Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Sinh viên Việt được bồi thường 90.000 đôla


Sinh viên Hồ Quang Phương
-Hồ Quang Phương kể toàn bộ câu chuyện Nguoi-Viet Online

Phỏng vấn sinh viên bị cảnh sát San Jose đánh

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
thực hiện

SAN JOSE (NV) - Hai năm sau vụ cảnh sát San Jose, California, đánh một sinh viên Việt Nam và bị quay phim công bố trên mạng, hội đồng thành phố San Jose tuần qua bỏ phiếu đồng nhất “Yes” thông qua thỏa thuận dàn xếp giữa thành phố và người sinh viên.

Thỏa thuận này chấm dứt vụ kiện giữa sinh viên Hồ Quang Phương và thành phố San Jose, theo đó thành phố bồi thường cho sinh viên Hồ Quang Phương $225,000 và hứa hẹn sẽ thực hiện 80 giờ liên lạc cộng đồng trong 2 năm tới.
Vụ đánh người xảy ra năm 2009, khi một người bạn cùng phòng của Phương gọi cảnh sát nói bị Phương dùng dao đe dọa. Khi cảnh sát tới, không chỉ bắt Phương mà còn đánh hàng chục cú dùi cui và bắn súng điện. Một phần của vụ xô xát được một bạn cùng phòng khác quay video bằng điện thoại và được công bố cho báo chí, gây nên một làn sóng chỉ trích cảnh sát San Jose.
Sau khi thỏa thuận được thông qua và ký kết, sinh viên Hồ Quang Phương đã trả lời phỏng vấn của Vũ Quí Hạo Nhiên báo Người Việt qua mạng, trong đó người sinh viên du học này cũng miêu tả lại chuyện gì xảy ra tối hôm anh bị cảnh sát đánh và bắt.

Tân cử nhân Hồ Quang Phương trong ngày tốt nghiệp hai ngành toán và tài chính. (Hình: Facebook)


Vũ Quí Hạo Nhiên (NV): Nghe tin hội đồng thành phố San Jose bỏ phiếu 100% ủng hộ sự dàn xếp trả $225,000 và cảnh sát làm 80 giờ liên lạc cộng đồng, Phương có ý kiến hay cảm tưởng gì?
Hồ Quang Phương: Em cảm thấy vui vì sau 2 năm theo đuổi, vụ việc đã đến hồi kết thúc. Visa du học cũng hết hạn vì em vừa tốt nghiệp, nên em không muốn kéo dài. Về hành động bên phía thành phố và cảnh sát, thì settlement này chứng tỏ họ có thiện chí, nhưng suy cho cùng vẫn là dùng tiền thuế của nhân dân để dàn xếp sai phạm của một vài cá nhân thôi.
NV: Bên cảnh sát có kỷ luật một cảnh sát viên, và cảnh sát viên này đang khiếu nại. Phương có ý kiến gì không?
Hồ Quang Phương: Vấn đề này em đã nói trong một lần phỏng vấn trước đây. Em nghĩ trong vụ này và hàng loạt vụ liên quan đến cộng đồng Việt Nam ở San Jose thì sai lầm mang tính chất hệ thống. Ðối với một sai lầm hệ thống thì không nên đổ hết hoàn toàn trách nhiệm lên một vài cá nhân liên quan, mà thành phố nên xem lại về hệ thống đào tạo cảnh sát và quan hệ cảnh-dân.
NV: Trong vụ này, thì đa số người Việt đều biết là có một vụ cảnh sát đánh Phương như vậy, nhưng cũng ít người biết rõ chuyện gì xảy ra dẫn tới vụ bị đánh. Chuyện đó khởi đầu trong nhà bếp của Phương, giữa Phương với một bạn cùng phòng phải không? Chuyện khởi đầu là thế nào khiến bạn ấy gọi 9-1-1?
Hồ Quang Phương: Em đi học về là 5 giờ chiều, rồi ngủ đến 8:45 dậy defrost thị bò trong sink để xào. Bạn cùng phòng cố tình rửa chén ở sink kế bên, văng xà phòng vào thịt bò của em. Em đề nghị xin lỗi thì anh ta bảo là chẳng việc gì phải xin lỗi.
Rồi anh ta bảo là anh ta to hơn em, nếu em không ngậm miệng thì anh ta “knock you down”. Em bảo là em đứng yên ở đấy, không ai đụng vào em, đụng vào là em tự vệ đẩy ra.
Thế thì nó đẩy em, xong 2 bên dùng vai ghiềm nhau 1 hồi thì em té vì anh kia quá béo.
NV: Khi hai người nói những câu như “to hơn” - “đứng yên ở đấy” - rồi hai bên ghiềm nhau, Phương có cảm giác hai bên đang đùa hay đang gây gổ thật?
Hồ Quang Phương: Căng thẳng lắm anh ạ. Lính hải quân nói ‘knock em down’ thì em run lắm. Bạn đó là ex-Navy.
NV: Rồi con dao là ở đâu ra?
Hồ Quang Phương: Thì sau đó em quay sang cắt thịt bò bên ngoài đi cho hết dơ xà phòng. Nhỏ trong nhà chọc, “Mày cãi với thằng kia funny quá, take picture cái coi.” Thì em cầm dao trong tay và nắp nồi giơ lên chụp hình.
Cười. Cả nhà đều cười. Cả anh kia cũng cười. “Threatening manner” gì mà cười quá trời.
Xong em vào phòng. Thằng bạn khác hỏi là, ‘Sao mày hiền thế, không làm gì nó à’. Em trả lời là ‘ở Việt Nam thì nó không xong đâu, nhưng tao là du học sinh, có nhiều thứ để mất hơn cái thằng thất nghiệp ấy, nên việc gì phải làm gì nó’.
Xong rồi em cũng không vừa. Nó lại tiếp tục chọc quê mình bằng cách nói to lên. Em mới đi ra nhà bếp uống nước, sẵn tiện đổ nước vào nồi mì spaghetti của nó!
Em bảo, “An eye for an eye” - chắc bọn nó nghe thành “a knife for a knife” cũng nên.
Thế rồi nó tạt cả nồi spaghetti vào người em.
Xong rồi chắc thấy tiếc bữa dinner, cả đám bàn nhau gọi 9-1-1, trong khi em ở trong phòng chẳng biết gì đến khi cảnh sát đến.
NV: Rồi lúc cảnh sát tới thì Phương đang trong phòng?
Hồ Quang Phương: Vâng. Em đang phone bạn, đang “tám” (tán chuyện). Rồi em mở cửa. Cảnh sát hỏi em 2 câu: Nãy có cãi lộn không, lúc đấy có dao không?
Em trả lời ‘có’, rồi đang ăn steak nên có dao.
Thế là viên cảnh sát đó bảo bước ra khỏi phòng. Rồi hỏi có vũ khí gì trong người không. Em quăng luôn cái điện thoại lên giường, chẳng có gì trên người nữa.
Viên cảnh sát hỏi tên em. Em đọc tên. Viên cảnh sát đó không viết được, thế là lao vào phòng mình chộp lấy wallet (ví tiền) trên bàn học, lục ID.
NV: Lúc cảnh sát vào phòng lấy ID, có nói Phương là “để tôi vào phòng lấy ID” không hay là tự tiện im im xông vào mở ví?
Hồ Quang Phương: Tự tiện xông vào. Nên em giật bắn người lên. Người ta mà nhét cần sa vào phòng thì em về nước, nên em phải nhìn kỹ.
Em biết luật Mỹ cấm xâm nhập gia cư khi chưa được phép hoặc chưa có warrant. Em ngoái đầu nhìn vào phòng, thì anh cảnh sát còn lại đánh em. Rớt cả mắt kiếng.
Sau đấy anh ta dùng tay giữ tay em ra sau lưng. Em nói, cho lụm mắt kiếng được không. Anh ta thả tay ra (chắc để kiếm handcuffs) thế mà em tưởng ok. Em cúi xuống thì mọi chuyện diễn ra như video.
NV: Hai người cảnh sát viên có mặt trong phòng là Kenneth Siegel và Steven Payne Jr. Ai là người nói chuyện với Phương?
Hồ Quang Phương: Siegel là người action (hành động) trước tiên trong tất cả tình huống. Anh ta nói một câu y chang Flannery O'Connor, chắc là có đọc truyện. Kiểu như đánh người xong, lại nói với em là “I know you are a good guy.”

Hình ảnh do báo San Jose Mercury News lấy từ video cho thấy cảnh sát đang dùng dùi cui đánh Hồ Quang Phương. Bên trái là hình gốc, bên phải là hình phóng to. (Hình: San Jose Mercury News)

NV: Trong thời gian sau đó, khi Phương bị truy tố hai tội danh tiểu hình (misdemeanor), tâm trạng Phương ra sao?
Hồ Quang Phương: Dạ đâu có hai. Ba cơ: assault and battery (hành hung), resisting arrest (chống cự lúc bị bắt), brandishing a knife (quơ dao). Thế mà vừa lên báo, bỏ ngay cái assault and battery.
Tâm trạng em lúc đó là tuyệt vọng. Em nghĩ, về nước chắc rồi. Vì không ai tin mình nếu không có bằng chứng.
Em suy nghĩ suốt 3 ngày mới dám gọi về nhà. Câu mở đầu mà suy nghĩ 3 ngày anh ạ.
Em gọi về phone mẹ em, vừa gọi về thì ba em bắt phone, nói “má đang trên bàn mổ”.
Lúc đấy em thề em muốn tự sát.
NV: Nhưng mà bây giờ thì ổn rồi. Phương vừa tốt nghiệp xong?
Hồ Quang Phương: Vâng. Em tốt nghiệp cử nhân applied math in actuarial science (toán ứng dụng trong bảo hiểm) và cử nhân finance (tài chính).
NV: Có người nói Phương là con ông cháu cha. Người ta nói bố Phương là ông Hồ Quang Vịnh cục trưởng Cục Thuế Quảng Ngãi. Phương có ý kiến gì về dư luận này?
Hồ Quang Phương: Ðiều đầu tiên em muốn nói là chẳng ai có quyền đổ tên bố của em thành tên khác như thế.
Và em nói thẳng là việc em xuất thân như thế nào liệu có liên quan không, khi giữa một xã hội dân chủ và những vấn đề cần tiếng nói của cả một xã hội để thúc đẩy tiến bộ, thì nhiều người lại cho rằng chỉ riêng họ được hưởng cái quyền được dân chủ hay sao.
Thứ ba là khi tranh luận với một ai, ở Mỹ chẳng ai lại lôi xuất thân của người khác vào, vì như thế là sai lầm cơ bản trong tranh luận, là “personal attack fallacy”. Tranh luận kiểu “anh ta xuất thân như thế nên anh ta là người hung hăng, và việc anh ta làm là sai” là không hợp lý.
NV: Sắp tới đây Phương có định đi học tiếp?
Hồ Quang Phương: Em sẽ học master về kinh tế ở San Jose ạ.
NV: Về lâu về dài, Phương định làm ngành nghề gì trong tương lai, sau khi đã học xong hết?
Hồ Quang Phương: Mơ ước của em rất nhiều. Em vừa muốn làm nhà giáo, vừa muốn là một nhà kinh tế học để giúp đất nước. Em sẽ có gắng học lên kinh tế học.
NV: Cám ơn Phương đã trả lời cuộc phỏng vấn này.
-
'
Sinh viên Việt được bồi thường 90.000 đôla
Hồ Quang Phương nói bị cảnh sát đánh đập như 'thú vật

Sinh viên Hồ Quang Phương, 22 tuổi, đang theo học khoa Toán thuộc đại học San Jose (California), vừa ký nhận số tiền bồi thường 90.000 đôla từ chính quyền thành phố hôm thứ Hai 09/05.
Phương là người bị các nhân viên cảnh sát San Jose tấn công hồi năm 2009.
Đây là kết quả sau gần hai năm theo đuổi vụ kiện của Hồ Quang Phương. Số tiền bồi thường sẽ không bị đánh thuế.

“Mặc dù không bị thương tích nặng nề nhưng vấn đề danh dự mới là điều quan trọng,” sinh viên Việt Nam này nói. “Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.”
Tháng 9/2009, bốn nhân viên cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát San Jose đã tấn công Hồ Quang Phương trong khi khám xét phòng của anh.
Các nhân viên cảnh sát cho rằng sinh viên Việt Nam này có hành vi chống cự nên đã tấn công và dùng súng bắn điện để khống chế. Cảnh sát đến vì nhận tin báo Hồ Quang Phương đã đe dọa một người bạn cùng phòng trong khi cãi vã.

Bạo hành

Trước vụ Hồ Quang Phương, đã có hai vụ cảnh sát San Jose bắn chết người, hai nạn nhân đều là người gốc Việt Nam.
Cộng đồng Việt Nam đã tổ chức biểu tình phản đối trước tòa thị chính thành phố San Jose sau khi sinh viên này bị đánh.
Nhiều báo tiếng Việt trong và ngoài nước cũng có đưa tin về vụ tấn công này.

Theo Hồ Quang Phương, Sở Cảnh sát đồng thời cũng sẽ dành ra 40 giờ/1 năm trên một đài phát thanh tiếng Việt ở địa phương để tư vấn pháp luật cho cộng đồng Việt Nam nhằm tránh xảy ra những vụ việc tương tự trong tương lai.
Hồ Quang Phương nói: "Tôi cho rằng khi mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát chưa gần gũi thì hoàn toàn có thể xảy ra những vụ việc như vậy”.
Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.
Hồ Quang Phương
“Tôi chỉ mong muốn đừng bao giờ có vụ việc nào tương tự xảy ra, nhất là với những du học sinh Việt Nam.”
Hồ Quang Phương nói đã bị cảnh sát đánh đập như "thú vật" hôm 03/09/2009 sau khi có cãi vã với bạn ở cùng phòng ký túc xá.
Sở cảnh sát San Jose đã đình chỉ công tác bốn nhân viên liên quan vụ này và mở điều tra cáo buộc làm trái.
Luật sư của Phương đã công bố đoạn phim quay bằng điện thoại di động ghi hình cảnh sát cưỡng chế anh, trong đó một cảnh sát viên đã dùng dùi cui đánh Hồ Quang Phương hơn 10 lần, lần cuối khi sinh viên này đã bị còng tay, còn một người khác thì dùng súng điện Taser kiềm chế Phương.
Đoạn phim khi tung ra đã gây dư luận trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang California, một trong những nơi đông người gốc Việt nhất nước Mỹ

Sinh viên Việt kiện cảnh sát Mỹ
Hồ Phương - du học sinh Việt Nam tại Mỹ -  vừa đệ đơn kiện cảnh sát thành phố San Jose, vì đã sử dụng vũ lực quá mức và đòi bồi thường 6 triệu USD.
TIN LIÊN QUAN
Theo Hồ Phương thì cảnh sát San Jose không có lý do gì phải dùng tới súng gây tê và dùi cui để đánh anh tới hơn chục cái hôm 3/9/2009.
Sinh viên Hồ Phương - Ảnh: Mercury News
Sinh viên Hồ Phương - Ảnh: Mercury News
Tờ AP ngày 3/5 cho biết Hồ Phương đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở San Jose, đòi bồi thường thiệt hại 6 triệu USD. Chính quyền thành phố và giới cảnh sát từ chối bình luận về hành động này.
Được biết, các công tố viên thành phố San Jose đã không phát cáo trạng với những cảnh sát trong vụ bắt giữ Hồ Phương và cho rằng họ chỉ dùng vũ lực để buộc Phương tuân thủ mệnh lệnh.
Trước đó, hồi tháng 10/2009, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam đã cho biết dư luận Việt Nam rất bất bình về thông tin Hồ Phương bị cảnh sát đánh đập dã man.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chỉ đạo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xác minh vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ lãnh sự cần thiết cho công dân Hồ Phương.
Bên cạnh đó, bà con Việt kiều đến trước Tòa thị chính thành phố San Jose để phản đối vụ việc trên.
Sinh viên Việt kiện cảnh sát Mỹ
- Sinh viên Việt đòi cảnh sát Mỹ đền 6 triệu USD (VNE)
----------------------
Vương Trí Nhàn
Cả về tài năng lẫn đức độ, tiến sĩ  P. vốn được cả giới kính phục. Ông thường có ý kiến độc lập về các vấn  đề khoa học,và không bị tiền tài danh vị  khuất phục. Ấy vậy mà sau một vài chuyến đi nước ngoài, trở về ông khác hẳn. Cũng xông ra ăn theo nói leo như mọi người. Cũng dông dài kiếm tiền. Lúc này cái uy tín cũ giúp nhiều cho ông. Ông liên tục xuất hiện trên các diễn đàn. Những người không thạo chuyên môn rất phục ông. Nhưng trong thực tế,về mặt khoa học, ông đã là một con người khác hẳn. Lần hỏi ngọn nguồn, tôi được biết: Trong mấy chuyến đi nước ngoài ấy, ngài hiểu rằng ta quá lạc hậu, cứ đi kiểu này thì có đến trăm năm nữa cũng không bằng người. Mà trình độ bản thân mình cũng không thể so được với thế giới. Âu là quay trở về, xứ mù thằng chột làm vua, bán lẻ cái uy danh cũ, gì thì gì cũng có ngay sự sung sướng. Tóm lại là ngài khiếp nhược. Mà khi các nhà trí thức đã khiếp nhược quay ra cơ hội kiếm ăn thì cũng không thiếu việc gì là họ không làm.
***
Vào những ngày các thành phố lớn đang trong mùa thi, báo chí thường nói nhiều tới phao, điện thoại di động, gian lận, quay cóp, thậm chí cả kẻ này đội tên thi hộ người khác. Riêng tôi chú ý vài tin vặt liên quan đến một số thí sinh hơi lạ. Đã ghi tên rồi ngày thi trốn gia đình không tới thi. Đáng lẽ ngồi làm bài thì hí hoáy làm thơ tâm sự, hoặc trực tiếp giải trình với các giám khảo rằng tại sao mình không làm được bài. Kỳ nhất là giở trò ăn vạ, lúc tới giờ nộp bài thì xông vào xé bài của người bên cạnh ( chả là trước đó người bên cạnh ấy dám láo không cho mình chép bài ), rồi lại khóc rưng rức đau đớn hối hận.
***
Sợ chỉ là nỗi kinh hãi hoặc e ngại thông thường. Chỉ khi sợ hãi đến mức mất tinh thần, sinh ra hèn nhát, yếu đuối, người ta mới gọi là khiếp nhược. Các từ điển tiếng Việt đều thống nhất định nghĩa vậy.
Giữa ông tiến sĩ P. với đám thí sinh sợ thi của tôi có bao nhiêu chỗ khác nhau. Trong những hành động tầm thường của mình, một bên chủ động, một bên bị động. Song trước đó giữa họ vẫn có một chỗ giống nhau căn bản. Tận trong thâm tâm họ hiểu mình rơi vào hoàn cảnh quá bi đát. Nên đành đầu hàng, bò lê bò càng ra mà chào thua việc khó. Trước khi có lỗi, thì họ chỉ là những kẻ đáng thương.
***
Về cái sự khiếp nhược của tuổi già tôi mong có dịp trở lại trong một dịp khác; ở  đây, tôi thử nghĩ thêm về nỗi khiếp nhược ở một số bạn trẻ. Tại sao ư, đơn giản lắm, họ lớn lên trong một thời quá phức tạp . Không được dạy dỗ cẩn thận. Không được trang bị năng lực tự nhận thức. Không đánh giá nổi vị trí của mình trong thế giới này. Từ các lớp dưới việc học hành của họ đã không ra sao, song người ta cứ đẩy họ lên lớp cho đạt chỉ tiêu. Vừa đi tới họ vừa run rẩy. Chưa thi họ đã biết mình không đỗ. Luôn luôn họ sống trong vòng vây của bóng tối dầy đặc. Sau cái thời của sự vô vọng sẽ đến thời của sự không biết sợ hãi. Ở một cuốn sách của nước ngoài tôi đã đọc được câu nói dó rồi. Ở ta, thì tình hình còn bi đát hơn một bước nữa. Trong khi phá phách càn rỡ, người ta vẫn mơ màng tưởng là mình cao sang lắm, óach lắm , thế mới thực là hoàn toàn tha hóa. Một sự già cả đã đến với người ta ngay khi còn trẻ, già ở đây không phải là từng trải già dặn mà là cổ lỗ cũ kỹ.
-------------------------
Lại "đạo sách" (Nguyễn Văn Tuấn)
Câu chuyện đạo văn giáo trình giảng dạy kinh tế hình như đang có một cái “twist” mới. Thoạt đầu, như chúng ta biết qua báo chí là một đồng nghiệp của GSTS Trần Ngọc Thơ “đạo” một cuốn sách của ông để làm giáo trình giảng dạy. GS Thơ có phát biểu một số ý hay chung quanh vấn đề này.
Nhưng nay thì có người chỉ ra rằng cuốn sách của GS Thơ cũng chỉ là dịch lại từ một cuốn sách bên Mĩ. Dịch nhưng không ghi nguồn gốc. Cũng là hình thức đạo văn.
Còn bao nhiều sách vở về khoa học kĩ thuật đang lưu hành ở VN được đạo sách từ sách nước ngoài? Chắc còn nhiều. Nếu đúng vậy thì cái tiêu đề “tham nhũng học thuật tràn lan” trên nld.com.vn phản ảnh đúng tình trạng học thuật hiện nay ở nước ta.
NVT
---------------------
Saigon Tiếp thị số ra ngày 23-4 có bài “Sáng sủa hơn, nhưng lo khoản thâm hụt”, trong đó có câu phát biểu của một chuyên gia kinh tế: “Cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam đã thâm hụt ở mức báo động trong các năm 2007-2008”. Nhân đó, xin lạm bàn về chuyện thuật ngữ kinh tế ở Việt Nam hiện đang được sử dụng không thống nhất, bị dùng sai, nhiều từ khó hiểu, gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin.
Trước hết, có lẽ phải tóm tắt chuyện lý thuyết. Mọi giao dịch tiền vào, tiền ra giữa trong nước và nước ngoài đều được ghi nhận vào các tài khoản, có món ghi bên nợ, có món ghi bên có, cân đối các tài khoản này lại, chúng ta có “cán cân thanh toán”. Cán cân thanh toán chủ yếu có hai tài khoản gồm “tài khoản vãng lai” và “tài khoản vốn”. Tài khoản vãng lai lại bao gồm chủ yếu là “cán cân thương mại” (số dương là xuất siêu, âm là nhập siêu) và một số khoản khác như lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước hay kiều hối gởi về trong nước. Tài khoản vốn thì gồm dòng vốn giải ngân từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiền đi vay nước ngoài…
Đơn giản như thế nhưng nhiều người vẫn dùng sai. Ví dụ, cán cân thanh toán luôn luôn phải bằng 0 nhưng nhiều lúc do nói ngắn gọn, người ta vẫn viết “thâm hụt” hay “thặng dư” cán cân thanh toán trong khi lẽ ra phải nói thâm hụt hay thặng dư các thành phần của cán cân thanh toán. Những khoản thâm hụt hay thặng dư mà hai tài khoản nói trên chưa cân đối được sẽ được tính làm giảm hay tăng dự trữ ngoại tệ. Từ đó mới thấy chữ “cán cân” là chưa ổn do dịch từ tiếng Anh (balance) vừa có nghĩa là cái cân, vừa có nghĩa cân đối. Nên thống nhất dùng thuật ngữ “bảng cân đối thanh toán” là dễ hiểu và chính xác hơn cả.
Nhìn lại câu trích ở đầu bài, chúng ta thấy lẽ ra phải viết là “cân đối tài khoản vãng lai” thay cho “cán cân vãng lai” mới chính xác và phải làm rõ rằng cán cân thương mại đang được đề cập là một phần của tài khoản vãng lai, chứ không phải là hai thành phần tách biệt. Đồng ý là thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là 7 tỷ USD và thâm hụt thương mại lại cao hơn, đến 10,4 tỷ USD nhưng đó là vì những khoản dương khác trong tài khoản này như kiều hối gởi về nước đã làm giảm bớt con số thâm hụt.
Những từ như “vãng lai” cũng gây khó khăn cho người dùng vì từ tiếng Anh tương đương (current) lại dễ hiểu hơn cho chính người nói tiếng Anh. Tại sao chúng ta không dùng từ “hiện hành” thành thuật ngữ “tài khoản hiện hành” cho thống nhất và dễ hiểu hơn.
Một chuyện cũng khá thú vị khác là dự trữ ngoại tệ. Như chúng ta đã thấy, những thiếu hụt hay dư thừa của các tài khoản trong bảng cân đối thanh toán được phản ánh thành tăng hay giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Nhưng chủ sở hữu các khoản như xuất khẩu, kiều hối, đầu tư nước ngoài đâu phải là nhà nước. Cho nên cần làm rõ một điều thường hay bị hiểu sai rằng khi cần (ví dụ như cần tiền để kích cầu) thì cứ lấy dự trữ ngoại tệ ra xài! Dự trữ ngoại tệ là do ngân hàng trung ương nắm giữ nhưng nó lại được cân đối ở các khoản nợ mà ngân hàng trung ương tiếp nhận để chuyển thành dự trữ ngoại tệ. Hay nói cách khác, dự trữ ngoại tệ chẳng liên quan gì đến tiền của chính phủ cả.
Nhìn chung, chúng ta may mắn có các bậc học giả ngày xưa đã từng bỏ công san định rất nhiều thuật ngữ khoa học, kỹ thuật mà chúng ta vẫn sử dụng thống nhất cho đến ngày nay. Riêng ngành kinh tế học mới phổ biến trong thời gian gần đây, chưa có những nhà nghiên cứu có thẩm quyền và uy tín để làm công việc san định này. Có lẽ đây là đề tài mà Viện Kinh tế trung ương nên đứng ra đảm trách.
Hà Nội áp dụng mức học phí mới vào cuối năm 2010
Học phí này sẽ đảm bảo đủ kinh phí hoạt động nên các trường không được tự ý đề ra các khoản thu nào dưới hình thức thỏa thuận hoặc để phụ huynh thu phục vụ cho hoạt động chính khóa của trường.
- Nhốn nháo “chạy trường” vào lớp 1 (TTrẻ)
- Hơn 200 học bổng tại triển lãm giáo dục Thái Lan tháng 5/2010 (GDTĐ)
- Mở ra cho lắm, giờ Nhiều ngành học tạm thời ‘đóng cửa’ (GDTĐ)
- Học sinh miền núi chờ tiền hỗ trợ (Tniên)
- Đến trường phải qua… 3 lần đò (NLĐộng)
- Trường xây tiền tỉ, ba năm đã xuống cấp (TTrẻ). Không biết ông Ngân hàng Thế giới cho vay rồi có ngó vô đây không?
- Hoan hô các vị lãnh đạo giáo dục! (Bee). Chuyện tếu chi bạc tỉ để học thanh lịch.
- Một học sinh mầm non bị cô giáo đánh (TNiên)
- Cười ra nước mắt với bài viết sử của học sinh (VNN). “Trong đoạn clip, hình ảnh một giáo viên trên bục giảng đang đọc một bài làm lịch sử của học sinh THPT về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Xen giữa giọng đọc khi trầm, lúc bổng; lúc luyến láy của cô giáo viên là những tràng cười không ngớt của học sinh phía dưới.”
Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh.- KS Doãn Mạnh Dũng: “Vua Quang Trung đại thắng quân Minh” trên VTV1 ? (KT Biển)
- Phấn son cũng xông pha (blog Dịch giả Cao Việt Dũng). Điểm sách “Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà” (Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010.
- Đêm nhạc hội mang tên Sóng Hạ Long: Ca sĩ dọa… vả vào mồm khán giả khi đang biểu diễn (TP/TTVH)
- 48 tiếng ở Hà Nội theo nhịp sống phố phường (TTVH). Bài viết của François Simon-đặc phái viên báo Le Figaro (Pháp), đăng trên phụ trang Du lịch của Le Figaro nhân dịp Hà Nội chuẩn bị đón Đại lễ 1000 năm.
- 3 người mẫu không được cấp phép thi hoa hậu quốc tế (VNE). Không rõ ở các nước khác, nhà nước có phải “quản” vất vả như thế này không?
- Chùm ảnh: “Nghệ sỹ” đường phố thành “nghệ sỹ”… chợ búa (VNN). Buổi “diễn” của các “nghệ sỹ”  từ 9h sáng…– >
- TRẦM TƯ NGUYỄN HUY THIỆP (web Trần Nhương).
- Lý con sáo sang sông tới… Úc (PLTP)
TT - Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Gia Lai các cột đèn giao thông có sự thay đổi khá thú vị. Đó là những tấm biển gắn trên mỗi trụ đèn có thêm dòng chữ bằng tiếng Ba Na “Hao dơ dar” và tiếng Việt là “Đi chậm”. 
img
Six out of 10 Hong Kong parents beat their children, survey finds DPA

Tổng số lượt xem trang