Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Khó lần theo dấu Lãnh Tụ Kính yêu

--Khó lần theo dấu Lãnh Tụ Kính yêu

Sunny Lee / Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.

Xe lửa bọc thép của Lãnh tụ Kính yêu
SEOUL - Ngay cả khi nhà lãnh tụ sáng lập Bắc Triều Tiên Kim Il-sung còn sống, ông cũng chưa bao giờ viếng thăm Trung Quốc ba lần trong một năm - điều mà người con trai ông đã thực hiện với chuyến đi hiện tại này, khiến mọi người phải băn khoăn về nguyên nhân gì đã khiến Kim Jong-il phải có một động thái hiếm hoi như vậy.
Cũng như với các chuyến đi trước đây, phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã giữ kín không nói gì về chi tiết chuyến đi thăm này, mặc cho các nguồn truyền thông khác suy đoán về một chuyến đi đã kéo dài cả tuần.

Giới truyền thông ở Hàn Quốc, tiền đồn chính để quan sát Bắc Triều Tiên, dường như có một ý tưởng khá hay về việc kết luận mục đích của chuyến đi này - tất cả là về kinh tế, qua việc phát thanh viên truyền hình Hàn Quốc YTN ngày Thứ năm, đã kết luận rằng Bắc Triều Tiên muốn mở rộng việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc.
Hai nước dự kiến rằng vào thứ Bảy họ sẽ tổ chức một buổi lễ khởi công cho công trình phát triển một cù lao trên sông - Hwanggumpyong Island - nằm trên biên giới giữa hai nước. Sự kiện này sẽ được tiếp nối bởi một lễ khởi công vào thứ Hai để xây dựng tuyến đường giao thông kết nối các thành phố Trung Quốc Hunchun với thành phố cảng Rajin của Bắc Triều Tiên.
Các nhà phân tích xem hai dự án trên như những dự án hợp tác kinh tế trọng tâm giúp liên kết nền kinh tế ở khu vực biên giới. Vùng Đông Bắc của Trung Quốc là đất liền và việc sử dụng hải cảng của Bắc Triều Tiên sẽ giải quyết được việc xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ các dự án chung của Trung Quốc-Bắc Triều Tiên.
Các chuyên gia Nam Hàn cũng xem hợp tác kinh tế là một trong những mục đích chính cho chuyến thăm của Kim, đặc biệt là khi Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, hai nguồn cấp viện kinh tế chính cho Bắc Triều Tiên, đã rút lại lòng hào phóng của họ sau hậu quả của hai sự kiện gây tử vong mới nhất trong năm: vụ đánh chìm tàu hộ tống Cheonan và cuộc pháo kích vào đảo Yeonpyeong. Seoul yêu cầu Bắc Triều Tiên phải xin lỗi như là một điều kiện tiên quyết để nối lại viện trợ kinh tế. Washington, đồng minh trung thành của Seoul, cho đến nay vẫn hoàn toàn ủng hộ lời khẳng định này.
"Bây giờ, còn ai để mà Bắc Triều Tiên trông vào nữa ngoài Trung Quốc?" Shin Ki-nam, một cựu lãnh đạo Ủy ban Tình báo của Quốc Hội Nam Hàn nhận xét.
Hwang Byung-tae, cựu đại sứ Nam Hàn tại Trung Quốc, đồng ý như vậy, và đã đặc trưng cho chuyến đi của ông Kim là loại "ngoại giao ăn xin [thực phẩm] của Bắc Triều Tiên". Xem lại các thành tích, đều thấy rằng bất cứ khi nào Kim sang thăm Trung Quốc, ông đều tìm kiếm hỗ trợ của Trung Quốc, gồm thực phẩm và rất nhiều dầu hỏa cùng vũ khí.
Nhưng Cai Jian, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Fudan Thượng Hải, có cái nhìn khác về mục đích chính cho chuyến thăm của ông Kim như một nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ về ngoại giao và chính trị của Bắc Triều Tiên từ Trung Quốc, trong khi khía cạnh kinh tế là phụ.
"Từ năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã phải trải qua một tình trạng bị áp lực và cô lập ngoại giao khủng khiếp" ông nói. Với lập trường cứng rắn của Seoul và Washington, tình hình vẫn không thay đổi. Thậm chí một cuộc "lấy lòng" lớn lao của Bắc Triều Tiên vào đầu năm nay đã không xoa dịu được thái độ của Seoul và Washington. "Bình Nhưỡng đang phải chuyển đến Bắc Kinh để giúp môi giới cho nền ngoại giao bị cô lập của mình" Cai nói.
Trong một cuộc họp với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tuần này ở Nhật Bản, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói với Lee rằng Trung Quốc đã mời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đến để "giúp Bình Nhưỡng tìm hiểu về phát triển kinh tế của Trung Quốc".
Tiết lộ của Ôn được xem là một sự bất thường bởi vì trong quá khứ các lãnh đạo Trung Quốc không hề thừa nhận các chuyến thăm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho đến khi ông trở về được quê quán.
Một yếu tố thú vị khác là ba ngày sau khi ông Ôn gặp Lee, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã gặp Kim. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vươn tay đến cả hai miền Triều Tiên, gần như cùng một lúc, được xem như việc Trung Quốc tiếp cận một cách chủ động hơn đến bán đảo Triều Tiên, giữa lúc lòng tự tin ngày càng tăng của Trung quốc trong vị thế toàn cầu của mình. Động thái này cũng đã khuấy động lên một cuộc tranh luận mới về những gì mà Trung Quốc cần ở Bắc Triều Tiên, bên cạnh những gì mà Bắc Triều Tiên muốn từ Trung Quốc.
Trong một bài xã luận có tựa đề "Những nhập xuất của ngoại giao Trung Quốc trong việc với tay đến cả hai miền Triều Tiên", tờ Chosun Ilbo, nhật báo bảo thủ bán chạy nhất Nam Hàn đã vạch ra sự "trùng hợp ngẫu nhiên" rằng trong cuối tháng Năm, ông Hồ đã gặp gỡ Lee ở Thượng Hải và ba ngày sau đó, ông cũng đã gặp Kim ở Bắc Kinh. "Chúng ta cần phải đọc được đúng ý định của Trung Quốc ... Trung Quốc thực hành ảnh hưởng tuyệt đối với Bắc Triều Tiên" bài xã luận viết, diễn tả sự thận trọng với lối "ngoại giao cân bằng cho cả hai miền Triều Tiên" của Trung Quốc.
Hàn Quốc, một nước lệ thuộc cũ của Trung quốc đã cảnh giác về mối đàm phán phát triển của Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên. Thậm chí cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã từng chịu khó giải thích cho cựu Tổng thống Mỹ George W Bush hiểu được bao nhiêu lần Hàn Quốc từng bị Trung Quốc xâm chiếm, trong một nỗ lực nhằm làm giảm bớt mối lo lắng của Washington rằng ông Roh là một nhà lãnh đạo "thân Trung Quốc".
Jin Canrong, một chuyên gia về an ninh tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, tin rằng có một số hiểu lầm ở bên ngoài về những gì Trung Quốc đang thực hiện với Bắc Triều Tiên, bao gồm cả "thời gian tính" cho chuyến thăm của ông Kim đến Trung Quốc. "Lịch trình chuyến đi của Kim tới Trung Quốc luôn luôn là do phía Bắc Triều Tiên định đoạt. Khi Lãnh tụ Kính yêu quyết định đi Trung Quốc, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác. Trung Quốc phải làm theo lựa chọn của họ".
Han Suk-hee, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc/Bắc Triều Tiên tại trường Đại học Yonsei tại Seoul, nhận thấy Trung Quốc như đóng một vai trò tích cực do Kim chủ động. "Bất cứ khi nào Kim Jong-il thăm Trung Quốc, đều là một cơ hội cho một nước Bắc Triều Tiên bị cô lập liên lạc được với thế giới bên ngoài. Trung Quốc cũng khoe được sự thành công về cải cách kinh tế của mình" ông nói.
Một khía cạnh trong chuyến đi của Kim khiến nhiều nhà quan sát không hiểu được là chuyến thăm đến thành phố phía nam của Dương Châu ở tỉnh Giang Tô của ông. Bỏ qua lộ trình thường có trước đây, khi ông thường ở lại một đêm trong mỗi thành phố đến thăm, lần nay ông đã đi suốt 3.000 km trong ba ngày, hai đêm trên con tàu bọc thép đặc biệt của mình để đến một thành phố nhỏ hầu như vô danh, vốn không phải là một phần của những thành phố có tính trình diễn nền kinh tế tiến bộ ấn tượng của Trung Quốc.
Sự đổi hướng đáng chú ý từ lộ trình thông thường vẫn còn là câu hỏi lớn nhất trong chuyến thăm của Kim và đã thu hút nhiều suy đoán. Một số coi nó như một hiển thị về sức khỏe của Kim - ông đã sống sót sau một cơn cơn đột quỵ - giữa sự chú ý ở bên ngoài đến cuộc chuyển đổi quyền lực cho Kim Jong Un, con trai mình, để minh định rằng ông vẫn còn lảm chủ tình hình. Một số khác vạch ra những bất mãntừ phía Trung Quốc có liên quan đến tiến tình chuyển quyền có tính gia đình, vốn đi ngược với những giảng dạy của Xã hội chủ Nghĩa..
"Kim Jong-il đã xuống tận nơi này, như thể để phản đối một điều gì đó" Yoo Ho-yeol, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul nhận xét.
Dương Châu là quê hương của Giang Trạch Dân, người tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào. Các phương tiện truyền thông Nam Hàn nghi ngờ rằng Kim đã gặp gỡ Giang, người vẫn còn là một nhân vật quyền thế và ảnh hưởng sau hậu trường.
"Kim Jong-il muốn nhận được một sự hỗ trợ lớn hơn từ Trung Quốc. Chắc chắn là ông cần sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo đương nhiệm. Nhưng có lẽ ông coi đó là chưa đủ. Ông cần phải được sự hỗ trợ của nhà cựu lãnh đạo nữa", ông Jin tại Renmin University cho biết, nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ của Kim với Giang có khả năng phục vụ được nhiều mục đích, kể cả trong quá trình chuyển đổi quyền lực, kinh tế và các lãnh vực an ninh.
Giới chuyên môn vạch ra rằng các vấn đề này liên quan đến nhau vì một nền kinh tế ổn định là nhu cầu để mở đường cho việc chuyển tiếp quyền lực cho Jong -eun, người vẫn còn ở độ tuổi 20 của mình và chua có kinh nghiệm. Và sự việc Kim bàn giao quyền lực cho con trai mình trong một môi trường kinh tế có thể làm được tốt hơn sẽ đảm bảo cho sự ổn định của triều đại gia đình Kim.
Sunny Lee
Nguồn: Asia Times Online



- Quan chức ngoại giao Bắc Triều Tiên buôn thuốc lá lậu vào EU(Vietinfo.eu) -North Korea promises release of US man detained half-year DPA
Triều Tiên bất ngờ thả ‘con tin’ Mỹ (Đất Việt)-Truyền thông Triều Tiên loan tin, Bình Nhưỡng quyết định trả tự do cho công dân Mỹ Eddie Jun Yong-Su vốn bị nước này bắt giữ hồi tháng 11/2010 vì có hoạt động truyền giáo.

Tổng số lượt xem trang