Khaleej Times
Evelyn Goh
(Tiến sĩ Evelyn Goh là giáo sư môn quan hệ quốc tế và hiện ông đang có học bổng nghiên cứu về phát triển cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp [mid-career development] (từ năm 2011 đến 2013) của ESRC [Hội đồng nghiên cứu kinh tế và xã hội (trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Anh)] tại trường Royal Holloway thuộc Đại học London).
Ngày 30 tháng 4 năm 2011
Bảo rằng Trung Quốc hiện đang là một trong những cường quốc trên thế giới thì là một lời khẳng định chẳng còn ai nghi ngờ nữa, song xếp Trung Quốc vào các cường quốc dựa trên những nguồn lực vật chất đang ngày một gia tăng của họ lại tự nó chẳng chứng minh được rằng Trung Quốc là hùng mạnh.
Một câu hỏi đáng lưu ý hơn ấy là cách nào Trung Quốc biến đổi có hiệu quả những nguồn lực ngày một gia tăng của họ thành sự ảnh hưởng đối với những lựa chọn chiến lược của các nước khác và những hậu quả có thể xảy ra?
Các nước Đông Nam Á dường như là một ví dụ “dễ” để hiểu được sự thật sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc. Do sự chênh lệch đáng kể về sức mạnh cho nên nếu như sức mạnh của Trung Quốc quả thực đã gia tăng thế thì chúng ta sẽ trông chờ được thấy sự thay đổi trong những ưu tiên và cách cư xử của các nước láng giềng yếu hơn nói trên khi họ đối phó với sự cưỡng ép, sự thuyết phục hoặc sự mua chuộc từ phía Trung Quốc. Kết quả thu được cho tới nay là không giống nhau [giữa các nước này]. Trong khi Trung Quốc có thể khai thác được hầu hết tiềm lực kinh tế của khu vực này theo hướng có lợi thì họ lại không đạt được ý đồ của mình trong những xung đột về lãnh thổ và tài nguyên.
Sự mới trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đã làm thay đổi cơ cấu của các mạng lưới kinh tế ở Đông Á, khuyến khích nền sản xuất ở khu vực này để Trung Quốc như là dây chuyền lắp ráp cuối cùng và điểm xuất khẩu đi các nước còn lại trên thế giới. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc đã cố gắng củng cố vị trí lãnh đạo kinh tế của họ bằng cách thúc đẩy sự hợp tác kinh tế khu vực rộng hơn.
Sự tham gia của Trung Quốc ở các nước lục địa thuộc Đông Nam Á đã giúp cho các kế hoạch phát triển kinh tế khu vực dành cho sáng kiến Tiểu vùng Sông Mê Kông của Ngân hàng Phát triển châu Á trở nên khả thi, thu hút đầu tư nước ngoài trong các dự án cơ sở hạ tầng. Các kế hoạch này đã liên kết các quốc gia nghèo hơn [trong khu vực] – Căm Pu Chia, Lào và Việt Nam – với thị trường Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời tạo thuận lợi cho Trung Quốc tiếp cận các nguồn cung cấp nguyên liệu và hải cảng ở Đại Tây dương và Biển Hoa Đông [East China Sea]. Các kế hoạch nói trên cũng khuyến khích Nhật Bản và Mỹ quan tâm và đầu tư ở vùng sông Mê Kông. Nổi bật hơn là sáng kiến của Trung Quốc về một hiệp định thương mại tự do với ASEAN, khắc phục được vấn đề được bàn đi bàn lại nhiều lần ấy là khuyến khích một sự hội nhập kinh tế. Sau khi có hiệu lực vào năm 2010, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã hình thành nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, khu vực này bao gồm 1,9 tỉ người tỉ người tiêu dùng và 4,3 nghìn tỉ đô la Mỹ mậu dịch
Do Chiến tranh Lạnh và hình ảnh cạnh tranh kinh tế gắn liền với chi phí sản xuất rẻ cho nên trước đây các nước Đông Nam Á đã không thể đạt được sự hội nhập kinh tế khu vực hiệu quả. Trung Quốc đã làm tăng sức thuyết phục và cái đà để các nước này thể hiện đòi hỏi cấp bách về phát triển của mình thành sự hội nhập kinh tế khu vực. Trung Quốc áp dụng sức mạnh thông qua “hiệu ứng số nhân” [multiplier effect]: quy mô của khu vực sản xuất của Trung Quốc đang tạo ra những hiệu quả kinh tế dựa trên sự mở rộng quy mô và cái đích ngắm chính trị của Trung Quốc đang góp phần làm tăng thêm ý nghĩa, thậm chí tính chính danh cho hoạt động kinh doanh này.
Trong khi một hiệu ứng số nhân như vậy là đóng vai trò quyết định cho những thành công chính trị của Trung Quốc ở Đông Nam Á thì ngược đời thay hiệu ứng này lại không chứng tỏ là tối ưu cho sự ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh đang vận động những ưu tiên chung đã tồn tại từ trước và họ không cần thiết phải bắt các nước khác làm cái điều mà họ không muốn làm.
Trái lại, tình hình trong đó những ưu tiên đã tồn tại từ trước của các nước khác là chưa rõ ràng ngã ngũ – chẳng hạn như cuộc tranh luận nổi lên trong những năm 1990 về liệu sự nổi lên của Trung Quốc có phải là một mối đe dọa hay không – lại đem lại những cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng tới các nước láng giềng của họ bằng cách thuyết phục các nước đó rằng cái cách thuật lại do chính Trung Quốc nói ra về điều được gọi là sự trỗi dậy hòa bình mới là chính xác hơn và có lợi hơn. Chống lại cách diễn ngôn đang lan rộng về Trung Quốc là một mối đe dọa, giữa những năm 1990 Trung Quốc đã mở đầu một chiến dịch chính thức nhằm định hướng nhận thức của thế giới rằng Trung Quốc là một cường quốc ôn hòa, có trách nhiệm.
Chiến dịch này đã kéo theo một giọng kể chuyện thay thế khác về Khái niệm An ninh Mới mẻ mang tính hợp tác của Trung Quốc, sự “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc” hoặc sự “phát triển ôn hòa” trong khi Trung Quốc phấn đấu vì một “thế giới hài hòa”. Thông điệp này nhằm mục đích trấn an các nước láng giềng rằng sự hồi sinh của Trung Quốc sẽ không đe dọa những lợi ích kinh tế hay an ninh của họ xuất phát từ những mục đích hòa bình, những khả năng giới hạn của quốc gia, lộ trình phát triển đem lại lợi ích giữa các nước và ý thức đa nguyên quốc tế.
Lời nói hoa mỹ đã đi kèm với hành động chính sách. Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã đàm phán với Việt Nam về những tranh chấp biên giới trên đất liền, mặc dù không đàm phán về những tranh chấp đường ranh giới trên biển; tham gia đầy đủ các cơ chế của ASEAN; và trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1997 và 2009 đã được quảng cáo rất dữ như là nước đã cam kết kiềm chế và cam kết viện trợ. Ngoài khả năng biết thuyết phục, Trung Quốc còn có khả năng mua chuộc về kinh tế.
Nhưng từ trước tới nay mức độ được trấn an của các nhà hoạch định chinh sách ở các nước Đông Nam Á trước mối đe dọa từ Trung Quốc có những giới hạn. Khả năng thuyết phục của Trung Quốc có căn nguyên ở khả năng Trung Quốc duy trì được hành động chính sách ôn hòa. Ngoài những nỗ lực bù đắp một số tác động bất lợi từ sự cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc, các nước láng giềng của Trung Quốc còn đang quan sát cái cách Trung Quốc cư xử trong những xung đột lợi ích hệ trọng hơn.
Cách tốt nhất để đánh giá sự chuyển đổi sức mạnh thành sự ảnh hưởng là ở những trường hợp ở đó kẻ mạnh bắt một kẻ khác phải thay đổi chính sách về một vấn đề quan trọng mà hai bên có xung đột. Ở trường hợp của Trung Quốc và Đông Nam Á thì những vấn đề như vậy bao gồm các chính sách về Đài Loan, mối quan hệ quốc phòng với Mỹ và các chính sách về tranh chấp lãnh thổ. Trong những trường hợp khó khăn tiềm tàng này thì cho tới nay thật khó mà tìm thấy những thay đổi quan trọng trong chính sách của các nước Đông Nam Á đối phó với hành động của Trung Quốc.
Cách cư xử của Trung Quốc trong những tranh chấp là một phép thử quyết định đối với những ý đồ của Trung Quốc và đường lối cứng rắn của Trung Quốc đã đem lại kết quả trái ngược nghiêm trọng với sự mong đợi của họ ở chỗ nó đã dẫn tới một sự siết chặt hàng ngũ của tất cả các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Mỹ. Những hành động của Bắc Kinh lại càng thuyết phục thêm những người hoài nghi ở trong khu vực là những người không tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sự cưỡng bức có thể thúc giục các nước láng giềng của của Trung Quốc đi đến những chính sách ngăn chặn mà họ đang muốn tránh.
Nói gì thì nói, đáng để lưu ý rằng cho tới nay có một vài ví dụ tuyệt hay cho thấy Trung Quốc đang tìm được cách bắt các nước Đông Nam Á phải làm cái điều mà nếu khác đi thì họ không muốn làm. Song song với tiếng tăm thành công của Bắc Kinh trong thuyết phục và mua chuộc thì Bắc Kinh mới đây đã cho thấy sự thận trọng trong việc sử dụng sức ép lên các nước láng giềng trong những vấn đề gây thách thức nhiều nhất. Phản ứng dữ dội gần đây ở Biển Nam Trung Hoa có lẽ đang khiến Bắc Kinh trở nên thận trọng hơn. Khả năng quân sự vẫn còn hạn chế của Trung Quốc cung cấp một lý giải quan trọng bởi vì, đặc biệt là trên vũ đài tiếp cận và an ninh hàng hải, sự hiện diện của Mỹ vẫn đang có tác dụng như là một sự ngăn đe quan trọng.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
- Hàng không mẫu hạm Trung Quốc: dụng ý đe dọa?anhbasamEvelyn Goh
(Tiến sĩ Evelyn Goh là giáo sư môn quan hệ quốc tế và hiện ông đang có học bổng nghiên cứu về phát triển cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp [mid-career development] (từ năm 2011 đến 2013) của ESRC [Hội đồng nghiên cứu kinh tế và xã hội (trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Anh)] tại trường Royal Holloway thuộc Đại học London).
Ngày 30 tháng 4 năm 2011
Bảo rằng Trung Quốc hiện đang là một trong những cường quốc trên thế giới thì là một lời khẳng định chẳng còn ai nghi ngờ nữa, song xếp Trung Quốc vào các cường quốc dựa trên những nguồn lực vật chất đang ngày một gia tăng của họ lại tự nó chẳng chứng minh được rằng Trung Quốc là hùng mạnh.
Một câu hỏi đáng lưu ý hơn ấy là cách nào Trung Quốc biến đổi có hiệu quả những nguồn lực ngày một gia tăng của họ thành sự ảnh hưởng đối với những lựa chọn chiến lược của các nước khác và những hậu quả có thể xảy ra?
Các nước Đông Nam Á dường như là một ví dụ “dễ” để hiểu được sự thật sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc. Do sự chênh lệch đáng kể về sức mạnh cho nên nếu như sức mạnh của Trung Quốc quả thực đã gia tăng thế thì chúng ta sẽ trông chờ được thấy sự thay đổi trong những ưu tiên và cách cư xử của các nước láng giềng yếu hơn nói trên khi họ đối phó với sự cưỡng ép, sự thuyết phục hoặc sự mua chuộc từ phía Trung Quốc. Kết quả thu được cho tới nay là không giống nhau [giữa các nước này]. Trong khi Trung Quốc có thể khai thác được hầu hết tiềm lực kinh tế của khu vực này theo hướng có lợi thì họ lại không đạt được ý đồ của mình trong những xung đột về lãnh thổ và tài nguyên.
Sự mới trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đã làm thay đổi cơ cấu của các mạng lưới kinh tế ở Đông Á, khuyến khích nền sản xuất ở khu vực này để Trung Quốc như là dây chuyền lắp ráp cuối cùng và điểm xuất khẩu đi các nước còn lại trên thế giới. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc đã cố gắng củng cố vị trí lãnh đạo kinh tế của họ bằng cách thúc đẩy sự hợp tác kinh tế khu vực rộng hơn.
Sự tham gia của Trung Quốc ở các nước lục địa thuộc Đông Nam Á đã giúp cho các kế hoạch phát triển kinh tế khu vực dành cho sáng kiến Tiểu vùng Sông Mê Kông của Ngân hàng Phát triển châu Á trở nên khả thi, thu hút đầu tư nước ngoài trong các dự án cơ sở hạ tầng. Các kế hoạch này đã liên kết các quốc gia nghèo hơn [trong khu vực] – Căm Pu Chia, Lào và Việt Nam – với thị trường Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời tạo thuận lợi cho Trung Quốc tiếp cận các nguồn cung cấp nguyên liệu và hải cảng ở Đại Tây dương và Biển Hoa Đông [East China Sea]. Các kế hoạch nói trên cũng khuyến khích Nhật Bản và Mỹ quan tâm và đầu tư ở vùng sông Mê Kông. Nổi bật hơn là sáng kiến của Trung Quốc về một hiệp định thương mại tự do với ASEAN, khắc phục được vấn đề được bàn đi bàn lại nhiều lần ấy là khuyến khích một sự hội nhập kinh tế. Sau khi có hiệu lực vào năm 2010, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã hình thành nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, khu vực này bao gồm 1,9 tỉ người tỉ người tiêu dùng và 4,3 nghìn tỉ đô la Mỹ mậu dịch
Do Chiến tranh Lạnh và hình ảnh cạnh tranh kinh tế gắn liền với chi phí sản xuất rẻ cho nên trước đây các nước Đông Nam Á đã không thể đạt được sự hội nhập kinh tế khu vực hiệu quả. Trung Quốc đã làm tăng sức thuyết phục và cái đà để các nước này thể hiện đòi hỏi cấp bách về phát triển của mình thành sự hội nhập kinh tế khu vực. Trung Quốc áp dụng sức mạnh thông qua “hiệu ứng số nhân” [multiplier effect]: quy mô của khu vực sản xuất của Trung Quốc đang tạo ra những hiệu quả kinh tế dựa trên sự mở rộng quy mô và cái đích ngắm chính trị của Trung Quốc đang góp phần làm tăng thêm ý nghĩa, thậm chí tính chính danh cho hoạt động kinh doanh này.
Trong khi một hiệu ứng số nhân như vậy là đóng vai trò quyết định cho những thành công chính trị của Trung Quốc ở Đông Nam Á thì ngược đời thay hiệu ứng này lại không chứng tỏ là tối ưu cho sự ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh đang vận động những ưu tiên chung đã tồn tại từ trước và họ không cần thiết phải bắt các nước khác làm cái điều mà họ không muốn làm.
Trái lại, tình hình trong đó những ưu tiên đã tồn tại từ trước của các nước khác là chưa rõ ràng ngã ngũ – chẳng hạn như cuộc tranh luận nổi lên trong những năm 1990 về liệu sự nổi lên của Trung Quốc có phải là một mối đe dọa hay không – lại đem lại những cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng tới các nước láng giềng của họ bằng cách thuyết phục các nước đó rằng cái cách thuật lại do chính Trung Quốc nói ra về điều được gọi là sự trỗi dậy hòa bình mới là chính xác hơn và có lợi hơn. Chống lại cách diễn ngôn đang lan rộng về Trung Quốc là một mối đe dọa, giữa những năm 1990 Trung Quốc đã mở đầu một chiến dịch chính thức nhằm định hướng nhận thức của thế giới rằng Trung Quốc là một cường quốc ôn hòa, có trách nhiệm.
Chiến dịch này đã kéo theo một giọng kể chuyện thay thế khác về Khái niệm An ninh Mới mẻ mang tính hợp tác của Trung Quốc, sự “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc” hoặc sự “phát triển ôn hòa” trong khi Trung Quốc phấn đấu vì một “thế giới hài hòa”. Thông điệp này nhằm mục đích trấn an các nước láng giềng rằng sự hồi sinh của Trung Quốc sẽ không đe dọa những lợi ích kinh tế hay an ninh của họ xuất phát từ những mục đích hòa bình, những khả năng giới hạn của quốc gia, lộ trình phát triển đem lại lợi ích giữa các nước và ý thức đa nguyên quốc tế.
Lời nói hoa mỹ đã đi kèm với hành động chính sách. Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã đàm phán với Việt Nam về những tranh chấp biên giới trên đất liền, mặc dù không đàm phán về những tranh chấp đường ranh giới trên biển; tham gia đầy đủ các cơ chế của ASEAN; và trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1997 và 2009 đã được quảng cáo rất dữ như là nước đã cam kết kiềm chế và cam kết viện trợ. Ngoài khả năng biết thuyết phục, Trung Quốc còn có khả năng mua chuộc về kinh tế.
Nhưng từ trước tới nay mức độ được trấn an của các nhà hoạch định chinh sách ở các nước Đông Nam Á trước mối đe dọa từ Trung Quốc có những giới hạn. Khả năng thuyết phục của Trung Quốc có căn nguyên ở khả năng Trung Quốc duy trì được hành động chính sách ôn hòa. Ngoài những nỗ lực bù đắp một số tác động bất lợi từ sự cạnh tranh kinh tế của Trung Quốc, các nước láng giềng của Trung Quốc còn đang quan sát cái cách Trung Quốc cư xử trong những xung đột lợi ích hệ trọng hơn.
Cách tốt nhất để đánh giá sự chuyển đổi sức mạnh thành sự ảnh hưởng là ở những trường hợp ở đó kẻ mạnh bắt một kẻ khác phải thay đổi chính sách về một vấn đề quan trọng mà hai bên có xung đột. Ở trường hợp của Trung Quốc và Đông Nam Á thì những vấn đề như vậy bao gồm các chính sách về Đài Loan, mối quan hệ quốc phòng với Mỹ và các chính sách về tranh chấp lãnh thổ. Trong những trường hợp khó khăn tiềm tàng này thì cho tới nay thật khó mà tìm thấy những thay đổi quan trọng trong chính sách của các nước Đông Nam Á đối phó với hành động của Trung Quốc.
Cách cư xử của Trung Quốc trong những tranh chấp là một phép thử quyết định đối với những ý đồ của Trung Quốc và đường lối cứng rắn của Trung Quốc đã đem lại kết quả trái ngược nghiêm trọng với sự mong đợi của họ ở chỗ nó đã dẫn tới một sự siết chặt hàng ngũ của tất cả các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Mỹ. Những hành động của Bắc Kinh lại càng thuyết phục thêm những người hoài nghi ở trong khu vực là những người không tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sự cưỡng bức có thể thúc giục các nước láng giềng của của Trung Quốc đi đến những chính sách ngăn chặn mà họ đang muốn tránh.
Nói gì thì nói, đáng để lưu ý rằng cho tới nay có một vài ví dụ tuyệt hay cho thấy Trung Quốc đang tìm được cách bắt các nước Đông Nam Á phải làm cái điều mà nếu khác đi thì họ không muốn làm. Song song với tiếng tăm thành công của Bắc Kinh trong thuyết phục và mua chuộc thì Bắc Kinh mới đây đã cho thấy sự thận trọng trong việc sử dụng sức ép lên các nước láng giềng trong những vấn đề gây thách thức nhiều nhất. Phản ứng dữ dội gần đây ở Biển Nam Trung Hoa có lẽ đang khiến Bắc Kinh trở nên thận trọng hơn. Khả năng quân sự vẫn còn hạn chế của Trung Quốc cung cấp một lý giải quan trọng bởi vì, đặc biệt là trên vũ đài tiếp cận và an ninh hàng hải, sự hiện diện của Mỹ vẫn đang có tác dụng như là một sự ngăn đe quan trọng.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
David Case
Ngày 27-4-2011
Lịch sử vẫn vang tiếng ở châu Á. Tiến lên, Đài Loan!
BOSTON — Quân đội Trung Hoa đang hoàn tất những khâu cuối cùng trên chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ, chuẩn bị cất cánh trong nửa cuối năm 2011.
Nhiệm vụ đầu tiên của nó sẽ là gì? Giới chức Trung Quốc không cho biết. Nhưng các nước láng giềng thì lo sợ rằng cái tên mà người ta vẫn dùng để gọi nó có thể mang hàm ý không chỉ là một cái tên.
Nghe đồn con tàu sân bay này sẽ được gọi là Thi Lang (Shi Lang), theo tên một đô đốc hải quân thời nhà Thanh, người mà năm 1681 đã chinh phục Vương quốc Đông Ninh (The Kingdom of Tungning) – lãnh thổ ngày nay được biết đến với tên gọi Đài Loan.
Nếu hàng không mẫu hạm mang tên như thế thì hàm ý chính trị của nó đã quá “rõ ràng” – ông Tsai Der-sheng, người đứng đầu Phòng An ninh Quốc gia thuộc chính quyền Đài Loan, nhận định.
Những nét tương đồng lịch sử với chuyện Thi Lang thể hiện rất rõ.
Một trong những ưu tiên chiến lược mạnh mẽ của Trung Quốc là đưa Đài Loan – nơi mà họ coi là một tỉnh lỵ lêu lổng – trở về với đại gia đình Trung Hoa. Hòn đảo này về căn bản đã độc lập từ năm 1949 khi đoàn quân cộng sản khố rách áo ôm của Mao Trạch Đông lật đổ chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Phe ủng hộ Tưởng Giới Thạch chạy trốn qua eo biển Trung Hoa (mang theo một lượng đáng kể ngân khố quốc gia), và nhìn chung đã cai quản hòn đảo kể từ đó.
Cũng vậy, vào thế kỷ 17, Đài Loan đã là nơi ẩn náu của tàn quân nhà Minh sau khi nhà Minh bị đánh bại bởi một tầng lớp nông dân nghèo đói vốn bị họ bỏ mặc. Cuối cùng, đô đốc Thi Lang hoàn thành nhiệm vụ, hạ được những tôn thất còn lại của nhà Minh và tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa đối với Đài Loan.
Vậy liệu hàng không mẫu hạm này có giúp Bắc Kinh lặp lại chiến công của vị đô đốc trong lịch sử không? Hay là những kẻ chiến thắng thật sự lại là các lái buôn vũ khí, khi mà cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á đang nóng dần lên?
Một điều chắc chắn là: Trung Quốc dồn hết sức cho cái dự án mà tính đến nay đã kéo dài hai thập kỷ này. Năm 1998, Bắc Kinh mua thân tàu từ Ukraine, chỉ phải trả có 20 triệu USD. Trước đó, công trình đóng thân tàu của Ukraine đã phải ngừng vì sự cố Liên Xô sụp đổ.
Các quan chức đề nghị sử dụng hàng không mẫu hạm để mở một sòng bạc nổi trong thánh địa cờ bạc Macau, dọc bờ biển phía nam Trung Quốc. Do tàu thiếu cả động cơ, bộ lái lẫn thiết bị điện tử, nghe nói người ta đã lai dắt thân tàu xuyên qua eo biển Bosporus đầy bất trắc của Thổ Nhĩ Kỳ, và vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi, trong một hành trình nhiều năm, đầy chất anh hùng ca, để trở về Trung Quốc. Cuối cùng chiếc tàu sân bay tìm được đường tới một vũng tàu cạn ở Đại Liên, phía bắc Thượng Hải. Tại đó, nó được sơn lại màu xám và hiện đang được tu sửa tân trang với các phần cứng quân sự hiện đại.
Vấn đề là liệu có đáng phải như thế không, với tính chất chiến tranh và vũ khí thế kỷ 21 như hiện nay.
Thật vậy. Con tàu sân bay cuối cùng có thể cho phép Trung Quốc thực thi sức mạnh không quân trên toàn thế giới. Mỹ đang vận hành 11 cái sân bay nổi như thế – giúp họ có thể từ Địa Trung Hải mà tấn công Lybia. Lầu Năm Góc bị dư luận trong nước lên án vì đã vừa đặt thêm tới 7 chiếc hàng không mẫu hạm mới trong ba thập niên tới, với chi phí hơn 12 tỷ USD mỗi chiếc. Vài nước khác, như Pháp, Anh và Nga, vẫn dùng tàu lớn. Nhưng một số ý kiến cho rằng tàu nhỏ hơn, lanh lẹ hơn (và rẻ hơn), thậm chí máy bay ném bom tầm xa, có khả năng vươn ra toàn cầu, sẽ hiệu quả hơn.
Vận hành tàu sân bay vừa tốn kém vừa phức tạp. Trước mắt, Trung Quốc sẽ phải triển khai và thử nghiệm máy bay có thể hoạt động trên hàng không mẫu hạm. Gần đây Bắc Kinh có hé lộ một số bức ảnh chụp máy bay phản lực tấn công J-15 mới của họ, đã tích hợp được những đặc tính cần thiết, như cánh gấp và đuôi ngắn hơn để tiết kiệm diện tích phần mạn tàu hơn. Tờ New York Times đưa tin là máy bay này sẽ sớm sẵn sàng để đem ra bay thử nghiệm.
Tuy nhiên đó mới là bước đầu tiên. “Hàng không mẫu hạm đòi hỏi không chỉ một hệ thống trang thiết bị hàng không – bản thân nó bao gồm không chỉ máy bay chiến đấu và máy bay tấn công – mà còn cả thiết bị chống tàu ngầm, hệ thống cảnh báo sớm trên máy bay, thiết bị bảo vệ bề mặt và dưới bề mặt” – Dean Chang, một nhà nghiên cứu ở Quỹ Heritage, viết như vậy. Theo Cheng, phải mất tới một thập niên nữa, Trung Quốc mới có thể triển khai được một hệ thống tàu sân bay hoàn chỉnh.
Còn có những giới hạn về kỹ thuật khiến cho tàu sân bay phần nào lạc hậu so với các siêu cường. Trung Quốc ý thức rất rõ về điều này: Hiện họ đang phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu biển, có thể đe dọa các tàu sân bay của Mỹ.
Các quan chức hải quân cao cấp của Mỹ và châu Á “coi hàng không mẫu hạm Trung Quốc là một nguy cơ có thể kiểm soát được” – ông Douglas H. Paal, Phó Chủ tịch bộ phận nghiên cứu ở quỹ Carnegie thuộc tổ chức Hòa bình Quốc tế, viết. Ông nguyên là đại sứ không chính thức của Mỹ ở Đài Loan (không chính thức bởi vì Bắc Kinh ngăn trở, không cho Mỹ chính thức công nhận chính quyền ở đảo Đài Loan).
“Một số chuyên gia quân sự còn nói đùa rằng họ hy vọng Trung Quốc sẽ kiếm thêm 5 hệ thống vũ khí chiến đấu nữa, và thế là sẽ tốn thậm chí còn nhiều tiền hơn, mà số tiền đó thì có thể được rót vào những hệ thống khác nguy hiểm hơn thế” – Paal viết.
Đài Loan, lãnh thổ mà bề ngoài có lẽ là tọa độ trực tiếp nhất của bom đạn Trung Quốc, không tìm kiếm một cơ hội nào. Tờ Defense News đưa tin cho biết, năm tới, quân đội Đài Loan sẽ bắt tay vào xây dựng 10 chiến hạm tàng hình, trang bị tên lửa điều khiển, đề phòng bị hàng không mẫu hạm Trung Quốc đe dọa.
Theo Đài Phát thanh Quốc tế Đài Loan, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đài Loan, bà Lo Shau-ho, đã tuyên bố: “Bộ Quốc phòng đã và đang theo dõi chặt chẽ việc xây dựng hàng không mẫu hạm, do đó tất nhiên chúng tôi theo kịp với các diễn biến mới nhất và mối đe dọa tiềm tàng mà hàng không mẫu hạm gây ra đối với Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan). Đáp lại, chúng tôi đã xây dựng nhiều chiến lược, nhưng đó là bí mật quân sự, tôi e là không thể cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết”.
Quân đội ở các nước châu Á khác chắc chắn sẽ phải quyết định củng cố quốc phòng của chính mình để chống lại sức mạnh không quân ngày một linh hoạt hơn của quốc gia láng giềng khổng lồ. Nếu không thế, thì lựa chọn duy nhất còn lại của họ để tự vệ là trông cậy vào con nợ lớn nhất của Trung Quốc: Hoa Kỳ.
Người dịch: Đan Thanh
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Ảnh: Hàng không mẫu hạm của Pháp
Nguồn: GlobalPost