- Kinh tế VN ‘lao đao mức nghiêm trọng’ BBC -Bất ổn kinh tế vĩ mô khiến lạm phát tăng có thể tới 19% và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở mức nghiêm trọng khiến lạm phát tiếp tục tăng và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 23/05 đưa tin chỉ số chứng khoán VN Index sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 trong bối cảnh có tin lạm phát tháng Năm có thể tăng tốc nhanh hơn so với tháng Tư.Chỉ số VN Index tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM sụt giảm 3,5% đứng ở mức 417,82 điểm vào trưa ngày thứ Hai.
Truyền thông Việt Nam đưa tin chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm nhiều khả năng tăng khoảng trên dưới 2% so với tháng Tư.
Theo dự kiến Tổng cục Thống kê sẽ đưa ra số liệu chính thức về CPI/lạm phát trong tuần này, nhưng giới quan sát cho rằng mức lạm phát trong tháng Năm vào khoảng 19% so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 17,51% trong tháng Tư so với một năm trước đó, là mức cao nhất kể từ Tháng 12 năm 2008.
"Với giá cả tăng cao hơn dự kiến tại hai thành phố chính là Hà Nội và Tp HCM, giới đầu tư đang lo ngại rằng thực trạng lạm phát của cả nước vẫn còn rất ảm đạm", ông Nguyễn Duy Phong, nhà nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán ACB tại Tp HCM được Bloomberg trích dẫn.
Ông nói thêm rằng “tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường và có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ, vốn đã và đang gây tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và ngân hàng.
'Bóp chết doanh nghiệp'
"Lãi suất cao đang giết chết các công ty nhỏ hơn," Alan Pham, kinh tế trưởng tại VinaCapital, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg hôm 23 tháng Năm từ Tp HCM.
Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam nhận định việc lãi suất cho vay cao chứng tỏ hai vấn đề:
Thứ nhất, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang có vấn đề;
Giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân
TS Vũ Thành Tự Anh
“Còn những doanh nghiệp chấp nhận vay ở mức lãi suất này chắc chắn đang rất khát vốn, hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực rất mạo hiểm, rủi ro thì mới có một mức độ sinh lời đủ để trả lãi ngân hàng”.
Trong bài viết đăng trên một số báo tại Việt Nam với tựa Bấm ‘Nhận diện “thủ phạm” của cuộc đua lãi suất’, kinh tế gia Tự Anh viết "Trong số các công cụ của chính sách tiền tệ hiện nay, dường như chỉ còn một công cụ duy nhất là tăng dự trữ bắt buộc là chưa được đem ra sử dụng".
“Việc Ngân hàng Nhà nước thận trọng trong việc sử dụng công cụ này là có thể hiểu được, vì nếu tăng dự trữ bắt buộc vào lúc này thì các ngân hàng thương mại sẽ chịu thêm một sức ép tăng lãi suất cho vay”.
Ông cũng lưu ý rằng “giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân”.
“Điều này là tối quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản và sa thải lao động”, ông Tự Anh viết.
- Cuộc chiến 'giả tạo' trong nền kinh tế VN
Kinh tế, tài chính Việt Nam bước sang quý hai của năm 2011 vẫn hàm chứa nhiều yếu tố bất ổn về điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khả năng vận dụng các chính sách điều tiết lớn về giá cả, thị trường, tiền tệ và mậu dịch, theo bài viết ra ngày 20/05 của cây bút chuyên về Việt Nam của Financial Time, Ben Bland mà BBC giới thiệu sau đây.
Đối mặt với lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và lo ngại về vấn đề tài chính tại các doanh nghiệp, công ty nhà nước nặng gánh nợ nần, Việt Nam vào tháng Hai đã công bố một gói thắt chặt tài chính, tiền tệ đối phó với khủng hoảng.
Các nhà đầu tư hoan nghênh sự thay đổi trong chính sách - vốn được biết đến là Nghị quyết 11 (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội)
Tuy nhiên sau ba tháng với ít tác động theo dự kiến, một số trong các nhà đầu họ đã nghi ngờ và coi đây là một "cuộc chiến giả tạo".
Kể từ tháng 11, ngân hàng trung ương tăng gấp đôi lãi suất cho vay liên ngân hàng lên 15% nhằm ngăn chặn dòng tín dụng tăng gấp đôi từ mức 60% lên đến 120% của GDP trong năm năm qua.
Cho đến khi họ thấy bằng chứng vững chắc hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công, thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.
Ben Bland, Financial Time
Santitarn Sathirathai, một nhà phân tích tại Credit Suisse, tin rằng lãi suất sẽ phải tăng cao hơn nữa nếu Việt Nam muốn chế ngự lạm phát, vốn ở mức 17,5 % so với cùng kỳ năm trước vào tháng Tư, một trong những mức lạm phát cao nhất ở châu Á.
"Mặc dù các dấu hiệu cho thấy khách hàng đi vay đang chịu chi phí lãi suất cao hơn, chúng ta chưa thấy có một sự suy giảm đáng kể nào về nhu cầu, như được thể hiện qua các số liệu về doanh số bán lẻ và thương mại của tháng Tư," ông Sathirathai cho hay trong một thông báo gần đây tới khách hàng.
Mặc dù có những tin đồn rằng một số nhà phát triển bất động sản đang tranh đấu để có được tín dụng và cố gắng để trả tiền nhà thầu bằng các căn hộ thay vì bằng tiền mặt, báo chí trong nước bị chính phủ kiểm soát đăng tải rất ít về nguy cơ suy kiệt tài chính, dù đó là các dự án bị hủy bỏ hoặc tình trạng mất việc làm.
Chưa phá sản ngay
Thứ nhất, người ta có thể đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn cho các biện pháp thắt chặt có kết quả, đặc biệt là trong trường hợp của tín dụng, với lãi suất cho vay ngân hàng thường được tái lập trên cơ sở sáu tháng một lần.
"Đến cuối quý III, chúng ta sẽ biết điều gì thực sự xảy ra", một chủ ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh dự đoán.
Thứ hai, có một mối quan ngại rằng các công ty nhà nước, vốn từ lâu được thụ hưởng sự hào phóng của nhà nước dưới các hình thức tiếp cận đất đai, giấy phép và tín dụng giá rẻ, hiện đang tiếp tục được vay vốn từ các ngân hàng nhà nước với những mức triết khấu đáng kể so với mức lãi suất 25% mà một số công ty ở khu vực tư nhân buộc phải chi trả ngay bây giờ.
Cuối cùng, với một luật phá sản mà phần lớn là chưa được thử nghiệm trên thực tế và tình trạng nhiều công ty lớn của Việt Nam đa dạng hóa nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm cả ngân hàng, các phân tích gia nói rằng hoàn toàn có khả năng các công ty này có thể kéo dài tình trạng mà thông thường được coi là phá sản ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn.
Giới đầu tư nói chính phủ Cộng sản Việt Nam có thành tích đáng kể về việc ban hành các nghị định mà hiệu quả thực hiện các nghị định là kém cỏi.
Cho đến khi họ thấy bằng chứng rõ ràng hơn về việc Nghị quyết 11 được thực thi thành công thì giới đầu tư vẫn sẽ còn lo lắng.
Thua lỗ
Chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đamg có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng
Matt Hildebrandt, JP Morgan
Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan tại Singapore, viết trong một thông báo cho các khách hàng hồi tuần này rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng dưới tiềm năng của nó trong năm này, ở mức 5,2%, nhằm giúp cho Việt Nam "đạt được sự ổn định mà không làm sụp đổ nền kinh tế."
Nhưng ông cảnh báo rằng chậm tăng trưởng và lãi suất cao hơn có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán ngân hàng, vốn được cho là đang có nhiều khoản vay lớn thiếu hiệu quả và suy giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.
Chính phủ Việt Nam đang ở trong một vị trí khá khó xử, theo giải thích của kinh tế gia. Nếu chính phủ kháng lại áp lực từ các công ty, từ cả khu vực nhà nước và tư nhân, để giảm lãi suất cho vay vào cuối năm nay, sự gia tăng rủi ro với các công ty sẽ bị kéo theo và một số ngân hàng nhỏ ít vốn có thể sẽ phá sản.
Nhưng nếu chính phủ theo hướng gia tăng lãi suất cho vay quá sớm, thì áp lực lên giá cả và đồng thời là việc giảm áp lực về tiền tệ của nội tệ VN Đồng có khả năng giáng đòn trở lại.
Và trong khi đây có thể vẫn là một cuộc chiến giả tạo, các nhà đầu tư thận trọng sẽ giữ chặt túi tiền của họ.