Nguyễn Huy Canh.
Như chúng ta biết đối tượng và tư duy toán học là một trừu tượng của hiện thực. Chân lý mà toán học khám phá cũng giống như các khoa học tự nhiên: đó là sự loại trừ ở mức độ cao nhất tính chủ quan, sự tham gia của chủ thể vào các sự kiện quan sát.
Do tính đặc thù ấy của tư duy toán học cũng như đời sống của nó, nên khi GS Ngô Bảo Châu dò tìm tới lĩnh vực của hiện thực con người-tức là cái hiện thực ở đấy với nó chân lý không phải là tất cả. Lợi ích, những nhu cầu, tình yêu thương và sự hi sinh trở thành nỗi ám ảnh, thành sự quan tâm thường trực của nó (nhớ rằng, nếu chân lý toán học được phát hiện là một sự vinh danh, thì với hiện thực người, nhiều khi chân lý được mở ra lại trở thành nỗi bất hạnh đối với nó…)
-GS đã có những nhận xét, đánh giá phiến diện cũng là điều dễ hiểu. GS đã không nhận thấy tính thuyết phục ở những quan điểm, luận điểm, những tư tưởng của Cù HuyHàVũ khi đánh giá về ông. Chỉ những ai suy tư và mong muốn có được tự do (không phụ thuộc vào địa vị xã hội của con người), và một xã hội dân chủ thì mới cảm nhận hết tầm vóc và ý nghĩa của những tư tưởng và việc làm của CHHV trong việc khởi kiện Thủ tướng, cũng như đứng ra bênh vực, bảo vệ người dân khi bị rơi vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội với nhiều bất công và nỗi oan ức. Tuy nhiên ông cũng có một vài sai lầm khi nói về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là một cuộc nội chiến và ý nghĩa của ngày 30/4/1975 chỉ là ngày thống nhất với một nguyện vọng tha thiết, chính đáng về hoà hợp, hoà giải dân tộc. ( trong ý nguyện ấy cũng xin được làm rõ một điều là, nếu người Mỹ không có mặt ở miền Nam VN và không dựng lên chính quyền VNCH thì điều suy nghĩ của ông là hoàn toàn đúng. Tiếc rằng đó không phải là một sự thực lịch sử và những người lính đã tham gia chiến trường B như chúng tôi lấy làm tiếc cho ông về điều này).Cũng như ông đã nhìn thấy chính xác cái tệ nạn tham nhũng và lạm quyền của bộ máy công quyền đang diễn ra hàng ngày, nhưng ông đã không đúng khi đưa ra con đường khắc phục nó bằng việc yêu cầu về một chế độ chính trị đa đảng và cho rằng, chỉ có thiết lập một chế độ như thế mới chống được lạm quyền. Sự sai lầm trong tư tưởng của CHHV có thể hiểu được vì một phần cũng xuất phát từ một thực tế xã hội chúng ta có quá nhiều tiêu cực nhưng lại bế tắc trên con đường đổi mới hệ thống chính trị hiện nay (điều này cũng giống như một đại biểu Quốc Hội đã nói về dòng văn học hiện thực phê phán trong việc phòng chống tham nhũng vậy)
-GS đã có những nhận xét, đánh giá phiến diện cũng là điều dễ hiểu. GS đã không nhận thấy tính thuyết phục ở những quan điểm, luận điểm, những tư tưởng của Cù HuyHàVũ khi đánh giá về ông. Chỉ những ai suy tư và mong muốn có được tự do (không phụ thuộc vào địa vị xã hội của con người), và một xã hội dân chủ thì mới cảm nhận hết tầm vóc và ý nghĩa của những tư tưởng và việc làm của CHHV trong việc khởi kiện Thủ tướng, cũng như đứng ra bênh vực, bảo vệ người dân khi bị rơi vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội với nhiều bất công và nỗi oan ức. Tuy nhiên ông cũng có một vài sai lầm khi nói về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là một cuộc nội chiến và ý nghĩa của ngày 30/4/1975 chỉ là ngày thống nhất với một nguyện vọng tha thiết, chính đáng về hoà hợp, hoà giải dân tộc. ( trong ý nguyện ấy cũng xin được làm rõ một điều là, nếu người Mỹ không có mặt ở miền Nam VN và không dựng lên chính quyền VNCH thì điều suy nghĩ của ông là hoàn toàn đúng. Tiếc rằng đó không phải là một sự thực lịch sử và những người lính đã tham gia chiến trường B như chúng tôi lấy làm tiếc cho ông về điều này).Cũng như ông đã nhìn thấy chính xác cái tệ nạn tham nhũng và lạm quyền của bộ máy công quyền đang diễn ra hàng ngày, nhưng ông đã không đúng khi đưa ra con đường khắc phục nó bằng việc yêu cầu về một chế độ chính trị đa đảng và cho rằng, chỉ có thiết lập một chế độ như thế mới chống được lạm quyền. Sự sai lầm trong tư tưởng của CHHV có thể hiểu được vì một phần cũng xuất phát từ một thực tế xã hội chúng ta có quá nhiều tiêu cực nhưng lại bế tắc trên con đường đổi mới hệ thống chính trị hiện nay (điều này cũng giống như một đại biểu Quốc Hội đã nói về dòng văn học hiện thực phê phán trong việc phòng chống tham nhũng vậy)
Tôi có thể khẳng định rằng, thế giới ngày nay đã hoàn toàn thay đổi (và đặc biệt điều này đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung Đông và Bắc Phi như một qui luật không cưỡng lại được) về phương thức tư duy và cảm nhậnTỒN TẠI theo lát cắt chiều dọc “trên -dưới” thành phương thức tư duy theo lát cắt chiều ngang.Thế giới trước đây được nhận thức theo quan hệ phụ thuộc vào những trung tâm, những lãnh tụ, vĩ nhân, những người đứng đầu, giờ trở thành xu thế phi trung tâm hoá, phi tập trung, phi lệ thuộc. Đó là nét đặc trưng của tư duy thời hiện đại.Và cũng giống như thế, tư duy về quyền lực chính trị theo mô thức thống nhất-tập quyền đã được chuyển sang mô thức phân chia, phân lập. Vì vậy, nếu Đảng ý thức được điều đó và quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới cấu trúc quyền lực của mình theo hướng phi tập trung hoá (phi thống nhất hoá) quyền lực trong Đảng bằng một quá trình phân chia, phân lập hợp lí với sự tham gia kiến tạo của nhân dân, thì khi ấy chắc chắn một chế độ chính trị nhất đảng -được thực hiện bởi sự lãnh đạo của đảng CS- cũng sẽ chống được tệ lạm quyền ,diệt trừ được những “con sâu” và tư duy giả dối (mà không cần đến phương án đa đảng của CHHV và, có thể với ông đây là điều cay đắng chăng? !); và một xã hội dân chủ cũng được xây dựng một cách vững chắc từ kết quả hiện thực hoá theo phương thức tư duy ấy.
Đây cũng là con đường để chúng ta thực hiện hoà hợp, hoà giải dân tộc, cũng như sự hội nhập ngày càng sâu rộng, và toàn diện với thế giới hiện đại, là điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của dân tộc trong mối quan hệ với các quốc gia thịnh vượng khác.Nó cũng là câu trả lời thuyết phục nhất cho tất cả những phản biện về dân chủ, nhân quyền, và về một chế độ chính trị nhất đảng hay đa đảng hiện nay ở nước ta… Đó cũng là khát vọng của nhân dân từ thân phận “thảo dân” trong đời sống thực tế sẽ được trở thành công dân có trách nhiệm và danh dự của một xã hội tự do, trung thực và nhân ái trong lịch sử Việt Nam đương đại…
NHC.