ASIA TIMES
Megawati Wijaya Ngày 10-5-2011
SINGAPORE – Hôm thứ bảy, 7-5, cử tri Singapore đã đưa đảng Nhân Dân Hành Động (PAP) trở lại ngôi vị, trao cho đảng cầm quyền đã rất lâu này 81 trên 87 ghế ở nghị viện. Phe đối lập thể hiện tốt chưa từng thấy, giành gần 40% phiếu phổ thông và đẩy đảng PAP vào màn trình diễn tồi tệ nhất kể từ khi quốc đảo Singapore giành độc lập năm 1965.
Con số kỷ lục 2,06 triệu trên 2,21 triệu cử tri đủ tư cách đã đi đến điểm bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử cạnh tranh rộng rãi nhất kể từ năm 1972. Chỉ có một khu vực bầu cử, là khu vực của 5 ứng cử viên trong đó có Bộ trưởng Mentor và người sáng lập đảng PAP, ông Lý Quang Diệu, là nơi không có ai phải tranh giành. Tại các cuộc bỏ phiếu trước đó, nhiều ghế cũng đã ở trong tình trạng “không ai tranh được”, do sự chi phối của đảng PAP.
Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, phát biểu sau quá trình kiểm phiếu: “Các cử tri đã quyết định, và tôi lấy làm vinh dự rằng một lần nữa họ lại tin tưởng đảng PAP, giành một sự ủy nhiệm rõ rệt cho đảng PAP xây dựng chính phủ mới”.
Tại cuộc bỏ phiếu năm 2006, chỉ có 47 trên 84 ghế rơi vào tay phe đối lập. Đảng PAP giành 66% số phiếu năm đó, nhưng ghi dấu ấn với 82 trên tổng số 84 ghế nghị viện, nhờ cơ chế “mỗi khu vực bầu cử bầu một nhóm đại biểu” (GRC), một cơ chế gây tranh cãi theo đó ứng cử viên cạnh tranh trong các nhóm từ 4 đến 6 người.
Phe đối lập chưa bao giờ thắng ở một khu vực nào cho mãi tới thứ bảy vừa rồi, khi đảng Công nhân Singapore (WP), đứng đầu là tổng bí thư Low Thia Khiang, đánh bại một nhóm đảng viên đảng PAP do Bộ trưởng Ngoại giao George Yeo đứng đầu, tại khu vực bầu cử Aljunied dành cho 5 ứng viên. “Đêm nay các bạn đã làm nên lịch sử” – ông Low nói trong một diễn văn với những người ủng hộ, sau chiến thắng. “Đây là một dấu ấn lịch sử ở nước Singapore hiện đại”.
WP cũng giành chiến thắng ở khu bầu cử Hougang. Khu này là một SMC (khu vực bầu cử bầu ra một đại biểu); do đó, chiến thắng mang lại cho đảng đối lập 6 ghế trong nghị viện. Điều này sẽ nâng số thành viên đối lập trong nghị viện lên gấp ba, làm tăng niềm hy vọng mới rằng trong các cuộc tranh luận chính trị, sẽ có những tiếng nói khác ngoài đảng PAP.
Năm đảng đối lập khác, gồm đảng Dân chủ Singapore (SDP), đảng Đoàn kết Quốc gia (NSP), đảng Canh tân (RP), đảng Nhân dân Singapore, và Liên minh Dân chủ Singapore (SDA), đã đương đầu nhưng thất bại trước PAP trong các khu vực bầu cử khác.
Một blogger nổi tiếng, nhà quan sát chính trị Alex Au, quy chiến thắng của WP cho phẩm chất bền bỉ, mạnh mẽ của các ứng viên và thương hiệu rõ ràng của đảng. Giới phân tích chính trị sẽ tiến hành các nghiên cứu dự đoán và khảo sát để trả lời chi tiết hơn câu hỏi tại sao và làm thế nào mà một số đảng đối lập lại thành công, trong khi các đảng khác thất bại trong bầu cử.
Cử tri bất mãn, phong trào phản đối mạnh hơn
Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, dân chúng ngày càng lo ngại vì giá cả, chi phí sinh hoạt gia tăng, dòng công nhân nhập cư đông đảo tràn vào, và giá bất động sản, giá thuê nhà tăng vọt.
Thăm dò cử tri trước bầu cử là việc không phổ biến ở Singapore, do vậy khó mà đánh giá định lượng được tâm trạng của cử tri trước kỳ bỏ phiếu. Thành phố đã phục hồi lại sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, tăng trưởng GDP kỷ lục 14,5% năm 2010. Nhưng những cuộc tranh cãi nóng bỏng trên các diễn đàn mạng và các phương tiện thông tin đại chúng khác cho thấy nỗi thất vọng ngày càng tăng ở rất nhiều người Singapore.
“Tôi để ý thấy một sự bồn chồn không yên ở rất nhiều nhóm người khác nhau” – biên tập viên kỳ cựu P N Balji nói hồi tháng trước. “Do chính phủ đóng vai trò chủ chốt, vai trò kéo dài suốt đời người ta từ khi sinh ra tới lúc vào hòm, nên bây giờ lại nảy sinh hiệu ứng gậy ông đập lưng ông: Người ta đổ lỗi cho chính phủ về tất cả mọi thứ bất ổn ở Singapore”.
Balji đưa ra khái niệm “Tiến hóa phong lan”, nối tiếp những vụ bạo loạn “hoa nhài” ở Trung Đông và Bắc Phi, nhằm phản ánh tâm trạng giận dữ mới thấy ở người Singapore, mà ông quan sát được trong việc họ tăng cường sử dụng mạng xã hội để thể hiện sự bất mãn với chính phủ.
Các đảng đối lập ở Singapore đã tận dụng sự bất mãn này trong suốt chiến dịch 9 ngày tranh cử đầy căng thẳng. Các cuộc vận động thu hút hàng chục nghìn người nhằm vào những điểm chính phủ không làm vừa lòng dân trong vòng 5 năm qua.
Ước tính cuộc vận động cuối cùng của WP tại sân vận động Serangoon thu hút khoảng 35.000 – 40.000 người. Ảnh chụp được tung lên mạng, tạo một sự so sánh trực tiếp giữa những đám đông lớn đến nghe WP và các sự kiện do PAP tổ chức với ít người tham dự hơn.
Quá trình bầu cử cũng chứng kiến việc phe đối lập tạo nên một mặt trận đoàn kết hơn. Những cuộc thương lượng đã diễn ra từ lâu trước ngày xướng tên ứng cử viên, nhờ đó các đảng đối lập nhường đường cho nhau mỗi khi có một số đảng nào đó cảm thấy ứng viên của mình có cơ hội đánh bại ứng viên của PAP tại một khu vực bầu cử cụ thể nào đó.
Điều này cho phép các đảng đối lập với nguồn lực tương đối hạn chế có thể cạnh tranh ở gần như tất cả các điểm bầu cử và tránh xung đột ba bên – kịch bản mà trước kia đã chia nhỏ số phiếu dành cho phe đối lập và làm lợi cho đảng PAP.
“Nòng súng của phe đối lập đều nhằm vào duy nhất một hướng – đó là PAP” – tổng bí thư đảng Mặt trận Xã hội (SF) Chia Ti Lik phát biểu tại một diễn đàn về chính trị, tháng 12 năm vừa rồi. SF rút lui khỏi quá trình vận động trước bầu cử, nói rằng họ muốn tránh gây ra những xung đột ba bên.
Một trong các lý do khiến PAP thống trị được lâu dài là do từ trong lịch sử, Singapore đã thiếu vắng những nhân vật mạnh mẽ ở phe đối lập. Giới phân tích cho rằng chất lượng của các ứng viên đối lập đã được cải thiện rất nhiều tại cuộc bầu cử hôm thứ bảy vừa qua. Chẳng hạn, viên công chức tham vọng Tan Jee Say, nguyên thư ký riêng chính của bộ trưởng cao cấp Goh Chok Tong, đã gia nhập SDF. Tony Tan và Hazel Poa, các cựu học giả trong chính phủ, tham gia đảng đối lập NSP, giúp cho ứng viên của đảng này đạt độ tín nhiệm cao hơn trước.
“Mặc dù đảng đối lập thua PAP ở rất nhiều khu vực bầu cử, nhưng đối với tôi, họ đã chiến thắng” – một người làm nghề giao nhận hàng hóa và là ủng hộ viên của SDP, Razlan Karzali, nói. “Họ đã thể hiện tốt hơn nhiều so với kỳ bầu cử trước”.
Strait Times, tờ báo chịu ảnh hưởng của chính phủ, đưa tin rằng ngoại trừ đảng SDA, năm nay, tất cả các đảng đối lập khác đều thể hiện tốt hơn so với bầu cử 2006. SPD có màn trình bày ngoạn mục nhất, giành trung bình 39,3% số phiếu ở các khu vực họ cạnh tranh, so với mức 23,2% hồi năm 2006. WP xếp thứ hai về chất lượng tranh cử, giành trung bình 46,6% số phiếu ở các điểm tranh cử của mình so với tỷ lệ 38,4% của năm 2006.
Chiến dịch xin lỗi
Chắc chắn là đảng PAP, cầm quyền ở Singapore từ năm 1959, đã tiến đến chiến thắng một cách thoải mái tại cuộc bầu cử hôm thứ bảy. PAP đón nhận bầu cử năm nay như một cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt, khi họ trình làng một thế hệ lãnh đạo mới để người dân bỏ phiếu. Tuy nhiên, vài ứng viên mới của PAP đã bị công kích dữ dội ngay từ trước khi chiến dịch tranh cử bắt đầu.
Giới công dân mạng nhằm mũi dùi vào Janil Puthucheary, một công dân mạng mới ở Singapore, bị phê phán vì đã không làm nghĩa vụ quốc gia (lao động công ích). Một ứng viên trẻ của PAP là Tin Pei Ling thì bị công kích do dư luận nhận thấy cô này thiếu hiểu biết về truyền thông và có vẻ đã dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân để gia nhập chính trường, hơn là vào kinh nghiệm thực tiễn.
Vài sai lầm ngớ ngẩn của đảng PAP là chất liệu tốt cho phe đối lập trong chiến dịch tranh cử. Trong số đó, có việc lãnh đạo của nhóm chiến binh Jemaah Islamiyah, Mas Selamat Kastari, đã trốn thoát khỏi trại giam vào năm 2008 trong một cuộc đào tẩu không thể giải thích nổi. Ngoài ra còn việc chi tiêu thái quá ở Thế vận hội dành cho thanh niên. Mặc dù giữ lợi thế trong việc quyết định thời điểm tiến hành các cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng và phân định khu vực bầu cử, nhưng trong phần lớn chiến dịch tranh cử, người ta vẫn thấy PAP chỉ trích sự công kích của phe đối lập hơn là quảng bá cho sự thành công của các chính sách của mình.
Có lẽ do nhận ra sự thất vọng đang gia tăng trong cử tri, nên giữa chừng trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Lý đã chơi một ván bài chính trị lớn. Trong một buổi vận động cử tri, ông đã xin lỗi không chỉ một, mà hai lần, về các sai lầm mà chính phủ phạm phải trong vòng 5 năm qua, kể cả vụ đào tẩu của Mas Selamat, lẫn sự cố lụt lội ở khu mua sắm đường Orchard, và tình trạng căng thẳng trên thị trường nhà ở và giao thông công cộng. Ông cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống và làm tốt hơn trong nhiệm kỳ mới.
“Khi những vấn đề này làm quý vị bực bội, quấy rầy quý vị hay làm xáo trộn cuộc sống của quý vị, xin hãy chịu đựng cùng chúng tôi. Thay mặt cho quý vị, chúng tôi đang cố gắng hết sức. Và nếu chúng tôi chưa làm tốt, tôi xin lỗi, lần sau chúng tôi sẽ cố gắng và làm tốt hơn nữa” – ông Lý nói. Cũng tại cuộc vận động này, ông bảo: “Tôi nghĩ rằng quý vị muốn có một chính phủ được tin tưởng và ủy nhiệm cao, nhưng cùng lúc đó lại ý thức rất sâu sắc rằng họ là đầy tớ, không phải ông chủ, rằng họ có trách nhiệm giải trình trước nhân dân”.
Bài diễn văn đầy những lời xin lỗi được phân tích rất nhiều trên các blog. “Chủ đề trách nhiệm giải trình của chính phủ và sự ngạo mạn thể hiện quá mạnh trước cử tri, đến nỗi vào cuối chiến dịch tranh cử, thủ tướng buộc lòng phải xin lỗi vì những lỗi lầm của chính phủ. Nhưng rõ ràng đối với các cử tri đang vỡ mộng, như thế là quá ít, quá muộn” – cựu ứng cử viên vào nghị viện Siew Kum Hong viết trên blog.
Ông viết: “Cá nhân tôi cảm thấy tầng lớp trung lưu, tức là số lượng lớn cử tri ở tầng giữa, những người sẽ quyết định số phận các cuộc bầu cử, phần đông đều ủng hộ đảng PAP làm đảng cầm quyền, nhưng họ đã dần dần không ưa đảng PAP và phong cách của PAP”.
Cherian George – nhà quan sát chính trị, phó giáo sư trường Truyền thông và Thông tin Wee Kim Wee thuộc Đại học Công nghệ Nanyang – viết rằng, những lời xin lỗi của ông Lý “hàm chứa rất rõ ràng một khế ước mới, một sự xây đắp lại mối quan hệ giữa đảng PAP và người dân”.
George viết: “Nếu lúc đó ông Lý lại tự vệ và tuyên bố rằng PAP đã sẵn sàng lập ra một chính phủ như thế, như thế, ông ta sẽ mất phiếu của tôi. Thay vì vậy, ông ta nói: ‘Đó là cái chính phủ mà chúng tôi mong muốn có thể lập ra từ cuộc bầu cử này. Ý tứ ngầm ở đây là: Vẫn còn cơ hội để cải thiện; chính phủ tới đây của tôi sẽ thể hiện những nguyên tắc này theo một cách mà chính phủ trước kia của tôi không làm được”.
Đặt những lời xin lỗi của PAP sang một bên, thì không có ảo tưởng nào rằng phe đối lập hiện tại sẽ sớm giành được quyền lực. Các ứng viên của WP trước sau lặp đi lặp lại thông điệp rằng họ muốn làm đối trọng giám sát và cân bằng quyền lực với PAP cũng như sự chi phối của PAP trong chính quyền.
“Nếu người Singapore từ bỏ chính phủ của đảng PAP, còn đảng nào sẽ xuất hiện và lãnh đạo vào thời điểm này?” – nữ chủ tịch đảng WP, Sylvia Lim, nói hồi tháng ba. Bà thừa nhận rằng “hiện giờ WP chưa sẵn sàng làm điều đó”.
Rõ ràng là nhiều cử tri cũng đồng tình với bà. “Bạn có thấy Singapore bây giờ phát triển đến mức nào không? Bạn có thấy đất nước này thịnh vượng đến mức nào không? PAP là chính đảng tốt nhất, không chỉ ở Singapore mà cả trên thế giới” – Leo Chin Kuan, tài xế taxi, nói. “Sau cuộc bầu cử này, PAP chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tốt lên. Họ biết rằng các cử tri đã thay đổi. Họ đã nhận ra cử tri có sức mạnh như thế nào”.
Tác giả Megawati Wijaya là nhà báo, người Singapore.
Chú thích: Ở Singapore có hai loại khu vực bầu cử: GRC và SMC. GRC là viết tắt của Group Representation Constituency, nghĩa là cử tri tại mỗi khu vực bầu cử sẽ bầu ra một nhóm đại diện của mình trong Quốc hội. SMC là Single Member Constituency, là khu vực bầu cử bầu ra một đại biểu.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Megawati Wijaya Ngày 10-5-2011
SINGAPORE – Hôm thứ bảy, 7-5, cử tri Singapore đã đưa đảng Nhân Dân Hành Động (PAP) trở lại ngôi vị, trao cho đảng cầm quyền đã rất lâu này 81 trên 87 ghế ở nghị viện. Phe đối lập thể hiện tốt chưa từng thấy, giành gần 40% phiếu phổ thông và đẩy đảng PAP vào màn trình diễn tồi tệ nhất kể từ khi quốc đảo Singapore giành độc lập năm 1965.
Con số kỷ lục 2,06 triệu trên 2,21 triệu cử tri đủ tư cách đã đi đến điểm bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử cạnh tranh rộng rãi nhất kể từ năm 1972. Chỉ có một khu vực bầu cử, là khu vực của 5 ứng cử viên trong đó có Bộ trưởng Mentor và người sáng lập đảng PAP, ông Lý Quang Diệu, là nơi không có ai phải tranh giành. Tại các cuộc bỏ phiếu trước đó, nhiều ghế cũng đã ở trong tình trạng “không ai tranh được”, do sự chi phối của đảng PAP.
Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, phát biểu sau quá trình kiểm phiếu: “Các cử tri đã quyết định, và tôi lấy làm vinh dự rằng một lần nữa họ lại tin tưởng đảng PAP, giành một sự ủy nhiệm rõ rệt cho đảng PAP xây dựng chính phủ mới”.
Tại cuộc bỏ phiếu năm 2006, chỉ có 47 trên 84 ghế rơi vào tay phe đối lập. Đảng PAP giành 66% số phiếu năm đó, nhưng ghi dấu ấn với 82 trên tổng số 84 ghế nghị viện, nhờ cơ chế “mỗi khu vực bầu cử bầu một nhóm đại biểu” (GRC), một cơ chế gây tranh cãi theo đó ứng cử viên cạnh tranh trong các nhóm từ 4 đến 6 người.
Phe đối lập chưa bao giờ thắng ở một khu vực nào cho mãi tới thứ bảy vừa rồi, khi đảng Công nhân Singapore (WP), đứng đầu là tổng bí thư Low Thia Khiang, đánh bại một nhóm đảng viên đảng PAP do Bộ trưởng Ngoại giao George Yeo đứng đầu, tại khu vực bầu cử Aljunied dành cho 5 ứng viên. “Đêm nay các bạn đã làm nên lịch sử” – ông Low nói trong một diễn văn với những người ủng hộ, sau chiến thắng. “Đây là một dấu ấn lịch sử ở nước Singapore hiện đại”.
WP cũng giành chiến thắng ở khu bầu cử Hougang. Khu này là một SMC (khu vực bầu cử bầu ra một đại biểu); do đó, chiến thắng mang lại cho đảng đối lập 6 ghế trong nghị viện. Điều này sẽ nâng số thành viên đối lập trong nghị viện lên gấp ba, làm tăng niềm hy vọng mới rằng trong các cuộc tranh luận chính trị, sẽ có những tiếng nói khác ngoài đảng PAP.
Năm đảng đối lập khác, gồm đảng Dân chủ Singapore (SDP), đảng Đoàn kết Quốc gia (NSP), đảng Canh tân (RP), đảng Nhân dân Singapore, và Liên minh Dân chủ Singapore (SDA), đã đương đầu nhưng thất bại trước PAP trong các khu vực bầu cử khác.
Một blogger nổi tiếng, nhà quan sát chính trị Alex Au, quy chiến thắng của WP cho phẩm chất bền bỉ, mạnh mẽ của các ứng viên và thương hiệu rõ ràng của đảng. Giới phân tích chính trị sẽ tiến hành các nghiên cứu dự đoán và khảo sát để trả lời chi tiết hơn câu hỏi tại sao và làm thế nào mà một số đảng đối lập lại thành công, trong khi các đảng khác thất bại trong bầu cử.
Cử tri bất mãn, phong trào phản đối mạnh hơn
Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, dân chúng ngày càng lo ngại vì giá cả, chi phí sinh hoạt gia tăng, dòng công nhân nhập cư đông đảo tràn vào, và giá bất động sản, giá thuê nhà tăng vọt.
Thăm dò cử tri trước bầu cử là việc không phổ biến ở Singapore, do vậy khó mà đánh giá định lượng được tâm trạng của cử tri trước kỳ bỏ phiếu. Thành phố đã phục hồi lại sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, tăng trưởng GDP kỷ lục 14,5% năm 2010. Nhưng những cuộc tranh cãi nóng bỏng trên các diễn đàn mạng và các phương tiện thông tin đại chúng khác cho thấy nỗi thất vọng ngày càng tăng ở rất nhiều người Singapore.
“Tôi để ý thấy một sự bồn chồn không yên ở rất nhiều nhóm người khác nhau” – biên tập viên kỳ cựu P N Balji nói hồi tháng trước. “Do chính phủ đóng vai trò chủ chốt, vai trò kéo dài suốt đời người ta từ khi sinh ra tới lúc vào hòm, nên bây giờ lại nảy sinh hiệu ứng gậy ông đập lưng ông: Người ta đổ lỗi cho chính phủ về tất cả mọi thứ bất ổn ở Singapore”.
Balji đưa ra khái niệm “Tiến hóa phong lan”, nối tiếp những vụ bạo loạn “hoa nhài” ở Trung Đông và Bắc Phi, nhằm phản ánh tâm trạng giận dữ mới thấy ở người Singapore, mà ông quan sát được trong việc họ tăng cường sử dụng mạng xã hội để thể hiện sự bất mãn với chính phủ.
Các đảng đối lập ở Singapore đã tận dụng sự bất mãn này trong suốt chiến dịch 9 ngày tranh cử đầy căng thẳng. Các cuộc vận động thu hút hàng chục nghìn người nhằm vào những điểm chính phủ không làm vừa lòng dân trong vòng 5 năm qua.
Ước tính cuộc vận động cuối cùng của WP tại sân vận động Serangoon thu hút khoảng 35.000 – 40.000 người. Ảnh chụp được tung lên mạng, tạo một sự so sánh trực tiếp giữa những đám đông lớn đến nghe WP và các sự kiện do PAP tổ chức với ít người tham dự hơn.
Quá trình bầu cử cũng chứng kiến việc phe đối lập tạo nên một mặt trận đoàn kết hơn. Những cuộc thương lượng đã diễn ra từ lâu trước ngày xướng tên ứng cử viên, nhờ đó các đảng đối lập nhường đường cho nhau mỗi khi có một số đảng nào đó cảm thấy ứng viên của mình có cơ hội đánh bại ứng viên của PAP tại một khu vực bầu cử cụ thể nào đó.
Điều này cho phép các đảng đối lập với nguồn lực tương đối hạn chế có thể cạnh tranh ở gần như tất cả các điểm bầu cử và tránh xung đột ba bên – kịch bản mà trước kia đã chia nhỏ số phiếu dành cho phe đối lập và làm lợi cho đảng PAP.
“Nòng súng của phe đối lập đều nhằm vào duy nhất một hướng – đó là PAP” – tổng bí thư đảng Mặt trận Xã hội (SF) Chia Ti Lik phát biểu tại một diễn đàn về chính trị, tháng 12 năm vừa rồi. SF rút lui khỏi quá trình vận động trước bầu cử, nói rằng họ muốn tránh gây ra những xung đột ba bên.
Một trong các lý do khiến PAP thống trị được lâu dài là do từ trong lịch sử, Singapore đã thiếu vắng những nhân vật mạnh mẽ ở phe đối lập. Giới phân tích cho rằng chất lượng của các ứng viên đối lập đã được cải thiện rất nhiều tại cuộc bầu cử hôm thứ bảy vừa qua. Chẳng hạn, viên công chức tham vọng Tan Jee Say, nguyên thư ký riêng chính của bộ trưởng cao cấp Goh Chok Tong, đã gia nhập SDF. Tony Tan và Hazel Poa, các cựu học giả trong chính phủ, tham gia đảng đối lập NSP, giúp cho ứng viên của đảng này đạt độ tín nhiệm cao hơn trước.
“Mặc dù đảng đối lập thua PAP ở rất nhiều khu vực bầu cử, nhưng đối với tôi, họ đã chiến thắng” – một người làm nghề giao nhận hàng hóa và là ủng hộ viên của SDP, Razlan Karzali, nói. “Họ đã thể hiện tốt hơn nhiều so với kỳ bầu cử trước”.
Strait Times, tờ báo chịu ảnh hưởng của chính phủ, đưa tin rằng ngoại trừ đảng SDA, năm nay, tất cả các đảng đối lập khác đều thể hiện tốt hơn so với bầu cử 2006. SPD có màn trình bày ngoạn mục nhất, giành trung bình 39,3% số phiếu ở các khu vực họ cạnh tranh, so với mức 23,2% hồi năm 2006. WP xếp thứ hai về chất lượng tranh cử, giành trung bình 46,6% số phiếu ở các điểm tranh cử của mình so với tỷ lệ 38,4% của năm 2006.
Chiến dịch xin lỗi
Chắc chắn là đảng PAP, cầm quyền ở Singapore từ năm 1959, đã tiến đến chiến thắng một cách thoải mái tại cuộc bầu cử hôm thứ bảy. PAP đón nhận bầu cử năm nay như một cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt, khi họ trình làng một thế hệ lãnh đạo mới để người dân bỏ phiếu. Tuy nhiên, vài ứng viên mới của PAP đã bị công kích dữ dội ngay từ trước khi chiến dịch tranh cử bắt đầu.
Giới công dân mạng nhằm mũi dùi vào Janil Puthucheary, một công dân mạng mới ở Singapore, bị phê phán vì đã không làm nghĩa vụ quốc gia (lao động công ích). Một ứng viên trẻ của PAP là Tin Pei Ling thì bị công kích do dư luận nhận thấy cô này thiếu hiểu biết về truyền thông và có vẻ đã dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân để gia nhập chính trường, hơn là vào kinh nghiệm thực tiễn.
Vài sai lầm ngớ ngẩn của đảng PAP là chất liệu tốt cho phe đối lập trong chiến dịch tranh cử. Trong số đó, có việc lãnh đạo của nhóm chiến binh Jemaah Islamiyah, Mas Selamat Kastari, đã trốn thoát khỏi trại giam vào năm 2008 trong một cuộc đào tẩu không thể giải thích nổi. Ngoài ra còn việc chi tiêu thái quá ở Thế vận hội dành cho thanh niên. Mặc dù giữ lợi thế trong việc quyết định thời điểm tiến hành các cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng và phân định khu vực bầu cử, nhưng trong phần lớn chiến dịch tranh cử, người ta vẫn thấy PAP chỉ trích sự công kích của phe đối lập hơn là quảng bá cho sự thành công của các chính sách của mình.
Có lẽ do nhận ra sự thất vọng đang gia tăng trong cử tri, nên giữa chừng trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Lý đã chơi một ván bài chính trị lớn. Trong một buổi vận động cử tri, ông đã xin lỗi không chỉ một, mà hai lần, về các sai lầm mà chính phủ phạm phải trong vòng 5 năm qua, kể cả vụ đào tẩu của Mas Selamat, lẫn sự cố lụt lội ở khu mua sắm đường Orchard, và tình trạng căng thẳng trên thị trường nhà ở và giao thông công cộng. Ông cam kết sẽ điều chỉnh hệ thống và làm tốt hơn trong nhiệm kỳ mới.
“Khi những vấn đề này làm quý vị bực bội, quấy rầy quý vị hay làm xáo trộn cuộc sống của quý vị, xin hãy chịu đựng cùng chúng tôi. Thay mặt cho quý vị, chúng tôi đang cố gắng hết sức. Và nếu chúng tôi chưa làm tốt, tôi xin lỗi, lần sau chúng tôi sẽ cố gắng và làm tốt hơn nữa” – ông Lý nói. Cũng tại cuộc vận động này, ông bảo: “Tôi nghĩ rằng quý vị muốn có một chính phủ được tin tưởng và ủy nhiệm cao, nhưng cùng lúc đó lại ý thức rất sâu sắc rằng họ là đầy tớ, không phải ông chủ, rằng họ có trách nhiệm giải trình trước nhân dân”.
Bài diễn văn đầy những lời xin lỗi được phân tích rất nhiều trên các blog. “Chủ đề trách nhiệm giải trình của chính phủ và sự ngạo mạn thể hiện quá mạnh trước cử tri, đến nỗi vào cuối chiến dịch tranh cử, thủ tướng buộc lòng phải xin lỗi vì những lỗi lầm của chính phủ. Nhưng rõ ràng đối với các cử tri đang vỡ mộng, như thế là quá ít, quá muộn” – cựu ứng cử viên vào nghị viện Siew Kum Hong viết trên blog.
Ông viết: “Cá nhân tôi cảm thấy tầng lớp trung lưu, tức là số lượng lớn cử tri ở tầng giữa, những người sẽ quyết định số phận các cuộc bầu cử, phần đông đều ủng hộ đảng PAP làm đảng cầm quyền, nhưng họ đã dần dần không ưa đảng PAP và phong cách của PAP”.
Cherian George – nhà quan sát chính trị, phó giáo sư trường Truyền thông và Thông tin Wee Kim Wee thuộc Đại học Công nghệ Nanyang – viết rằng, những lời xin lỗi của ông Lý “hàm chứa rất rõ ràng một khế ước mới, một sự xây đắp lại mối quan hệ giữa đảng PAP và người dân”.
George viết: “Nếu lúc đó ông Lý lại tự vệ và tuyên bố rằng PAP đã sẵn sàng lập ra một chính phủ như thế, như thế, ông ta sẽ mất phiếu của tôi. Thay vì vậy, ông ta nói: ‘Đó là cái chính phủ mà chúng tôi mong muốn có thể lập ra từ cuộc bầu cử này. Ý tứ ngầm ở đây là: Vẫn còn cơ hội để cải thiện; chính phủ tới đây của tôi sẽ thể hiện những nguyên tắc này theo một cách mà chính phủ trước kia của tôi không làm được”.
Đặt những lời xin lỗi của PAP sang một bên, thì không có ảo tưởng nào rằng phe đối lập hiện tại sẽ sớm giành được quyền lực. Các ứng viên của WP trước sau lặp đi lặp lại thông điệp rằng họ muốn làm đối trọng giám sát và cân bằng quyền lực với PAP cũng như sự chi phối của PAP trong chính quyền.
“Nếu người Singapore từ bỏ chính phủ của đảng PAP, còn đảng nào sẽ xuất hiện và lãnh đạo vào thời điểm này?” – nữ chủ tịch đảng WP, Sylvia Lim, nói hồi tháng ba. Bà thừa nhận rằng “hiện giờ WP chưa sẵn sàng làm điều đó”.
Rõ ràng là nhiều cử tri cũng đồng tình với bà. “Bạn có thấy Singapore bây giờ phát triển đến mức nào không? Bạn có thấy đất nước này thịnh vượng đến mức nào không? PAP là chính đảng tốt nhất, không chỉ ở Singapore mà cả trên thế giới” – Leo Chin Kuan, tài xế taxi, nói. “Sau cuộc bầu cử này, PAP chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tốt lên. Họ biết rằng các cử tri đã thay đổi. Họ đã nhận ra cử tri có sức mạnh như thế nào”.
Tác giả Megawati Wijaya là nhà báo, người Singapore.
Chú thích: Ở Singapore có hai loại khu vực bầu cử: GRC và SMC. GRC là viết tắt của Group Representation Constituency, nghĩa là cử tri tại mỗi khu vực bầu cử sẽ bầu ra một nhóm đại diện của mình trong Quốc hội. SMC là Single Member Constituency, là khu vực bầu cử bầu ra một đại biểu.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011