Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Những rủi ro chính trị chính ở Việt Nam cần theo dõi

- Những rủi ro chính trị chính ở Việt Nam cần theo dõianhbasam
AlertNetTỔNG HỢP TIN NHANH-John Ruwitch
Ngày 3 tháng 5 năm 2011
HANOI, ngày 3 tháng 5 (Reuters) – Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 6,8% trong năm 2010, nhưng với cái giá phải trả đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Kể từ tháng Hai năm nay chính phủ đã chật vật để kiềm chế lạm phát ở mức hai con số và đã có thành công hạn chế trong việc ngăn chặn việc tiếp tục phá giá tiền đồng, nhưng sẽ phải mất vài tháng nữa thì nền kinh tế mới trở lại cân bằng.
Cả ba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn – Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s – đều đánh tụt bậc định mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2010 đồng thời nêu bật những rủi ro kinh tế và lưu ý những vấn đề ở nền kinh tế của đất nước Đông Nam Á từng được ưu ái coi là một nơi đầy tiềm năng đầu tư còn chưa khai phá này. Các nhà phân tích cho rằng trong một chừng mực lớn thì lỗi là do chính sách.

Dưới đây là tóm tắt những rủi ro chính ở Việt Nam cần theo dõi:
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
 Việc hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam còn xa mới minh bạch và đây là một vấn đề quan tâm lớn của rất nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư.
Sau khi đã thả nổi cho giá cả leo thang ở mức rất cao mà hầu như chẳng có hành động gì ngoài những lời nói hoa mỹ chống lạm phát và để cho tiền đồng bị ngắc ngoải ngoài mức biên độ giao dịch chính thức [trading band] trong suốt hơn bốn tháng trời thì vào hôm 11 tháng 2 chính phủ mới bắt đầu có biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách phá giá tiền tệ.
Ngày 17 tháng 2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng lãi suất tái cấp vốn [refinance rate] lên 200 điểm phần trăm [200 basis point] và vài ngày sau đó lại đột ngột tăng một lãi suất chủ chốt khác. Vài ngày sau đó thủ tướng mới chính thức chấp thuận một gói các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa để giảm lạm phát và chỉnh đốn lại nền kinh tế đang chao đảo.
Các nhà phân tích cho rằng tại thời điểm này thì chính sách đang đi đúng hướng.
Điều cần theo dõi:
– Cái đà được tạo ra từ một loạt các biện pháp nhằm giảm lạm phát và ổn định nền kinh tế:  
– Hình thức mua bảo hiểm vỡ nợ [Credit default swap] diễn ra tràn lan. Đỉnh điểm là vào cuối tháng 1 và giảm mạnh kể từ sau đó, song vẫn duy trì ở mức cao hơn so với các nước ngang hàng với Việt Nam ở trong vùng như Philippine và Indonesia.
– Sự chênh nhau giữa tỉ giá đôla/tiền đồng trên chợ đen và trên thị trường liên ngân hàng là tiêu chuẩn chính để đánh giá sức ép lên tiền tệ. Sau một đợt “trấn áp” thị trường chợ đen và áp đặt trần cho lãi suất tiền gửi bằng đôla thì sự chênh nhau nói trên đã hầu như tạm thời được loại bỏ.
– Các biện pháp chính phủ thực hiện để cắt giảm thâm hụt buốn bán.
HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NHỮNG CẢI CÁCH QUAN TRỌNG  
Các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh những cải cách quan trọng nhất định nào đó thì Việt Nam mới duy trì được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong dài hạn và tăng cường được sức khỏe của nền kinh tế.
Tệ nạn quan liêu của bộ máy công chức được xem là rào cản “phi thuế suất” lớn nhất của Việt Nam bởi nó làm chậm các dự án và cản trở thương mại. Một sáng kiến đầy tham vọng của chính phủ nhằm cắt giảm một phần ba thủ tục hành chính đã liệt kê được hàng ngàn rồi hàng ngàn thủ tục cần loại bỏ. Vấn đề vẫn tiếp tục tồn tại ấy là còn phải đợi xem cái giai đoạn “đốt nương làm rẫy” này [tức làm ăn tạm bợ] sẽ kết thúc như thế nào.
Tập đoàn đóng tàu Vinashin thuộc sở hữu nhà nước bị coi như là đã phá sản đang làm cho người ta thấy một điều hiển nhiên là phải cải cách các doanh nghiệp nhà nước và gánh nặng nợ nần thê thảm mà Vinashin đang mang đã gây ra sự đánh tụt bậc hạn mức đánh giá tín nhiệm đối với một số ngân hàng.
Chính phủ đã yêu cầu các công ty nhà nước phải tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính của mình; việc “cổ phần hóa”, hoặc tức là tư nhân hóa một phần, của những công ty như vậy sẽ có tác dụng đặt ra một khoảng cách nào đó giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Điều cần theo dõi:
– Những biện pháp cụ thể nhằm giảm tệ nạn quan liêu.
– Các công ty nhà nước thoái vốn khỏi những hoạt động kinh doanh không thuộc lĩnh vực hoạt động chính của họ.
– Đẩy mạnh “cổ phần hóa” các công ty nhà nước thông qua Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO] và các quan hệ đối tác chiến lược.
THAM NHŨNG VÀ NHẬN THỨC QUỐC TẾ
Tham những có tính đặc thù của Việt Nam là một rào cản chủ yếu đối với đầu tư nước ngoài. Chính phủ thường xuyên nhắc lại cam kết chống nạn hối lộ và đã khuyến khích các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò người giám sát, song nhiều nhà báo đã bị bắt giữ hồi năm 2008 vì đã đưa tin về những vụ xì căng đan lớn.
Theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2010 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì Việt Nam đã tăng nhẹ từ 116 lên 120 so với các năm trước, điều này cho thấy đã có sự thay đổi nhỏ về các mức độ tham nhũng.
Ngoài ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Mỹ trong một bản báo cáo hồi cuối tháng 3 đã buộc tội chính phủ Việt Nam tăng cường trấn áp tín đồ Thiên chúa giáo người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.
Hơn 70 người đã bị bắt giam và bản báo cáo nói rằng hơn 250 người đang ở trong tù vì những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền muốn chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia được đặc biệt quan tâm vì tự do tôn giáo mà họ đã được đưa ra khỏi danh sách đó hồi năm 2006.
Điều cần theo dõi:
– Xếp hạng nhận thức của Việt Nam về tham nhũng. Một sự tiến bộ rõ ràng hoặc một sự thụt lùi [về nhận thức tham nhũng] đều có ảnh hưởng tới đầu tư dài hạn, mặc dù Việt Nam còn cần phải có sự thay đổi mang tính căn bản. 
– Chưa biết liệu Việt Nam có bị đưa trở lại danh sách các nước được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo hay không. Nếu Việt Nam bị đưa trở lại danh sách đó thì quan hệ kinh tế và thương mại đang hứa hẹn giữa Việt Nam và Mỹ có thể bị thiệt hại.  Bản báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã ghi nhận những tiến bộ trong tình hình ở Việt Nam nhưng cho rằng những vấn đề lớn vẫn tiếp tục tồn tại.
BẤT ỔN XÃ HỘI
Thường xuyên có những tin tức về bất ổn xã hội ở Việt Nam, chủ yếu là về tranh chấp lao động và đất đai.
Gần đây đã xảy ra những vụ phản đối của người dân trong đó có một cuộc biểu tình ở tỉnh Hà Nam gần Hà Nội để phản đối việc thu hồi đất cho một dự án xây công viên, trước đó vào năm ngoái đã có một vài vụ phản đối xảy ra ở những nơi khác.
Hiện tại không có bằng chứng cho thấy có thể xảy ra bất ổn trên quy mô rộng hoặc không có bất cứ nguy cơ nào có thể xảy ra dẫn đến sự cai trị của Đảng Cộng sản bị thách thức từ bên dưới.
Điều cần theo dõi:
– Bất cứ dấu hiệu cho thấy sẽ xuất hiện một phong trào phản đối rộng hơn trên quy mô toàn quốc xuất phát từ những tranh chấp ở địa phương. Cho tới nay điều này dường như là không thể xảy ra.
– Những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa. Vấn đề này đang trở nên ngày càng căng thẳng ở Việt Nam, thái độ nghi ngờ Trung Quốc đang có chiều hướng ngày càng mạnh hơn.
– Vai trò của nhà thờ Cơ đốc giáo. Tín đồ Cơ đốc giáo đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối diễn ra thường xuyên để phản đối việc chính phủ tiếp quản đất của nhà thờ sau năm 1954. Mặc dù một cách chính thức thì Nhà thờ tránh đả động đến chính trị nhưng họ có  6-7 triệu tín hữu ở Việt Nam và được tổ chức tốt.
– Giá cả hàng hóa thay đổi rất nhanh. Theo nguồn tin từ những nông dân trồng cà phê thì họ đã bị lỗ vốn khi các nhà phân phối cà phê hạt bị phá sản đang cướp bóc nhà ở và cơ sở kinh doanh của các đại lý thu mua hàng của họ. Ngoài ra giá cả hàng hóa của thế giới tăng cao cũng sẽ làm tăng lạm phát.
(Biên tập bởi Alan Raybould vàDaniel Magnowski)
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
FACTBOX-Key political risks to watch in Vietnam (AN/Reuters)

Tổng số lượt xem trang