Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Nga chế tạo, lắp đặt hệ thống huấn luyện tàu chiến Gepard và tàu ngầm Kilo cho Việt Nam


Frigate tàng hình Gepard 3.9 thứ hai của Hải quân Việt Nam đang thử nghiệm tại Vịnh Phần Lan
- Nga chế tạo, lắp đặt hệ thống huấn luyện tàu chiến Gepard và tàu ngầm Kilo cho Việt Nam
VietnamDefence - Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống huấn luyện tàu chiến tổng hợp Laguna-11661 để huấn luyện các thủy thủ đoàn và kíp chiến đấu các frigate Gepard tại Việt Nam, Tổng giám đốc R.E.T Kronshtadt Yevgeny Komrakov cho hay.



Trước đó, công ty này đã sản xuất cho Việt Nam hệ thống huấn luyện mô phỏng tổng hợp tàu tên lửa Molnya. Năm 2012, dự kiến hoàn thành chế tạo hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt  Nam. Trong dự án này, R.E.T Kronshtadt tham gia với tư cách nhà thầu phụ của công ty Avrora, ông Komrakov tiết lộ.

Sắp tới, R.E.T Kronshtadt sẽ sản xuất hệ thống huấn luyện tổng hợp cho Hải quân Turkmenia, nước này đã đặt mua của Nga 2 tàu tên lửa Molnya và dự định đặt mua thêm 2 chiếc nữa. Hãng Rosoboronoexport đã thống nhất với Turkmenia về hợp đồng mua bán hệ thống huấn luyện sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Sau đó, R.E.T Kronshtadt sẽ hoàn thành công việc trong vòng 1 năm.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu.

“Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.
  • Nguồn: arms-tass.su, MP, 17.5.11.
Người TQ muốn tàu sân bay dù có chạy đua vũ trang

Rất nhiều người Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của nước này, cho dù phần lớn cũng tin rằng, nó có thể khơi nguồn cho một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, kết quả thăm dò của một tờ báo Trung Quốc đưa ra hôm 5/5 cho biết.






Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, gần 80% người được hỏi trong cuộc thăm dò mong muốn Trung Quốc có tàu sân bay, mặc dù 56,5% coi đây là động thái làm gia tăng nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á hoặc giữa Trung Quốc với các nước khác, gồm cả Mỹ.

Hình ảnh tàu sân bay Varyag mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998 đã xuất hiện trên trang web của Tân Hoa xã. Ảnh: THX


Theo các nguồn tin quân sự và chính trị Trung Quốc, Bắc Kinh có thể hạ thủy tàu sân bay đầu tiên trong năm nay, bằng việc nâng cấp con tàu cũ thời Liên Xô. Đây sẽ là bước đi đầu tiên, mở đường cho nỗ lực hướng tới sở hữu một hạm đội tàu sân bay.

"Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống đỡ những cuộc xâm lấn trên biển trở thành lý do hàng đầu để Trung Quốc phát triển tàu sân bay (77,8%)”, tờ báo cho biết.

Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ ước tính rằng, Varyag - con tàu do Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998 với giá 20 triệu USD, sẽ được hạ thủy để tạo nền tảng cho việc đào tạo vào khoảng năm 2012, và Trung Quốc sẽ có tàu sân bay phát triển trong nước sau năm 2015.

Với việc hạ thủy Varyag, Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ ba tại châu Á có tàu sân bay sau Ấn Độ và Thái Lan. Trong khi việc hạ thủy một con tàu sân bay có rất ít ảnh hưởng chiến lược lập tức, thì nó sẽ làm gia tăng lòng tự hào quân sự trong nước và khiến bên ngoài lo lắng.

Trong cuộc thăm dò qua điện thoại với 1.166 người ở bảy thành phố của Trung Quốc, 14,2% người được hỏi nói rằng, một con tàu sân bay Trung Quốc tạo ra khả năng chạy đua vũ trang “cực kỳ cao”, 42,3% nói đó là “khả năng rõ ràng”.

Tàu sân bay sẽ là “cột trụ cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc”, 81,3% người ủng hộ khẳng định như vậy, trong khi 50,9% người tham gia cuộc thăm dò nói nó sẽ là đối trọng với Mỹ.

Trong tháng 3, giới quân sự Trung Quốc cho hay, họ đang đối mặt với một khu vực châu Á “ngày càng bất ổn” khi Mỹ mở rộng “dấu chân chiến lược”.

Đầu tháng 4, Tân Hoa xã đưa ra những hình ảnh về một tàu sân bay đang trong quá trình khôi phục và gần như sắp hoàn thành. Đoạn chú thích các bức ảnh cho thấy, công việc sẽ sớm kết thúc và con tàu có thể hạ thủy vào cuối năm nay.

Các hình ảnh về tàu sân bay Varyag, mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, đã xuất hiện trên trang web của hãng Tân hoa. Đây là lần đầu tiên, hãng này đưa ra bằng chứng trực quan của dự án tàu sân bay vốn được xem là cốt lõi của tham vọng hiện đại hóa quân sự và hải quân của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đã xác nhận việc thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên.

Rất nhiều chuyên gia quân sự tin tưởng, chi tiêu thực tế cho quân đội Trung Quốc với 2,3 triệu người là cao hơn nhiều những gì chính phủ nước này báo cáo. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - thường xuyên chỉ ra rằng, ngân sách quốc phòng của họ còn kém xa so với Mỹ và nỗ lực hiện đại hóa quân sự chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ.

Thái An (Theo Reuters)

- Trung Quốc thử thành công trực thăng không người lái (Người LĐ). —Mỹ đừng 'thổi phồng' sức mạnh của tàu sân bay Trung Quốc (Đất Việt)-(ĐVO) Không chỉ người Trung Quốc mà dư luận thế giới cũng đang hướng sự quan tâm đặc biệt tới tàu sân bay Varyag (hay còn gọi là Thi Lang). Thậm chí nhiều người còn dự đoán, việc Mỹ “thổi phồng” sức mạnh của tàu sân bay Trung Quốc sẽ khiến quan hệ Trung – Mỹ tái diễn thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây. Vậy thì, một tàu sân bay Trung Quốc có cần thiết để Mỹ phải hoang mang và lo sợ thái quá?

Tổng số lượt xem trang