Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011

 53% người Việt xem báo chí 'có tự do' uh, một con số cũng đáng để nói nhỉ ? nhưng Việt Nam vẫn bị đánh giá là không có tự do báo chí
Người dùng internet ở Hà Nội- “Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011 (TTXVN). 
Tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc tổ chức ngày 30/3 tại tỉnh Quảng Ninh, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2011 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2012. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo:

[Hướng tới xây nền báo chí vững mạnh, chuyên nghiệp]

Năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, nhiều ngày lễ lớn của đất nước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016...

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020. 

Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta cũng đang chịu tác động tiêu cực từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới. Lạm phát và tình hình thiên tai , dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thử thách phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển. 

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ 

1.Tình hình hoạt động báo chí: 

Trong năm qua, những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của báo chí. Với sự chỉ đạo kịp thời của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam, sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng, duy trì hoạt động, tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo. 

Về báo chí in, tính đến tháng 3 năm 2012, cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm. Trong đó báo có 194 cơ quan ( gồm 81 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); tạp chí có 592 cơ quan (475 tạp chí Trung ương và 117 tạp chí địa phương). 

Trong năm qua, sự khó khăn của doanh nghiệp đã có tác động làm suy giảm doanh thu quảng cáo trên báo chí in. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện tổng thể, doanh thu quảng cáo vẫn lớn hơn năm 2010 nhưng tỷ lệ tăng trưởng có giảm hơn so với những năm trước đó. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan báo chí, tổng doanh thu quảng cáo của loại hình báo chí in trong năm 2010 là khoảng 1690 tỷ đồng; ước tính năm 2011 là khoảng trên 1700 tỷ đồng; tổng doanh thu năm 2011 ước tính khoảng 4200 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước khoảng 300 tỷ đồng. 

Về phát thanh, truyền hình, hiện toàn quốc có 67 đài Phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài Phát thanh, truyền hình cấp tỉnh. Ngoài hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm công nghệ IPTV. 

Cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp.Trong đó có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp lớn nhất trong cả nước là VCTV, SCTV và HTVC. Riêng 5 cơ quan báo hình lớn nhất của Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Dương) đã sản xuất 62 kênh truyền hình trả tiền. Ngoài ra, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài, phục vụ gần 2,5 triệu thuê bao trên toàn quốc. Năm 2011, toàn ngành phát thanh- truyền hình nộp ngân sách nhà nước 900 tỷ đồng. 

Cũng tính đến tháng 3 năm 2012, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp. 

Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng nghìn phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ. 

Nhiều cơ quan báo chí chủ động tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ đồng bào bị thiên tai ở trong nước và quốc tế, hỗ trợ đồng bào những vùng khó khăn, các đối tượng chính sách, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân, người lao động xuất sắc. 

2. Tình hình thông tin trên báo chí: 

a. Ưu điểm: 

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng có thể nói báo chí đã làm tốt vai trò, trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân, với những kết quả đáng ghi nhận: 

- Trong năm qua, báo chí trong cả nước đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. 

- Thông tin trên báo chí in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng, với hình thức phong phú, đa dạng về những sự kiện trọng đại của đất nước như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và công tác triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống; Bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Kỳ họp thứ nhất và thứ hai Quốc hội khóa XIII; Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và năm Thanh Niên 2011 v,v... 

Hiện nay, báo chí đang tập trung tuyên truyền việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong cả nước, tạo được lòng tin, thu hút sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân đối với Nghị quyết quan trọng này. 

- Báo chí phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tuyên truyền các giải pháp điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Báo chí cũng đã tập trung phản ánh một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tài chính tiền tệ, giá cả thị trường, quản lý và sử dụng đất đai, xuất khẩu hàng hóa, xóa đói giảm nghèo... 

Bên cạnh đó, những vấn đề nóng của nền kinh tế được cả xã hội quan tâm như sự phá sản của nhiều doanh nghiệp; nợ thuế và nợ ngân hàng của các đơn vị kinh tế tư nhân được báo chí phản ánh với thái độ khách quan, thận trọng, không gây bức xúc trong xã hội. Báo chí cũng đã đưa ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn đánh giá, dự báo trên tinh thần khách quan, xây dựng, góp phần xử lý những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống. 

- Báo chí đã bám sát tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Hàng trăm bài viết về chủ đề biển đảo đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thể hiện ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

- Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dân chủ xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực xã hội khác, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. 

- Tuyên truyền có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc. 

- Báo chí đã làm tốt việc đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Thông tin trên báo chí đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nhân dân ta với bạn bè quốc tế và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài. 

- Đối với các vụ việc nhạy cảm, phức tạp, báo chí đã thể hiện sự chấp hành đúng các quy định của pháp luật; sự chỉ đạo và cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng, tạo được những thông tin chính xác, kịp thời góp phần ổn định dư luận xã hội. 

b. Khuyết điểm: 

Trong thời gian qua công tác báo chí đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị xã hội, xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Tuy nhiên, cũng nghiêm khắc nhận thấy rằng một số thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí là những khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài trong hoạt động báo chí chậm được khắc phục đang đặt ra cho chúng ta những suy nghĩ về trách nhiệm của những người làm báo, quản lý báo chí đối với sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 

- Thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép. Đây là khuyết điểm lớn nhất, kéo dài nhất, trong đó trách nhiệm trước hết là cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và cũng phải nói đến sự thiếu kiên quyết của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Tình trạng báo của ngành này, địa phương này nhưng lại đưa thông tin nhiều về ngành khác, địa phương khác, mà lại chủ yếu là các vấn đề tiêu cực, thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng, làm cho báo chí thiếu bản sắc, trùng lặp thông tin, thiếu tính định hướng của tờ báo đã gây nên sự bức xúc trong nhiều năm. 

Vi phạm này cần phải được các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí rà soát xử lý và có biện pháp chấn chỉnh một cách kiên quyết. Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra thời gian thích hợp để cơ quan báo chí khắc phục. Nếu không thực hiện nghiêm quy định giấy phép cần xem xét để thu hồi giấy phép hoạt động. 

- Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, không phù hợp định hướng thông tin. Đây là dạng sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội, là kẽ hở để báo chí nước ngoài, các trang tin điện tử của các thế lực chống đối lợi dụng để xuyên tạc. 
Khuyết điểm này trước hết thuộc về người đứng đầu, Ban biên tập và người biên tập. Qua xem xét các vi phạm trong năm qua có thể nhận thấy những vi phạm trong quy trình biên tập, duyệt bài là rất nghiêm trọng dẫn đến những sai phạm có tác động xấu đến dư luận xã hội. 

- Thông tin bịa đặt hoàn toàn đã diễn ra ở một số tờ báo. Như bịa đặt bài phỏng vấn khi không phỏng vấn. Từ tin đồn, tin từ mạng xã hội không được kiểm chứng biến thành tin chính thức trên báo chí. 

- Thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu hoặc xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, nhân phẩm của công dân. Dạng sai phạm này tuy được thường xuyên nhắc nhở, xử lý nhưng vẫn tiếp tục xảy ra ở một số cơ quan báo chí của tất cả các loại hình báo chí. 

- Có bài báo, tờ báo thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách quan, mang tính một chiều. Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin “nương nhẹ” về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp. 

- Thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam vẫn còn khá phổ biến trên các trang báo mạng và nhiều trang thông tin điện tử. Đặc biệt trên các báo điện tử có quá nhiều hình ảnh phụ nữ hở hang bị dư luận phản ứng gay gắt. 

- Một số vụ án, lúc đầu báo chí đưa tin chuẩn xác nhưng một số tờ báo, trang tin điện tử khai thác, suy diễn quá nhiều theo hướng khác nhau dẫn đến sai lệch bản chất vụ việc, vi phạm pháp luật. 

- Tình trạng từ thông tin sai của một tờ báo, nhiều báo khác không kiểm chứng đã đưa lại, thậm chí suy diễn thêm nên từ một tin sai trên một báo, thành nhiều tin sai trên nhiều báo. 

- Nhiều thông tin thiếu thẩm mỹ, vô bổ, có lúc còn mang tính săm soi, lại được các phóng viên, các báo khai thác quá nhiều như tin, ảnh về đời tư, những hớ hênh của nghệ sỹ, người mẫu trong và ngoài nước. 

- Tình trạng sai về văn phạm, chính tả diễn ra khá phổ biến ở nhiều báo điện tử; phát âm tiếng Việt thiếu chuẩn mực, đọc sai, đọc vấp ở một số phát thanh viên làm mất đi sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt, vi phạm quy định của Luật Báo chí. 

- Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là các chương trình liên kết không được kiểm tra, thẩm định đưa lên những hình ảnh, lời nói phản cảm, gây bất bình trong dư luận xã hội. 

- Tình trạng đưa tin quá nhiều về các vụ án, vụ việc tiêu cực trên một số báo, trang báo, miêu tả quá tỉ mỉ, chi tiết các hành vi tội ác, gây cảm giác nặng nề, u ám trong đời sống xã hội có xu hướng không giảm. Có những vụ việc bình thường xảy ra ở một địa phương nhưng báo chí cả nước đồng loạt đưa tin với mức độ như nhau, không phân biệt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích khác nhau, có khi dồn dập hàng trăm tin, bài tạo ra cảm giác vụ việc quá khủng khiếp gây nên tâm lý hoang mang trong xã hội. 

- Một số nhà báo còn lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí dọa dẫm, sách nhiễu địa phương, doanh nghiệp để vụ lợi, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy trình tác nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật bị xử lý. 

c. Nguyên nhân hạn chế 

- Trong bối cảnh kinh tế báo chí có nhiều khó khăn, vì chạy theo lợi nhuận không ít cơ quan báo chí coi nhẹ tính định hướng, giáo dục của báo chí, vi phạm các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng báo chí. 

- Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền còn bị buông lỏng, có nơi còn khoán trắng cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định trong việc liên kết, một số nội dung trên báo chí bị thao túng, dẫn đến sai phạm. Xử lý không nghiêm, thậm chí bao biện cho sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền. 

- Trình độ nhận thức và độ nhạy cảm chính trị của một bộ phận phóng viên, biên tập viên còn những hạn chế nhất định. Không ít trường hợp phóng viên có những bài viết tự nhiên chủ nghĩa, thể hiện sự non kém về nhận thức chính trị nhưng ban biên tập vẫn duyệt cho đăng. 

- Việc cung cấp thông tin cho báo chí còn có những hạn chế nhất định. Một số cơ quan hành chính nhà nước hiểu về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chưa đầy đủ nên đã gây khó khăn cho phóng viên khi tác nghiệp. Cũng nhiều trường hợp thông tin cung cấp cho báo chí không đầy đủ, thiếu sự định hướng, thậm chí có trường hợp cung cấp thông tin sai lệch dẫn đến việc thông tin báo chí không chính xác, tác động xấu trong xã hội. 

- Một số cơ quan, tổ chức khi có vụ việc bị báo chí nêu chưa tiếp thu, xử lý thông tin nghiêm túc, thậm chí có trường hợp còn có những phát ngôn, hành động làm nóng hơn thông tin báo chí, tạo bức xúc trong dư luận xã hội. 

- Quy trình làm báo bị buông lỏng ở nhiều cơ quan báo chí. Thậm chí nhiều bài báo không được biên tập cũng được đăng phát. 

- Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thiếu kiên quyết trong quản lý và xử lý đối với báo chí bị sai phạm. Hình thức xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời. 

- Ý thức chấp hành kỷ luật về thông tin chưa nghiêm. Một số trường hợp tìm mọi lý do để không thực hiện các quy định kỷ luật thông tin. 

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ: 

1. Một số kết quả chủ yếu: 

a. Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin trên báo chí 

Ưu điểm nổi bật trong mặt công tác này đó là việc tổ chức và quản lý thông tin báo chí đã giúp cho cơ quan báo chí chủ động trong công tác tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả với những tiêu cực, phản ánh sinh động, khách quan hiện thực của cuộc sống, đồng thời hạn chế thông tin báo chí có tác động tiêu cực trong xã hội. Cụ thể là: 

- Chủ động xây dựng các đề án tuyên truyền đối với các sự kiện lớn, sự kiện quan trọng. 

- Đã định hướng các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực hưởng ứng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 

- Đã cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí thông tin theo định hướng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, mục tiêu lớn của Chính phủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. 

- Các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời phối hợp với cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cung cấp và định hướng thông tin kịp thời liên quan nhiều lĩnh vực và những vấn đề quan trọng, đặc biệt là các sự kiện và vụ việc phức tạp, nhạy cảm; kịp thời cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí tham gia tích cực vào công tác đấu tranh vạch trần các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. 

Trong năm 2011, tại giao ban báo chí hàng tuần ở trung ương đã có hơn 50 lượt các bộ, ngành, địa phương đến cung cấp thông tin cho báo chí. Phần lớn các cuộc cung cấp thông tin đều đáp ứng được những vấn đề báo chí quan tâm. 

b. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí 

Để khắc phục, chấn chỉnh tình trạng nhiều ấn phẩm trùng lặp về nội dung thông tin, hiệu quả thông tin thấp cũng như việc đầu tư xây dựng đài phát thanh- truyền hình ở nhiều tỉnh và thành phố còn phân tán, lãng phí , Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trình xin ý kiến Ban cán sự Chính phủ về phương án Quy hoạch báo chí đến năm 2020 ( gồm cả báo chí in và phát thanh truyền hình); xây dựng Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

c. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí 

Có thể nói, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là công tác được tập trung thực hiện hết sức khẩn trương. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng mới hoặc rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn như: 

Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền. 

Thông tư liên tịch số 34/2011/TTLT-BTTTT-BNG ngày 24/11/2011 về việc Hướng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 

Các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định 61 về chế độ nhuận bút cho phù hợp với thực tiễn; sửa đổi, bổ sung Quyết định 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí… 

d. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí 

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ những người làm báo vừa tinh thông về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh với phương pháp và công nghệ làm báo hiện đại, vừa am tường pháp luật về báo chí hiện hành, trong năm qua Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức trong nước triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, các lớp đào tạo kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên. 

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương cũng đã tổ thi nâng ngạch cho hơn 300 phóng viên, biên tập viên lên phóng viên chính, biên tập viên chính. 

đ. Công tác hợp tác quốc tế và tăng cường thông tin đối ngoại trong lĩnh vực báo chí: 

Bên cạnh việc trao đổi các đoàn báo chí với Lào và Campuchia, chúng ta đã mời và tổ chức đón gần 100 nhà báo quốc tế đến Việt Nam thăm, viết bài, làm phim truyền hình, đồng thời cũng cử nhiều đoàn nhà báo, cán bộ quản lý báo chí của Việt Nam sang tham dự các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn hoặc khảo sát tình hình báo chí của các nước như Trung Quốc, Nga, Thụy Điển, Brazil, Đan Mạch, Na Uy, Latvia, Cộng hòa Séc... 

Hiện tại Việt Nam có 109 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 71 kênh chương trình phát thanh quảng bá. Nhiều chương trình phát thanh truyền hình quốc gia và một số chương trình phát thanh truyền hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại. 

Chính phủ đã đầu tư để triển khai dịch vụ truyền hình đối ngoại đa phương tiện, nhằm tăng cường đưa thông tin của Việt Nam đến bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế; đã xuất bản trang thông tin điện tử đối ngoại với tên miền Vietnam.vn, xuất bản bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Trung, đưa thông tin toàn cảnh Việt Nam và dư luận thế giới về Việt Nam. 

e. Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí: 

Trong năm 2011, các đơn vị chức năng của Ban, Bộ, Hội đã phát hiện nhiều sai phạm trong thông tin báo chí. Riêng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận và xử lý trên 300 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hơn 100 vụ việc được đăng phát trên báo chí. 

- Đối với báo in, báo điện tử: xử lý tổng số 51 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 41 trường hợp với tổng số tiền 343 triệu đồng, cảnh cáo: 01, nhắc nhở: 09. Cụ thể: 18 trường hợp thông tin sai sự thật; 04 trường hợp rút tít không phù hợp với nội dung; 05 trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép; 04 trường hợp đăng phát bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền Việt Nam; 13 trường hợp vi phạm quảng cáo. 

- Đối với phát thanh, truyền hình: xử lý tổng số 15 trường hợp, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 10 trường hợp với tổng số tiền 126 triệu đồng, nhắc nhở 05 trường hợp. Cụ thể: 03 trường hợp thông tin sai sự thật; 05 trường hợp đăng bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền Việt Nam; 05 trường hợp vi phạm quảng cáo; 02 trường hợp thực hiện không đúng quy định giấy phép. 

Cũng trong năm 2011, đã có 09 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí bị cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí xử lý kỷ luật vì liên quan đến việc viết và biên tập bài báo có nội dung thông tin sai sự thật; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; quản lý yếu kém, vi phạm quy định về quản lý tài chính. Đã có 6 trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo. Có nhà báo bị truy tố trước pháp luật. 

g. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí: 

Bên cạnh việc chấn chỉnh, uốn nắn, phê phán những khuyết điểm, lệch lạc, trong giao ban báo chí hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam đã kịp thời biểu dương các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những cơ quan báo chí có bài viết hay về gương người tốt, việc tốt, những bài viết cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, những bài viết hiệu quả trong đấu tranh với các luận điệu sai trái. 

Chỉ riêng năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tặng cờ thi đua của Bộ cho 12 tập thể, bằng khen của Bộ trưởng cho 40 tập thể và 130 cá nhân, tặng trướng lưu niệm cho 10 tập thể, hiệp y khen thưởng cấp nhà nước cho hàng trăm cơ quan báo chí và phóng viên, biên tập viên từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đến việc tặng các hạng huân chương. 

Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đang ngày càng đi vào nề nếp. 

Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí năm 2011. Đặc biệt là việc tổng kết và trao giải thưởng báo chí Quốc gia nhân dịp Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6 năm 2011 đã có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống báo chí nước nhà và là cơ sở để tổ chức các giải báo chí quốc gia tiếp theo đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. 

h. Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng: 

- Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí ở Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, định hướng báo chí, tổ chức đều đặn và có chất lượng các cuộc giao ban định kỳ hàng tuần, kịp thời chỉ đạo và định hướng thông tin trên báo chí, đặc biệt là về các sự kiện lớn, quan trọng. 

- Bộ Ngoại giao thường xuyên cung cấp thông tin, định hướng thông tin các vấn đề quốc tế và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. 

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước chủ động phối hợp chỉ đạo các vấn đề thông tin nhạy cảm, phức tạp, nhất là đối với các vấn đề tài chính, tiền tệ, giá cả, nhân quyền, tôn giáo, an ninh, quốc phòng; phối hợp xử lý các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động báo chí và thông tin trên báo chí. 

- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các bộ ngành khác vừa trực tiếp, vừa phối hợp có hiệu quả trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, văn bản pháp luật và các chế độ chính sách đối với hoạt động báo chí. 

- Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam các cấp có nhiều chuyển biến tốt, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức giao ban báo chí hàng tuần; xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật cho hoạt động báo chí; bảo vệ nhà báo; tổ chức tốt giải báo chí quốc gia hàng năm; các cuộc thi lớn về báo chí, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên; khen thưởng và phát triển hội viên; tổ chức các hoạt động văn thể của Hội. 

- Các tỉnh, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ban Tuyên giáo , Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương đã thực hiện việc phối hợp trong chỉ đạo và quản lý báo chí ngày càng nề nếp hơn. Công tác giao ban, nhận xét, đánh giá, định hướng thông tin cho báo chí ngày càng hiệu quả. Một số Sở làm tốt công tác báo cáo định kỳ; tăng cường xử lý vi phạm của cơ quan báo chí thuộc trách nhiệm quản lý. 

i. Sự quản lý của các cơ quan chủ quản báo chí: 

Trong năm qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chỉ đạo trực tiếp đối với cơ quan chủ quản. Nhiều cuộc họp đột xuất khi có các vấn đề quan trọng đã được tổ chức. Đa số các cơ quan chủ quản báo chí, nhất là các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các Bộ và Ủy ban Nhân dân các tỉnh đã cử người trực tiếp phụ trách công tác báo chí; thường xuyên chỉ đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động và thông tin trên báo chí thuộc quyền. Trong bối cảnh hoạt động báo chí có nhiều khó khăn, nhiều cơ quan chủ quản đã chủ động tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, biên chế, đào tạo lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên...nên đã giúp cho cơ quan báo chí ổn định về nhân sự, tài chính, thông tin đúng tôn chỉ, mục đích, đóng góp chung vào sự phát triển của ngành, của địa phương. 

Tuy vậy, không ít cơ quan chủ quản, nhất là cơ quan chủ quản báo chí của một số Hội nghề nghiệp còn buông lỏng, thậm chí không chỉ đạo quản lý đối với cơ quan báo chí thuộc quyền, phó mặc cho lãnh đạo cơ quan báo chí; không chịu trách nhiệm, không xử lý khi báo chí có sai phạm, không giúp cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn mà còn yêu cầu cơ quan báo chí đóng góp kinh phí hoạt động, thậm chí có cơ quan chủ quản còn lệ thuộc vào kinh phí cơ quan báo chí, số ít không bổ nhiệm đúng người đứng đầu cơ quan báo, thậm chí có cơ quan báo chí còn xin ngừng hoạt động do nội bộ cơ quan chủ quản mất đoàn kết nội bộ. 

2. Những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo báo chí: 

Trước hết phải nghiêm khắc nhìn nhận những hạn chế, tồn tại trong hoạt động báo chí có phần trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, đó là: 

- Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin đôi lúc còn chưa chủ động, chạy theo sự vụ. 

- Tổ chức, cán bộ chuyên trách về quản lý báo chí ở một số đơn vị vẫn còn thiếu và yếu nên rất khó nắm bắt tình hình và đề xuất xử lý, giải quyết công việc. 

- Vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát huy đầy đủ, còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. 

- Việc xử lý các sai phạm về nội dung thông tin, nhất là trên một số báo, đài ở địa phương còn chưa thật nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể nang, tránh né. Một số địa phương còn buông lỏng quản lý đối với hoạt động của các đài phát thanh-truyền hình. 

- Một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc quy định của Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không đúng quy trình, không đúng quy định pháp luật, quy định của Đảng như không thỏa thuận với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, kể cả việc bổ nhiệm ở một số cơ quan báo chí lớn dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý không được phát huy. 

- Lĩnh vực quảng cáo, sở hữu trí tuệ còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành và chưa được phân định rõ ràng, làm hạn chế công tác quản lý, xử lý vi phạm. 

3. Nguyên nhân: 

Các tồn tại trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan: 

Nguyên nhân khách quan: 

- Bối cảnh trong và ngoài nước có diễn biến phức tạp, nhiều sự kiện diễn ra nhanh, thông tin nhiều chiều nhiễu loạn dẫn đến tình trạng khó dự đoán đúng bản chất vụ việc. Trong khi thông tin của các cá nhân, tổ chức khái thác trên mạng thông tin khá dễ dãi và nhanh chóng. 

- Cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn phát triển. 

- Ngoài ra, tốc độ phát triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ đạo, quản lý có lúc thiếu thông tin nên chỉ đạo chưa kịp thời, chưa sát với thực tế tình hình. 

Nguyên nhân chủ quan: 

- Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động trong lĩnh vực báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chưa được coi trọng. 

- Điều kiện làm việc của cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương còn gặp nhiều khó khăn. 

- Một số thiếu sót còn do thiếu trách nhiệm, yếu về năng lực và quá tải trong giải quyết công việc. 

- Sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản trong quản lý báo chí có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quả thấp. 

- Bộ máy quản lý báo chí thiếu ổn định, việc chỉ đạo thông tin còn thiếu thống nhất, không tập trung đầu mối nên nhiều khi còn gây khó khăn lúng túng cho báo chí. 

- Cơ quan chủ quản chưa làm hết trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. 

- Một số cơ quan chức năng không chủ động, kịp thời cung cấp thông cho báo chí dẫn đến tình trạng báo chí tự tìm kiếm thông tin nên có khi thiếu sự chính xác do không có thông tin chính thống. 

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRONG NĂM 2012. 

Báo chí tập trung tuyên truyền có hiệu quả việc quán triệt và triển khai thực hiện đưa nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào cuộc sống. Báo chí cần thông tin những địa phương, đơn vị có cách làm hay, có các chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thực hiện nghị quyết. 

- Quán triệt và tuyên truyền tốt các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với tuyên truyền Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 2 về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 

Báo chí căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác sự đồng tình, hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết. Đề cao tinh thần trách nhiệm trong phê bình, tự phê bình, tính tiên phong gương mẫu, tính chiến đấu, nói đi đôi với làm, kiên quyết, hiệu quả, thiết thực. 

- Tuyên truyền các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 

- Tuyên truyền về nhiệm vụ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cơ quan báo chí phải xây dựng kế hoạch, thường xuyên có các chuyên đề, chuyên mục về lĩnh vực này theo các nội dung, định hướng mà Chính phủ đã đề ra. 

- Có kế hoạch tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của đất nước trong năm 2012 theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. 

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các vấn đề phức tạp, nhạy cảm theo Quy chế của Ban Bí thư. Tuyên truyền có hiệu quả các vấn đề về chủ quyền biển, đảo, về quan hệ quốc tế bảo đảm độc lập chủ quyền đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

- Tuyên truyền nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng chống tham nhũng. 

- Báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới. 

- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

- Tập trung khắc phục các khuyết điểm, hạn chế trong hoạt động báo chí, trong chỉ đạo và quản lý báo chí đã nêu ở phần trên. 

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động báo chí. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, công tác quy hoạch báo chí, bảo đảm để báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng và có hiệu quả. 

- Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần, quản lý tốt nội dung thông tin, kỷ luật thông tin trong giao ban báo chí, để giao ban báo chí thực sự là công tác quản lý cung cấp thông tin để chỉ đạo hoạt động báo chí. 

- Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và nhà báo. 

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí cần phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí. Đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác và luôn ở thế chủ động. Đề cao trách nhiệm chỉ đạo và quản lý báo chí của các cơ quan chủ quản báo chí. 

- Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, để kịp thời chấn chỉnh những khuyết điểm, thiếu sót, bổ sung sửa đổi các quy định ngày càng hoàn chỉnh hơn. 
- Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các cơ quan báo chí vi phạm nhiều lần chậm khắc phục, không đủ các điều kiện hoạt động, không thực hiện đúng giấy phép hoạt động. Có thời hạn cụ thể để các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí thực hiện. Nếu không có sự chuyển biến, các cơ quan quản lý tạm đình chỉ hoạt động của cơ quan báo chí để chấn chỉnh./.


Luật sư bảo vệ ông Đoàn Văn Vươn khiếu nại (TP).  - Khi cái sai đông đảo và “thống nhất” tại địa phương (SK&ĐS).  – Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng   –   (BBC). 

53% người Việt xem báo chí 'có tự do'

 29 tháng 3, 2012 Số lượng người dùng internet ở Việt Nam ngày càng tăng
Hơn một nửa người Việt được hỏi trong một khảo sát cho rằng truyền thông ở Việt Nam hưởng nhiều tự do.
Bấm Khảo sát của Viện Gallup, Hoa Kỳ, tiến hành với 1000 người Việt cho biết 53% đồng ý có tự do báo chí, 12% không đồng ý, và 35% không biết (hoặc từ chối trả lời).

Dựa trên kết quả này, Việt Nam xếp thứ 100 trong bảng khảo sát với người dân ở 133 nước và khu vực để thăm dò cảm nhận của họ về tự do truyền thông trong nước mình.
Phóng viên Không Biên giới năm ngoái xếp Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia.
Trog thăm dò của Gallup, xếp thứ nhất là Phần Lan (97% nói có), tiếp theo là Hà Lan, Úc, Ghana, Đức, Thụy Điển, Canada, Anh, New Zealand, và Ireland xếp thứ 10.
Cũng theo khảo sát, Campuchia xếp thứ 12 - cao nhất ở Đông Nam Á - tiếp theo là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Lào.
Không có tên Miến Điện, có thể vì Gallup không làm thăm dò với người dân ở đây.
Khảo sát của Gallup cho biết cảm nhận của người dân nói chung tương đồng với đánh giá của các chuyên gia, ví dụ các bảng xếp hạng của Phóng viên Không Biên giới hay Freedom House.
Nhưng, cũng theo báo cáo, ý kiến ở nhiều nước lại cho thấy người dân ở đó xếp tự do báo chí cao hơn so với đánh giá bên ngoài.
89% người được hỏi ở Campuchia xem truyền thông nước mình là tự do, mặc dù Freedom House năm 2011 xếp báo chí Campuchia vào hạng không tự do.
Tương tự, 85% người ở Hong Kong thỏa mãn với báo chí ở đây, trong khi Freedom House xem truyền thông Hong Kong chỉ "một phần tự do".
Trung Quốc xếp thứ 89, cao hơn Singapore ở hạng 96 trong thăm dò của Gallup, mặc dù Phóng viên Không Biên giới lại xếp Singapore đứng thứ 135, còn Trung Quốc xếp thứ 174 trên 179 quốc gia.
Theo Gallup, chỉ có 59% người Hàn Quốc xem báo chí ở đây tự do, khiến nước này đứng thứ 87. Trong khi đó, Hàn Quốc lại được Phóng viên Không Biên giới xếp thứ 44 trên 179 nước.
Gallup làm thăm dò với người dân tuổi từ 15 trở lên ở 133 nước từ tháng Hai đến tháng 12 năm 2011.
Nhân quyền hay dân quyền?  -
Cuộc biểu tình vì nhân quyền Việt Nam trước ngày phái đoàn vào Toà Bạch Ốc 7/2
Thỉnh nguyện thư của cộng đồng Mỹ gốc Việt về nhân quyền cho Việt Nam đệ nạp lên Tổng thống Barack Obama qua mạng của Tòa Nhà Trắng ngày 7/2 bắt đầu bằng câu "Chúng tôi thỉnh nguyện chính phủ Obama ngưng mở rộng thương mại với Việt Nam, hi sinh nhân quyền".
Đề nghị được nêu ra ở ba dòng cuối cùng:
"Chúng tôi thỉnh cầu tổng thống sử dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) và Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ quát (Generalized System of Preferences - GSP) để buộc chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do lập tức và vô điều kiện cho những nhà hoạt động nhân quyền đang bị bắt giữ hoặc giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam. Bày tỏ cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ đặt tự do trên hết."
Vậy Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương và Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ quát là gì và chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho cuộc tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam hay không?
Hiệp định và Hệ thống thuế
Hiệp Định TPP đặc biệt nhấn mạnh đến những lãnh vực sau đây: (a) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (b) xuất xứ hàng hóa; (c) chính sách cạnh tranh; (d) bảo vệ quyền lao động; (e) hạn chế khu vực xí nghiệp quốc doanh; (f) bảo vệ môi sinh ; (g) bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ; (h) yểm trợ doanh thương vừa và nhỏ; (i) mở rộng tiếp cận thị trường; (j) bảo đảm công nghệ thông tin tự do.
Các điểm về bảo vệ quyền lao động, hạn chế khu vực xí nghiệp quốc doanh, mở rộng tiếp cận thị trường, và bảo đảm công nghệ thông tin tự do chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam cải tổ kinh tế.
Riêng điều kiện về bảo vệ quyền lao động, Việt Nam sẽ phải cho công nhân thành lập công đoàn độc lập, có quyền đình công và quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Quyền lao động là một phần của nhân quyền.
Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam chấp thuận điều kiện này, công nhân Việt Nam và những người tranh đấu cho nhân quyền nói chung sẽ thắng một trận lớn.
Thực hiện năm 1976, Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát cho phép sản phẩm từ các quốc gia đang phát triển này được nhập cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Tính đến đầu năm 2012, 129 nước đã gia nhập chương trình GSP và 4.800 loại hàng được xuất cảng sang Hoa Kỳ, chiếm 1/3 hàng nhập cảng vào Mỹ.
Những nước đang phát triển phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau để được nhận GPS:
  • Mức độ phát triển kinh tế, kể cả tổng sản phẩm quốc gia trung bình đầu người (per capita GNP), mức sống của người dân và những yếu tố kinh tế khác mà Hoa Kỳ xét thấy thích hợp.
  • Cho sản phẩm của Hoa Kỳ tiếp cận thị trường một cách quân bình và hợp lý và sản phẩm thô như khoáng sản, cao su, bông gòn, trà, cà phê…
  • Bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
  • Làm giảm bớt những hàng rào ngăn cấm tự do thương mại, đặc biệt về khu vực dịch vụ.
  • Không phải là nước cộng sản, ngoại trừ nước này có liên hệ thương mại bình thường với Hoa Kỳ; là hội viên của Tổ Chức Mậu dịch Thế giới (WTO); hội viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF); và không bị chỉ đạo bởi cộng sản quốc tế.
Trong số đó, Việt Nam có chừng 1.000 loại sản phẩm hội đủ tiêu chuẩn để được nhập cảng vào Mỹ như đồ sứ, sản phẩm điện tử (không nhạy cảm), đồ gỗ, kim loại quý, nữ trang giả, rổ rá, bao tải, túi, xắc tay..
Để nhận GSP, quốc gia xuất khẩu phải bảo vệ đầy đủ quyền lao động được quốc tế công nhận trên năm lãnh vực: quyền lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, cấm cưỡng bách lao động, ấn định tuổi tối thiểu của trẻ em có thể đi làm và cấm những hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em, và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, và an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ.
Yêu cầu liên tục
Chính phủ Việt Nam đã chính thức gửi văn thư cho chính phủ Hoa Kỳ để xin được hưởng quy chế GSP vào tháng 5-2008. Trong dịp thăm viếng Hoa Kỳ hồi tháng 6-2008, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập vấn đề này trong thông cáo chung của hai nước Việt - Mỹ.
Vào thời điểm đó, Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam tức Committee to ProtectVietnameseWorkers, (CPVW-USA), một thành viên của Liên Minh Chống Nô Lệ Mới ở Á châu, Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia (CAMSA), đã trình bày với Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ rằng, trên nguyên tắc cơ quan này ủng hộ việc Việc Nam xin gia nhập GSP vì chương trình này sẽ giúp nông dân và công nhân Việt Nam bán sản phẩm sang Hoa Kỳ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên CPVW-USA xác định rằng Việt Nam chưa đủ điều kiện để gia nhập GSP. Mặc dù CSVN được rất nhiều công ty lớn của Mỹ ủng hộ, cho tới ngày hôm nay, Hoa Kỳ chưa chấp nhận cho Việt Nam được hưởng quy chế GSP
Vào đầu năm nay, trong chuyến viếng thăm Việt Nam của một phái đoàn gồm bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa đã yêu cầu Hoa Kỳ cho Việt Nam hưởng quy chế GSP.
Như nêu trên, Hà Nội hội đủ mọi điều kiện ngoại trừ quyền lao động nhưng bị coi là vi phạm là quyền lập hội, quyền tụ tập, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, lao động trẻ em và điều kiện làm việc và lương bổng.
Quyền của công nhân
Công dân không có quyền tụ tập tại Việt Nam. Nếu tụ tập từ năm người trở lên đều phải xin phép chính quyền địa phương (Điều 5.2 của Nghị Định 38/2005/NĐ-CP về trật tự công cộng, ký ngày 18-3-2005).
Thông tư của Bộ Công An số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 giải thích rõ hơn về hoạt động tập trung từ năm người ở nơi công cộng bị chi phối bởi Nghị Định 38/2005/NĐ-CP.
Người lao động Việt Nam không có quyển tổ chức và thương lượng tập thể và đình công bột phát không do cá nhân, nhóm, hay chính phủ chính thức tổ chức nên sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.
Theo luật, bất cứ một cuộc đình công nào đều phải có sự chấp thuận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chính quyền địa phương theo một thủ tục kéo dài và rườm rà.
Thực tế cho thấy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa bao giờ khởi xướng, tổ chức, hoặc cho phép bất cứ một cuộc đình công nào. Do đó tất cả các cuộc đình công tại Việt Nam được xem là bất hợp pháp.
Gần đây, chính quyền ban hành thêm một nghị định có tính cách chống người lao động bằng cách buộc người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhân.
Luật Việt Nam đòi hỏi rằng tuổi tối thiểu để làm việc là 18. Trẻ em trong lứa tuổi 15-18 có thể được tuyển vào làm việc, nếu chủ công ty có giấy phép của cha mẹ và Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội nhưng bộ này không có phương tiện để có thể cưỡng bách việc thi hành luật. Do đó tình trạng lao động trẻ em vẫn tiếp diễn ở Việt Nam.

Muốn nhận quy chế GSP, Việt Nam phải cho công nhân hưởng các quyền bình thường như lập nghiệp đoàn
Theo Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trẻ em Việt Nam bị buôn bán ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là Campuchia, để khai thác tình dục. Việc buôn trẻ em ở trong nước bao gồm cả những trường hợp trẻ em bị bắt làm nghề ăn mày và bán hoa, đặc biệt ở Sài Gòn và Hà Nội. Một số trẻ em khác lại bị buôn ngược lại từ Campuchia và đưa vào Sài Gòn.
Luật Lao Động Việt Nam cam kết bảo vệ người lao động như bất cứ một quốc gia phát triển nào. Tuy nhiên, trên thực tế, phần đông công nhân Việt Nam phải chịu thiệt thòi một cách đáng kể vì tiền lương thấp, ngày làm việc dài, không trả lương giờ phụ trội, điều kiện làm việc thiếu an toàn về sức khỏe, không bảo hiểm và không tiền hưu trí.
Thuế – Thương mại - Nhân quyền
Về quyền lao động, Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương và Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát không khác nhau một nhưng có sự khác biệt quan trọng giữa chúng
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan phổ quát (GSP) - là một công cụ hoàn toàn nằm trong tay Hoa Kỳ và Việt Nam ở vào vị trí xin - cho.
Còn Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương là một tổ chức đa quốc gia và Việt Nam và Hoa Kỳ còn ở trong giai đoạn thương thuyết để Việt Nam gia nhập.
Tuy là một nước lớn và đóng một vai trò quan trọng trong Hiệp định, Hoa Kỳ không phải là quốc gia chủ nhân của nó.
Giới chức Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã cản trở hai quốc gia tiến xa hơn nữa trong quan hệ ngoại giao và hợp tác chiến lược.
Trong dịp viếng thăm Việt Nam hồi tháng 10-2010, ngoại trưởng Hillary Clinton đã bày tỏ mối lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Bà tuyên bố với báo chí tại Hà Nội rằng "Với một dân tộc đặc biệt và năng động, Việt Nam đang trở thành một quốc gia vĩ đại với một tiềm năng vô giới hạn. Và đó cũng nằm trong những lý do khiến chúng tôi phải bày tỏ sự quan tâm về việc bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, tấn công những nhóm tôn giáo, và hạn chế tự do Internet."

Chuyến thăm Việt Nam của bốn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ trong tháng 1 có tính bước ngoặt
Vào đầu năm nay, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, thượng nghị sĩ John McCain, đáp lại lời yêu cầu của Việt Nam muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, đã tuyên bố rằng "có một số hệ thống võ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi và chúng tôi muốn chuyển giao những võ khí này cho họ, nhưng điều này sẽ không xảy ra ngoại trừ Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của họ".
Việt Nam rất muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương vì các nước trong khối sẽ là một thị trường lớn cho hàng hóa của Việt Nam. Một khi đã thỏa mãn những tiêu chuẩn cao để gia nhập, Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư của khối và những quốc gia khác.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp Việt Nam độc lập hơn với Trung Quốc về phương diện kinh tế vì Trung Quốc sẽ khó thỏa mãn những điều kiện để vào tổ chức này.
Nếu cần Hoa Kỳ có thể đòi hỏi thêm điều kiện về nhân quyền để gạt hẳn Trung Quốc ra ngoài.
Mặt khác, Quy chế Ưu đãi Thuế phổ quát hoàn toàn có lợi cho Việt Nam vì nếu được hưởng Việt Nam có thể gia tăng số lượng và trị giá hàng xuất khẩu qua thị trường Hoa Kỳ mà không phải trả thuế nhập cảng.
Nhưng TPP và GSP cũng sẽ là hai cơ hội lớn để Hoa Kỳ áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Việt Nam thường làm ngơ hoặc bác bỏ những lời chỉ trích vi phạm nhân quyền của các cơ quan nhân quyền quốc tế và những quốc gia văn minh trên thế giới. Tuy nhiên đối với hai TPP và GSP, với chủ trương rõ ràng của Hoa Kỳ khiến chính quyền cộng sản Việt Nam khó có thể làm ngơ được.
Trong hơn 10 năm vừa qua, cứ hai năm toàn bộ Hạ Viện được bầu lại, Hoa Kỳ lại có một quốc hội mới, cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại vận động để Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua tổ chức lập pháp này, nhưng chưa bao giờ thành công.
Chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á không cho phép Hoa Kỳ mạnh tay với Việt Nam về nhân quyền. Do đó, ta không thấy một dấu hiệu nào khiến cho dự luật này có nhiều may mắn hơn đối với Quốc Hội thứ 112 hiện nay.
Đâu là mục tiêu khả thi của chúng ta? Về phương diện chiến thuật, dự luật nhân quyền chỉ là một cái bóng. Nhưng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương và Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ quát mới thực sự là mục tiêu có thực.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải ở Washington D.C. Hoa Kỳ. Bản dài hơn 'Vận động Nhân quyền, đâu là mục tiêu khả thi?' đã được đăng tải trên một số trang mạng tiếng Việt ở nước ngoài.-



-Xin hãy bớt lý luận suông-tamnhin.net-- - Chúng ta được dạy bảo rất nhiều về vấn đề bình đẳng, đặc biệt là bình đẳng về pháp luật. Nào là “Thượng tôn pháp luật”, nào là “Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng”, nào là “Không có vùng cấm trong thực thi pháp luật ” v.v… Nhưng thực tế thế nào? Xin hãy chỉ xem xét hai vụ việc sau:
Biệt thự công 12 Nguyễn Chế Nghĩa
Thứ nhất: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng Hải Phòng – Tạm gọi là “Thu hồi đất đai của Dân”: Chính quyền cấp Xã, Huyện và Thành phố đã kiên quyết (dùng cả công an, bộ đội, dân phòng…), khẩn cấp, kịp thời bất kể đạo lý (triển khai ở thời điểm giáp Tết cổ truyền dân tộc), đồng lòng, đồng chí (từ cấp Xã, Huyện đến cấp Thành phố…) và bạo liệt (phá nhà, phá thành quả lao động của các “đối tượng”).Thứ hai: Vụ thu hồi nhà (biệt thự) số 12 Nguyễn Chế Nghĩa Hà Nội – Tạm gọi là “thu hồi nhà Quan”: Xin hãy cùng xem lại thông tin trên các trang báo cũ:a/ Phát hiện việc cư trú tại ngôi nhà không đúng chính sách - Ông cựu chủ tịch Hà Nội định “mua” hẳn ngôi biệt thự công 12 Nguyễn Chế Nghĩa: Báo Tuổi Trẻ ngày 29/9/2006: Hà Nội không bán nhà công vụ cho ông Hoàng Văn Nghiên, cựu chủ tịch Hà Nội: “… Theo cách lý giải của ông Lê Quý Đôn, ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là công thự do TP quản lý và hộ ông Hoàng Văn Nghiên cũng như các hộ quan chức khác chỉ được bố trí sử dụng trong thời gian công tác tại TP mà chưa có nhà. Theo qui định tại điều 5 của nghị định 61/CP, ngôi biệt thự này không thuộc diện có thể bán cho người đang thuê ở…”.
b/ Rất chu đáo lắng nghe dương sự trình bầy lý do - Ông cựu chủ tịch Hà Nội thanh minh với báo giới: TIN 247.com ngày 03/10/2006: Ông H.V.NGHIÊN nói gì với phóng viên? 
“PV- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là nhà công vụ và ông chỉ được ở đó trong thời gian còn đương chức. Vậy quan điểm của ông như thế nào về việc này?
HVNG: - Tôi nói đây là nhà của Nhà nước. Nhà nước quyết như thế nào là mình thực hiện chứ mình đâu có quyền muốn như thế này, muốn thế kia. Người ta nói giá mua như thế này, thế nọ nhưng giá đâu có phải là do tôi đặt ra”.
c/ Rất từ tốn, thận trọng trong biện pháp thu hồi - Lãnh đạo Hà Nội đưa ra hai phương án: “Chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Quý Đôn cho biết, lãnh đạo thành phố đã có ý kiến chỉ đạo Văn phòng Ủy ban đôn đốc Sở Tài nguyên Môi trường & Nhà đất nhanh chóng thực hiện việc bố trí nơi ở mới cho các ông Hoàng Văn Nghiên, Phan Văn Vượng - nguyên lãnh đạo thành phố”.
d/ Ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa có gì quan trọng mà khó thu hồi đến vậy?: “Một cán bộ trực tiếp thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho biết, đầu những năm 90, Hà Nội có chủ trương thu hồi 30 biệt thự trên địa bàn thành phố để cho người nước ngoài thuê.
Chủ trương này xuất phát từ việc Hà Nội khi đó chưa có khách sạn cao cấp đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài. Hơn thế, việc cho thuê các ngôi biệt thự sẽ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho Thủ đô.
Khi đó biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa có 12 hộ dân sinh sống theo diện thuê lại của thành phố. Ban đầu, nhiều hộ dân phản đối gay gắt việc thu hồi biệt thự. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, vì lợi ích chung các hộ dân đã đồng tình di chuyển. Tất nhiên, những hộ phải di dời đã được thành phố bồi thường mỗi hộ 50-60 m2 đất.
Sau khi được thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng. Họ đã đầu tư khá nhiều tiền để cải tạo ngôi biệt thự. Được vài năm, hợp đồng hết hạn, ngôi biệt thự được cho một cơ quan của thành phố mượn tạm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên và gia đình về ở”.
đ/ Báo chí cách đây 5 năm đưa tin ông cựu chủ tịch Hà Nội đã trả lại công thự: Ông HVNG trả lại biệt thự công: “Ông Nghiên đã trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho cơ quan quản lý nhà của thành phố theo quyết định thu hồi của UBND thành phố Hà Nội. Hiện ngôi nhà này được vẫn khóa kín cửa. Theo một số hàng xóm, gia đình ông Nghiên đã dọn đi.
Một cán bộ thuộc Công ty quản lý và kinh doanh nhà HN cho biết, đơn vị này đã trình các phương án bố trí nhà ở cho các cựu lãnh đạo thành phố là ông Hoàng Văn Nghiên và ông Phan Văn Vượng. Đó là căn hộ tại chung cư Kim Liên hoặc nhà chia lô tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính”.
e/ Gần 5 năm sau, báo cho biết: Ông cựu chủ tịch vẫn ở nguyên công thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa: Báo dantri.com.vn ngày 07/9/2011: 5 năm chưa tìm ra nhà cho cựu chủ tịch Hà Nội: Một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết như vậy khi đề cập hướng xử lý đối với biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm), do ông Hoàng Văn Nghiên – cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội – hiện đang thuê ở”.
Thì ra, thu hồi nhà Quan khó đến vậy!
Thì ra, pháp luật cho Quan và pháp luật cho Dân có sự khác nhau đấy chứ! Ít nhất thì điều đó cũng đúng trong hai trường hợp cụ thể nóng hổi này.
 Trần Huy Thuận
(Tamnhin.net) - Nếu không có Tiên Lãng, rất có thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ chưa thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một bước ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong thời gian tới.
Không cần quyên góp cho “phạm nhân lương tâm”?NVM - một độc giả đã lại hoài nghi đầy ẩn ý: “Liệu gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý có khó khăn đến mức cần được quyên góp?”. Những ẩn ý ấy, kèm theo lời bình lạnh lẽo trong blog của độc giả này, thật giống như gáo nước lạnh dội lên bầu máu nóng chia sẻ tràn đầy chân thành của hàng triệu độc giả khác trong cả nước, vào những ngày mà Giáo Dục Việt Nam đã trở thành tờ báo đầu tiên ở nước ta làm được một loại việc hết sức đặc biệt: vận động tài chính và giúp đỡ gia đình của người “phạm nhân lương tâm”.
Vậy cái gì đã biểu hiện cho sự thật, và ai là người đại diện cho sự thật trong hoàn cảnh này? 1% hay 99% - hiểu theo cách nói tượng trưng của Phong trào “Chiếm Phố Wall”?
So sánh trên có lẽ đã được chứng thực trong thực tiễn của phản ứng xã hội. Từ ngày xảy ra bi kịch ở khu đầm thủy sản xã Vinh Quang đến nay, trong dư luận đã chỉ xuất hiện một ý kiến - trái ngược hoàn toàn với gần 1.000 bài báo và hàng trăm ngàn ý kiến thể hiện sự đồng cảm đối với điều được gọi là tình người.
Khó có thể hiểu khác hơn khi những tờ báo VN cũng đang cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh. Quyên góp và cứu trợ chỉ là một hành vi thông thường trong mọi xã hội, mọi chế độ, nhưng không phải bao giờ và trong hoàn cảnh nào cũng được thể hiện nếu không phát xuất từ một điều gì đó mang tính chân lý, và với một dũng khí đủ để vượt qua giới hạn trên của vô số sợ hãi mơ hồ bị đè nén bấy lâu nay.
Không phải đơn giản khi chỉ nhìn vào sự việc và mô tả nó. Những bài điều tra, bình luận, phỏng vấn, đúc kết của báo chí đã thể hiện trên hết là tấm lòng, là nỗi đau cộng hưởng cùng cái đau của nhân thế.
Nhưng cũng cần phải nói thêm với không ít xấu hổ rằng, những tờ báo dám lên tiếng đã làm thay cả phần trách nhiệm lương tâm cho vài ba tờ báo quan niệm “Im lặng là khôn ngoan” trong vụ việc Tiên Lãng.
Quá độ cho tự do báo chí
Tiên Lãng đã trở thành một cái mốc đầy ý nghĩa cho hai sự thay đổi: một biến đổi thuộc về hành động “tức nước vỡ bờ” của một gia đình nông dân đối với trào lưu trưng thu đất đai, và hai là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình, ít nhất về chuyện cưỡng chế đất đai.
Nếu chịu khó nhớ lại, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra trong không ít vụ việc cưỡng chế tương tự như tại Tiên Lãng, đã xảy ra ở Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền Giang, TP.HCM…, và ngay tại Thủ đô Hà Nội, bầu không khí chung của báo chí là rất trầm lắng, trầm mặc đến vô cùng khó hiểu. Thảng hoặc, một vài cái tin nho nhỏ nào đó chỉ đủ để đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu được thông tin của người đọc, chứ chẳng đủ sức khuấy động và tạo nên tác động chuyển dời tính chất, chưa nói đến bản chất của vụ việc. Phong trào cưỡng chế thu hồi đất vì thế cứ tiếp tục phát triển cái khía cạnh “luật rừng” của nó, từ bồi hoàn thấp đến không bồi hoàn, từ không bồi hoàn đến cưỡng chế bất chấp pháp luật…
Ngay đối với Tiên Lãng - một vụ việc với kịch tính lên đến cao trào, người ta đã phải tự hỏi: nếu báo chí không lên tiếng thì liệu người dân xã Vinh Quang có được “vỡ òa niềm vui”? Câu trả lời gần như chỉ có một: nếu mọi tờ báo đều chọn phương cách câm lặng như một hành xử “chính trị” nhất, thì Thủ tướng đã chẳng biết và đã chẳng thể can thiệp, lấy lại công bằng phần nào từ tình trạng bất công gần như không còn rào cản.
Thế mới biết là tiếng nói của báo chí quan trọng đến chừng nào. Thế mới biết là chỉ cần có sự quan tâm và “quán triệt tư tưởng” của một vài cấp lãnh đạo cao cấp trong Đảng, tình thế đã xoay chuyển đến bất ngờ. Để từ đó, báo chí bất thần biến thành một dòng thác công luận, tuôn trào dữ dội từ cái van xả lũ đã được xoay ngược chiều kim đồng hồ, dù chỉ với độ xoay “khiêm tốn”.
Quá độ của tự do báo chí cũng bắt đầu từ đây - có thể lấy mốc đầu năm 2012 như một thời điểm đổi thay có tính quyết định. Để bù đắp cho những năm tháng nào đó đã phải âm thầm lắng vào cảnh im lặng không đáng phải nhận, khi báo chí đã bị oan uổng từ nhiều lời trách cứ của dư luận.
Nhưng chính xác, tự do báo chí, một cách thực chất chứ không phải chỉ trên danh nghĩa, cũng là điều mà Đảng cần đến, cần đến như một tác năng quan yếu nhằm trên hết phục vụ cho công cuộc chỉnh đốn Đảng và làm giảm nguy cơ đối với “sự tồn vong của chế độ” - như tâm trạng đầy bức trở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có một cái nhìn có vẻ rất ngược ngạo, nhưng lại đáng xem xét thấu đáo: thật quá bất hạnh cho gia đình Đoàn Văn Vươn; nhưng lại thật may mắn vì có… Tiên Lãng.
Bởi thật đơn giản là nếu không có Tiên Lãng, rất có thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ chưa thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một bước ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong thời gian tới.
Viết Lê Quân

-BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẾN TUỔI TRƯỞNG THÀNH
David Brown/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trong năm tuần qua, công chúng Việt Nam đã tranh luận về các tác động của cuộc chạm súng giữa một gia đình nông dân nuôi cá và một đội công an vũ trang được gửi đến để trục xuất họ tại vùng huyện Tiên Lãng, một khu vực vẫn còn là nông thôn trong thành phố Hải Phòng. Sự kiện này đã nhấn mạnh một niềm tin được nhiều người cảm nhận rằng chính một hệ thống sở hữu đất đai thiếu sót đã khiến người nông dân bị vùi dập bởi các quan chức Đảng tham lam và tham nhũng ở địa phương.

Tường thuật của các phương tiện truyền thông về vụ việc chắc chắn đã khuyến khích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bước vào cuộc tranh cãi. Sau 1 cuộc họp kéo dài ba tiếng, trợ lý chính của ông Dũng, chánh văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam, đã xuất hiện để tuyên bố với các phóng viên rằng nột số tầng lớp quan chức có tội - chứ không phải người nông dân nuôi cá - sẽ bị trừng phạt và thông báo rằng một nỗ lực mới nghiêm túc sẽ được thực hiện để sửa chữa pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết các quyết định của cấp cao, Đam tuyên bố ông có một thông điệp đặc biệt cho các phương tiện truyền thông của Việt Nam. Thủ tướng đã nhờ ông bày tỏ lòng biết ơn của mình đến vai trò của các phóng viên trong cuộc khủng hoảng và hy vọng rằng các phương tiện truyền thông sẽ tiếp tục công việc "phục vụ quốc gia" và "định hướng dư luận" của mình.
Báo chí đã cung cấp nhiều báo cáo kịp thời bao gồm nhiều khía cạnh của vụ việc, phân tích từ các quan điểm khác nhau và trong một cách quan trọng đã giúp các cơ quan chính phủ trung ương nhìn rõ được vấn đề để tiến hành đối phó một cách thích hợp", Đam nói.
Lời khen tặng bất thường từ cấp cao này là rất xứng đáng. Sau vụ náo động Tiên Lãng, phóng viên các tờ báo quốc gia của Việt Nam giữ câu chuyện tiếp tục sôi bỏng, đào bới lên những sự kiện rằng các quan chức đáng chú ý của thành phố Hải Phòng đã lảng tránh trách nhiệm giám sát công việc của huyện và thôn xã. Chỉ trong vài ngày sau vụ chạm súng, báo chí đã hạ uy tín phiên bản của chính quyền cấp huyện về các sự kiện bằng cách trích dẫn lời dân địa phương, những người đã mô tả Vươn, người nông dân tham gia trong cuộc chạm súng, như một người công dân kiên định và có tầm nhìn táo bạo.
Các phóng viên cũng truyền lại cơn giận dữ của dân làng khi các quan chức tuyên bố sai sự thật, rằng "hàng xóm của Vươn" đã quyết định tự phát là trừng phạt anh ta bằng cách phá hủy căn nhà của gia đình anh và đánh cắp một mẻ cá tôm lớn đến lứa bán được của anh. Các phóng viên khác đã tìm đến tận các nông dân nuôi cá địa phương, những người đã kể lại việc họ đã thất bại trong nỗ lực tìm đến một thỏa hiệp với các cán bộ huyện muốn chiếm đoạt trang trại của họ, và việc các cán bộ huyện đã nuốt lời lời hứa về một thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải của tòa án.
Các phóng viên dám hành động đã thuyết phục một người vận hành xe ủi đất để kể lại việc ông đã được các lãnh đạo huyện thuê, bằng tiền đồng tương đương với 70 USD để ủi xập ba ngôi nhà ở trang trại cá của Vươn. Báo chí Việt Nam cũng khua chiêng đánh trống lên một cơn bão của những bài bình luận (thường được viết bởi các quan chức cao cấp đã về hưu) để chia thành từng nhóm khuyết điểm về thủ tục và luật pháp trong chiến dịch "đòi lại đất thuê của Vươn và các nông dân nuôi cá khác" của các quan chức địa phương, phân tích một con sóng triều dâng về những khiếu nại về luật đất đai , và tuyên truyền quan niệm rằng nếu không không sửa chữa, sự cố Tiên Lãng có thể báo trước một cuộc nổi dậy ở nông thôn trên phạm vi cả nước.
Chất lượng của việc thu thập tin tức và độ sắc xảo của các bài biên tập của các blogger ủng hộ vụ việc cho thấy chính phủ trung ương không hề can thiệp hoặc hướng dẫn các phương tiện thông tin về việc tường thuật các sự cố ở Tiên Lãng như thế nào. Báo chí toàn cầu thường xem thường báo chí Việt Nam như những "phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát", một nhãn hiệu thuận tiện mô tả khá chính xác được mối quan hệ phức tạp ấy là gì. Mặc dù vẫn còn bị nhà nước "hướng dẫn", báo chí ngoài luồng của Việt Nam đã trở thành một lực lượng tự chủ hơn trong thập kỷ qua và được cho là những "tổ chức dân sự" hàng đầu của Việt Nam.
Hiện tại có hàng trăm tờ báo đang phát hành, tất cả đều được cấp giấy phép xuất bản dưới sự bảo trợ danh nghĩa của tỉnh, các tổ chức do nhà nước kiểm soát và các cơ quan chính quyền trung ương. Để chắc chắn, hầu hết chỉ là các loại nội san có định kỳ. Tuy nhiên, có đến khoảng ba chục tờ báo, viết cho một đối tượng chung và được phân phối trên khắp nước Việt Nam. Những tờ báo này cạnh tranh tin tức quyết liệt và thường xuyên thu được lợi nhuận từ quảng cáo và tiền bán báo.
Ngoài các báo in và báo trực tuyến, còn có một loại báo không được phép, bao gồm các loại blog, xuất bản từ máy chủ ở nước ngoài và thoát khỏi tầm với của kiểm duyệt nhà nước. Một số blog khá chuyên nghiệp và thực hiện được một nỗ lực nghiêm túc để trình bày các báo cáo khách quan và bình luận về các vấn đề trong ngày, còn những tờ khác, - như ở bất cứ nơi nào trên thế giới - chỉ là một loại châm chọc rỗng tuếch.
Báo chí được phép và không được phép của Việt Nam có một mối quan hệ năng động. Khá nhiều phóng viên nhà nước đã làm việc ngoài luồng như một blogger, nhiều phóng viên khác chắc chắn thưòng xuyên có đọc và phản ứng về các blog. Một sự khác biệt lớn giữa các blogger và những người làm việc cho các phương tiện truyền thông được phép là có đến một số lượng nhiều gấp hai lần những blogger hiện đang phải ở trong tù vì bài viết của mình - sáu so với ba - theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một nhóm vận động tự do báo chí toàn cầu cho biết.
Báo chí truyền thông như một công việc có tính đạo đức
Người phóng viên làm việc như một nhà biên tập cho phiên bản Anh ngữ trực tuyến này của một tờ báo Việt Nam thường đưọc cho là phản ánh quan điểm cánh tự do của Đảng Cộng sản cầm quyền. Đối với các "trang tiếng Anh", các bài tin thu hoạch từ tờ báo gốc và các nhật báo hàng đầu khác được dịch và đưa lên trang web.
Biên tập viên quản lý và nhà xuất bản lũ lượt kéo đến họp với Bộ Thông tin và Ủy ban Giáo dục và Tuyên truyền Trung ương Đảng vào mỗi thứ Ba, nơi họ và các đồng nghiệp của mình ở các tờ báo khác được cảnh báo về những "vấn đề nhạy cảm". Đôi khi tờ báo cũng bày tỏ ý kiến không chính thống và đôi khi đã thu hút những lời nhắc nhở tại cuộc họp hàng tuần, hoặc có khi nghiêm trọng hơn, là bị khiển trách riêng hoặc trực tiếp.
Khu vực không được biên tập bao gồm các hoạt động nội bộ và các cuộc tranh luận của Đảng; những bài viết có thể gây nghi ngờ đến tính đúng đắn của chính sách chính phủ trung ương, đường lối hoặc lòng nhân từ của các quan chức trung ương hàng đầu, những lời kêu gọi đa nguyên chính trị và ám chỉ đến "cuộc cách mạng màu" ở những nước cộng sản trước đây, kích động quần chúng chống lại Trung Quốc, bất cứ giải thích nào về sự khác biệt vốn có giữa người Việt Nam ở phía bắc và phía nam của đất nước; hoặc những ngụ ý cho rằng các vấn đề ở cấp thấp chính là thể hiện của một hình thức rối loạn có tính hệ thống chứ không phải chỉ là hậu quả của các thất bại có tính ngoại vi trong việc thực hiện các chính sách và hướng dẫn của trung ương.
Tuy nhiên, với những giới hạn chủ đề như thế, các tờ báo hàng đầu của Việt Nam không có nghĩa là dụng cụ ngoan ngoãn của đảng và nhà nước. Để duy trì độc giả của mình, họ tích cực theo đuổi vụ bê bối, điều tra các "tệ nạn xã hội" và bảo vệ người bị áp bức. Tất cả các loại tham nhũng, ít nhất là ở cấp địa phương, cũng là một cuộc chơi thẳng thắn. Các chủ đề đạo đức thường xuyên được chào hàng trong các báo chí hàng ngày ở Việt Nam và thường có những bình luận mang tính xã hội hơn so với tuyên truyền ủng hộ Đảng.
Ví dụ, một tờ báo có thể đăng một loạt bài về cuộc sống khó khăn của các phụ nữ trẻ làm việc nhiều giờ trong nhà máy sản xuất hộp số xuất khẩu, những người chắt bóp để gửi một nửa số lương ít ỏi của họ cho các gia đình mình. Một tờ báo khác có thể phơi bày những kẻ gian lận triển khai những đội ăn xin trẻ em ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, một tờ khác nữa có thể gợi lên nỗi động lòng từ cuộc phấn đấu của một người thanh niên trẻ khuyết tật từ một ngôi làng nông thôn để tìm được mảnh bằng đại học. Các đối âm mang tính kích động gây hài được mang lại qua các phóng sự về "cuộc sống vô bổ" và ăn xài đồi trụy từ con em của tầng giàu có mới của đất nước.
Đây là những câu chuyện của một xã hội đang phải vật lộn để hiểu và đối phó được với sự phức tạp của cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng. Những hiện tượng xã hội từng quen thuộc từ lâu ở phương Tây nay được báo cáo như thể chỉ mới phát hiện được tại Việt Nam - bao gồm câu chuyện gần đây, được quan tậm một cách kinh ngạc, về một người Việt Nam khoảng 20 tuổi, thích khám phá đất nước bằng xe gắn máy vào mỗi cuối tuần thay vì ngồi thêm vài ngày tại văn phòng. Tuy nhiên, các ống kính nhìn soi các quan tâ này được khúc xạ không phải theo kiểu phương Tây, mà từ quan điểm Nho giáo, một lại triết lý được nâng cao thành "hành vi đúng đắn phù hợp".
Báo chí Việt Nam đã trở thành các cầu thủ chính trị quan trọng bởi vì khả năng giám sát các chính phủ cấp thấp và các doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội đã không theo kịp với sự phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế và xã hội của đất nước. Rõ rệt trong thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ ngày càng dựa nhiều vào các phương tiện truyền thông quốc gia để cung cấp cho họ các thông tin tình báo kịp thời về những gì đang xảy ra ở tầng địa phương, các thông tin mà chính phủ không thể dựa vào tiếp nhận từ hành chính địa phương hoặc cấu trúc của Đảng. Vì lý do này, nói chung báo và tạp chí không chịu trách nhiệm với bất kỳ ai trừ chính quyền trung ương.
Nói như thế nhưng, mối quan hệ của báo chí với Hà Nội không phải là không rắc rối. Trong năm 2006, với sự chấp thuận rõ ràng của các nhà lãnh đạo hàng đầu, báo chí chủ đạo hăng hái theo đuổi một câu chuyện về hành động phi pháp từng leo lên đến các cấp hàng đầu của Bộ Giao thông vận tải, và đã được hoan nghênh để làm như vậy.
Tuy nhiên, sau đó, hai nhà báo từ chối tiết lộ nguồn tin của mình đã bị công an bắt giữ, đã bị đưa ra tòa, kết án tù vì "lợi dụng tự do dân chủ" và tuyên truyền "thông tin sai lệch". Hậu quả, như nhiều người cảm thấy vào thời điểm đó, là một sự suy giảm đáng kể trong sự nhiệt tình của các phóng viên phát hiện ra vụ bê bối.
Tuy nhiên, khi câu chuyện Tiên Lãng hé mở gần đây, một lần nữa các nhà lãnh đạo chính trị lại dựa vào các nhà báo để tìm ra sự kiện và soi rọi được ý kiến công chúng. Có lẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, một lần nữa, báo chí quốc gia của Việt Nam đã nói lên sự thật với quyền lực. Tường thuật của các phương tiện truyền thông đã mạnh dạn hình thành một sự đồng thuận rằng nếu Đảng và nhà nước không có hành động kiên quyết và hiệu quả để khuất phục nạn tham nhũng và hành vi bắt nạt của các cán bộ xã thôn trên khắp đất nước, họ sẽ có nguy cơ đánh mất sự trung thành của người dân ở nông thôn.
Thông điệp nghiêm túc ấy có vẻ như đã gây được tiếng vang đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người từng nói rằng việc xem xét "đổi mới" các cấp lãnh đạo đảng thấp hơn là "một vấn đề mang tính sống còn của chế độ". Nếu mục tiêu của họ là dọn dẹp thực sự, cuộc tranh luận công khai từ vụ chạm súng ở Tiên Lãng diễn ra trên các tờ báo hàng ngày của Việt Nam rõ ràng đã tăng cường sức mạnh cho bàn tay của họ và hàng ngũ phóng viên thổi còi hiệu lệnh của đất nước đang ở trong quá trình hồi sinh.
Nguồn: Asia Times - - David Brown: Vietnam’s press comes of age (ATO).-
Khởi tố 2 đối tượng hành hung nhà báo (TT).Vụ một nhà báo tố bị công an xã đánh: Công an TP.HCM yêu cầu báo cáo, xử lý (PLTP). - Điều tra,xử lý nghiêm vụ một nhà báo bị đánh (TN). – Công an xã khẳng định không đánh nhà báo (DV). - Phóng viên bị công an đánh hội đồng? -Một nhà báo tố bị công an đánh nhập viện (Bee).-Một nhà báo bị đánh phải nhập viện(TNO) Ngày 6.2, trung tá Lâm Ngọc Thích, Trưởng Công an xã Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM) cho biết đang làm rõ vụ việc nhà báo Phạm Phước Vinh (Báo Nhà báo và Công luận, SN 1965, tạm trú tại xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè) bị một số người đánh vào đêm 5.2Khởi tố cặp vợ chồng hành hung nhà báo (NLĐ).Giới hạn nào cho việc thu thập thông tin cá nhân? (SGTT).
Đã bắt được thủ phạm tấn công BKAV (GDVN). - Thủ phạm tấn công Bkav bị bắt (PCWorld).--Xử lý những trang web ăn theo (SGTT 10-2-12)-Police nab suspected hacker of internet security firm in Vietnam- DPA- ASEAN, Việt Nam và Lào: từ chối tự do tôn giáo và nhân quyền do lo ngại nguy cơ xảy ra “hỗn loạn”: ASEAN, Laos and Vietnam: no to human rights and religious freedom because they create “chaos” (Asia News). - Một số nước thành viên muốn hạ thấp tầm mức bản Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN   –   (RFI).-- Viết Lê Quân: Quá độ cho tự do báo chí (Tầm nhìn).
---Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân” (TBKTSG 17-2-12) -- Bài Vũ Quang Việt -Cách mạng trong sản xuất nông nghiệp-Nông dân đang bị đối xử không công bằng
TP - “Tại sao doanh nghiệp được thuê đất 50 năm, được hỗ trợ hạ tầng, trong khi nông dân chỉ được giao, thuê 20 năm. Chúng ta đang đối xử không công bằng với người nông dân” - TS Vũ Trọng Bình (ảnh) trao đổi với PV Tiền Phong về chính sách đất đai hiện nay.
SGTT.VN - “Kinh nghiệm cho thấy tập trung đất đai vào sở hữu toàn dân mà quản lý như vừa qua thì cả hai phương diện hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả quản lý bị hạn chế”, nguyên bộ trưởng Lê Huy Ngọ trả lời phỏng vấn SGTT.
Không thể quy hoạch theo nhiệm kỳ (TT 17-2-12) -- Ý kiến TS Lê Đăng Doanh và vài vị khác.-Vụ Tiên Lãng: Thành phố đã vào hùa với huyện? (NĐT).  - Liên quan các vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Kiến nghị làm rõ trách nhiệm cựu chủ tịch huyện (TP).  - Luật sư Triển được mời tham gia 3 vụ án ở Tiên Lãng (VnMedia).

Vụ Tiên Lãng: Trách nhiệm người đứng đầu (NLĐ). -Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn phạm tội gì? (NLĐ). - Hình ảnh trực tiếp vụ nổ súng tấn công người thi hành công vụ (ATV). BI HÀI NHÀ Ở TẠM CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh). – Phỏng vấn LS Trần Đình Triển:‘Điều tra ai dỡ bỏ bàn thờ nhà ông Vươn’   –   (BBC). -Quanh việc phá dỡ căn nhà tạm của ông Vươn   –   (BBC). – Mất đất, không được đền bù còn bị sách nhiễu   –   (RFA).Tiên Lãng phải sửa sai như thế nào? (TN). – “Cần thay đổi tội danh đối với ông Đoàn Văn Vươn” (GDVN). - Kiểm điểm trách nhiệm tập thể UBND huyện Tiên Lãng (VnMedia).-Việt Nam ‘cần hiện đại hóa cả chính trị’   –   (BBC).  – 

- Trước khi vào bài, xin dành 3 phút để
      1-Thắp hương tưởng niệm tới những “oan hồn” đã bỏ mình dưới họng súng và lưỡi lê, thuốc độc của những tên “kẻ thù trước mắt và nguy hiểm nhất”, khi cuộc chiến “dậy cho bọn côn đồ Việt Nam một bài học” của đồng chí bốn tốt Đặng Tiểu Bình phát  lệnh “giết hết phá hết”! tại sáu tỉnh biên giới phía Bắc.
     2-Suy tôn những người nông dân bất khuất ở Đồng Nọc Nạng đã liều mình giết chết cả quan  Tây để bảo vệ thành quả lao động của mình.
  
       Hai sự kiện lịch sử này đều xảy ra đúng hôm nay,

      Ông Tô Huy Rứa, cũng chọn (hay bị triệu tập?) chính hôm nay, có mặt tại Bắc Kinh để nhắc lại “Tình Hữu Nghị Lâu Đời giữa hai dân tộc do bác Mao và Bác Hồ cùng các lớp lãnh đạo kế tiếp (có cả thằng hạ lệnh giết hết bọn côn đồ Việt Nam)xây đắp .
        Than ôi! Anh Duẩn, dưới suối vàng liệu có thở dài?
        Sau đây là:
       Nhật ký mở mấy trang bái phục chị Hiền Đức
     Ngày 17 tháng 2/2012
               XIN NGẢ MŨ..GẦN SÁT ĐẤT… CHÀO CHỊ!
            ( Thư ngỏ gửi chị Lê Hiền Đức)
   Mặc dù chị sinh ngày 12/12/1935 ,còn “Em”,sinh ngày 24/9/1927 nghĩa là tháng 8 năm  1945 "em “ đã đủ tuổi xung phong  đi Vệ Quốc Đoàn, còn chị năm đó mới chỉ là em bé liên lạc 13 tuổi, kém “em”…bốn tuổi…
   Nhưng…với những gì chị viết trên mạng gần đây, quả là “em” phải phục chị…gần sát đất, mà gọi chị bằng “Chị”Tại sao lại còn chữ “gần”thì em xin phép nói sau, nhưng trước hết hãy cho nói thật lòng em vì sao em gọi chị là ..“chị”đã:
   1-Trong lúc các nhà lý luận, trí thức, lãnh đạo cũ, mới đủ mọi tầm cỡ, đủ mọi mầu sắc, đủ thứ thiệt,dỏm , đủ kiểu “phản biện trung thành”,”phản biện xây dựng”… đang còn né tránh cái “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”đưa đất nước ta đến cảnh “tồn hay  vong” , đến sự bất công chưa từng có trên đất nước “làm cái xe đạp hoàn chỉnh cũng chưa xong” này bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhũng cụm từ lơ mơ, trừu tượng như “lỗi hệ thống?” “Cơ chế không phù hợp”,hoặc “vua tập thể”,” sâu đàn”, “sâu con” để né tránh cái "tội" lớn nhất là “Phản lại cái chủ nghĩa nhập khẩu từ bên Tây đã qúa lỗi thời ,muốn xóa bỏ cái chế độ, cái cơ chế  mà chính họ đã có cả một thời gian dài là…tội đồ xây dựng nên nó nhưng không đủ chữ "Dũng"....  Tóm lại họ cứ lý luận dài dòng, trích dẫn đủ thứ nhưng cuối cùng thì…ậm ừ vì “Sĩ” !Và vì “Sĩ” nên “Hèn” và đã hèn thì đành phải…Ngọng! Kiểu “vững tin Đảng ta  là một sự tồn tại chính danh”, kiểu “Đảng ta lần này sẽ đủ sức dẫn dắt toàn dân tiến lên” hoặc mạnh dạn hơn tí chút thì.. “Đảng ta nên lấy lại tên Đảng Lao Động” hoặc “Đảng ta nên chia đôi thành hai Đảng để có…đa đảng !?.
 Còn Chị, người đàn bà đầu tiên dám cả gan động tới “ổ con chuồn chuồn” và thách thức nó công khai , không lý luận mà bằng thực tế đầy máu xương ,mồ hôi và nước mắt trong hàng ngàn lá đơn mà dân oan của cả 50-52 tỉnh thành  chị đang có trong tay nhưng, chị đành bó tay trước sự lặng im vô cảm của những nhà cầm quyền những "hòn" những "tảng" đá cản đường đi của chị!
      Mang tiếng là người chống tham nhũng nổi tiếng toàn thế giới, được giải thưởng của tổ chức “Minh Bạch Quốc Tế”, chị chỉ “nổi tiếng”ở lòng “nhiệt tình (!), không sợ bọn xấu đặt vòng hoa tang trước cửa nhà, không sợ bọn xấu sẽ tông xe, bỏ tiền lương hưu ít ỏi ra để photocopy đơn từ, trả tiền bưu điện cho các thư “kính chuyển”. Còn cụ thể chị  đã cứu nổi một dân oan nào ? đã vạch mặt được một cái “mặt mốc” nào thì….quả tình, cho đến nay chị chỉ là…dã tràng se cát!Chị đã được phép đấu tranh phản biện theo con đường… “cơ chế đã vạch ra” nghĩa là:  , đấu tranh có tổ chức và tuân theo chỉ thị 112-HD một cách rất có..hệ thống   nên… chính bản thân em, cũng lắm lúc thấy thương cho chị mà chẳng dám nói ra, chỉ dám…lắc đầu mà nghĩ :”Tội nghiệp bà lão! Sắm vai tuồng trong vở diễn “Nước ta dân chủ gấp vạn lần….”mà không biết!!
      Nhưng những ngày qua, thực tế tiếng súng hoa cải Đoàn văn Vươn chống ác bá cường hào đã làm chị, dưới mắt em, trở thành một nhà đấu tranh cho dân chủ và công bằng kiên quyết, thẳng thắn ,vững chắc về lý luận và thực tế nhất…
   -Trong bài viết “Đừng dễ tin như thế” được đăng trên khắp các mạng toàn cầu ,ai cũng thấy : “Bà lão này đã không còn ngại gì những “tảng đá”, “cục đá”, và đã tỉnh người qua những sự “hứa hẹn Bà Tú Đễ”qua “thư ngỏ gửi “ông” Nguyễn Phú Trọng”mà các lần trước chị vẫn “kính gửi đồng chí nọ, đồng chí kia”rồi đây!Ranh giới giữa “các ông” và " tôi”, trong các bài viết của chị đã rõ ràng! Không có chuyện xin-cho , đảng viên cấp dưới gửi đảng viên cấp trên gì nữa  rồi. Sự thách đố đối với “các ông ấy” càng ngày càng rõ nét.Chị đã dứt khoát “không để trái tim trên đầu” (y như Sartre khi giã từ chủ nghĩa CS mà không cần dẫn chứng Sartre) để có thể tin vào những lời hứa nhăng hứa cuội của các ông ấy bằng cách đưa ra những sự thật cụ thể , có tên tuổi, ngày giờ, năm tháng , khó mà cãi chày cãi cối đươc ! (Y như lý luận của V.Havel mà không cần dẫn chứngHavel)
-Đặc biệt sau cuộc họp của "ông" thủ tướng về vụ cưỡng chế sai sót về mọi mặt pháp luật của bọn cường hào, ác bá Vinh Quang,  Tiên Lãng, Hải Phòng.. nhưng "ông"chỉ kết luận là do “ yếu kém về quản lý, về luật pháp”rồi giao cho chính mấy quan Hải Phòng tổ chức kiểm điểm  nhau (!) Trái lại  với Vươn-Quý thì “mau chóng đưa ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật với tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” (có chiếu cố giảm nhẹ”) thì…
   Một mình chị đã là người dám tuyên bố :
  “ . "Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng". Nay lao lí vẫn lao lí, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lí nội bộ, trong đó Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đỗ Trung Thoại – người đã đã dối trá tới mức "vô liêm sỉ", "lèo lá, tráo trở" tới mức "không còn giới hạn" (chữ dùng của ông Bùi Hoàng Tám) khi nói về thủ phạm phá nhà ông Đoàn Văn Vươn – được cử làm Tổ trưởng rồi đổi sang Tổ phó thường trực Tổ công tác xử lí những vấn đề liên quan vụ cưỡng chế, trang mạng "lề phải" VTC thì có bài"Cưỡng chế Tiên Lãng: Ông Vươn có thể chỉ bị 12 năm tù", chẳng biết có phải để dọn đường, rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.
 Chị Lê Hiền Đúc tiếp đón gia đình dân oan Doàn văn Vươn Đoàn văn Quý tại nhà trong dịp Tết họ bị tan nhà nát cửa..
        Thật không có gì dứt khoát hơn, mạnh mẽ hơn .Với cái kết luận không e dè này, chị đã là người đầu tiên dám vạch ra cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến hàng vạn vụ khiếu kiện của dân oan chỉ là điều vô ích khi không xóa bỏ được cái “CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG CHÍNH LÀ HÌNH ẢNH  PHÓNG TO CỦA CHÍNH QUYỀN TIÊN LÃNG, CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG” NÀY ĐI!
      Đối với những kẻ đang mơ ngủ,đang bị hưng phấn bởi những bài báo hoặc có nhận định mơ hồ, lạc quan tếu,hoặc có chủ trương bốc thơm thủ tướng, như:
      -“Một kết luận hợp lòng dân” hoặc “Kết luận của thủ tướng thấu tình, đạt lý”, hoặc “Người dân vỡ òa niềm vui trước kết luận của TT” hoặc “Kết luận công bằng tạo niềm tin cho cả nước”, “Và con tim đã vui trở lại”    vv…vv thì chị chỉ cần “uốn nắn” bằng một bài viết ngắn ‘ĐỪNG VỘI TIN NGƯỜI NHƯ THẾ” đủ để mọi ngưởi tỉnh táo lại. Riêng đối với các nhà báo “chuyê n hướng dẫn dư luận vào con đường “ngu lâu”,chị chỉ cần kể ra một kinh nghiệm bản thân khi bị báo lề phải giật một cái tít “Bà già Lê Hiền Đức kỳ vọng vào thủ tướng”,một tình cảm mà chị không hề “đặt ở trên đầu” với chính ông Dũng! Rồi chị  kể ra tất cả những gì ông thủ tướng đã nói một đằng, làm một nẻo, hứa “Bà Tú Đễ” với đồng chí, với Nhân Dân như nào !....Còn với các nhà báo ăn lộc Đảng-Nhà nước thì chị kết luận “Nhiệm vụ cúa họ là như thế mà!”Chỉ có mấy chữ mà nó tổng kết tất cả cái đắng cay vinh quang,,tủi nhục, hèn hạ của các nhà báo thời nay!
         BÁI PHỤC!BÁI PHỤC!
        Vây thì còn cái gì mà “Em” vẫn chưa chịu” bái phục chị sát đất”?Mà chỉ … “Gần”sát đất thôi?
   Đó là :
     Em còn chờ mong ở chị nói và làm ngay những gì sau khi chị đã tuyên bố công khai những suy nghĩ của mình. Nghĩa là lời nói phải đi đôi với việc làm.!
    Trước mắt ;
       -Với uy tín và được sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế có thừa.
     -Với quá trình tham gia cách mạng, tuổi Đảng, tuổi đời hơn hẳn cả mấy anh to nhất nước và với kinh nghiệm đã từng được giao những công tác hệ trọng ngay từ thuở mười ba,mười bốn  như “mật báo viên” của cụ Hồ, của các cơ quan công an, ,dịch cả mật mã cho cụ Hồ (được cụ đổi cái tên Phạm thị Mỹ Dung thành Lê Hiền Đức).
    Chị có thừa những điều kiện để  loại bỏ những âm mưu   nào dám xếp chị vào “những lực lượng thù địch” hoặc liều lĩnh bắt chị ra tòa về các tội “nói xấu cán bộ” ..thậm chí…. “âm mưu lật đổ”…
     -Với nhận thức rõ ràng và dứt  khoát  về cái sự Chính quyền Trung Ương chẳng qua là sự phóng to chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng” thì …còn chờ đợi gì nữa mà chị  không hành động để xóa bỏ cái “mô hình phóng to Tiên Lãng-Hải-Phòng” đó đi!
       Và hành động đầu tiên theo” em”, có thể làm ngay vừa sức, vừa khả năng (chị là một người già ngoài 80 sau em, có thể xử dụng Internet, biết 3 thứ tiếng, và gần đây tỏ ra rất biết viết, biết đúc kết lý luận với thực tế )thành chữ nghĩa lời nói đầy tính thuyết phục)là:
      .1- Ra một bản tuyên bố : LY KHAI KHỎI TỔ  CHỨC GỌI LÀ CỘNG SẢN HIỆN HÀNH .,không chịu trách nhiệm ,không liên đới gì với cái “hình ảnh phóng to của Tiên lãng Hải Phòng” đó nữa!
      2-Khởi thảo một bản tuyên bố chung cho tất cả những đảng viên nào cùng nhận thức đồng lòng ký tên ủng hộ và làm theo tấm gương người Đảng viên kỳ cựu Lê Hiền Đức..một việc làm mà bao lâu nay hàng ngàn cựu đảng viên đã âm thầm làm mà không tuyên bố hoặc chờ người có uy tín đứng lên khởi thảo một tuyên bố chung rồi cùng ký tên.Nhưng chưa ai “dám” đứng ra làm cái việc mình chỉ dám nghĩ hoặc nói chứ chưa một ai dám làm hoặc có làm thì lại…đơn độc (như Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận, Phạm Đình Trọng…)Vậy thì lần này,cờ đã đến tay chị nên làm ngay kẻo chậm!
     3-Với những đơn từ của dân oan có trong tay nhưng luôn vấp phải những “tảng đá” cản đường, những sự đe dọa gián tiếp hay trực tiếp, chị hãy chọn một vài vụ điển hình đưa thẳng ra Tòa kiện hẳn những cái tên, những tổ chức cụ thể (như vụ kiện không đi đến đâu con mẹ Bích Hòa FPT chẳng hạn)….Dư luận trong và ngoài nước chắc chắn sẽ ở bên chị  hết sức đông đảo...…
        Thế thôi! Với tuổi tác và sức khỏe của bà già tám mươi mốt  , đòi hỏi LÀM ĐI ĐÔI VỚI NÓI , với chị như thế, “em” cũng thấy hơi ép chị quá rồi!
       Em chờ giây phút để viết về chị với một cái tít :
        CHI HIỀN ĐỨC ƠI! XIN PHỤC CHỊ SÁT,SÁT ĐẤT!


-PHẤN ĐẤU KÍ SỐ 51 "ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 1 GỬI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA 13"
Kể từ hôm nay,xin phép các bạn cho phép lão già nay được dành những ngày còn lại của đời mình làm cái việc được phép làm :Mỗi tuần gửi đến “cơ quan quyền lực cao nhất nước” một đơn đặt hàng .Tất cả chỉ nhằm động viên các vị đại biểu cho nhân dân (trong đó có tớ)phát huy quyền lực tối cao và cương vị “bất khả xâm phạm” của mình mà ;
         -Dựa hoàn toàn vào những gì thật hay ho mà nghị quyết của Đảng đã nêu ra nhưng thực tế “nói dzậy mà không phải dzậy”cũng như những gì đang là tiêu cực ,là bất cập ,là..nội xâm”… mà các lãnh tụ cao nhất của Đảng đã tuyên bố mới đây  để cùng các vị ấy  kiên quyết diệt trừ hết các loài sâu bọ đang làm” xấu hổ” cả gần  90 triệu con Rồng chấu Tiên này.

        -Đưa Quốc Hội  “mới”trở về vị trí đích thực của nó với nhiều Nguyến Minh Thuyết ,Lê văn Cuông …hơn.
       -Biến Quốc Hội thành một nơi xuất phát ra mọi đường lối  ,chính sách ,…và đặc biệt phải trở thành nơi giám sát tối cao mọi hoạt động của Hành Pháp ,Tư Pháp….,giúp Đảng lãnh đạo thấy ra vấn đề “những bầy sâu” đang dựa vào Đảng,núp áo Đảng mà kiếm chác rồi mọi tội lỗi đều đổ lên đầu Đảng .Nói cách khác là Đảng phải dựa vào Quốc Hội (quốc hội dựa vào cử tri) mà Giám Sát Chính Quyền .Không để một con sâu nào lọt lưới ,thạm chí lại tự  biến thành “bột ngọt dỏm của bát canh đất nước”!
         Vì thế ,kể từ nay ,(trừ những gì viết theo com-măng của các bạn trẻ),tớ sẽ trở lại với những đại từ nhân xưng “Tôi”, Ông”,”Anh””Các ông”chứ không “đằng đằng ,tớ tớ” như trước nữa .Mong các bạn thông cảm !Đừng cho tớ là gở chết nên cái lưỡi bỗng trở nên khô cứng nhé!
     Sau đây là :
                          ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 1
            Mặc dầu danh sách đại biêu quốc hội mới chưa chính thức được công bố công khai
            Mặc dầu khóa họp đầu tiên chưa bắt đầu ,nhưng
-         Với kinh nghiệm 12 lần đi bầu và theo dõi cách thức làm việc buổi đầu tiên  của 12 nhiệm  kỳ Quốc Hội trước, tôi thấy :ngoài quốc hội khóa 1, những khóa sau này việc thông qua danh sách thủ tướng và chính phủ từ chỗ thiếu dân chủ đến hoàn toàn áp đặt mất dân chủ .Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những bất cập và “suy thoái tư cách đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ  cán bộ”!.
-         Khỏi nói đến những khóa mà thủ tướng trình độ lớp 3  phó phụ  trách kinh tế là…nhà thơ,bộ trưởng thì chẳng cần chuyên môn nghề nghiệp ,nay lãnh đạo Bộ Công Thương ,mai sang Bộ Thủy Lợi ,mốt lại sang Vật Giá (trường hợp ông Nguyễn Thanh Bình)Họ cực kỳ khổ sở vì “được tín nhiệm”mà chẳng biết làm gì nên phải tập hợp đủ loại “chuyên ra” “,quân sư quạt mo”  mách nước  ,vạch đề án ,hiến kế…”Trúng thì dân nhờ ,sai thì dân chịu”  như cái thời hợp tác xã cấp cao “một mo cơm ,một quả cà tiến lên đồi trọc xây dựng chủ nghĩa xã hội” hay phong trào thủy lợi nhỏ ,bờ vùng ,bờ thửa ,cấy thưa thì thừa  thóc cấy dầy thì cóc ăn”…vv Tuy nhiên bộ  máy hành pháp ấy chỉ có một tội :Dốt nát +nhiệt tình =Phá hoại .Còn lại những phần tử thoái hóa thật sự chỉ thấy ở nông thôn mà nhân dân đã tổng kết trong những câu ca dao để đời như “Mỗi người làm việc bằng hai/Để ông chủ nhiệm mua đài ,mua xe !” (đài đây là cái đài bán dẫn ,xe đây chỉ là cái…xe đạp) hoặc  ,”Mỗi người làm việc bằng ba/để ông chủ tịch xây nhà xây sân”(nhà ngói sân gạch là mơ ước ngàn đời của người nông dân miền Băc ). Còn lại ở Trung Ương và cấp tỉnh thì tất cả đều tuyệt đối chấp hành mọi nghị quyết chính sách của đảng. Không ai dám ho he!,Sáng kiến lập tức bị trừng trị dù sáng kiến đó mang lại quyền lợi cho nhân dân .Đó là trường hợp ông Kim Ngọc ở Vĩnh Yên mà gần dây, bộ phim “Bí thư tỉnh ủy” đã phục hồi phần nào danh dự cho ông  chứ chưa có một quyết định nào bằng giấy trắng mực đen, huống chi có người còn đề nghị truy tặng ông huân chương cao quý nhất.
          Những chuyện ấu trĩ đã qua, tiếc rằng đến nay lại chuyển sang một hướng khác Đặc biệt trong một xã hội  đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, hòa nhập với thế giới (dù theo định hướng tư bản chủ nghĩa hay “xã hội chủ nghĩa theo kiểu Việt Nam”) cũng cần phải có những nhân vật tài- đức ( chứ không phải đức- tài) với một nội các mạnh về chuyên môn, trong sạch về đạo đức. Bằng không thì mọi mặt của xã hội sẽ chỉ như những bát canh đầy “sâu” mà thôi!Thiếu tướng Lê văn Cương đã phát biểu rât chí lý.Đại ý là : “Quyền lực không được giám  trở thành quyền lực bị tha hóa!”
          Do đó, dù có cả trăm, ngàn nguyện vọng tôi cũng xin giành riêng một “đơn đặt hàng cấp tốc ” này gửi đến đại biểu quốc hội mong quý vị làm ngay trước khi bắt tay vào những công việc của một cơ quan quyền lực cao nhất kẻo quý vị sẽ phải rơi vào tình trạngcủa  trung tướng Nguyễn Quốc Thước ,đại biểu quốc hội 3 khóa 7,8,9 “đến chỉ để gật đầu thông qua”,.. “biết mà không thể làm gì được” Quí vị hãy  hết sức thận trọng, thẳng thắn, không e ngại rà soát từng người được giới thiệu thành lập chính phủ
2) Mạnh dạn đề cử bất cứ ai( kể cả người ngoài đảng) mà quý vị thấy đủ tiêu chuẩn  tài- đức qua thực tế và khả năng của họ làm việc và những công trình khoa học nghiên cứu có giá trị của họ
3) Kiên quyết bác bỏ những ai mà nhiệm kì trước đã tỏ ra thiếu khả năng thậm chí dính vào những vụ tham ô, lãng phí, làm thất thoát công quỹ ,có những phát biểu sai trái, thậm chí coi thường quốc hội, tránh tội bằng cách đổ cho bộ chính trị, ban bí thư, coi cả nước này không còn ai hơn mình” nếu “chặt”,chém hết thì không lấy  ai mà làm việc!” .
4) Yêu cầu danh sách đề cử phaie hơn một  người  để có thể lựa chọn, cân nhắc . đồng thời yêu cầu có thời gian suy nghĩ và nghe ngóng mọi dư luận quần chúng đặc biệt là của giới trí thức, lão thành các mạng trước khi bấm nút quyết định, không nên cứ được ai đó giới thiệu là vỗ tay rầm trời. Tốt nhất là thành phần chính phủ cần được giới thiệu trước tiên trong những ngày họp đầu tiên mà thông qua là ngày cuối cùng. Thời gian đó, các đại biểu được tự do trao đổi, tự do vận động mà không sợ mang tiếng “chia rẽ”, “mất đoàn kết”!
5) Đặc biệt đối với những cơ quan như Tổng cục thống kê chuyên đưa ra những con số phần trăm, những sự tăng trưởng “ma”(những con số không hiểu lấy từ đâu ra, những con số ước đoán sai be bét”) như: kìm hãm lạm phát dưới hai con số thì nay mới sang tháng 5 đã là …19,78%.Hoặc như Bộ văn hóa đã quá ôm đồm 4T mà quên mất văn hóa để xảy ra tình trạng vô văn hóa từ thuần phong mĩ tục kiếm tiền,đến mê tín dị đoan, đến nghệ thuật copy, hết” lộ hàng” lại đến lông, bướm và chim”. Hết “sợi xích” lại sang “trình diễn” vừa đọc sách, vừa ngồi ị. Từ chỗ âm nhạc lai căng,bát nháo , bậy bạ đến những” thảm họa âm nhạc “ mà gần đây mà báo chí kêu trời (nhóm HKT -Hội Khuyết Tật, Phương My Idol….) đến phim sex…, Chẳng thiếu gì những cái mà “đế quốc sài lang” cũng cấm, cũng phạt thì ở ta đều được… cho qua thậm chí còn được tuyên truyền quảng cáo khéo trên các phương tiện hữu hiệu nhất của các cơ quan tuyên giáo. Tất cả những tổ chức cơ quan nói trên với những khuyết điểm to lớn không thể chối cãi được cần có  ý kiến của quốc hội lần này là : Phải cải tổ thậm chí giải tán thành lập cơ quan khác, các thủ trưởng dứt khoát phải chịu trách nhiệm mà phải chịu kỉ luật
          Trên đây là đơn đặt hàng đầu tiên của một cử tri hoàn toàn có trách nhiệm với đất nước với mong ước: “Một quốc hội tốt hơn trước, một chính phủ tốt hơn trước cũng đã là một hạnh phúc đầu tiên cho đất nước Việt Nam này”
          Để quý vị đại biểu có thêm tư liệu, tôi đề nghị:
     -Quý vị nào biết sử dụng internet và có ngoại ngữ xin hãy tìm đọc những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới là”quyền lực thứ tư” thật sự như Financial Time, Washington Post, NewYork Times, Le Monde, Le  Figaro, Spiegel và    Global Times (Trung Quốc) nữa
-         Còn quý vị không biết ngoại ngữ mà biết internet thì chỉ xin gõ vào google mấy tên sau đây : Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, Lê Văn Cương, hoặc Beauxit.vn để xem xem người ta nói gì để mà tham khảo.(Tôi không dám khuyên quý vị click vào những trang của lực lượng thù địch đâu nhé!)
-         Còn đối với các quí vị cho đến hôm nay vẫn chẳng biết internet là cái chi, chẳng thèm học chữ của bọn đế quốc làm gì, mà chỉ có biết đọc “Nhân dân” và “Quân đội nhân dân” thì tôi… đành chịu,chẳng dám đặt hàng quí vị cái gì và đành  để quí  vị ở nguyên vị trí “nghị gật” vậy!
Xin gửi lời chào trân trọng và tin tưởng!
        -
          Văn hóa thế này đây mà sao người phụ trách không hề hấn gì? : 
Dể quí vị có tài tài liệu ,xin click vao đây để xem văn hóa gì đây?
Bướm, lông và chim do chính họa sỹ tự triển lãm thân thể mình ngay tai quận Ba Đình

Tổng số lượt xem trang