“…Cuối cùng, có lẽ là sau 2013, TQ sẽ phải hạ cánh trong tình trạng bất ổn. Mọi tiền lệ của tệ nạn đầu tư quá tải – kẻ cả trường hợp của Đông Á vào thập kỉ 90 - đều kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chánh và/hoặc một thời gian phát triển yếu kém khá dài…”
LTS. Tình hình kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu đi vào một tình trạng bấp bênh (cán cân thương mại thiếu hụt, tăng trưởng suy nhược, lạm phát tăng tốc, hiện tượng bong bóng địa ốc…). Dĩ nhiên không ai cầu mong những điều thiếu tốt lành cho một nên kinh tế quá liên thuộc với thế giới. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, cơ cấu kinh tế Trung Quốc mang nhiều chứng tật và vi khuẩn có thể quật ngả con bệnh đang ở thời điểm cực cường.
Những chứng tật và vi khuẩn trên đã được kinh tế gia Nouriel Roubini trình bày trong một bài viết gần đây. Nouriel Roubini được mệng danh là Ông Đốc Thảm Họa (Dr. Doom) vì, ngay từ năm 2000, đã lớn tiếng dự báo cuộc khủng hoảng tài chánh xuất phát từ thị trường địa ốc Hoa Kỳ.
Tôi vừa hoàn tất hai chuyến viếng thăm Trung Quốc (TQ) khi chính quyền Bắc Kinh công bố kế hoạch Ngũ niên lần thứ 12 với mục tiêu cân bằng hoá mô hình phát triển quốc gia trong trường kỳ.
Hai chuyến đi này đã giúp khai triển thêm quan điểm của tôi về mối nguy cơ bất ổn. Nguy cơ này xuất phát từ mâu thuẫn giữa những thành quả ngắn và dài hạn của nền kinh tế TQ.
Hiện nay, kinh tế TQ đang trong cơn sốt tăng trưởng. Thế nhưng, với hiện trạng đầu tư quá tải, kinh tế TQ sẽ đi vào tình trạng giảm phát với hệ luỵ lan tỏa trên toàn quốc và toàn cầu. Thật vậy, một khi không còn có thể tiếp tục gia tăng đầu tư cố định (fixed investment) – có lẽ sau 2013 – TQ sẽ vấp phải suy thoái nghiêm trọng. Thay vì tập trung tìm cách hạ cánh an toàn, giới chức trách TQ nên đặt trọng tâm vào bức tường kiên cố mà đà tăng trưởng kinh tế có nguy cơ đâm đầu vào, ở thời điểm thứ nhì của kế hoạch ngũ niên.
Mặc cho những lời lẽ cường điệu của kế hoạch ngũ niên – với mục tiêu, vẫn thường được lập đi lập lại từ trước đến giờ, tăng cường tỉ phần của tiêu thụ trong GDP – thói quen tránh né những cố gắng khó khăn sẽ khiến cho chuyện gì cũng sẽ trở về nguyên trạng. Thật vậy, kế hoạch ngũ niên lần này vẫn dựa vào chính sách đầu tư (gồm xây dựng các chung cư công) để kích thích phát triển thay vì chủ trương tăng nhanh giá trị đồng bạc (Nhân Dân Tệ), thay vì ban hành chính sách tái phân phối ưu tiên cho tư nhân, đánh thuế hay tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nới lỏng hệ thống và thay vì hạ giảm mức kiềm chế trên tài chánh.
Trong vài thập niên qua, TQ đã đạt được phát triển cao nhờ vào nền kỹ nghệ chuyên về xuất khẩu và nhờ vào đồng bạc thấp giá. Hệ luỵ của chính sách này là tỉ lượng tiết kiệm cao của người dân và của các công ty. Nó cũng tạo ra mối lệ thuộc vào mức xuất khẩu ròng và vào mức đầu tư cố định (hạ tầng cơ sở, địa ốc, phương tiện công nghệ cho các xí nghiệp cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu (import-competing) và các doanh nghiệp xuất khẩu). Vào những năm 2008-2009, khi lượng xuất khẩu ròng suy giảm từ 11% xuống 5% GDP, nhà cầm quyền TQ đã phản ứng bằng tăng thêm tỉ phần của đầu tư cố định, từ 42% lên 47% GDP.
Chính vì lý do này mà TQ đã thoát khỏi cơn suy thoái – khác với Nhật, Đức và các quốc gia Á Châu vừa trỗi dậy vào năm 2009 - nhờ sự bùng nổ của đầu tư cố định. Tỉ phần của đầu tư trong GDP đã tăng nhiều hơn vào 2010-2011 và đạt gần đến 50%.
Vấn đề là không có đất nước nào có thể sinh lợi đủ để tái đầu tư 50% GDP vào trữ lượng cố định (capital stock) mà không lâm vào tình trạng công suất dư thừa (overcapacity) và thảm trạng nợ xấu choáng ngộp.
Tại TQ, nạn đầu tư quá tải (overinvetsment) đang hoành hành. Tài sản vật chất, hạ tầng và bất động sản ứ động thị trường. Hiện tượng này đập vào mắt du khách khi họ bắt gặp những phi trường mới toanh nhưng trống rỗng, những tàu tốc hành (loại tàu lửa này sẽ hạ giảm nhu cầu xây dựng 45 phi trường đã được trù định), những xa lộ không đi đến đâu, hàng ngàn toà nhà đồ sộ dành cho cơ quan nhà nước (trung ương hay địa phương), những thành phố ma và những lò nấu nhôm mới xây nhưng ngưng hoạt động để không phá giá sản phẩm này.
Các trung tâm thương mại và chung cư cao cấp đã được chiếu cố đầu tư một cách quá đáng. Số lượng sản xuất xe hơi cao hơn khả năng tiêu thụ, mặc dù lượng xe bán đã tăng cao gần đây. Công suất dư thừa trong ngành thép, xi-măng và các công nghệ khác tiếp tục tăng. Trong ngắn hạn, hậu quả của sự tăng vọt trong đầu tư sẽ tạo điều kiện cho lạm phát tái phát, nhất là khi sự nghiệp phát triển TQ dựa trên mô hình tận dụng nguyên liệu. Nhưng hiện tượng công suất dư thừa rồi sẽ gây ra sức ép giảm phát. Nó sẽ bắt đầu trong địa hạt công nghệ và địa ốc.
Cuối cùng, có lẽ là sau 2013, TQ sẽ phải hạ cánh trong tình trạng bất ổn. Mọi tiền lệ của tệ nạn đầu tư quá tải – kẻ cả trường hợp của Đông Á vào thập kỉ 90 - đều kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chánh và/hoặc một thời gian phát triển yếu kém khá dài. Để tránh được định mệnh này, TQ cần hạ thấp lượng tiết kiệm, giảm thiểu đầu tư cố định, rút nhỏ tỉ phần của xuất khẩu ròng trong GDP và tăng cường tỉ phần của tiêu thụ.
Tiết kiệm cao và tiêu thụ thấp tại TQ là một đề tài mang tính chất cơ cấu. Phải cần hai thập niên cải cách mới mong thay đổi được động cơ thúc đẩy hiện tượng đầu tư quá tải.
Riêng về tỉ lệ tiết kiệm, những giải thích thông thường (thiếu vắng hệ thống an sinh, công vụ giới hạn, dân số đang lão hoá, tín dụng cho tiêu thụ kém phát triển v.v.) chỉ là một phần của vấn đề. Người Hoa ở lục địa không có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn người Hoa ở Hương Cảng, Tân Gia Ba hay Đài Loan. Tỉ lệ tiết kiệm của những người Hoa trên đây đều là 30% so với nguồn thu nhập. Khác biệt lớn nhất xuất phát từ tỉ phần của GDP dành cho các hộ tư nhân : Dưới 50%. Vì vậy người dân chẳng còn nhiều để tiêu thụ.
Ngoài ra, một số chính sách tại TQ đã đem lại một sự chuyển giao đồ sộ về thu nhập từ các hộ tư nhân (phần tử thấp cổ bé miệng) đến các công ty có thế lực và có uy quyền. Một đồng bạc với giá trị thấp sẽ thu nhỏ mãi lực của người dân vì hàng nhập cảng sẽ đắt đỏ hơn. Nhưng đồng thời, nó cũng bảo trợ DNNN cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu và nâng đỡ các công ty xuất khẩu.
Lãi suất thấp dành cho tiền gửi ngân hàng và tiền lời thấp dành cho các món nợ của doanh nghiệp và công ty xây dựng là hai yếu tố dẫn đến suất sinh lợi (Rates of return) thấp của lượng tiền tiết kiệm khổng lồ từ phiá người dân. Trong lúc đó phí tổn cho nợ vay (borrowing cost) của DNNN lúc nào cũng nằm trong tình trạn âm. Thực trạng này khiến các doanh nhân đầu tư không do dự (đầu tư quá tải) và gây ra hiện tượng tái phân phối tài sản từ các hộ tư nhân đến các DNNN. Thật ra, các DNNN này sẽ thua lỗ nặng nếu họ phải tài trợ các công trình đầu tư bằng nguồn vốn mà lãi suất được thị trường ấn định. Hơn nữa những cuộc trấn áp lao động đã gây ra tình trạng lương bổng tăng chậm hơn năng suất.
Để giảm áp chế trên nguồn thu nhập của các hộ tư nhân, TQ cần tăng nhanh tỉ lệ hối suất, thả nổi lãi suất và tăng lương nhiều hơn. Quan trọng hơn nữa, đối với DNNN, TQ cần có một trong hai thái độ sau. Hoặc là tư hữu hoá và làm như vậy lợi tức của DNNN sẽ trở thành thu nhập của người dân. Hoặc là đánh thuế cao hơn và tái phân phối số tiến thuế này sang các hộ tư nhân. Nếu không, lượng tiết kiệm của doanh nghiệp (hay nói cách khác, lợi tức được lưu lại trong công ty thay vì phân phát cho cổ đông) sẽ tiếp tay với lượng tiết kiệm đến từ tư nhân và sẽ gia tăng thêm 25% tỉ phần của tiết kiệm trong GDP.
Tuy nhiên, nâng cao tỉ phần thu nhập dành cho các hộ tư nhân có thể đem lại nhiều bất trắc lớn. Thật vậy, chính sách này có thể gây vỡ nợ cho các DNNN, các doanh nghiệp xuất khẩu và các chính quyền địa phương. Các đối tác kinh tế này có nhiều uy thế trên địa hạt chính trị. Chính vì vậy, TQ tiếp tục đầu tư nhiều hơn trong thời gian của kế hoạch ngũ niên vừa được ban hành.
Tiếp tục con đường phát triển bằng đầu tư sẽ trầm trọng hoá tình trạng dư thừa về phương tiện kỹ nghệ, về địa ốc và cơ sở hạ tầng. Hậu quả là mức suy thoái sẽ cường độ hơn trong tương lai, một khi không còn có thể gia tăng đầu tư cố định.
Từ giờ cho đến thời điểm thay đổi nhân sự chính trị chóp bu (2012-2013), giới chức trách TQ có thề giữ vững tỉ lệ phát triển. Nhưng cái giá phải trả, trong tương lai gần, sẽ rất cao.
Nouriel RoubiniNguồn: Project -syndicate.org
Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ
***************************
Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ
-DỰ ĐOÁN VỀ TĂNG TRƯỞNG XẤU CỦA TRUNG HOA
Bài viết gốc: China’s BadGrowth Bet
Bài viết của Nouriel Roubini là Chủ tịch của Công ty Roubini Global Economics (www.roubini.com), ông là giáo sư Kinh tế tại the Stern School of Business của New York University và là đồng tác giả của cuốn Crisis Economics, có ấn bản bìa cứng sắp xuất bản trong tháng này.
LONDON - Gần đây tôi đã mất hai chuyến đi tới Trung Hoa khi chính phủ nước này đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình để cân bằng lại mô hình tăng trưởng của đất nước lâu dài. Những cuộc thăm viếng này để lại trong tôi quan điểm rất sâu sắc rằng có một sự mâu thuẫn tiềm tàng gây bất ổn giữa hiệu quả kinh tế của Trung Hoa trong ngắn hạn và trung hạn.
Nến kinh tế Trung Hoa hiện nay là nền kinh tế quá nóng, nhưng, theo thời gian, đầu tư quá mức như hiện nay sẽ chứng minh giảm phát trong nước và trên toàn cầu. Một khi tăng đầu tư cố định sẽ trở thành không thể - nhiều khả năng sau khi 2013 - Trung Hoa sẵn sàng cho một cuộc suy giảm mạnh. Thay vì tập trung vào việc đảm bảo một cuộc hạ cánh mềm hôm nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Hoa nên lo ngại về những bức tường gạch mà có thể tăng trưởng kinh tế vấp phải trong nửa sau của kế hoạch 5 năm này.
Mặc dù những lời nói hoa mỹ của Kế hoạch 5 năm mới - mà, giống như đã từng tuyên bố trước đây, mục tiêu tăng tỷ trọng tiêu dùng trong GDP – Có một sự kháng cự tối thiểu của đường lối này làm giữ nguyên hiện trạng hôm nay. Những chi tiết của kế hoạch mới cho thấy tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư, bao gồm cả nhà ở công cộng để hỗ trợ tăng trưởng, chứ không phải đánh giá đúng tiền tệ nhanh hơn, chuyển nguồn tài chính đến hộ gia đình, thuế và /hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước (state-owned enterprises: SEOs: DNNN), tự do hóa hệ thống đăng ký hộ khẩu (hukou), hoặc giảm bớt một số áp chế tài chính.
Trung Hoa đã phát triển trong vài thập kỷ qua nhờ vào công nghiệp hóa đẫn đầu cho xuất khẩu và tiền tệ yếu, nó là kết quả của sự kết hợp cao của sự tiết kiệm từng hộ gia đình và doanh nghiệp, và sự phụ thuộc vào xuất khẩu ròng và đầu tư cố định (cơ sở hạ tầng, bất động sản, và năng lực công nghiệp nhập khẩu - cạnh tranh và các lĩnh vực xuất khẩu). Khi xuất khẩu ròng sụp đổ trong năm 2008-2009 từ 11% xuống còn 5% GDP, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã phản ứng bằng cách tiếp tục tăng tỷ trọng đầu tư cố định từ 42% lên đến 47% GDP.
Nhờ vậy, Trung Hoa đã không bị suy thoái nghiêm trọng - như đã xảy ra tại Nhật Bản, Đức, và các nơi khác ở châu Á mới nổi trong năm 2009 - chỉ vì đầu tư cố định bùng nổ. Và phần đầu tư cố định đã làm tăng thêm GDP của năm 2010-2011, với gần 50%.
Tất nhiên, vấn đề là không một quốc gia nào có thể sản xuất đủ để tái đầu tư 50% GDP trong kho vốn mới mà cuối cùng không phải đối mặt với dư thừa lớn và là một vấn đề không thể tiếp tục thực hiện cho vay đến kinh ngạc đến như vậy. Trung Hoa đang dính vào đầu tư quá mức lan tràn vào vốn vật chất, cơ sở hạ tầng, và bất động sản. Với một người tham quan, dễ dàng thấy rằng những sân bay có kiểu dáng đẹp và những xe lửa cao tốc nhưng trống rỗng (mặc dù sẽ cắt giảm nhu cầu đến 45 sân bay đã lên kế hoạch), đường cao tốc không để làm gì, hàng ngàn tòa nhà chính phủ khổng lồ mới ở Trung ương và tỉnh, những thị trấn ma không người ở, và những lò đúc nhôm hoàn toàn mới không hoạt động chỉ xây lên để ngăn chặn ảnh hưởng suy thoái toàn cầu.
Đầu tư thương mại và khu dân cư cao cấp quá nhiều, năng suất sản xuất ô tô đã vượt quá cả sự gia tăng doanh số bán ra gần đây, và sản xuất quá dư thừa với thép, xi măng, và những ngành sản xuất khác đang ngày càng gia tăng hơn nữa. Trong ngắn hạn, sự bùng nổ đầu tư sẽ làm lạm phát giá nhiên liệu, do quá chú trọng vào tăng trưởng từ các nguồn tài nguyên. Nhưng chắc chắn rằng sự quá dư thừa sẽ đưa đến áp lực giảm phát nghiêm trọng, bắt đầu với những ngành bất động sản và lĩnh vực sản xuất.
Cuối cùng, rất có thể sau năm 2013, Trung Hoa sẽ rơi vào tình trạng hạ cánh cứng tệ hại. Tất cả thời kỳ lịch sử đầu tư quá mức - kể cả khu vực Đông Á vào những năm 1990 - đã kết thúc với một cuộc khủng hoảng tài chính và / hoặc rơi vào một khoảng thời gian dài tăng trưởng chậm. Để tránh số phận, Trung Hoa cần phải bớt tiết kiệm hơn, giảm đầu tư cố định, cắt giảm xuất khẩu ròng là một phần của GDP, và tăng tỷ trọng tiêu dùng.
Điều rắc rối là những lý do để người Trung Hoa tiết kiệm quá nhiều và tiêu thụ rất ít là do cơ chế. Trung Hoa sẽ phải mất hai thập kỷ cải cách để thay đổi quan điểm thúc đẩy đầu tư quá mức.
Những giải thích truyền thống cho các tỷ lệ tiết kiệm cao (gồm thiếu một mạng lưới an sinh xã hội, dịch vụ công cộng hạn chế, lão hóa dân số, kém phát triển của tài chính tiêu dùng, vv) chỉ là một phần của vấn đề khó giải quyết của Trung Hoa. Người tiêu dùng Trung Hoa lục địa không có một xu hướng lớn để tiết kiệm hơn so với người Trung Hoa ở Hong Kong, Singapore, và Đài Loan, nhưng tất cả họ phải tiết kiệm khoảng 30% thu nhập cho hậu sự. Sự khác biệt lớn là các phần GDP của Trung Hoa đi vào khu vực hộ gia đình là dưới 50%, nó làm giảm mức tiêu thụ.
Một số chính sách Trung Hoa đã dẫn đến một sự chuyển lớn của thu nhập từ các hộ gia đình có chỗ dựa chính trị yếu sang các công ty có đầy quyền năng chính trị. Một đồng tiền yếu làm giảm sức mua hộ gia đình bằng cách làm cho gía cả hàng hóa nhập khẩu quá đắt tiền, do đó bảo vệ cạnh tranh nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy những lợi nhuận xuất khẩu.
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thấp cho các công ty tư bản thân hữu và các nhà phát triển có nghĩa là tiết kiệm lớn ở khu vực hộ gia đình nhận được tỷ lệ tiêu cực lại quả, trong khi chi phí thực của doanh nghiệp nhà nước đi vay cũng là tiêu cực. Điều này tạo ra một động lực mạnh mẽ để đầu tư quá mức và hàm ý tái phân phối lại rất lớn từ các hộ gia đình đối với doanh nghiệp nhà nước, hầu hết trong số đó sẽ là mất tiền nếu họ đã phải vay với lãi suất cân bằng của thị trường. Hơn nữa, sự bóc lột lao động đã tạo ra mức lương phát triển chậm hơn so với năng suất lao động.
Để giảm bớt khó khăn về thu nhập hộ gia đình, Trung Hoa cần nhận thức cao hơn về tỷ giá hối đoái nhanh chóng, tự do hóa lãi suất, và tăng mạnh hơn trong tăng trưởng tiền lương. Quan trọng hơn, Trung Hoa cần hoặc là tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước của nó, để tăng lợi nhuận đến với thu nhập cho hộ gia đình, hoặc đánh thuế trên lợi nhuận với một tỷ lệ cao hơn và chuyển giao các lợi ích tài chính cho các hộ gia đình. Thay vào đó, đứng đầu của tiết kiệm hộ gia đình, các khoản tiết kiệm - hoặc giữ lại thu nhập - của khu vực doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, một tỷ lệ ở mức 25% GDP.
Nhưng thúc đẩy chia sẻ thu nhập để đi đến khu vực hộ gia đình có thể là đổ vỡ lớn, vì nó có thể phá sản một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được định hướng xuất khẩu, và chính quyền các tỉnh, tất cả đều là những tổ chức đầy quyền năng chính trị. Kết quả là, Trung Hoa sẽ đầu tư hơn nữa theo như Kế hoạch 5 năm hiện nay.
Tiếp tục đi vào con đường tăng trưởng đầu tư sẽ làm trầm trọng thêm sự dư thừa có thể nhìn thấy qua năng suất sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng, và do đó sẽ tăng cường sự suy giảm kinh tế đến một khi tăng trưởng đầu tư cố định trở thành không thể. Cho đến những thay đổi của lãnh đạo chính trị trong 2012-2013, các nhà hoạch định chính sách Trung Hoa có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nhưng với một chi phí có thể dự đoán rất cao.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org