẽ giúp Vietcombank trong thương vụ sẽ kết thúc trong năm nay hoặc đầu năm sau.
Tuy nhiên Reuters nói Credit Suisse từ chối bình luận.
Chính phủ Việt Nam sở hữu gần 91% ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietcombank, ngân hàng nửa tư nhân lớn thứ hai ở Việt Nam về mặt tài sản.
Cổ phiếu của ngân hàng này tăng gần 5% lên 30.900 đồng trong ngày thứ Ba trong khi chỉ số Vietnam Index giảm 1,5%.
'Thất vọng'
Tạp chí có uy tín xuất bản tại Anh The Economist trong ngày thứ Ba cũng nhận định các chủ nợ của Vinashin có các mối làm ăn khác ở Việt Nam và không muốn khoản nợ của Vinashin, vốn được chính phủ bảo lãnh, ảnh hưởng tới công việc làm ăn nói chung của họ.
Vinashin đã không thanh toán được khoản trả nợ đầu tiên đến hạn hồi tháng mười Hai năm ngoái của khoản vay 600 triệu đô la mà các chủ nợ quốc tế do Credit Suisse dẫn đầu đã cho Vinashin vay với lãi suất 7,15% một năm hồi đầu năm 2007.
Các chủ nợ đã bày tỏ sự thất vọng khi chính phủ Việt Nam không giúp Vinashin trả nợ cho dù họ đã bảo lãnh khoản vay này.
The Economist nói chính phủ Việt Nam có vẻ không muốn tiếp tục bơm tiền vào các tập đoàn quốc doanh khổng lồ, nhất là những tập đoàn mà Hà Nội muốn cải tổ.
Vinashin nợ tới 4,4 tỷ đô la vào giữa năm ngoái và sẽ phải giảm số công ty con từ gần 300 xuống chỉ còn hơn 40 với số công nhân cũng giảm gần 20.000 người xuống còn 30.000 vào năm 2013.