Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên

Địa điểm tại bản Huổi Khon, nơi người Hmong biểu tình đặt lán trại (ảnh của TTXVN)- Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé BBC -
Một trong những dấu vết còn lại của sự tụ tập đông đảo người Mông hồi đầu tháng
Trên mặt đất còn dấu vết của lửa trại và đó là chứng cứ duy nhất còn lại của vụ bất ổn liên quan đến hàng ngàn người Mông trong bản Huổi Khon - nhưng nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về vụ này vẫn còn âm ĩ, phóng viên AFP Ian Timberlake cho biết.

Toán phóng viên của AFP được tổ chức lên thăm khu vực thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, hôm thứ Sáu nhưng không được phỏng vấn độc lập và không được tự ý đi lại.
Hàng ngàn người Mông đã cắm trại trong suốt một tuần hồi cuối tháng Tư đầu tháng Năm để chờ 'vị cứu tinh' của họ.
Các nguồn tin cho biết đám đông chỉ giải tán sau khi có sự can thiệp của các lực lượng an ninh, nhưng sự phong tỏa khu vực này và hạn chế thông tin khiến mọi chuyện không rõ ràng cho cả ý định của người Mông và thái độ của nhà chức trách.
Động cơ 'chờ vị cứu tinh' có vẻ thành thực nhưng người Mông được khuyến khích bởi sự kết hợp giữa ý tưởng ly khai và ngàn năm Thiên Chúa, cộng với niềm tin một Vua Mông sẽ xuất hiện, một nhà ngoại giao nói với AFP.
Nhà ngoại giao không muốn nêu danh nhận xét với AFP rằng nhà chức trách đã 'mạnh tay': ''Tại sao họ điều đến cảnh sát chống bạo động và quân đội?''
''Nhà chức trách từ trên xuống dưới đã không minh bạch trong chuyện này,'' nhà ngoại giao thắc mắc sao phải chờ đến ba tuần sau mới cho phép các phóng viên nước ngoài đến nơi tìm hiểu.
Kết quả đây là vụ căng thẳng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ lúc trên dưới 2.000 người Thượng bỏ trốn qua Campuchia trong hai năm 2001 và 2004 sau khi quân đội dẹp tan các cuộc biểu tình trên Tây Nguyên.
Vợ chồng ông Lý A Tình trong bản Huổi Khon
'Xô xát nhỏ'
Các nhân chứng cho biết vào lúc đó đám đông đã cô lập hai khu đồi. Phóng viên AFP nhìn thấy ít nhất bảy đám tro tàn của lửa trại còn lại trên một ngọn đồi, lẫn với những vỏ bao mì gói và những mảnh vải.
Truyền thông Việt Nam loan tin ''một số bà con người Mông nghe theo 'luận điệu tuyên truyền sặc mùi mê tín' đã tụ tập tại khu vực bản Huổi Khon để chờ 'thế lực siêu nhiên đưa về miền cực lạc'.
Nhà chức trách cho biết họ đã thuyết phục và cung cấp phương tiện để đồng bào đi về.
''Tôi muốn tái xác nhận là chúng tôi đã không sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào để giải quyết vấn đề này,'' bà Giàng Thị Hoa, phó chủ tịch huyện Mường Nhé được AFP trích dẫn nói.
Nhưng AFP cũng trích dẫn một nguồn tin quân đội cho biết đã xảy ''những xô xát nhỏ'', trong khi một người dân nói hàng trăm người sợ bị bắt đã bỏ trốn vào rừng.
Theo tổ chức vận động tự do tôn giáo Christian Solidarity Worldwide, người Mông tin rằng sẽ có một vị cứu tinh xuất hiện và lập ra Vương quốc Mông. Tổ chức này nghĩ rằng việc chọn thời điểm có thể do người Mông đã chịu ảnh hưởng bởi lời tiên tri của nhà truyền giáo người Mỹ, Harold Camping, rằng tận thế xảy ra ngày 21 tháng Năm.
Một người dân trong bản Huổi Khon nói với AFP rằng nhiều người vẫn còn ở lại khu vực này cho đến sau ngày 21 tháng Năm mới về nhà khi không thấy vị cứu tinh nào xuất hiện.



 - Cuộc tập hợp để đón đấng cứu thế ở Việt Nam đã bị dập tắt song những câu hỏi thì vẫn tiếp tục cháy anhbasam
AFP
Ian Timberlake (AFP)
Ngày 30 tháng 5 năm 2011
Bản HUỔI KHON, Việt Nam — Mặt đất cháy đen là một trong vài dấu hiệu còn lại từ những đống lửa trại của hàng ngàn người Hmong đã đổ về một cái bản hẻo lánh hồi đầu tháng 5 vừa qua để đón “đáng cứu thế” của họ.

Song, nhiều câu hỏi xoay quanh sự kiện này vẫn đang tiếp tục cháy rừng rực và những người chỉ trích đều cho rằng thái độ nhận thức của chính quyền đối với vấn đề tôn giáo là một phần nguyên nhân của sự kiện căng thẳng sắc tộc tồi tệ nhất tại đất nước này trong khoảng một chục năm nay trở lại đây.
Những đám đông người Hmong, chủ yếu là những người theo đạo Thiên Chúa, đã dựng lều để ở lại trong một tuần lễ liền trên hai quả đồi ở một địa điểm nằm ở vùng tây bắc của đất nước cộng sản này trong một sự kiện bị gán cho là một nghi lễ sùng bái.
Mặc dù động cơ của những người Hmong sùng đạo này là thành thật, song họ bị lôi cuốn bởi những người dẫn dắt họ đã rao giảng một thứ lý thuyết “hổ lốn độc hại” pha trộn giữa thuyết ly khai và thuyết “ngàn năm” [millenialism: niềm tin rằng một đấng cứu thế sẽ tái lâm để trị vì một thời đại hoàng kim ngàn năm] phù hợp với tín ngưỡng truyền thống tin rằng một vị vua của người Hmong sẽ xuất hiện như một đấng cứu thế, một nhà ngoại giao nước ngoài đã nói như vậy.
Theo lời nhà ngoại giao này thì cuộc tập hợp của người Hmong ở tỉnh Điện Biên rút cục đã bị giải tán với sự can thiệp của các lực lượng an ninh, song việc chính quyền tìm cách không cho một ai tới khu vực đó và bưng bít thông tin đã khiến cho người ta chỉ có một vài thông tin lờ mờ về mục đích của những người Hmong này và sự phản ứng của chính quyền.
“Tại sao chính quyền lại đưa cảnh sát chống bạo động và quân đội tới khu vực đó?” nhà ngoại giao làm việc tại Hà Nội không muốn tiết lộ danh tính đã nói như vậy và cho rằng sự phản ứng đó là “đàn áp”.
“Họ đã tỏ ra không minh bạch về mọi mặt khi xử lý vấn đề này,” nhà ngoại giao này nói thêm đồng thời đặt câu hỏi tại sao chính quyền cộng sản đã đợi đến ba tuần lễ sau đó mới cho phép các nhà báo nước ngoài tới khu vực đó.
Hôm Thứ Sáu vừa qua một nhóm phóng viên của AFP đã tới bản Huổi Khon dưới sự kiểm soát của chính quyền, song nhóm phóng viên đã không được phép thực hiện các cuộc phỏng vấn độc lập hoặc tự đi đi lại một mình.
Các quan chức nói rằng người Hmong đã bị “những cá nhân có dụng ý xấu” dụ dỗ và tung tin rằng một “vị vua” sẽ xuất hiện để đưa họ về một miền đất hứa.
Theo tổ chức vì tự do tôn giáo Christian Solidarity Worldwide (CSW) có trụ sở tại Luân Đôn thì “trong văn hóa của người Hmong có một tín ngưỡng mang tính thần thoại cho rằng một “đấng cứu thế” sẽ tái lâm để thành lập một vương quốc của người Hmong.”
Tổ chức này và các nguồn tin khác đã cho rằng lời tiên tri của nhà thuyết giáo Harold Camping của nhóm nghiên cứu tôn giáo Family Radio ở Mỹ khẳng định rằng ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 5 là lý do chính giải thích cho thời điểm của cuộc tập hợp này.
Hậu quả là đây là vụ căng thẳng sắc tộc tồi tệ nhất tại đất nước này kể từ khi 2000 người Thượng đã bỏ trốn sang Campuchia hồi năm 2001 và năm 2004 sau khi quân đội đàn áp các cuộc biểu tình ở Tây Nguyên.
Quan hệ sắc tộc có thể vẫn đang là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam ở nơi mà một bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2009 đã viện dẫn “vô số những định kiến  có nguồn gốc từ văn hóa” chính là một yếu tố dẫn đến tỉ lệ đói nghèo cao ở các tộc người thiểu số so với người Kinh.
Nhiều người Hmong, một tộc người ở vùng Đông Nam Á, đã giúp quân đội Mỹ chống lại Bắc Việt Nam trong các hoạt động bí mật ở nước láng giềng Lào trong thời gian chiến tranh và họ đã bị trả thù sau cuộc tiếp quản của những người cộng sản.
“Người Hmong không được xem là những công dân trung thành … và rất nhiều người Hmong đã coi họ trước hết là người Hmong rồi sau đó mới là người Việt Nam,” theo lời của CSW.
Từ thành phố Điện Biên tới khu vực tập hợp của người Hmong tại bản Huổi Khon phải ngồi xe sáu tiếng đồng hồ xóc như đánh trứng trong bụng qua những đoạn đường núi ngoằn ngoèo ở một trong những vùng đất được coi là nghèo nhất tại Việt Nam.
Lý A Tình sống tại một bản có bốn nóc nhà nói rằng những người Hmong có mặt tại cuộc tập hợp đã bị cô lập trên hai quả đồi. “Vợ và các con tôi muốn đi kiếm ít rau để ăn nhưng họ không cho ra khỏi nơi đó,” Lý A Tình kể.
Vết tích của dường như của ít nhất là bảy đống lửa vẫn còn được thấy tại một trong hai quả đồi và những cái lỗ được chọc sâu xuống đất cho thấy có thể những người Hmong đã dựng tạm những chỗ để ở.
Trong đống rác bỏ lại có nhiều giấy gói mỳ ăn liền, một lọ dầu gội đầu nhỏ và một mẩu vải thổ cẩm của người Hmong.
Chính quyền nói rằng họ đã thuyết phục người Hmong trở về nhà, hỗ trợ phương tiện đi laị và tiền bạc cho họ.
“Tôi muốn khẳng định một lần nữa là chúng tôi không hề sử dụng bất cứ hình thức bạo lực nào và không hề giải quyết tình hình bằng vũ lực,” phó chủ tịch tỉnh Giàng Thị Hoa đã nói như vậy.
Nhưng một nguồn tin từ quân đội đã nói với phóng viên AFP rằng “những cuộc xung đột nhỏ” đã xảy ra sau khi quân đội cử thêm quân tiếp viện, trong khi đó thì một người dân địa phương đã kể lại rằng hàng trăm người đã bỏ chạy vào rừng vì sợ hãi sau khi các lực lượng an ninh ra lệnh cho đám đông giải tán.
Người dân này nói rằng rất nhiều người Hmong vẫn còn lẩn trốn ở quanh khu vực đó rất lâu sau khi chính quyền tuyên bố tình hình đã trở lại bình thường và mọi người rút cục đều trở về nhà sau khi đấng cứu thế đã không xuất hiện hôm 21 tháng 5.
Hôm Thứ Sáu vừa qua, phóng viên AFP đã nhìn thấy một chiếc xe tải chở đầy lính có vũ trang đang đi ra từ huyện Mường Nhé là nơi mà người Hmong đã tập hợp.
Không rõ những người lính đó vừa hoàn thành nhiệm vụ gì, song cái biển số màu đỏ của quân đội làm lộ tẩy chân tướng đã bị ai đó bôi bẩn lên để cho nhìn không rõ còn những người lính thì được giấu kín sau tấm vải bạt. 
Chính quyền tỉnh Điện Biên nói rằng bảy người không rõ lai lịch do “chống đối hung hăng” đã bị bắt giữ để điều tra còn những người ngoài cuộc thì đều đồng ý là chính quyền có lý do để mà lo lắng.
Theo lời của nhà quan sát tình hình Việt Nam Carl Thayer sống tại Australia thì một sự kêu gọi đòi tự trị có lẽ là một “dấu hiệu nguy hiểm” đối với các quan chức an ninh.
Người Hmong dù theo Thiên Chúa Giáo hay không “đều cùng phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của chính quyền địa phương”, ông nói thêm.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Ảnh 1: Theo một tổ chức đấu tranh vì tự do tôn giáo có trụ sở ở Luân Đôn thì người Hmong có một tín ngưỡng mang tính thần thoại về một nhân vật “đấng cứu thế” (Tư liệu AFP/Hoàng Đình Nam).
Ảnh 2: Chữ trên bản đồ: tình trạng căng thẳng liên quan đến sắc tộc ở Việt Nam. Cuộc tập hợp mang tính tôn giáo của hàng ngàn người Hmong đã bị các lực lượng an ninh xua đuổi để giải tán.

Chú thích ảnh: Hàng ngàn người Hmong đã tập hợp tại  bản Huổi Khon vào đầu tháng 5 (AFP/Ảnh mô phỏng bằng máy tính).
Ảnh 3: Quan hệ với các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam (Tư liệu AFP/Hoàng Đình Nam).
Ảnh 4: một người lính biên phòng đang dẫn các nhà báo tới địa điểm mà người Hmong đã tập hợp vì một sự kiện mang tính tôn giáo (Tư liệu AFP/Hoàng Đình Nam).




-Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên (VOA)- Theo AFP ngày 30/5, cuộc tụ tập của hàng ngàn người Hmong ở Mường Nhé (Điện Biên) hồi đầu tháng dù đã bị lực lượng an ninh dẹp tan, nhưng việc chính quyền giới hạn thông tin và cấm ký giả nước ngoài tới hiện trường tìm hiểu sự việc khiến công luận không ngừng thắc mắc về các chi tiết mù mờ liên quan đến ý định của người biểu tình và cách xử lý của nhà nước.


Giới chỉ trích cho rằng thái độ của chính quyền đối với tôn giáo phần nào đã gây ra vụ căng thẳng sắc tộc tệ hại nhất trong vòng chục năm nay.

AFP dẫn lời một nhà ngoại giao tại Hà Nội nhận xét chính quyền Việt Nam đã ứng phó mạnh tay khi điều động cảnh sát chống bạo động và quân đội tới giải tán cuộc tụ tập.

Nhà ngoại giao không muốn nêu tên cho rằng Hà Nội đã thiếu minh bạch trong vụ việc và nghi vấn về lý do vì sao mãi đến 3 tuần sau khi xảy ra sự việc chính quyền mới cho phép ký giả nước ngoài tiếp cận khu vực.

Truyền thông Việt Nam loan tin trong hai ngày 26 và 27 tháng này, phóng viên các hãng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters, Kyodo News, NHK, Tân Hoa xã cùng với một số báo đài nội địa đã được tới Điện Biên và có các buổi làm việc với giới lãnh đạo tỉnh và các cơ quan địa phương.

Bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, một lần nữa khẳng định tin nói chính quyền địa phương dùng võ lực giải tán cuộc biểu tình dẫn tới nhiều vụ bắt bớ và tử vong là sai sự thật.

AFP cho biết một nhóm ký giả của họ ngày 27/5 đã tới hiện trường dưới sự giám sát của chính quyền và không được phép thực hiện các cuộc phỏng vấn độc lập cũng như không được tự đi tìm hiểu sự việc.

Một nguồn tin quân đội xác nhận với AFP rằng đã xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ. Một cư dân địa phương cho biết hiện vẫn còn hàng trăm người đang lẩn trốn vào rừng.

Nguồn: AFP, Vietnam News
- Đoàn báo chí tìm hiểu về vụ việc tại Mường Nhé

Trong hai ngày 26 và 27/5/2011, phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài như AFP (Pháp), Reuters (Anh), Kyodo News, NHK (Nhật Bản), Tân Hoa xã (Trung Quốc); và một số cơ quan báo chí trong nước như Truyền hình Việt Nam (VTV4), Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao),… đã lên Điện Biên để tìm hiểu thực trạng vụ việc gây mất trật tự xã hội tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) như báo chí đã loan tin hồi đầu tháng 5/2011.

Ngay sau khi tới địa phương, đoàn đã làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số cơ quan chức năng của tỉnh để nghe thông báo cụ thể về diễn biến, nguyên nhân xảy ra và kết quả xử lý vụ việc.

Thông báo khái quát tình hình chung của tỉnh và diễn biến, nguyên nhân, kết quả xử lý vụ việc, bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã một lần nữa bác bỏ những thông tin sai sự thật do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa ra trong tháng Năm về cái gọi là “bạo động” của người Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Nhiều thông tin bịa đặt
, hoàn toàn không sử dụng vũ lực

Thông tin của một số hãng báo chí nước ngoài nêu chính quyền đã dùng vũ lực để giải tán vụ “bạo động” và “nhiều người Mông tham gia đã bị bắt và có người chết” là hoàn toàn bịa đặt, có dụng ý xấu.

Trên thực tế, trong các ngày từ 30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng nhiều thủ đoạn kích động, lừa mị về sự xuất hiện “thế lực siêu nhiên” nhằm lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng chống đối chính quyền, gây mất trật tự xã hội của các phần tử quá khích trong và ngoài nước.

Việc chính quyền huyện Mường Nhé huy động các cơ quan, đoàn thể tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản những kẻ cầm đầu vì đã tiến hành các hoạt động quá khích như tổ chức người canh gác, hình thành vùng quản lý riêng, ngăn cản hoạt động đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân trong khu vực, hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương, khống chế người thi hành công vụ và đưa ra những điều kiện, yêu sách trái pháp luật, là hoàn toàn phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

Trong quá trình giải tán đám đông tụ tập gây mất trật tự xã hội, chính quyền huyện Mường Nhé hoàn toàn không có sử dụng vũ lực, chỉ tổ chức các đội công tác của các đoàn thể quần chúng, vận động đồng bào không nghe theo kẻ xấu, tự nguyện trở về nơi cư trú, tổ chức chữa trị bệnh tật, chăm sóc y tế cho đồng bào bị ốm đau, đặc biệt là người già và trẻ em nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại đây. Đến nay, những người Mông đến từ các địa phương khác đã trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đã bố trí phương tiện, trợ cấp tiền, lương thực cho đồng bào trở về an toàn. Không có ai bị thương, bị chết. Một số rất ít đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để giáo dục.

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường, an ninh trật tự được bảo đảm. Đồng bào các dân tộc ở Mường Nhé đã tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày 22/5/2011 với tỷ lệ 99,34%.

Các nhà báo của các hãng thông tấn nước ngoài và cơ quan báo chí trong nước cũng đã đến làm việc với chính quyền huyện Mường Nhé và xã Nậm Kè huyện Mường nhé, đồng thời trực tiếp đến bản Huổi Khon, nơi người dân tụ tập từ ngày 30/4/2011 đến 01/5/2011 để nắm rõ hơn tình hình thực tế.

Khi được các nhà báo hỏi về vụ việc vừa qua, ông Giàng A Kỷ, Bà Vàng Thị Páo ở Bản Huổi Khon và một số người khác đều khẳng định việc làm của những kẻ cầm đầu vừa qua là sai và trái với pháp luật, lừa mị dân, gây cho người dân thêm khó khăn trong cuộc sống; đề nghị chính quyền nghiêm trị những phần tử này và có sự thông cảm về sự ngộ nhận của người dân, tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn cho nhân dân yên ổn làm ăn, sinh sống.

Các buổi làm việc và đi thực tế đã tạo điều kiện cho các nhà báo hiểu thêm về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, tự do tín ngưỡng và sự bình đẳng của cộng đồng các dân tộc; đồng thời kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Việt Nam luôn thực thi các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, hiện nay đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Nhé đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, nhà ở, đường giao thông, nước sạch, trường học, chăm sóc y tế... Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào huyện Mường Nhé ngày càng được cải thiện. Đồng thời, các nhà báo cũng thấy rõ việc chính quyền huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên không cản trở bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn đến địa phương để tìm hiểu sự việc một cách khách quan, theo đúng quy định của pháp luật./.


(TTXVN/Vietnam+)
 
-Phóng viên nước ngoài tới Mường Nhé

Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam sắp có chuyến công tác tới huyện Mường Nhé, Điện Biên, nơi xảy ra bất ổn hồi đầu tháng.
Một phóng viên ngoại quốc cho BBC biết chuyến đi do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức sẽ bắt đầu từ ngày thứ Tư 25/05 và kéo dài "tới cuối tuần".
Trước đây, yêu cầu của một số hãng thông tấn nước ngoài được lên thị sát tình hình khu vực xảy ra bất ổn đã bị từ chối, với lý do quan chức địa phương "bận tổ chức kỷ niệm chiến thắng Điện Biên" và điều kiện đi lại, đường xá khó khăn.

Trong khi đó, một người Hmong tỵ nạn tại Bangkok, Thái Lan, nói với BBC ông nhận được điện thoại từ bạn bè ở Điện Biên nói nhiều người tham gia vụ Mường Nhé vẫn còn lẩn trốn.
Ông Thào Seo Hòa nói bạn bè ông hiện đang trốn trong rừng, khu vực giáp ranh với Lào, cho hay đang muốn tìm cách ra nước ngoài vì lo sợ chính quyền trừng phạt.
"Thế nhưng chính quyền Việt Nam và chính quyền Lào hợp tác với nhau, cắt hết đường sang Lào, nên họ vẫn ở trong rừng."
Địa điểm tại bản Huổi Khon, nơi người Hmong biểu tình đặt lán trại (ảnh của TTXVN)

Bất ổn sắc tộc

Cuộc bất ổn với sự tham gia của hàng nghìn người Hmong xảy ra hôm 30/04 và kéo dài khoảng một tuần.
Đây được cho là sự kiện mang yếu tố sắc tộc lớn nhất từ khi có cuộc bạo động của người dân tộc thiểu số, còn gọi là người Thượng, tại Tây Nguyên năm 2004.
Vì tiếp cận thông tin khó khăn, bức tranh toàn cảnh về sự kiện này có phần rời rạc và còn thiếu nhiều chi tiết, bên cạnh những thông tin không thể kiểm chứng do các tổ chức đặt tại hải ngoại cung cấp.
Tuy nhiên, cho tới nay, các nguồn thông tin dường như nhất quán về thời điểm xảy ra vụ việc và quy mô, con số người tham gia.
Chính quyền Việt Nam và chính quyền Lào hợp tác với nhau, cắt hết đường sang Lào, nên họ (người Hmong tham gia vụ bất ổn) vẫn ở trong rừng.
Ông Thào Seo Hòa
Những điều báo chí nước ngoài muốn làm rõ sẽ là diễn biến sự kiện theo con mắt của nhân chứng và con số thương vong trong vụ bất ổn tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.
Chính phủ Việt Nam sau khi cuộc bất ổn kết thúc đã tuyên bố không có người lớn thiệt mạng. Tin cho hay có ba trẻ em ốm chết vì điều kiện sinh hoạt thiếu thốn tại nơi tụ họp biểu tình.
Chính quyền cũng nói không sử dụng bạo lực mà chỉ thuyết phục người dân trở về nhà một cách nhân đạo.

Thông tin về Mường Nhé

Một thời gian sau khi BBC và các đài báo nước ngoài đưa tin về vụ bất ổn Mường Nhé, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu vào cuộc.
Thông tấn xã Việt Nam đăng tải phỏng vấn với quan chức địa phương và trung ương phản bác lại các cáo buộc mà các tổ chức nước ngoài đưa ra và khẳng định Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm chính sách dân tộc.
Hãng thông tấn của chính phủ Việt Nam, trong một hành động hy hữu, cũng bác bỏ thông tin mà hãng này gọi là "sai trái" trên các kênh nước ngoài.
Những ngày gần đây, các báo trong nước đăng nhiều tin về hoạt động bầu cử cũng như tình hình phát triển xã hội-kinh tế tại Mường Nhé, một trong những địa phương thuộc loại nghèo nhất nước.
Báo Tin tức cũng thuộc TTXVN vừa chạy loạt phóng sự nhiều kỳ nói về vụ bất ổn nơi đây, trong đó có phỏng vấn một số người dân địa phương "bị kẻ xấu" lừa, lôi kéo tham gia gây rối.
Hiện còn chưa rõ chương trình cho chuyến công tác của các phóng viên nước ngoài như thế nào và liệu họ có được tác nghiệp độc lập hay không.

Tổng số lượt xem trang