UBND TP Hà Nội vừa chính thức thông báo bác bỏ việc xây dựng cầu cảng kiên cố trên hồ Tây theo đề xuất của UBND quận Tây Hồ.
Đáng nói, việc đề xuất của UBND quận được căn cứ vào văn bản đã “hết hạn” của UBND TP Hà Nội. Đó là những văn bản ban hành từ năm ngoái nhằm xử lý một số việc cấp bách trước mắt di chuyển các nhà hàng nổi neo đậu tại khu vực đường Thụy Khuê để đảm bảo cảnh quan khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Nghĩa là ý kiến đồng ý của TP khi ấy chỉ có tính tạm thời, song quận Tây Hồ lại vin vào đó đề xuất xây dựng cầu cảng kiên cố trên hồ Tây (cho các nhà hàng nổi neo đậu) khiến nhiều người liên tưởng tới một cách thức “đánh tráo khái niệm”, điều tối kỵ ở một cơ quan hành chính nhà nước. Hơn nữa, cho dù quận Tây Hồ có đảm bảo về trình tự pháp lý cho đề xuất này thì việc khoanh gần 2ha mặt nước hồ Tây chỉ để phục vụ việc kinh doanh ăn uống của một vài nhà hàng nổi cũng là điều khó chấp nhận, bởi hồ Tây hiện là một trong bốn danh thắng (cùng khu chính trị Ba Đình, hồ Gươm và phố cổ) được Thủ tướng xếp vào diện cần bảo vệ, cấm xâm phạm.
Thực tế không phải từ chuyện này mà vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (như hồ Tây) gần đây đã liên tục được rung lên mạnh mẽ. Qua khảo sát sơ bộ các chuyên gia thấy rằng hiện việc quản lý tài nguyên lỏng lẻo ở mọi khâu, từ thăm dò, cấp phép tới quy hoạch, đấu giá và giám sát. Ở các quy trình đó, nhiều thủ pháp gian dối có điều kiện bộc lộ mà kết cục cuối cùng là lợi ích chỉ có một nhóm người được hưởng, còn hậu quả thì nhà nước và xã hội gánh. Hơn thế, sự thiếu trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến các địa chỉ và thời điểm cụ thể tuy đã được “chỉ mặt, đặt tên”, song việc ngang nhiên “xẻ thịt” hồ Tây để phục vụ việc tiêu dùng của một nhóm người có tiền dựa trên các tài liệu “quá date” thì chưa ai biết gọi tên là gì?!
Có lẽ vì thế nội dung cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng năm nay (sẽ diễn ra vào 27-5) đã lĩnh vực khai thác tài nguyên làm chủ đề chính. Hy vọng các “case study” như kiểu “xẻ thịt hồ Tây” sẽ được nhận diện rõ nét hơn.
Đáng nói, việc đề xuất của UBND quận được căn cứ vào văn bản đã “hết hạn” của UBND TP Hà Nội. Đó là những văn bản ban hành từ năm ngoái nhằm xử lý một số việc cấp bách trước mắt di chuyển các nhà hàng nổi neo đậu tại khu vực đường Thụy Khuê để đảm bảo cảnh quan khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Nghĩa là ý kiến đồng ý của TP khi ấy chỉ có tính tạm thời, song quận Tây Hồ lại vin vào đó đề xuất xây dựng cầu cảng kiên cố trên hồ Tây (cho các nhà hàng nổi neo đậu) khiến nhiều người liên tưởng tới một cách thức “đánh tráo khái niệm”, điều tối kỵ ở một cơ quan hành chính nhà nước. Hơn nữa, cho dù quận Tây Hồ có đảm bảo về trình tự pháp lý cho đề xuất này thì việc khoanh gần 2ha mặt nước hồ Tây chỉ để phục vụ việc kinh doanh ăn uống của một vài nhà hàng nổi cũng là điều khó chấp nhận, bởi hồ Tây hiện là một trong bốn danh thắng (cùng khu chính trị Ba Đình, hồ Gươm và phố cổ) được Thủ tướng xếp vào diện cần bảo vệ, cấm xâm phạm.
Thực tế không phải từ chuyện này mà vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (như hồ Tây) gần đây đã liên tục được rung lên mạnh mẽ. Qua khảo sát sơ bộ các chuyên gia thấy rằng hiện việc quản lý tài nguyên lỏng lẻo ở mọi khâu, từ thăm dò, cấp phép tới quy hoạch, đấu giá và giám sát. Ở các quy trình đó, nhiều thủ pháp gian dối có điều kiện bộc lộ mà kết cục cuối cùng là lợi ích chỉ có một nhóm người được hưởng, còn hậu quả thì nhà nước và xã hội gánh. Hơn thế, sự thiếu trách nhiệm của một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến các địa chỉ và thời điểm cụ thể tuy đã được “chỉ mặt, đặt tên”, song việc ngang nhiên “xẻ thịt” hồ Tây để phục vụ việc tiêu dùng của một nhóm người có tiền dựa trên các tài liệu “quá date” thì chưa ai biết gọi tên là gì?!
Có lẽ vì thế nội dung cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng năm nay (sẽ diễn ra vào 27-5) đã lĩnh vực khai thác tài nguyên làm chủ đề chính. Hy vọng các “case study” như kiểu “xẻ thịt hồ Tây” sẽ được nhận diện rõ nét hơn.
- Ông Trương Tấn Sang: “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy” (VNN).
-Tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7/5, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu: So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công...
Cùng bảng với ông Trương Tấn Sang còn có Phó đoàn ĐBQH thành phố Trần Du Lịch, GĐ công ty cổ phần thương mại dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á Hoàng Hữu Phước, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Nguyễn Đăng Trừng và Phó TGĐ công ty TNHH phần mềm FPT Phạm Minh Tuấn.
Cử tri cho rằng ứng viên nếu trúng cử nên tích cực lên tiếng bảo vệ quyền lợi người dân. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ |
Buổi tiếp xúc "nóng" lên sau phần trình bày chương trình hành động của các ứng cử viên. 16 phát biểu tâp trung vào các vấn đời sống dân sinh, hạ tầng đô thị; tình trạng lạm phát, giá tăng ảnh hưởng tới đời sống cán bộ hưu trí, người làm công ăn lương; hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng; hiệu quả đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn...
Không loại trừ bất cứ thay đổi nào
Các cử tri Đặng Tất Niên và Nguyễn Thanh Long (phường Bến Nghé) cho rằng các ứng cử viên nếu trúng cử nên tích cực lên tiếng bảo vệ quyền lợi người dân, đề nghị họ có giải pháp cụ thể để thực hiện chương trình hành động, báo cáo kết quả thực hiện, tránh tình trạng hứa nhưng không làm hoặc làm chưa tới nơi tới chốn.
Thay mặt 5 ứng cử viên, ông Trương Tấn Sang nói: "Các ý kiến của cử tri phản ánh sự mong mỏi, đòi hỏi hết sức lớn đối với các ứng cử viên ĐBQH khóa XIII. Chúng tôi hiểu tình cảm, nguyện vọng đó là chính đáng...".
"QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng XI vào cuộc sống. Tôi tin chắc chắn sẽ có bước tiến quan trọng. Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân...", ông Sang nói.
Cử tri Lê Thanh Bình (phường Bến Nghé) và Võ Ngọc Yến (phường Đa Kao) cho rằng tình trạng tham nhũng hiện nay rất nghiêm trọng, Đảng, Chính phủ và QH cần quyết liệt hơn nữa trong chống tham nhũng...
Ông Trương Tấn Sang cũng đồng tình rằng những năm qua chúng ta đã làm được một số việc, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng thì vẫn chưa thành công.
Ông nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo: "Mục tiêu không thay đổi nhưng cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo dẫn tới kết quả không tốt thì phải sửa, nhất quyết phải sửa. Điều đó là tự nhiên thôi, từ cấp trung ương đến địa phương".
Ông khẳng định với cử tri sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi.
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này", ông Sang nói.
Trước băn khoăn của cử tri về đời sống dân sinh, Thường trực Ban Bí thư cho rằng kinh tế tăng trưởng nhưng lạm phát cao, đời sống người làm công ăn lương, người nghèo trong xã hội hết sức khó khăn. Ưu tiên lớn nhất của năm nay, trong những tháng đầu năm, là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, giảm bội chi, tăng hiệu quả đầu tư công... Có vậy đời sống nhân dân mới được cải thiện.
Thái Thiện
Vận động bầu cử, tránh chỉ mời 'đại cử tri'
Có thể dùng mạng xã hội vận động bầu cử
18 ngày để ứng viên vận động bầu cử