Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Thiếu 32.000 tỷ chi tiêu, trả nợ: Tăng thu phí

Bộ Tài chính nợ nhân dân lời giải thích thỏa đáng về kết cấu nợ công-– Người Việt “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực (Dân Trí)Thứ Tư, 22/04/2015 
Thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%.
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Trình bày tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên dẫn ước tính của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 846,4 nghìn tỷ đồng, đạt 108,1% dự toán năm, trong đó thu từ dầu thô 107 nghìn tỷ đồng, vượt 25,6% so với dự toán.
 
Tổng chi NSNN năm 2014 ước tính đạt 1019,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 169,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 164 nghìn tỷ đồng, vượt 0,6% dự toán chi đầu tư phát triển. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP giảm khá nhanh trong giai đoạn 2007-2014, trong khi tỷ lệ thu NSNN so với GDP chỉ giảm liên tục từ năm 2010 trở lại đây.
 
Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỷ qua và có mức độ ngày một gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) của Việt Nam trung bình giai đoạn 2007-2010 là 2,4% GDP, nhưng con số này đã tăng gấp gần 1,5 lần trong giai đoạn 2011-2014, lên mức 3,4% GDP. 

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm thì việc tăng bội chi cũng có tác dụng tích cực ở mức độ nào đó, nhưng mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ là áp lực cho cân đối NSNN những năm sắp tới và gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhất là khi mục tiêu kiềm chế phát cao được ưu tiên hơn mục tiêu tăng trưởng. 

Theo đánh giá của TS Trần Đình Thiên, có thể thấy các khoản thu ngân sách là kém bền vững. Việc đưa khoản thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất vào tính toán cán cân ngân sách sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội chi từ những con số báo cáo bởi về bản chất thì đây là việc bán tài sản đi để chi tiêu. Đặc biệt, khoản thu này đang có xu hướng ngày càng giảm dần về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng thu và viện trợ khi các tài sản loại này thuộc sở hữu nhà nước đang cạn dần. Tương tự như vậy, thu từ việc khai thác dầu thô và tài nguyên khác cũng có bản chất giống như các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững do nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.

TS Trần Đình Thiên cho biết, trên thực tế, thu từ dầu thô có tỷ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước. Nó chứng tỏ tỷ trọng các khoản thu khác đang gia tăng. 

Theo đó, thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%. 

“Như vậy, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực” – bản tham luận của TS Trần Đình Thiên cho hay. 

Ngoài ra, tỷ trọng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng thu thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đang tăng nhanh. Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết WTO sẽ khiến mức độ thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới.

Năm 2014, giá dầu thô thế giới giảm mạnh, có thời điểm giảm đến hơn 50% nhưng thu từ dầu thô của Việt Nam vẫn chiếm hơn 10% tổng thu NSNN. Ước tính, giá dầu thô cứ giảm 1 USD/thùng sẽ làm NSNN hụt thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Điều này đề ra một yêu cầu cấp thiết phải cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng bền vững hơn.

Biến động trong quy mô và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước năm 2015 do ảnh hưởng của khả năng giá dầu thô và xăng dầu giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu hơn, trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán đều không thể trì hoãn. Tuy nhiên, giá dầu thô giảm dẫn đến giá xăng dầu giảm sẽ có tác động tích cực tới sự phục hồi kinh tế. Nhờ đó, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu có thể tăng được để bù đắp cho phần hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu.
Khóc’ vì hóa đơn điện: Sao chất gánh nặng lên người dân? (Đất Việt)

-– Xử lý cán bộ ra văn bản ‘sửa xe đạp phải xin phép kinh doanh’ (VnExpress)


-Tăng thu phí vì áp lực trả nợ công?
Vừa qua, một loạt các phí và lệ phí đã được Bộ Tài chính ban hành. Theo các chuyên gia kinh tế, sắp tới để bù đắp thâm hụt ngân sách, trả nợ và thiếu hụt về chi đầu tư, sẽ có nhiều khoản phí phải thu thêm.

Đây là nội dung được các chuyên gia kinh tế Việt Nam cùng các doanh nghiệp (DN) đưa ra tại Hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN và Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” diễn ra sáng 11/4 tại Hà Nội.


Theo T.S Lê Đăng Doanh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM), thì chính “thói quen” chi tiêu ngân sách như hiện nay là căn nguyên khiến gia tăng các loại phí và lệ phí đối của người dân, DN. Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, nếu phí, phụ phí không được kiểm soát, sắp tới rất có thể Việt Nam sẽ mất lợi thế của nền sản xuất chi phí rẻ.
T.S Lê Đăng Doanh: rất lo ngại mức phí và lệ phí sẽ làm khó thêm cho người dân và doanh nghiệp
T.S Lê Đăng Doanh: rất lo ngại mức phí và lệ phí sẽ làm khó thêm cho người dân và doanh nghiệp
Tăng thu để bù đắp chi?

Theo lý giải của TS Doanh, năm 2015 xuất hiện nhiều hình thức thu phí, lệ phí là nhằm bù đắp thiếu hụt của thu ngân sách Nhà nước. TS Doanh khẳng định: “Vấn đề chi ngân sách năm 2015 không có cải thiện, vẫn là 70% chi thường xuyên và hơn 30% là chi trả nợ - đầu tư, trong khi tổng nợ phải trả năm nay của Việt Nam chiếm khoảng 31,2% thu ngân sách. Như vậy, trả nợ đã ăn hết đầu tư, khiến Nhà nước phải tăng thu các loại để bù đắp thiếu hụt ngân sách”.

Thực tế, ngày 7/4 Bộ Tài Chính đã lên tiếng lo ngại về việc Việt Nam thiếu khoảng 32.000 tỷ đồng (1,5 tỷ USD) để bù đắp bội chi ngân sách, trả nợ năm nay. Theo đó, năm 2015, tổng nợ đến hạn phải trả chiếm 30% thu ngân sách (năm 2014 là 26%). Trong khi đó, chi thường xuyên trong chi ngân sách của Việt Nam hàng năm vẫn giữ ở mức 70%, còn chi đầu tư và trả nợ "chia nhau" 30%.

“Với thu chi ngân sách như năm nay, thì sẽ không có đồng nào ngân sách chi cho đầu tư hết, toàn bộ chi cho đầu tư chúng ta phải đi vay. Việc thiếu hụt, thất thu ngân sách đã dồn áp lực lên vai Bộ Tài chính và chúng ta có thể giải thích tại sao, các cơ quan Nhà nước tăng thu năm nay nhiều đến vậy”, TS Doanh nói thêm.

Ông Doanh dẫn ví dụ cụ thể, mới đây, Bộ Tài chính đã tăng phí môi trường xăng dầu 300%, khiến giá xăng dầu mất đi cơ hội giảm giá, cho dù giá xăng dầu thế giới giảm mạnh. Mấy ngày trước, đoạn đường ngắn cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình (dài chỉ 20km) cũng đã được Bộ này ban hành mức thu phí có xe container 400 feet cao nhất lên đến 5 triệu/tháng. Hay ngày 8/4 tại cầu Đồng Nai đã áp dụng mức thu phí 15.000 - 120.000/vé/phương tiện… Đây chỉ là một trong số các ví dụ của việc Nhà nước đang dùng nhiều cách để tăng thu, bù đắp cho thâm hụt ngân sách.

Theo kế hoạch trả nợ, tính đến hết năm 2015, tổng số nợ mà Việt Nam phải trả đã lên đến 150.000 tỷ đồng (7,1 tỷ USD). Đây là số nợ trong nước, nợ phát hành trái phiếu Chính phủ trước đó, nợ của các quỹ tài chính quốc tế mà Việt Nam vay. Các năm, ngân sách thường không đủ trả nợ, Việt Nam thường phải vay đảo nợ, gia hạn thời gian trả nợ bằng phát hành trái phiếu Chính phủ.
Mất lợi thế nền sản xuất giá rẻ


Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề nợ công, áp lực trả nợ sẽ tác động lớn đến DN. Tăng phí, thuế và phụ phí khiến tăng chi phí sản xuất, về lâu về dài Việt Nam sẽ không còn lợi thế của nước có chi phí giá rẻ như thường thấy nữa.

Bà Lan phân tích cặn kẽ,do thiếu vốn đầu tư nên Chính phủ sẽ tăng cường huy động vốn phát triển qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, “bài cũ soạn lại” này có hai vấn đề. Thứ nhất, trái phiếu huy động vốn không đúng chỗ, nhẽ ra phải đến tay các quỹ đầu tư, các tổ chức nước ngoài, kênh huy động vốn thì nó lại đến tay các ngân hàng thương mại (NHTM). Các NHTM tăng mua trái phiếu để hưởng lãi suất và tìm kiếm được sự ổn định. Vì vậy, dòng tiền vẫn chỉ ở một chỗ.

Do ngân hàng tập trung đổ tiền mua trái phiếu theo kiểu như năm 2013 - 2014 nên dẫu có tăng trưởng tín dụng nhưng đây là tăng trưởng ảo, vốn không được đổ vào sản xuất thực tế và DN khó tiếp cận được vốn họ cần. Đây là rủi ro từ vĩ mô đến vi mô đối với DN.

Bà Lan nói thêm, hiện 80% các tỉnh thu ngân sách không đủ chi và đầu tư. Số đầu tư phụ thuộc lớn vào việc tăng thu thuế, phí, phụ phí hay dựa vào đầu tư của Nhà nước. Chỉ còn lại 20% tỉnh có được cân đối thu chi ngân sách và “thu lấy mà chi” chủ động. Trong bối cảnh có 80% tỉnh không cân đối được, bà Lan e ngại họ sẽ thực hiện tăng thu phí ở địa phương sai chính sách, sai thẩm quyền khiến gánh nặng đè lên vai người dân, DN.

Thực tế, hiện nợ đến hạn phải trả tăng nhanh chóng nhưng ngân sách Nhà nước có nguy cơ thất thu cao bởi xuất khẩu dầu thô - ngành hàng thu ngân sách chính lại đang giảm giá, trong khi thuế nhập khẩu rất nhiều mặt hàng vào Việt Nam đang xuống xuống 5 - 0% do cam kết hội nhập của Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện nay, giá dầu thô thế giới mất giá khiến thất thu ngân sách ước tính từ 12.000 - 13.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), năm 2015 trở đi khiến rất nhiều hàng hóa của các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục thất thu thuế từ các hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Một thống kê khác, mới đây hơn 3.000 sản phẩm của Nhật Bản vào Việt Nam đã có mức thuế nhập khẩu bằng 0% theo cam kết trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản từ năm 2008. Đây tiếp tục là tin không vui cho ngân sách năm 2015.


..-Thiếu 32.000 tỷ chi tiêu, trả nợ: Chưa biết tìm đâu
- Sau việc khống chế các ngân hàng thương mại tham gia mua trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, Bộ Tài chính lên tiếng lo ngại về việc thiếu khoảng 32.000 tỷ trong năm nay để bù đắp bội chi, đảo nợ...mà chưa có nguồn cân đối.

Lại thiếu tiền chi tiêu, trả nợ
Chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý I hôm 7/4 của Bộ Tài chính, đại diện Vụ Tài chính ngân hàng cho biết, việc thiếu khoảng 32.000 tỷ đồng ngân sách như trên chỉ là phương án dự kiến tại thời điểm báo cáo hiện tại. Con số này cũng cần phải kiểm chứng thêm.
Tuy nhiên, tuần trước đó, khi thay mặt Ban chỉ đạo liên ngành về điều hành kinh tế, nguyên Thứ trưởng bộ KHĐT, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, chuyên gia cao cấp của bộ KHĐTđã báo cáo Thủ tướng vấn đề trên. Ông còn cho hay, để cân đối được, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ giải pháp tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên trong 9 tháng còn lại. Đồng thời, phát hành trái phiếu quốc tế dài hạn để tái cơ cấu khoản nợ ngắn hạn trong nước.
Đặc biệt, Bộ Tài chính còn đề nghị Ngân hàng Nhà nước nâng giới hạn tỷ lệ các ngân hàng thương mại được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn ngắn hạn.
trái-phiếu, Bộ-Tài-chính, Ngân-hàng, Ngân-hàng-Nhà-nước, phát-hành, đảo-nợ, Quốc-hội, nghị-quyết, trái phiếu, nợ, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, phát hành, đảo nợ, Quốc hội, nghị quyết
Năm 2015, vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành là 250.000 tỷ đồng.
Trên thực tế, nỗi lo thiếu tiền chi trả nợ, chi đầu tư,... của Bộ Tài chính không phải là không có cơ sở. Nguyên nhân sâu xa khởi nguồn từ việc kiểm soát kỳ hạn trái phiếu và khống chế các ngân hàng thương mại mua trái phiếu Chính phủ.
Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết dự toán thu chi ngân sách, trong đó nêu rõ từ năm 2015, chỉ được phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 5 năm trở lên, không phát hành các khoản vay kỳ hạn ngắn để bù đắp bội chi, giảm mức vay đảo nợ.
Cùng với đó, Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt việc đầu tư trái phiếu của giới ngân hàng, khi đưa ra mức khống chế tỷ lệ tham gia mua trái phiếu chỉ bằng 15-35% vốn ngắn hạn.
Thực tế nhiều năm qua, kế hoạch phát hành trái phiếu để huy động vốn cho ngân sách của Bộ Tài chính dường như đã lệ thuộc quá nhiều vào các ngân hàng thương mại. Trung bình, có đến 80% lượng vốn trái phiếu phát hành ra đều do các ngân hàng đứng ra mua và 2/3 trong số đó đều là kỳ hạn dưới 5 năm, lãi suất cao.
Con số 32.000 tỷ đồng bằng 14% tổng số tiền vay để bù đắp bội chi ngân sách được Quốc hội duyệt.
Ví dụ, năm 2013, số vốn vay trái phiếu kỳ hạn từ 1-3 năm lên tới hơn 80% tổng số vốn trái phiếu Chính phủ phát hành có với lãi suất cao. Năm 2014, trong hơn 232.000 tỷ đồng phát hành trái phiếu Chính phủ, có đến 52% là có kỳ hạn ngắn (125.000 tỷ) và 48% là kỳ hạn trên 5 năm, 10 năm (107.000 tỷ). Và trên thực tế, các ngân hàng thương mại thường muốn mua trái phiếu ngắn hạn hơn để tiện cho việc quay vòng vốn...
Cập nhật đến hết tháng 3 vừa qua, phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 5 năm trở lên đã bị "ế" hơn trước rất nhiều, giảm mất gần 30% so với cùng kỳ 2014.
Còn trong rất nhiều khoản chi thì chi để trả nợ chịu áp lực ngày càng lớn. Năm 2014, tổng số nợ đến hạn của Việt Nam chiếm hơn 26% tổng thu ngân sách thì dự kiến năm 2015, nếu tính trả nợ hết các khoản nợ đến hạn phải trả thì tổng số tiền trả nợ chiếm gần 30% tổng thu ngân sách.
Theo kế hoạch, năm 2015, tổng số nợ công mà Chính phủ phải trả là 150.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ USD. Con số này bao gồm cả nợ trong nước, là những khoản nợ trái phiếu Chính phủ phải trả, nợ các quỹ tài chính mà Bộ Tài chính đã đứng ra vay.
Với các khoản chi trả nợ khổng lồ như vậy, phần thu ngân sách năm 2015 cũng đã được dự báo đầy khó khăn vì giá dầu giảm 40%, ước giảm mất 12.000-13.000 tỷ sau khi cân đối thiệt mất theo giá dầu.
Do vậy, theo cơ chế kiểm soát mới của Ngân hàng Nhà nước, thị trường trái phiếu ngắn hạn bị xoá sổ, Bộ Tài chính rõ ràng gặp thử thách lớn là không biết lấy nguồn nào để bù lại. Và nếu không tìm được nguồn cân đối, vấn đề trả nợ, đầu tư,... của Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng.
trái-phiếu, Bộ-Tài-chính, Ngân-hàng, Ngân-hàng-Nhà-nước, phát-hành, đảo-nợ, Quốc-hội, nghị-quyết, trái phiếu, nợ, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, phát hành, đảo nợ, Quốc hội, nghị quyết
Phía ngân hàng lo nhất là vốn lại chảy vào bất động sản (ảnh minh họa).
Đừng trông chờ ngân hàng
Tuy nhiên, câu trả lời đầy cứng rắn từ phía Ngân hàng Nhà nước mới đây đã cho thấy, tốt nhất là Bộ Tài chính nên tự lực cánh sinh.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thẳng thắn: "Không rõ Bộ Tài chính tính toán nghiên cứu thế nào? Nhìn lại lịch sự phát hành trái phiếu, có khi nào ngân hàng mua tới 80% lượng trái phiếu như vừa qua không?"
"Chính sách tiền tệ thời gian qua chứng tỏ đã nới lỏng vì tài khoá. Trước kia, các ngân hàng chỉ mua 30%, rồi lên 40% và giờ lên 60%", ông Bình điểm lại.
Ông Bình khẳng định, toàn bộ số trái phiếu Chính phủ định phát hành cũng chỉ bằng 1/2 năng lực để các ngân hàng thương mại mua. Thậm chí, với con số tuyệt đối khoảng 250 nghìn tỷ đồng thì năm nay, các ngân hàng dư sức mua gấp 5 lần số đó.
Tuy nhiên, thống đốc nhấn mạnh, phía ngân hàng lo nhất là vốn lại chảy vào bất động sản. Việc khống chế các ngân hàng mua trái phiếu là nhằm để vốn tập trung cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho biết, Ban chỉ đạo liên ngành về điều hành kinh tế đã yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với nhau để đảm bảo kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ, không tạo áp lực lên các tổ chức tín dụng cũng như mặt bằng lãi suất.
Năm 2015, vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành là 250.000 tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn 5 năm là 180.000 tỷ, kỳ hạn 10 năm là 50.000 tỷ và kỳ hạn 15 năm là 20.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính dự kiến sẽ vốn huy động cho ngân sách qua trái phiếu trong quý I đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, nhưng thực tế, mới được khoảng 56 nghìn tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch cả năm và chỉ bằng 63% so với cùng kỳ năm 2014.
Phạm Huyền


Tổng nợ tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng
Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế để hoán đổi nợ
--Tổng kiểm toán tìm nợ xấu thực?


-TS Lê Đăng Doanh: Nợ công VN cao hơn ADB cảnh báo (ĐV 30-3-15)

- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự báo nợ công Việt Nam có thể lên 60% GDP vào năm 2016.

Phát biểu tại buổi họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế sáng 24/03, chuyên gia kinh tế ADB Dominic Mellor cho rằng Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro về nợ công khi thâm hụt ngân sách dự báo sẽ mở rộng hơn.


"Giả định rằng nếu thu ngân sách thấp hơn kế hoạch, Chính phủ sẽ lựa chọn tăng thâm hụt ngân sách hơn là cắt giảm chi tiêu. Theo kịch bản đó, nợ công đến cuối năm 2016 có thể tăng đến 60% GDP", ADB cho hay.
Nhiều chuyên gia cảnh báo cần có cái nhìn đúng về nợ công của Việt Nam
Nhiều chuyên gia cảnh báo cần có cái nhìn đúng về nợ công của Việt Nam
Nhận định này được đưa ra dựa trên bối cảnh việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế cho các doanh nghiệp ưu tiên, dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết nhập khẩu và giá dầu giảm sẽ tác động bất lợi đến nguồn thu của Việt Nam. Trong khi đó, chi đầu tư dự báo tăng gần 20% sau hai năm giảm, chi thường xuyên cũng dự kiến sẽ tăng 10%, chi cho y tế tăng và giáo dục tăng 11% và 5%.
Bình luận với Đất Việt về con số mà ADB đưa ra, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng đây là con số đáng tin cậy.
Tuy nhiên TS Doanh cũng đưa thêm thông tin rằng có thể mức nợ công còn cao hơn như thế vì cách tính hiện nay của Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề.
Thậm chí  TS Lê Đăng Doanh còn quan ngại con số thực đã vượt xa con số an toàn là 65% GDP.
"Tôi đã nhiều lần nói rằng nợ công đang tăng rất nhanh. Tỷ lệ ngân sách dùng để trả nợ công sang năm 2015 khoảng 282.000 tỷ đồng, tương đương 31% tổng thu ngân sách. Trong khi chi thường xuyên ngân sách khoảng 72%. Cộng lại là hơn 100% tổng thu ngân sách. Rõ ràng là không còn đồng nào để đầu tư. Điều này thật nguy hiểm!", ông Doanh nói.
Tuy nhiên theo báo cáo của Chính phủ, nợ công đến cuối năm 2013 bằng 54,2% GDP và tiến gần ngưỡng 60% GDP vào cuối năm 2014.
Ý kiến của các thành viên Chính phủ cho rằng, nợ công Việt Nam vẫn thấp hơn mức 65% GDP - ngưỡng an toàn theo chuẩn quốc tế Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Mặc dù vậy mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.
Thủ tướng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, tính đúng tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.
Ngoài ra nhiều biện pháp để 'trị bệnh' lãng phí cũng được Thủ tướng đề cập tại Chỉ thị này. Trong đó sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, đây là việc làm cần thiết buộc phải thực hiện.
"Ngoài ra Chính phủ cần phải có một chiến lược cụ thể về việc xem xét vay và trả nợ thế nào? Nguồn vay hình thành nợ công đang có thời hạn quá ngắn, áp lực trả nợ là rất sớm và rất lớn.
"Vì vậy, cần phải công bố rõ ràng các khoản nợ, lãi suất để toàn xã hội thấy rõ và cùng hành động. Hiện chúng ta đang vay đảo nợ. Đó là tình hình rất xấu", ông Doanh nhấn mạnh.
-

Năm 2015: vấn đề nợ công sẽ trở nên nóng hơn?


-Oxfam in Vietnam
Nợ công của Việt Nam đã đạt gần ngưỡng cho phép (mỗi người dân đang gánh gần 20 triệu đồng nợ công). Bạn có muốn đưa “công khai danh mục nợ công” thành một điều khoản trong Luật ngân sách sửa đổi Quốc hội sẽ bàn ngày 25/11 tới không?

Nếu các bạn đồng ý, hãy share ảnh và bấm like dưới đây nhé.




-Dự án thép "khủng" 4,5 tỷ USD thành bãi... chăn bò!

(Dân trí) - Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép từ năm 2006, mãi cho đến nay, dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất vẫn “dặm chân tại chỗ”.

Hiện nay, dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất được cấp giấy phép đầu tư trên diện tích đất 504ha (trong đó nhà máy chính khoảng 478ha), tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Tiến độ cam kết thực hiện dự án theo Giai đoạn 1 (từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2010) và Giai đoạn 2 thực hiện từ tháng 6/2009 đến tháng 10/2012.



Hành trình "xin - cho"


Ngày đầu khai sinh, trước đây là dự án Nhà máy luyện cán thép Tycoons Việt Nam được Bộ KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 8/9/2006, do Công ty Tycoons – Đài Loan (chuyên sản xuất ốc vít) làm chủ đầu tư.

Đến cuối năm 2007, Tập đoàn E-United cùng tham gia dự án và đầu năm 2008 tiến hành động thổ, đổi thành dự án Nhà máy thep Guang Lian Dung Quất.

Từ lúc Bộ KH&ĐT cấp GCN đầu tư đến nay, nhà đầu tư dự án lần lượt “xin” điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và được Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất “cho” điều chỉnh 4 lần. Cụ thể, thay đổi lần thứ nhất vào ngày 14/12/2006, lần thứ 2 ngày 12/10/2007, lần thứ 3 ngày 4/2/2008 và lần thứ 4 vào ngày 18/7/2008.
Chưa dừng lại ở đó, đến cuối năm 2010, nhà đầu tư tiếp tục xin điều chỉnh lần thứ 5. Với 4 nội dung điều chỉnh gồm tăng vốn điều lệ của Công ty đã thành lập ở Việt Nam từ 600 triệu USD lên 900 triệu USD; tăng diện tích đất của dự án; tăng quy mô, công suất của dự án lên 7 triệu tấn; điều chỉnh tổng vốn đầu tư của dự án từ 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD. Qua thẩm tra và lấy ý kiến của 4 Bộ (KH&ĐT, Tài chính, KH&CN và Công thương), Ban Quản lý KKT Dung Quất “từ chối” điều chỉnh lần 5.



Sau gần 10 năm được Bộ KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay, dự án thép Guang Lian Dung Quất vẫn là vùng đất hoang sơ.


Sau nhiều năm bế tắc, dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất chỉ mới mọc lên cỏ dại. Vào năm 2011, Tập đoàn JFE đặt vấn đề muốn tham gia dự án này và được các cơ quan chức năng chấp thuận. Sau hơn 2,5 năm, bất ngờ Tập đoàn JFE xin rút lui khỏi “cuộc chơi” vì 2 lý do (giá thép giảm và khó cạnh tranh với các dự án thép quy mô lớn trong khu vực).

Cho đến nay, dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất vẫn còn nằm “trên giấy” và gây nhiều tranh cãi nên để tiếp tục hay rút giấy phép?!

Chiếm dụng hàng trăm héc-ta đất làm nơi... chăn bò



Đến tháng 10/2014, tổng diện tích đất sạch mà Nhà nước bàn giao và cho thuê với 330,6ha (chiếm trên 65% tổng diện tích dự án); trong đó diện tích nhà máy là 295ha (nhu cầu đất dự án 478ha), cảng chuyên dùng 26,9ha (đạt nhu cầu 100%), nhà ở công nhân thuộc xã Bình Đông (6,2ha/13ha nhu cầu), nhà ở công nhân thuộc TP Vạn Tường (3,3ha/13ha). Ngoài ra, còn có 38,6ha đất sạch chưa bàn giao cho nhà đầu tư.
Với diện tích đất ưu ái cho nhà đầu tư, Nhà nước đã bỏ ra hơn 175 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng (chưa kể chi phí xây dựng khu tái định cư và nghĩa địa). Thế nhưng, địa phương và nhân dân nhận lại chỉ là hàng rào kiên cố, vài chiếc cọc cùng bãi cỏ dại mọc um tùm để đàn bò rong chơi.




Thành quả đầu tư chỉ với những chiếc cọc đóng làm kiểng và là nơi đàn bò rong chơi.


Theo báo cáo số GL-QN-14-10-003/D01 ngày 9/10/2014 của Công ty TNHH Guang Lian Steel (Việt Nam) cho biết tình hình vốn đã góp và đã thực hiện đầu tư đến thời điểm ngày 30/9/2014. Bao gồm vốn đã góp là 42 triệu USD (tương đương khoảng 757 tỷ đồng) và vốn đã thực hiện đầu tư khoảng 745 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tài (64 tuổi, ngụ xã Bình Thuận, Khu Kinh tế Dung Quất) bức xúc: “Đất thì đưa cho họ (nhà đầu tư) gần 10 năm rồi, nhận lại với giá đền bù rẻ mạt, tưởng chừng thế hệ con cháu được tạo điều kiện việc làm, nào ngờ đâu cái nhà máy thép chỉ mới xây khu văn phòng, còn lại là cỏ dại mọc kín hàng trăm héc-ta đất của dân nghèo chúng tôi. Giờ này họ không làm được thì thôi đừng cho họ làm nữa, chứ nước thải của sắt, thép mà ngấm xuống lòng đất, chắc những đời sau chỉ uống toàn nước độc thôi”.

Tỉnh "buông tay"


Trải quá hành trình đầu tư dự án, mức độ huy động vốn và hiệu quả đầu tư vẫn nằm ở “vạch xuất phát”. Dư luận đặt nghi vấn “Nhà đầu tư dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất cố gắng níu kéo và duy trì nhằm mục đích gì?”
Sau khi Tập đoàn JFE rút lui, Công ty TNHH Guang Lian Steel (Việt Nam) tiếp tục “xin” tái khởi động lại dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ quả quyết đề nghị: “Nếu nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án, đề nghị trình hồ sơ và thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 31/12/2014, đương nhiên hồ sơ phải có văn bản chấp thuận cho vay vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cung cấp hợp đồng vay vốn với Ngân hàng trước tháng 3/2015 và bắt đầu tiến hành khởi công lại vào tháng 6/2015. Khi nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện này, tỉnh Quảng Ngãi xin ý kiến các cấp thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư ngay”.

Ông Lê Viết Chữ nhấn mạnh: “Trước mắt, UBND tỉnh kiến nghị tập trung theo phương án cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án để thể rõ quan điểm của tỉnh Quảng Ngãi trong việc luôn tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhà đầu tư. Nếu đến tháng 6/2015, nhà đầu tư vẫn không thể triển khai được dự án thì đây là căn cứ pháp lý quan trọng để tỉnh kiến nghị xử lý thu hồi dự án”.


-Nợ xấu: Còn công tác thì nói khác nhưng nghỉ rồi thì phải nói khác!
(NLĐO)- Giải thích việc vì sao không góp ý điều hành lãi suất, xử lý nợ xấu, thống kê nợ xấu chưa chính xác lúc còn là chủ tịch VietinBank mà đến lúc rời vị trí này mới lên tiếng, ông Phạm Huy Hùng nói: “Thời còn làm việc là khác, có nhiều cái hạn chế nên không thể nói".





Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, ông Phạm Huy Hùng, nguyên chủ tịch VietinBank


Bên lề Quốc hội, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, ông Phạm Huy Hùng, nguyên chủ tịch VietinBank đã có trả lời Báo Người Lao Động về phát biểu của ông mới đây tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội cho rằng “nợ xấu được nhốt vào sau 5 năm mở kho chứa nợ xấu đó ra sẽ là cái gì và lãi suất cho vay giảm chậm đang giết chết doanh nghiệp (DN)”.

- Phóng viên: Thưa ông, ông nhận xét gì về điều hành lãi suất và mặt bằng lãi suất thị trường hiện nay?

+ Đại biểu Phạm Huy Hùng: Kinh tế thế giới kéo dài từ 2008 đến nay mà vẫn còn suy thoái nặng nề lắm, đâu phải chuyện 3 hay 4 năm mà chủ quan cho được! Nay đã là năm thứ 6 mà tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới do nợ công gây ra vẫn còn hết sức trầm trọng, đặc biệt là nợ công ở châu Âu. Cùng đó, nền kinh tế Mỹ vốn được coi là đầu tàu kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi thâm hụt ngân sách.

Rất nhiều nước đã đưa ra các gói cứu trợ nền kinh tế trị giá hàng nghìn tỉ USD nên giảm thiểu được suy thoái nhưng đến nay châu Âu vẫn đưa ra hàng nghìn tỉ EUR với lãi suất thấp, chỉ 1% - 2%/năm. Việt Nam vì cớ gì mà lãi suất giảm rất chậm. Một vài năm qua, CPI đã xuống thấp, đầu năm tăng 3% - 4% và cuối năm mới vọt lên 5%. Mười tháng đầu năm 2014, CPI chỉ tăng 2,36%, thế thì vì cớ gì mà các ngân hàng vẫn huy động lãi suất 7% - 8%/năm để rồi cho vay với lãi suất 9% - 10%?

Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản chỉ thị lãi suất giảm nhưng đó là chỉ giảm cho một số lĩnh vực chứ chưa phải cho cả nền kinh tế. Riêng lãi suất trung, dài hạn vẫn chủ yếu là 8-10%, có ngân hàng vẫn cho vay 11%. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến GDP và sản xuất kinh doanh của DN. Làm gì có lãi để có thể chịu được lãi suất 7-8% là rất khó.

- Vậy còn với các giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay, ông đánh giá như thế nào?

+ Nợ xấu là tính không hết, không đủ, bây giờ phải tính đủ, tính hết xem là bao nhiêu. Một số báo cáo của các tổ chức đánh giá nợ xấu Việt Nam lớn lắm, trên 10%/tổng dư nợ cơ, thậm chí 13% - 15%. Thế nên phải có con số chính xác để Đảng, Nhà nước có giải pháp xử lý hiệu quả và triệt để vì còn kéo dài càng ảnh hưởng. Tôi cho rằng cần phải có tổng kiểm toán toàn bộ hệ thống ngân hàng để đưa ra con số chính chính xác.

- Có ý kiến cho rằng phát biểu của ông là do bức xúc vì muốn kéo dài thời gian trên cương vị người đại diện vốn nhà nước và Chủ tịch HĐQT VietinBank nhưng không được cơ quan quản lý và Chính phủ chấp nhận?

+ Tôi không liên quan đến vấn đề đó và cũng chả bức xúc gì cả! Tôi phát biểu ở đây là do yêu cầu khách quan của một đại biểu Quốc hội, nói tất cả vấn đề cần phải xem xét. Với tôi, 38 năm công tác trong ngành ngân hàng nay nghỉ là đúng rồi.

- Cuối 2013, tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngành ngân hàng và nhiều kỳ họp Quốc hội trước đó, khi chưa rời vị trí chủ tịch HĐQT VietinBank, ông vẫn thường phát biểu khen điều hành lãi suất và xử lý nợ xấu tốt, nay quan điểm ông lại trái ngược?

+ Thời tôi còn làm việc là khác, có nhiều cái hạn chế nên không thể nói. Còn bây giờ, với vai trò, trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội, tôi nói phải khác. Đại biểu Quốc hội phải là người không đảm nhiệm chức vụ, trọng trách thì tiếng nói mới khách quan. Vì cái chung, kỳ họp Quốc hội lần này tôi sẽ phát biểu hết sức khách quan. Chúng ta phải nhìn nhận thực tế để Quốc hội có tiếng nói giúp cho Đảng và Chính phủ thấy được vấn đề. Bản thân các lãnh đạo đầu ngành không bộc bạch, không nêu hết được. Rất buồn rằng, đầu kỳ nhận nhiệm vụ thì phải tìm hiểu thực trạng ngành đó như thế nào để thấy cái gì tồn tại, cái gì bất cập, yếu kém, kể cả vấn đề lớn rồi đặt tất cả vấn đề lên bàn một cách minh bạch, từng việc một. Đằng này, mãi đến cuối kỳ mới kêu “khó lắm, riêng ngành, riêng cá nhân tôi không làm được” là sao? Đầu kỳ nhận nhiệm vụ thì bảo là trơn tru, đến cuối năm, cuối kỳ lại kêu khó lắm. Rồi người tiếp theo cứ thế không minh bạch rõ ràng. Vậy thì bẵng đi 5 năm, không làm gì, để tình trạng yếu kém kéo dài, trầm trọng hơn à?

- Có ý kiến cho rằng ông có con không còn giữ vị trí trọng trách cao tại VietinBank như trước?

+ Các con tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này. Tôi nói rồi, đừng hiểu sai! Tôi không bao giờ can thiệp, việc này việc kia, điện thoại tác động cho các con tôi. Con tôi được học hành tử tế, được tôi giáo dục rằng, phải trung thành với đất nước, không đi ngược lại lợi ích dân tộc, tuân thủ pháp luật và không làm gì ảnh hưởng đến truyền thống gia đình.

Các con tôi đã hai mấy tuổi, là công dân trưởng thành rồi thì phải tự chủ chứ! Tôi nói mãi, sống, hành động phải tự chịu trách nhiệm.




Chủ tịch VietinBank nói về phát biểu của người tiền nhiệm







Trả lời Báo Người Lao Động, Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng cho biết hành động cắt giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn và kêu gọi các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay trung dài hạn mới đây của NHNN là giải pháp khá mạnh mẽ. Vietinbank đánh giá mức lãi suất này khá phù hợp ở thời điểm này. Việc điều hành nói trên đã bám sát cung cầu vốn trên thị trường, đáp ứng mong mỏi của DN. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của cả ngành theo mục tiêu đặt ra 12-14% trong năm 2014 này.

Sau quyết định điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN, Vietinbank điều chỉnh ngay giảm lãi suất trung và dài xuống còn tối đa 10%/năm. Cũng vì hưởng ứng chỉ đạo giảm lãi suất từ NHNN, Vietinbank cũng phải chấp nhận giảm lợi nhuận trong 3 tháng cuối năm khoảng 100 tỉ đồng.

Trả lời việc mới đây, ông Phạm Huy Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT VietinBank phàn nàn lãi suất cao như hiện nay có thể giết chết doanh nghiệp, ông Thắng nói: “Tôi theo dõi 3 năm nay, việc điều hành lãi suất của NHNN là tương đối phù hợp, mức độ giảm dần, đều và đường cong lãi suất đi đúng quy luật. So với cuối năm 2011 về trước, mặt bằng lãi suất tiền vay đã giảm rất mạnh, nếu tính cả đợt giảm ngày 28-10-2014 vừa qua thì đã thấp hơn trên 50% so với trước năm 2012. Mức lãi suất cho vay hiện nay là khá thấp và qua theo dõi hoạt động trên thị trường, chúng tôi thấy khó khăn đối với DN hiện nay không còn là lãi suất”.

Về phát biểu của ông Phạm Huy Hùng cho rằng nợ xấu chưa tính đúng, tính đủ, nhốt vào trong kho sau 5 năm mở ra vẫn nguyên như vậy. Vì thế cần kiểm toán toàn bộ hệ thống ngân hàng, ông Nguyễn Văn Thắng chia sẻ ngay từ đầu 2012, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã công khai toàn bộ nợ xấu tức là thể hiện sự minh bạch và quyết tâm ngành ngân hàng không che giấu nợ xấu. Ông Thắng khẳng định tỷ lệ nợ được tính đúng, tỉnh đủ, không có chuyện che giấu. Lâu nay có chuyện “hai con số nợ xấu” nhưng sở dĩ như vậy là vì một con số do tổ chức tín dụng tự báo cáo. Con số này không thống kê số nợ xấu được giãn, hoãn theo Quyết định 780 nên thấp. Còn con số do NHNN kiểm soát từ xa là có cộng cả nợ xấu tiềm năng trong một giả định không có quyết định 780 nên cao hơn. “Việc tính nợ xấu cao rất tốt, vì NHNN khẳng định đúng thực chất nợ xấu hệ thống NH ra công luận. NHNN có yêu cầu cao hơn đối với các NHTM trong vấn đề xử lý nợ xấu. Nếu không có Quết định 780, giãn hoãn nợ cho DN thì số DN gặp khó, phá sản còn lớn hơn rất nhiều so với hiện tại” - ông Thắng bình luận.

Về quan điểm Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) giam nợ xấu trong kho 5 năm, sau đó mở ra thì thì còn xấu hơn, Chủ tịch VietinBank nói: “Việc thành lập VAMC là một trong những giải pháp rất đúng, rất trúng của Chính phủ và NHNN. Bởi vì, không phải Việt Nam lần đầu tiên mới làm, các quốc gia phát triển đã làm rồi. Chỉ có mỗi nước có hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện từng nước. Với Việt Nam thì đây là sáng kiến của NHNN, việc thành lập VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng tốt cho cả DN và các ngân hàng”.

Ông Thắng phân tích đối với DN thông qua việc ngân hàng thương mại (NHTM) bán khoản nợ cho VAMC thì sẽ giúp cho các DN và NH có điều kiện củng cố lại mối quan hệ giữa hai bên. Đặc biệt với NHTM đây là giải pháp rất tốt, nếu nợ xấu để lại tại NHTM, họ sẽ phải trích lập rất cao, thậm chí ở mức 80% - 90% giá trị khoản nợ và họ còn gặp nhiều khó khăn bội phần. Còn khi bán sang VAMC thì không còn xấu như thế nữa vì rằng, đáng lẽ phải trích ngay dự phòng rủi ro 100% đối với khoản nợ nếu để tại ngân hàng thì nay, khi nợ ở VAMC, họ chỉ phải trích 20% mỗi năm, thời gian trích trong 5 năm, tránh tình trạng “no dồn, đói góp” trong cùng lúc. Giả sử sau 5 năm mà chưa bán được nợ xấu và tài sản bảo đảm đi kèm thì họ vẫn trích đủ dự phòng để xử lý, phần nợ xấu và tài sản kia sẽ thuộc về ngân hàng.

“Chỉ có điều, đối với VAMC cần có cơ chế đặc biệt. Còn như hiện nay sẽ vấp phải khó khăn trong vấn đề xử lý nợ xấu. Các NH có ý kiến rất nhiều phải nghiên cứu để cho VAMC được một quyền cao hơn trong xử lý, vì đi kèm nợ là tài sản, chuyển sang VAMC hiện không đủ điều kiện để xử lý. Việc phát mãi tài sản theo cách thông thường như hiện nay mất rất nhiều thời gian. Do đó cần sự vào cuộc của các Bộ, ban ngành” - ông Thắng kiến nghị.


Bảo Trân thực hiện


Cần đạo luật riêng xử lý nợ xấu
Dân góp tiền giải quyết nợ xấu?
Bình tĩnh trước... nợ xấu!
Nợ xấu vẫn tăng


Bộ Tài chính nợ nhân dân lời giải thích thỏa đáng về kết cấu nợ công

Bàn về vấn đề "Nợ công nó đè lên đầu lên cổ..." như ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh  nhận định: "Bộ Tài chính đang nợ đất nước này, nợ đại biểu Quốc hội, nợ nhân dân giải thích thỏa đáng về kết cấu nợ".
Thực chất nợ nần quốc gia như thế nào?

Tôi nhớ cách đây ba năm, cá nhân tôi cũng đã cảnh báo nợ công đang tăng rất nhanh và chắc chắn nó sẽ vượt các ngưỡng do Quốc hội đặt ra. Nhưng vấn đề lớn nhất là không ai có thể khẳng định được những cái ngưỡng ấy có an toàn hay không.


Lý do là tất cả chúng ta trông chờ vào báo cáo của Bộ Tài chính, họ nói sao biết vậy. Năm 2015, dự tính nợ công bằng khoảng 64% GDP.

Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ như vậy thì không thể đánh giá được tình trạng nợ của Việt Nam hiện nay thế nào. Ngay cả nhận xét của Chủ tịch Quốc hội cũng từ cảm quan của người phụ trách công tác tài chính - ngân sách lâu năm chứ nếu mổ xẻ bằng các dữ liệu cũng rất khó nói.

Cái trần nợ công 65% GDP là Quốc hội đặt ra, nhưng không có cơ sở nào để khẳng định dưới mức đó là an toàn và trên mức đó là không an toàn.

Dự báo đến năm 2015 nợ công của Việt Nam vượt mức 64%, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, những dự án khủng như sân bay Long Thành đang được trình ra, vậy Quốc hội có nới trần nợ công lên 70%, 80% không?

Xin ông phân tích rõ hơn...

Thực tế cho thấy khi khủng hoảng nợ xảy ra thì chẳng có giới hạn nào cả, một quốc gia có nợ công bằng 30% GDP vẫn có thể bị vỡ nợ, nhưng nợ 250% GDP như Nhật Bản vẫn an toàn. Cho nên nhìn vào chỉ số của Việt Nam đưa ra mà nói rằng có nguy hiểm không thì rất khó.

Điều tôi muốn nói đến ở đây là nghĩa vụ nợ hay nói cách khác là việc trả nợ. Hai năm nay ở nghị trường mới xuất hiện cái từ “đảo nợ”, tức là phải đi vay để trả nợ, nhưng trên thực tế bản chất ngân sách của chúng ta thì việc đảo nợ đã xảy ra lâu rồi.

Thâm hụt ngân sách kéo dài như căn bệnh kinh niên, chúng ta đang tính cả phần chi trả nợ gốc vào cân đối ngân sách, tạo nên mức thâm hụt ngân sách như năm 2014 dự tính là 5,3%.

Vậy lấy đâu để bù thâm hụt? Chỉ có thể là đi vay trong nước và nước ngoài.

Cách thiết kế ngân sách như vậy thì đảo nợ nó đã nằm trong đó rồi. Hơn nữa, chúng ta thấy quy mô vay nợ ngày càng lớn, không chỉ để đảo nợ mà khoản vay mới là rất lớn.

Số nợ tuyệt đối cả về đồng Việt Nam và cả ngoại tệ có xu hướng tăng vọt, tăng liên tục và tăng rất nhanh với bình quân cả chục phần trăm mỗi năm.

Nhưng vấn đề đáng nói là nợ của Việt Nam các số liệu công bố không rõ ràng, hoặc là không cập nhật nên không biết kết cấu nợ như thế nào.

Kết cấu nợ là gì: đang vay của những ai; trong nước, ngoài nước bao nhiêu; lãi suất của từng khoản như thế nào? Khoản nào vay ngắn hạn, khoản nào vay dài hạn?... Rồi kỳ hạn đồng tiền, nếu vay yen Nhật sẽ khác với USD.

Bộ Tài chính đang nợ đất nước này, nợ đại biểu Quốc hội, nợ nhân dân giải thích thỏa đáng về kết cấu nợ.

Khi nào Bộ Tài chính chứng minh cho đại biểu Quốc hội là chúng ta đang vay chừng này, của người này, các khoản ấy trong tương lai sẽ trả thế này, thế kia và việc trả nợ nằm trong tầm tay, như vậy thì các đại biểu Quốc hội mới đánh giá được.

Chính phủ đưa ra Quốc hội năm 2013 vay 40.000 tỉ đồng để đảo nợ, năm 2014 là 70.000 tỉ đồng và sẽ tiếp tục vay đảo nợ trong năm 2015... Đảo nợ là nói theo thuật ngữ của ngân hàng, nhưng nói theo cách thông thường của người dân là phải vay chỗ nọ đập chỗ kia...

Thông thường thiếu tiền thì đi vay nợ, ở đây là Nhà nước thiếu tiền, Chính phủ thiếu tiền thì đi vay, do đó gọi là nợ công.

Để trả nợ công thì phải lấy nguồn thu trong tương lai để trả. Nhưng có những quốc gia nợ công không phải do họ thiếu tiền, ví dụ như Nhật Bản không thiếu tiền nhưng tại sao vay lắm thế? Câu trả lời là nước Nhật rất nhiều tiền, dân không sử dụng thì chính phủ buộc phải sử dụng.

Và để sử dụng được tiền trong dân thì chính phủ phải vay và sử dụng công cụ vay nợ để can thiệp vào thị trường tài chính, tức là mua bán trái phiếu chính phủ, hay nói cách khác mua bán bản thân cái nợ của mình để bơm hay hút tiền trên thị trường.

Quay lại Việt Nam, bản chất là chúng ta thiếu tiền triền miên nên phải đi vay. Vay ở Việt Nam có 2 khoản là vay để bù đắp thâm hụt ngân sách và vay về để đầu tư. Thâm hụt ngân sách triền miên hàng chục năm, mỗi năm khoảng 5% nên số nợ tích lũy là rất lớn.

Thứ hai là vay để đầu tư thì nhu cầu ngày càng tăng. Thứ ba là một số khoản Chính phủ bảo lãnh vay cho ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước.

Bây giờ nói đến việc sử dụng nợ thế nào mới nhìn thấy vấn đề là liệu có khả năng trả nợ hay không. Chính phủ đi vay về cho vay lại, nếu đi vay lãi suất 10% thì liệu có cho vay lại được 11%/năm hay chỉ 5-7% thôi?

Vay về để đầu tư thì có hoàn vốn được không? Có những khoản đầu tư công không hoàn vốn, nhưng khoản đầu tư công đó đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế để có nguồn thu cho ngân sách?

Câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào để hoàn trả nợ gốc và nợ lãi hiện nay đang là một khoảng trống không có trả lời.

Trong ba năm 2012, 2013, 2014 số chi đầu tư phát triển giảm tương ứng từ 180.000 tỉ đồng, 175.000 tỉ đồng, 163.000 tỉ đồng; trong khi đó chi trả nợ lại tăng tương ứng là 100.000 tỉ đồng, 105.000 tỉ đồng, 120.000 tỉ đồng. Con số này nói lên điều gì, thưa ông?

Việt Nam đang tái cơ cấu đầu tư công, cá nhân tôi cho rằng phải giảm đầu tư công xuống thì mới tăng hiệu quả lên được, không thể duy trì cách đầu tư công ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả như thời gian vừa qua.

Ngay trong lĩnh vực hạ tầng, bây giờ chúng ta có nhiều hình thức chứ không phải chỉ trông chờ vào đầu tư công. Nhưng nhìn vào con số trên đây và nghe phát biểu của những người có trách nhiệm thì đầu tư công giảm là do không có tiền chứ không phải là do muốn giảm.

Tất nhiên nhìn vào những con số tuyệt đối như vậy thì nhiều người sẽ lo lắng mà đặt ra câu hỏi rằng tại sao trả nợ tăng lên, vay cũng tăng lên mà không có tiền cho đầu tư phát triển?

Có một vấn đề cần phải lưu ý là nhìn vào danh mục cân đối ngân sách chỉ thấy mỗi mục chi đầu tư phát triển, nhưng lại không có mục Chính phủ vay về cho vay lại mà thực chất đây cũng là khoản chi đầu tư.

Mục chi đầu tư phát triển không liên quan đến vay nợ mà liên quan đến thu ngân sách. Nếu thu ngân sách được nhiều và kết cấu của chi ngân sách được cơ cấu lại thì mới giải được bài toán về chi đầu tư phát triển.

Vâng, lấy gì để trả nợ, con cháu chúng tôi có bị gánh nặng nợ nần mà nói như Chủ tịch Quốc hội là “đè lên đầu lên cổ” không? Đó là câu hỏi của người dân dành cho Chính phủ và Quốc hội. Ông cảm nhận gì về gánh nặng nợ nần trên vai của chúng ta?

Vay nợ là để tiêu hôm nay và sẽ phải trả vào ngày mai. Nợ công như tôi đã nói là bây giờ cứ vay và gánh nặng sẽ dồn về sau, con số trả nợ được bạn dẫn ra trên đây cho thấy cái gánh càng ngày càng nặng.

Về mặt nguyên tắc Chính phủ vay thì Chính phủ phải trả, nợ công thì công trả. Nguồn để trả thì phải đi thu. Vậy thu thì ai nộp? Dân phải nộp, có thể không phải thế hệ này trả thì thế hệ tới trả, thế hệ này trả ít thì thế hệ tới phải trả nhiều.

Các cụ thường nói “đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”. Đây là câu chuyện giải bài toán tiêu và trả nợ. Thế thì quyền tiêu và nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi phải gắn với nhau chứ không thể có chuyện người tiêu cứ tiêu còn nghĩa vụ thì không rõ.

Hiện nay ai cũng thấy rằng cả vay nợ và trả nợ đang có xu hướng tăng và chưa dừng lại.

Như vậy thì trước hết trong cơ cấu chi ngân sách sẽ đẻ ra vấn đề là nó chèn ép các khoản chi khác, ví dụ năm 2014 không có tiền để tăng lương và năm 2015 cũng đang dự kiến như vậy. Chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách ngày càng eo hẹp.

Thứ hai là nó sẽ gây sức ép lên thu, vì để đảm bảo nhu cầu chi sẽ phải đẩy thu lên. Thông thường cách dễ nhất là phải mở rộng các nguồn thu, hay thậm chí tăng gánh lên thu ngân sách, thậm chí tính cả bài toán bán tài sản đi.

Ví dụ vừa rồi đề cập đến phương án vốn cho dự án sân bay Long Thành, có người đề xuất là bán sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhưng quan trọng hơn cả trong câu chuyện vay nợ là cái được và cái mất. Với Việt Nam thì không tính rõ là được cái gì bởi như trên tôi đã nói là không rõ các nguồn vay đang được sử dụng thế nào. Tóm lại, cái được thì chưa biết.

Trong khi cái mất thì rất rõ, nhãn tiền, đó là sức ép lên thu chi ngân sách, gây sức ép lên bội chi, tăng bội chi tức là tăng vay nợ. Và đặc biệt là sức ép cho tương lai.

Điểm cuối cùng đáng lưu ý là con số nợ công của Việt Nam công bố và con số của thế giới công bố cho Việt Nam vênh nhau hàng chục phần trăm. Đồng hồ nợ công thế giới đã chỉ rằng số nợ của Việt Nam sắp cán ngưỡng 90 tỉ USD, tức mỗi người Việt Nam gánh khoảng 1.000 USD nợ công.

Đây là con số đáng suy ngẫm bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa đến 2.000 USD/năm.

Vừa rồi tôi cũng giật mình khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhắc Chính phủ trả khoản nợ 22.500 tỉ đồng cho bảo hiểm xã hội. Đây là chi tiết rất đáng nói bởi Chính phủ nợ bảo hiểm tức là nợ lương hưu.
Theo Lê Kiên - Lê Thanh (Tuổi Trẻ)



Chính thức bỏ kiến nghị dùng ngân sách để xử lý nợ xấu

-Dự án sân bay Long Thành không tác động lớn đến nợ công
>> Thủ tướng yêu cầu làm rõ xây sân bay Long Thành có ảnh hưởng nợ công không
>> Đòi nợ công ty vàng lớn nhất VN ngay tại cuộc họp báo
>> Nợ Chính phủ chiếm 78% cơ cấu nợ công
>> Nợ công của Việt Nam và những thông điệp 'nóng'
>> Việt Nam tổ chức ASIAD: Bẫy nợ quốc gia rình rập!





-Lấy tiền thuế của dân để cứu ngân hàng
Sau nhiều lần khẳng định không lấy tiền thuế của dân đi cứu ngân hàng, Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo bất ngờ kiến nghị Quốc hội về việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
Báo điện tử VnEconomy ngày 6/10/2014 đưa tin kiến nghị này được Chính phủ đề cập tại bản báo cáo dài 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm. Bản báo cáo này hiện đang nằm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Giới chuyên gia phản đối 


Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, hiện sống và làm việc ở Hà Nội phản ứng khá mạnh mẽ đối với thông tin vừa nêu. Ông nói:
“Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam ham vấn đề lợi nhuận lãi suất cao đã cho vay không đúng tiêu chuẩn đầy rủi ro. Ngân hàng cứ cho nhau vay thay vì cho người khác vay. Tất cả những bất cập của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì không thể nào bắt dân chúng phải gánh chịu được.”

Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng.

-Bùi Kiến Thành Theo sự ghi nhận chung nợ xấu ở Việt Nam là một con số mù mờ, được che dấu ngụy trang và ngay giới lãnh đạo nhà nước từ Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cho tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những con số không khớp với nhau ở trong những thời điểm không cách xa nhau là mấy. Số liệu mới nhất được Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiết lộ với Quốc hội vào cuối tháng 9 vừa qua thì tổng nợ xấu đã có lúc lên tới 500.000 tỷ đồng. Theo SaigonTimes Online, ông Thống đốc không đề cập đến thời điểm của số nợ này, tuy vậy theo lời ông đã có 240.000 tỷ đồng đã được xử lý cho đến nay. Được biết khoảng 70% nợ xấu thuộc về các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước với chủ nợ chính các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từng nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có hướng cụ thể….”
Thời báo Kinh tế Viet Nam đưa tin, trong buổi chất vấn chiều 29/9/2014 các Đại biểu Quốc hội đã xoay quanh các câu hỏi về vấn đề VAMC và hậu xử lý nợ, sau khi cơ chế này đã hoạt động một thời gian theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước. Theo tờ báo, sau khi chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu hơn cả nợ xấu.”
Trả lời chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định về sự hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC. Ông nói:



no-cong-400.jpg
Ảnh minh họa. AFP PHOTO.


“VAMC chỉ là phương tiện để “quét nhà” thôi nghĩa là quét nhà giùm cho ngân hàng thương mại, quét nợ xấu của ngân hàng thương mại qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi. Đồng thời VAMC trả cho ngân hàng thương mại đó bằng trái phiếu đặc biệt; với trái phiếu này ngân hàng thương mại đang bí thế không có tiền không thanh khoản vì nợ xấu nhiều, ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt tới Ngân hàng Nhà nước để vay với tỷ lệ 70% vay tiền mới về để tiếp tục hoạt động. Đó không phải là giải pháp để giải quyết nợ xấu. VAMC gọi là mua nhưng không mua không trả tiền chỉ là trả trái phiếu ấy tạm thời thế thôi. Hơn nữa các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu gọi là đã bán cho VAMC và trong 5 năm ngân hàng thương mại đã bán phải có đủ tiền tự giải quyết nợ xấu ấy. Đây cũng không là phương pháp để giải quyết nợ xấu, cho nên giải pháp của VAMC không có gì khác hơn là tạm thời làm sạch các báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại dính vào trong nợ xấu, tạo điều kiện cho những ngân hàng thương mại yếu kém có thể tiếp tục làm việc.”
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Nhà nước không muốn ngân hàng nào bị phá sản bị đổ vỡ hay bị xử lý, đấy là một chính sách mà đối với tôi hoàn toàn không hợp lý. Tại sao lại tạo điều kiện cho những ngân hàng yếu kém tiếp tục hoạt động để làm gì, trong khi đấy không giải quyết được vấn đề nợ xấu. Cho nên việc này nhà nước cần phải suy nghĩ cho kỹ để có giải pháp thật sự khả thi, giải pháp của VAMC chỉ là quét nhà dọn nợ xấu qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi chứ không giải quyết vấn đề gì cả.”

VAMC không hiệu quả Cách xử lý nợ xấu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bằng giải pháp VAMC cho thấy không hiệu quả và một cách làm chưa có nơi nào áp dụng. Để giải quyết cục máu đông của nền kinh tế, cũng có những ý kiến táo bạo và mới mẻ đối với Việt Nam. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời ông Phạm Hải Âu, Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt nói xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng của các ngân hàng chẳng khác gì hình thức ngân hàng xé chỗ này đắp sang chỗ khác, việc này không giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu. Ông Phạm Hải Âu nhấn mạnh, xử lý nợ xấu dựa vào tư nhân và hãy đánh thức họ. Theo lời ông, Việt Nam có một lực lượng tư nhân lớn, có nguồn tiền mạnh và sạch. Khu vực tư cũng muốn tham gia mua bán nợ xấu trước hết vì lợi ích kinh doanh. Tuy vậy theo lời ông Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt, Việt Nam vướng mắc môi trường pháp lý liên quan cộng thêm vấn đề thủ tục hành chính.



Không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ.

-Bùi Kiến Thành Theo Vn Economy, ông Phạm Hải Âu đưa ra ví dụ rất đặc biệt cho trường hợp của Việt Nam, nôm na là phải tạo ra cái chợ. Người nào muốn vào thì phải biết cái chợ đó là bình đẳng, nhanh nhạy để mua bán tốt, được bảo vệ và hỗ trợ, chứ không phải vào rồi kiểu gì anh cũng chết. Ý kiến của ông Phạm Hải Âu trên VnEconomy cho thấy, khó thay đổi cả một hệ thống để đáp ứng việc xử lý nợ xấu trong một sớm một chiều. Tuy nhiên Chính phủ có thể khoanh vùng từng lãnh vực để có thể chọn lọc những khoản nợ xấu bán ra thị trường. Theo lời ông Âu, cơ sở pháp lý của Việt Nam hiện nay có thể đảm bảo áp dụng cho những phạm vi nhỏ rồi mở rộng ra.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, chuyên gia Bùi Kiến Thành có nhìn nhận khác về cách giải quyết nợ xấu và những ưu tiên cần làm. Ông nói:
“Cái ưu tiên không phải nợ xấu mà là làm sao cho doanh nghiệp phục hồi phát triển. Nếu doanh nghiệp phục hồi phát triển thì mới có tiền trả nợ, nợ bây giờ và nợ trước kia nợ xấu. Còn doanh nghiệp không phục hồi và phat triển được thì nợ trước cũng không trả được mà nợ nay và nợ sau này cũng không trả được. Các doanh nghiệp không phát triển thì ai trả nợ. Cho nên vấn đề đấy phải hiểu ai là người trả nợ, doanh nghiệp phải sống thì mới trả nợ được. Những nợ xấu cũ rồi tạm thời gác qua một bên, nhưng phải làm sao cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế mà mỗi năm hàng chục ngàn doanh nghiệp chết, mấy năm qua hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết thì làm sao mà không có nợ xấu. Nếu nợ xấu đó mà còn do ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất gọi là lãi suất chết, không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ… cái đó rõ ràng là không thể chấp nhận được.”
Trở lại câu chuyện Chính phủ bất ngờ đề nghị dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trước đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được cho là cha đẻ của giải pháp VAMC xử lý nợ xấu không dùng tiền ngân sách, cũng không có tiền tươi thóc thật và cũng bị dư luận “ném đá” rất nhiều về tính bất khả thi. Hiện nay Ông Bình lại biện minh cho yêu cầu “tiền tươi thóc thật” và dẫn chứng là đa số các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu.
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng: “Nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.


******



-Chơi sang như… quan Việt! 
Báo Người Việt – 14 Oct 2014
TỔNG HỢP (NV) - Những dự án khổng lồ cứ đội vốn, nhiều tỉnh, thành đua xây trụ sở ngàn tỷ, nợ nước ngoài ngày càng tăng… dân Việt Nam gánh nợ ngày càng nhiều, song nhà cầm quyền CSVN vẫn “chơi sang như…quan Việt!”
Tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, nợ của Việt Nam ngày càng tăng, 72% ngân sách phải chi thường xuyên, 28% ngân sách còn lại vừa phải chi cho phát triển, trả nợ, làm việc khác…, đã khiến người dân rất lo lắng bởi chắc chắn viễn cảnh tương lai sẽ rất nặng nề.


Với chiều cao 37 tầng, tòa nhà trung tâm hành chính 2,000 tỷ đồng giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Ðà Nẵng. (Hình: VNExprees)

Theo Ðất Việt, với tỉ lệ chi “khủng” thường xuyên như trên, nhiều người dân than thở: “Nghèo nhưng xài sang là căn bệnh của phần lớn các tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay.”
Tỉnh, thành nào cũng ồ ạt chi tiêu mà không ngần ngại nhìn vào nguồn thu của quốc gia thế nào. Chỉ nhìn vào trụ sở, bãi xe của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là đã thấy rất rõ việc này.
Hàng loạt tỉnh lao vào xây trụ sở mới, cái nào cũng ngàn tỷ thì ngân sách nào chịu nổi?
Việc xây trụ sở mới đã trở thành mốt của rất nhiều địa phương, từ Ðà Nẵng, Bình Dương, Ðồng Nai cho đến những tỉnh nghèo “rớt mồng tơi” như Lai Châu cũng xin hơn 550 tỷ đồng để xây trụ sở mới. Gần đây nhất, tỉnh Hải Dương vừa kiến nghị xây trụ sở mới hơn 2,000 tỷ đồng.
Hiện nay, phần lớn địa phương vẫn sống bám vào ngân sách trung ương, thế nhưng “bệnh” xài sang thì chẳng kém cạnh ai. “Xây trụ sở thì dùng tiền ngân sách mà tiền ngân sách thì do dân đóng. Ngồi trong trụ sở hoành tráng chính là ngồi trên ‘vai’ của người dân lam lũ,” ông Nguyễn Khuê, một quan chức về hưu ta thán!
Một trong những nguồn chi lớn nhất của ngân sách chính là tiền lương cho công chức. Trong những cuộc họp gần đây, các cơ quan chức năng CSVN cũng đã đưa ra con số khoảng 30% công chức làm việc “có cũng như không.”
Tại nhiều nơi, mỗi xã có đến vài trăm người hưởng lương từ ngân sách. Thế nhưng, để tinh giản những “cán bộ” này thì không có biện pháp. Nói cách khác, 30% tiền lương đã bị phung phí.
Nguồn chi thì thế, còn nguồn thu thì sao? Con số hơn 51,000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, gần 19,000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 213,000 doanh nghiệp kê khai lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy thực trạng của nguồn thu không mấy sáng sủa.
Chi cao, nguồn thu tăng chậm, nợ ngày càng lớn… quả là một viễn cảnh tối tâm. Ðáng ngại hơn là cho đến lúc này, nhà cẩm quyền CSVN vẫn chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ cho vấn đề trên. (Tr.N)

‘Chờ lún’ là ‘bản sắc’ của cầu, đường ở Việt Nam
TỔNG HỢP (NV) - Ðường lún, những gò cao giữa hai mối nối cầu và đường, những ống cống như luống khoai nổi trên mặt đường… là “bản sắc” của cầu đường Việt Nam hiện nay.
Ði khắp Việt Nam, chỗ nào có đường vừa làm xong, chờ nghiệm thu, thì đều thấy tấm biển “Ðường chờ lún.”
Ðây là cụm từ chứa nhiều thông điệp mà chưa có ai đếm được đã có bao nhiêu nỗi đau, mất mát từ tai nạn giao thông ở nơi “độc nhất vô nhị” trên thế giới này. Chúng góp phần “tô điểm” cho bức tranh xám xịt về tai nạn giao thông trên dải đất hình chữ S.
Theo nguyên tắc làm đường, trước khi làm phải khảo sát độ lún của đất, làm đất nền,… để đường đưa vào vận hành không lún quá biên độ cho phép. Thế nhưng, hầu như con đường nào mới làm ở Việt Nam cũng có nhiều vấn đề về lún.
Ðang chờ lún cũng lún, nghiệm thu xong là đã lún hơn biên độ cho phép. Sau hơn một năm, đường bắt đầu bị bệnh dồn nhựa thành từng cục, hay dợn sóng như mái nhà. Ngay cả vụ đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai vừa khánh thành bị lún nứt thì “anh đất” cũng được đem ra làm bia đỡ đạn.
Nhiều người đặt câu hỏi, có những con đường như xa lộ Ðại Hàn (quốc lộ 1A đoạn từ An Sương đến An Lạc) làm đã hơn 40 năm, dù xe tải chở gỗ thời bao cấp cày xéo ngày đêm nhưng không bao giờ lún quá biên độ như các đường làm hiện nay. Mà đường này cũng được làm từ nền đất ruộng rất mềm, nhão và dễ lún. Không lẽ công nghệ làm đường bây giờ kém hơn hồi đó?!
Vậy mà, ông Lê Kim Thành, phó tổng giám đốc Tổng công ty Ðầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, đã giải thích cho nguyên nhân đường cao tốc này nứt, lún là do: “Cấu tạo địa tầng vị trí này đã không được phát hiện trước đây do nằm giữa 2 mặt cắt khoan khảo sát địa chất khi xử lý đất yếu”(?!). Như vậy “đường chờ lún” là đường không bao giờ hết lún!
Kế đến là những khớp giao nhau giữa mố cầu và mép đường ở các cây cầu mới làm luôn chênh nhau quá lớn, gây tai nạn liên tục.
Nhiều người hết hồn khi chứng kiến một xe ba gác vừa lên cầu đã lật nhào do độ chênh giữa mép đường và mố cầu như xuống bậc thang.
Ði dọc đại lộ Ðông Tây, cầu An Lạc, cầu An Lập, cầu Bình Ðiền hay những cây cầu trên quốc lộ 1A cũng dễ dàng nhận ra điều này. Xe nào không quen đường, chạy tốc độ cao rất dễ đánh rơi con, rơi đồ đạc… Thậm chí, rơi cả người ngồi phía sau vì độ chênh giữa mép đường và mố cầu quá lớn.
Chưa hết, có những cây cầu nằm ngay trung tâm thành phố Sài Gòn có lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn nhưng thiết kế rất “lạ”: dưới 2 dốc cầu là đường cong như cầu Chà Và bắt ngang quận 6 và 8, hay giữa dốc cầu “chơi” thêm đèn giao thông như cầu Chánh Hưng từ quận 8 qua quận 5. Ấy là chưa kể đến những khe giãn nở nối nhịp trên lòng cầu cũng làm rất cẩu thả.
Còn các cống rãnh nằm trên những con đường thì sao? Chúng rất nguy hiểm. Với cống ngang qua đường, thì luôn cao hơn hoặc thấp hơn mặt đường. Ai chạy xe nhanh, hoặc không chú ý thì sẽ “đo đường” ngay.
Còn cống dọc, thay vì vị trí cống phải nằm ở sát lề đường thì đa phần đặt giữa lòng đường. Nếu xe chạy phía trước né cống, xe sau không tránh kịp thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.
Ðường làm như thế, xe thì đông đến nỗi không còn khoảng trống xoay xở thì làm sao giảm được tai nạn giao thông?
Có bao nhiêu chuyên gia ngoại quốc, bao nhiêu học trò, công nhân, dân lành liên tục bị xe cán nát trên đường đi về? Bao giờ thì chấm dứt tình trạng thảm nạn trên?…
Nhiều người dân Việt Nam hay nói mỉa với nhau: “Mỗi ngày ra đường đi làm về đến nhà, rờ thấy mình còn nóng, còn nguyên vẹn thì hãy thốt lên: ‘May quá, hôm nay tôi còn sống!’” (Tr.N)


-Nợ công Việt Nam sắp lên ngưỡng rủi ro
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Tính đến 9h00 hôm nay (14/10/2014), nợ công của Việt Nam trên 84,607 tỷ USD, chiếm 47,3% GDP.
TTheo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 9h00 (giờ Việt Nam) hôm nay (14/10/2014), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 84,607 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 933,41 USD; nợ công chiếm 47,3% GDP, tăng 10,6% so với năm 2013. Nợ công toàn cầu thời điểm này đang ở mức trên 54.459 tỷ USD.


Chỉ sổ nợ công Việt Nam trên Đồng hồ nợ công toàn cầu của The Economist.com lúc 9h00 ngày 14/10/2014




Trước đó, tính đến 10h00 (giờ Việt Nam) hôm 13/6/2014, nợ công của Việt Nam ở mức trên 81,885 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 905,18 USD; nợ công chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013. Nợ công toàn cầu thời điểm này đang ở mức trên 53.551 tỷ USD.

Như vậy, sau 4 tháng, tổng nợ công của nước ta tăng 2,72 tỷ USD, bình quân nợ theo đầu người tăng 28,23 USD. Nhưng tính theo GDP, 4 tháng qua, tỷ lệ nợ công giảm 0,4%.

Hôm nay (14/10), VnExpress dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tỷ lệ nợ công của Việt Nam được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp tới là "suýt soát" 64% GDP. Cụ thể, trước mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài về nợ công của Việt Nam, bà Kim Ngân khẳng định đây là vấn đề được Quốc hội hết sức lưu ý. Việt Nam đang quy định nợ công không vượt quá 65% GDP.

Tại phiên làm việc ngày 9/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, con số 64% GDP cũng đã được báo cáo của Chính phủ đề cập. Đây là mức dự kiến đến hết năm 2015. Trong khi đó, con số ước tính đến hết năm 2014 tương đương 60,3% GDP.

Liên quan đến nội dung về nợ công, chiều 11/6/2014, báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Quốc hội cho biết: Theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều, (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm 2010 là 51,7%, 2011 là 50,1%, đến 2012 là 50,8% và ước tính của 2013 là 54,1%)./.
Xuân Thân/VOV.VN

-Nợ công của Việt Nam có thể lên tới 95% GDP
SGTT.VN - Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).Nợ công Việt Nam đang trên 900 USD/người dân 
Vì sao nợ công có thể là 95% GDP?

Những thông tin trên được công bố trong nội dung bản báo cáo do nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội phát hành ngày 22-11 mang tên: “Thách thức còn ở phía trước”.
Theo báo cáo này, ước tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là vào khoảng 55,4% GDP. Trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 29,6% và 25,8%% GDP (so với các con số tương ứng của năm 2011 là 54,9% GDP, 30,9% và 24,0% GDP).
Tuy nhiên, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Hiện nay, theo Luật quản lý nợ công, các khoản nợ này không được tính vào nợ công quôc gia. Song thực tế, việc Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho Tập đoàn Vinashin phát hành trái phiếu quốc tế đảo nợ khoản vay 600 triệu đô la và gần 12 ngàn tỉ đồng đảo nợ tại các ngân hàng trong nước khác (các khoản này trước đều không được Chính phủ bảo lãnh) khiến cho những cảnh báo trên về nợ công là hoàn toàn có cơ sở thực tế.
Thị trường trái phiếu Chính phủ: xấp xỉ 10 tỉ đô la
Nợ công đang tăng cao nhưng dòng tiền của các tổ chức tín dụng trong nước cũng chảy luẩn quẩn trong hệ thống, qua các khoản mua trái phiếu Chính phủ (TPCP) thay vì chảy ra để phục vụ lưu thông sản xuất.
Báo cáo này cho rằng, dòng tiền bị kẹt trong hệ thống đang được ngân hàng sử dụng để mua các tài sản có giá khác (mặc dù lãi suất thấp hơn, nhưng an toàn hơn) như TPCP hay tín phiếu NHNN.
Theo đó, quy mô thị trường TPCP sơ cấp gia tăng nhanh. Tổng khối lượng TPCP, TPCP bảo lãnh và tín phiếu chính phủ phát hành trong năm là khoảng 200.000 tỉ đồng (tương đương gần 10 tỉ đô la), đặc biệt là TPCP phát hành lên đến 115.000 tỉ đồng (tăng gần 85% so với năm 2011).
Hiện tượng trên dẫn đến hệ quả xấu là các dòng vốn đang được phân bổ thiếu hiệu quả, thay vì đưa vào khu vực tư nhân (thông qua hình thức vay tín dụng sản xuất) thì đang dần chuyển hướng nhiều hơn vào khu vực công (thông qua phát hành TPCP).
Điều này có thể gây rủi ro nợ công và có thể dẫn đến hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân, phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả khi các nghiên cứu đều chỉ ra rằng chất lượng và năng suất của các khoản đầu tư tư nhân là cao hơn nhiều so với đầu tư công.
Mặt khác, quy mô chi ngân sách vẫn gia tăng nên thâm hụt ngân sách năm 2012 vẫn ở mức 4,8% (so với 4,7% năm 2011) và đã được Quốc hội phê duyệt nâng lên mức 5,3% cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (11-2013).
Báo cáo dẫn nguồn từ ADB cho biết, thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực đồng nghĩa với quy mô và nghĩa vụ trả nợ mỗi ngày một gia tăng.


-- Xử lý nợ xấu bằng “ngậm sâm” VAMC (VnEco).

- Nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP (TBKTSG). - Doanh nghiệp nhà nước nợ 3.4 tỷ đôla (BBC). - Cứ mỗi ba tháng, Việt Nam trả nợ 1 tỉ USD (TT).

- TS.Nguyễn Đình Cung: Cố cứu DN thì khó mà tái cơ cấu! (ĐV).

- Xót của công Phiên tòa sơ thẩm xét xử “đại án” tham nhũng làm thất thoát hàng chục tỉ ở Công ty Vifon của TAND TP.HCM đang diễn ra với những tình tiết rất đáng bàn, đặc biệt là khi có luật sư đã thẳng thắn đề nghị triệu tập Bộ Tài chính tham gia tố tụng.

- Chúng ta bầu hay phê chuẩn? (ĐBND).

- Làm rõ ‘vùng cấm’ và cơ hội báo tư nhân (BBC). “…báo chí tư nhân sẽ vẫn chưa có cơ hội ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai gần, nhất là ở các khu vực tin tức quan trọng, nhạy cảm liên quan đến đời sống chính trị – xã hội”. - Phải ban hành nhiều quy định hơn nữa cho báo chí (ĐBND).

- Thủ tướng ‘sẽ trả lời câu hỏi tham nhũng’ (BBC). - Thủ tướng cắt được bao nhiêu ung nhọt? - “Đại án” tham nhũng Vifon : Khi các bị cáo “lôi” chồng, con vào cuộc (Công luận).

- Video: Đầu tư công chưa hiệu quả (VTV). - Thảo luận về thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; - Đánh giá về chất vấn và trả lời chất vấn. - Sau chất vấn, Bộ trưởng, trưởng ngành phải hành động chứ không chỉ là những lời hứa (ĐBND).
- Một số vấn đề lý luận trong kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội (TCCS). - “Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” (NLĐ).
Soi nợ xấu các ngân hàng thương mại (22/11)
“Tạo lập giá trị chung” cho ngành sữa phát triển bền vững (22/11)

Thiếu gạo, lỡ cơ hội xuất khẩu






-Giám sát nợ công và nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn mới

(VOV) - Kể từ 1/8/2011, việc giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia sẽ thực hiện theo hướng dẫn mới vừa được Bộ Tài chính ban hành.

Mục đích là thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn nợ, duy trì danh mục nợ hợp lý trong giới hạn an toàn về nợ, đảm bảo sự bền vững nợ về mặt dài hạn, an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia; xác định sớm rủi ro tiềm ẩn; tăng cường minh bạch tài chính; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.


Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), việc xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia còn hướng đến mục tiêu giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, cũng như Bộ Tài chính có cơ sở để đề xuất với Chính phủ điều chỉnh danh mục nợ kịp thời, tối ưu hoá các phương án huy động vốn.
Đây còn là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công và nợ nước ngoài trong từng giai đoạn. Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp giám sát nợ công, cũng như nợ nước ngoài còn giúp các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn vay tự theo dõi quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của Việt Nam đến hết quý II/2010 trên 29 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã trả cho chủ nợ nước ngoài là 741,24 triệu USD.
Trong khi nợ nước ngoài có lãi suất cố định thấp (0-0,99%/năm) hầu như không tăng, chỉ vào khoảng 290 triệu USD, thì nợ phải trả lãi suất cao lên tới 6-10%/năm tăng mạnh trong hơn 1 năm qua.
Mặc dù nợ nước ngoài của Việt Nam liên tục gia tăng, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, nợ nước ngoài nói riêng, nợ chính phủ nói chung của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn nếu so sánh với các chỉ tiêu theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế. /.

Theo Đầu tư

Tổng số lượt xem trang