Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Dân Chủ pháp trị và dân chủ công an trị

 - -Quyền lực không qua mặt luật pháp Ngô Nhân Dụng
 
Vụ ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt giữ cho thấy trước một hệ thống pháp luật chạy bình thường, mọi người đều bình đẳng. Giữa một “bồi phòng” vô danh thuộc lớp người “nghèo hèn” và một nhà chính trị có danh vọng quốc tế, không ai hơn kém ai. Chúng ta không nên xử án ông trong công luận trước khi ông được ra tòa, không cần phê phán về đời tư của ông, nhưng vẫn có thể rút ra những bài học guồng máy công lý.


Dominique Strauss-Kahn đang là giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) với thẩm quyền sử dụng hàng tỷ đô la; ông có khả năng cứu nguy nhiều nước ra khỏi nguy cơ phá sản (ông đang thi hành các quyền đó trước khi bị bắt giam) với những món tiền cho vay hàng trăm triệu đô la Mỹ, ảnh hưởng đến công việc và nồi cơm hàng trăm triệu con người. Việc bắt giữ ông ở New York vào tối Thứ Bẩy vừa qua, có thể nói không ngoa, đã làm rung chuyển nhiều thủ đô trên thế giới. Đáng lẽ ông đã tới Berlin ngày hôm sau để gặp bà Thủ tướng Đức Merkel vào hôm sau để thuyết phục bà ủng hộ việc cho Hi Lạp vay thêm tiền lần nữa để cứu kinh tế nước này khỏi suy sụp. Ngày Thứ Hai đáng lẽ ông đã tới Bruxelles để họp với các vị bộ trưởng tài chánh Âu châu quyết định việc chi thêm tiền cho Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha. Ông có thể sẽ thuyết phục họ rằng cứu ba quốc gia này tức là cứu các nước dùng đồng euro; nếu không cứu thì kinh tế Pháp, Ý, Áo, Tây Ban Nha sẽ gặp nguy hiểm! Nếu kinh tế Hy Lạp lâm cảnh khủng hoảng vì không đủ tiền trả nợ thì tất cả hệ thống ngân hàng trên thế giới sẽ bật đèn đỏ báo động; hậu quả là các nước khác cũng sẽ khó đi vay nợ! Ở Bắc Kinh, Brasilia, người ta cũng xôn xao; không phải vì sợ khủng hoảng tài chánh nhưng họ đã bắt đầu lên tiếng về việc tuyển chọn giám đốc mới cho IMF. Hai nước này muốn mở rộng cho nhiều quốc gia chứ không nên chỉ chọn người từ Âu châu (Ý nói Á châu và châu Mỹ La tinh cũng nhiều nhân tài sẵn sàng ứng cử)!


Tóm lại, Dominique Strauss-Kahn là một nhân vật rất quan trọng! Chắc ông biện lý và ông chỉ huy trưởng cảnh sát New York đã phải suy nghĩ rất kỹ trước khi thi hành việc bắt giữ một người đầy quyền lực như thế. Chắc họ phải phỏng vấn người phụ nữ tố cáo ông Strauss-Kahn cưỡng ép tình dục rất kỹ để thấy có đủ lý do để tạm giam một nhân vật quốc tế. Nếu bắt giữ sai lầm, họ có thể bị khiển trách, ghi vào hồ sơ, sẽ khó được thăng thưởng sau này, có khi còn bị mất việc nữa. Hành động bắt ông Strauss-Kahn đã diễn ra rất gấp và bất ngờ.

Người tố cáo, cô nhân viên Khách sạn Sofitel nói cô bị ông Strauss-Kahn tấn công vào buổi chiều khi cô vào dọn phòng. Đến tối ông đã lên máy bay ngồi vào ghế rồi mới bị mời ra khỏi máy bay, và bắt giữ ngay. Người phụ nữ tố cáo ông là một di dân từ Phi châu tới, 32 tuổi, có báo nói là cô góa chồng và có một con gái 16 tuổi, có báo nói cô đang sống với chồng, con ở Bronx. Luật sư của cô cho biết cô đã được đưa tới bệnh viện để chữa vết thương nhẹ. Nhưng luật sư của ông Kahn nói không hề có việc sử dụng bạo lực trong vụ này, nghĩa là nếu có chuyện gì xẩy ra còn để lại vết tích thì đó là do sự thỏa thuận của hai bên.

Nếu ra tòa, luật sư của bên tố cáo và của Biện lý cuộc New York có thể mời những nhân chứng để cho thấy trong quá khứ ông Strauss-Kahn đã có tiền lệ đối xử với phụ nữ một cách không xứng đáng.

Một người mới tái xuất hiện ở Pháp là cô Tristane Banon, đã từng tố cáo bị ông Strauss-Kahn tấn công trong khi ông mời cô đến phỏng vấn ông vào năm 2002. Năm 2007 cô đã nói chuyện trên một đài truyền hình ở Pháp, mô tả chi tiết cảnh cô giằng co rồi chạy thoát. Bà mẹ của cô Banon, một nhà chính trị cũng thuộc đảng Xã hội Pháp, hôm Thứ Hai vừa qua kể, năm 2002 bà đã khuyên con gái không nên làm to chuyện. Lý do vì cô sẽ bị tai tiếng trong nghề làm báo, và sẽ khó kiếm việc làm. Hơn nữa, bà nói, chính ông Strauss-Kahn đã ngỏ lời xin lỗi rồi. Nhưng, bây giờ, sau khi vụ New York đăng đầy trên các báo ở Pháp, cô Banon đang nói cô có thể sẽ kiện ông Kahn.

Một nhân chứng khác nữa là bà Piroska Nagy, một nhân viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dưới quyền ông Kahn. Năm 2008, bà khai đã bị ông đã sách nhiễu tình dục, nhưng một hội đồng điều tra của IMF đã kết luận ông không có tội vì mọi liên hệ đều do hai bên thỏa thuận. Nếu Biện lý cuộc New York mời được những nhân chứng như trên, họ có thể đưa ra tòa để buộc tội, nói về tật xấu của ông Kahn.

Ngược lại, luật sư của ông có thể tìm cách chứng minh những gì xẩy ra trong khách sạn Sofitel ở New York vào Thứ Bẩy tuần trước cũng là một cuộc trao đổi có thỏa thuận. Đây là một cuộc tranh luận theo lối “Anh nói thế này, ả nói thế khác.” Kết quả vụ án sẽ tùy thuộc vào những chứng cớ được đưa ra, do tài điều tra và lý luận của các luật sư.

Nhưng phản ứng trong dư luận nước Pháp không giản dị như ở Mỹ. Cựu bộ trưởng Văn hóa Jack Lang mô tả vụ bắt giữ ông Kahn giống như một “cuộc hành hình người da đen” (lynching) để ám chỉ cảnh sát Mỹ có thể kỳ thị một người Pháp. Ông Bernard Debré nhận xét việc đưa ra cảnh ông Strauss-Kahn bị còng tay, râu ria chưa cạo, là một hình ảnh “sỉ nhục đối với IMF và sỉ nhục đối với công nhân Pháp.” Một đạo luật ở Pháp, từ năm 2002, đã cấm không được đưa hình ảnh một nghi can bị còng tay, vì như vậy là vi phạm nguyên tắc mọi người đều được coi là vô tội trước khi tòa tuyên án.

Nước Mỹ không có một đạo luật như vậy; mà có lẽ nên có. Vì một người với hình ảnh bị còng tay có thể sẽ tiêu tan sự nghiệp. Tai hại không khác gì bị tuyên án là có tội. Trong khi chưa có đạo luật tương tự, cảnh sát Mỹ không có quyền cấm các nhà báo không được chụp hình một nghi can khi giải ra tòa, dù người đó bị còng tay. Ở Mỹ người ta đã thấy hình ảnh những đại phú gia hoặc nhân viên cao cấp của các ngân hàng lớn bị còng tay đưa ra tòa vì bị tình nghi trốn thuế. Nghi can sau đó có thể thỏa thuận nộp tiền phạt để khỏi ra tòa, nhưng hậu quả của hình ảnh nhục nhã đó không bao giờ bột bỏ được.

Nhưng đối với dư luận bên Pháp, nhiều người đã đưa ra ý kiến là ông Strauss-Kahn đã bị gài bẫy. Ông đã nổi tiếng là người “đào hoa.” Trước đây hai tuần, được báo Libération phỏng vấn, Strauss-Kahn đã đề cập tới vấn đề này. Tờ báo hỏi nếu tranh cử thì ông nghĩ sẽ gặp những khó khăn thử thách nào. Ông nói rằng khi ông chính thức ra ứng cử (phải ghi danh trong tháng Bẩy năm 2011) có ba điều sẽ được đối thủ dùng để đánh lại ông: Tiền, đàn bà, và gốc Do Thái (đương kim tổng thống Sarkozy cũng gốc Do thái). Ông Kahn nêu lên cả một thí dụ: ông có thể bị gài bẫy tình dục, “một phụ nữ được trả 500,000 hay một triệu đồng euro để tố cáo tôi hãm hiếp cô ta trong xe hơi chẳng hạn!” Ông Kahn nói thẳng với nhà báo: “Tôi yêu phụ nữ, thế thì sao nào, Alors?” Theo nhật báo Anh quốc The Telegraph, ông Henri de Raincourt, một bộ trưởng trong chính phủ Sarkozy tuyên bố ông không gạt bỏ giả thuyết ông Strauss-Kahn bị gài bẫy! bà Michelle Sabban, một nghị viên vùng Paris nói, bà in chắc đây là một vụ âm mưu có tính chất quốc tế, vì nhiều người muốn ông phải ra khỏi IMF! Nhưng đằng nào thì cuối năm nay ông cũng hết nhiệm kỳ.

Chính tổng thống Sarkozy đã đề cử ông Kahn vào chức vụ giám đốc IMF bốn năm trước đây, nhiều người cho đó là một cách để đưa một đối thủ chính trị ra khỏi nước Pháp!

Ông Strauss-Kahn đang có triển vọng sẽ được đảng Xã hội đưa ra làm là đối thủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy trong cuộc tranh cử sang năm, mà trong tuần trước điểm dư luận của ông lên cao hơn đương kim tổng thống. Ông thuộc Đảng Xã hội Pháp có khuynh hướng trung-tả, nhưng bản thân ông lại được giới bảo thủ bên hữu tin tưởng vì thành tích khi làm bộ trưởng kinh tế, đã vận động và đưa nước Pháp vào khối sử dụng đồng euro làm tiền tệ chung. Vì thế ông có nhiều triển vọng đắc cử tổng thống vào Tháng Tư năm tới. Sau vụ rắc rối này, triển vọng làm một ứng cử viên tổng thống của ông Kahn có lẽ sẽ chấm dứt, mặc dù tương lai chính trị của ông vẫn còn, nếu đóng vai bộ trưởng.

Biện lý có thể sẽ đòi tòa tuyên án nặng nhất, vì hệ thống tư pháp ở Mỹ thường đứng về phía những người thấp cô bé miệng trong xã hội. Những người có quyền thế thường bị đề nghị án nặng hơn mức trung bình, nếu nạn nhân thuộc lớp người địa vị yếu kém. Ngoài ra, trong vụ này còn có một khía cạnh khác, là mối tương quan bất bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà trong xã hội. Người Mỹ rất bén nhậy trong vấn đề này, và hệ thống công lý ở Mỹ thường thiên về phía phụ nữ khi họ tố cáo bị cấp trên sách nhiễu tình dục. Văn hóa ở các nước cổ truyền như tại Á Châu và Âu Châu thì không nhậy cảm như vậy; có lẽ vì thế cô Banon đã giữ im lặng trong nhiều năm qua. Quan tòa ở New York từ chối không cho ông tại ngoại hậu tra, vì sợ khi ông ra khỏi nước Mỹ thì sẽ khó kêu ông trở lại được, như trường hợp nhà đạo diễn Roman Polanski, từng bị tố cáo về tội tình dục, đang còn ở Âu Châu và khó bị dẫn độ về nước Mỹ.

Tuy nhiên, văn hóa các nước đều đang thay đổi, phụ nữ Âu Châu và Á Châu ngày càng mạnh bạo hơn. Khi một viên công an ở Việt Nam đe dọa và sách nhiễu tình dục một người đàn bà sau khi đã bắt giam chồng của bà (đã chết trong khi bị giam), thì chính người phụ nữ đó đã công khai lên tiếng tố giác. Chúng ta không ngạc nhiên khi hai người đầu tiên ở Âu Châu lên tiếng đề nghị ông Kahn từ chức là hai phụ nữ. Bà Maria Fekter, bộ trưởng Tài chánh công nhân Áo nói tại Bruxelles rằng ông Kahn đang làm hại cho uy tín của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Bà Elena Salgado, bộ trưởng Tài chánh Tây Ban Nha nói rằng nếu cần bầy tỏ thái độ, bà sẽ ủng hộ người đàn bà bị tấn công, nếu đúng là có việc tấn công. Điều may mắn cho IMF là họ không phải trả tiền án phí trong vụ này, vì ông Strauss-Kahn đi New York về việc riêng, chỉ để thăm con gái ông đang học tại đây, và ông tự trả tiền khách sạn (3,000 đô la một đêm).

Trong khi chờ đợi ra tòa để được thụ lý vào ngày Thứ Sáu tới, ông Strauss-Kahn vẫn được đối xử như một nhân vật quan trọng trong nhà tù ở đảo Rikers, New York. Trong một nhà giam với hàng chục ngàn tù nhân, ông được ở phòng riêng, ăn cơm riêng. Cảnh sát nói họ muốn bảo vệ ông, vì các tù nhân ở Mỹ rất ghét những người bị buộc tội về tình dục. Ngay ở trong nhà tù, hệ thống công lý cũng lo đến quyền lợi của người bị giam cầm. Tại nhà tù này, năm ngoái, một người gác đã bị án 6 năm tù vì ra lệnh đánh một tù nhân. Theo Biện lý cuộc, thì nhân viên này đã bảo một thanh niên đánh một thanh niên khác, vì hắn bước ra khỏi hàng. Vào tháng hai năm nay, ban giám đốc nhà tù này đã phải bồi thường gia đình một tù nhân bị chết, sau khi đánh nhau với lính gác.

Chúng ta không bao giờ có một hệ thống công lý hoàn hảo. Nhưng một hệ thống tư pháp có lo cho những người yếu thế, bảo vệ sự đồng đẳng giữa người giầu và người nghèo, giữa người nam và nữ, giữa người gác tù và người bị giam, đó là những điều kiện tối thiểu. Như vụ một du học sinh Việt Nam được tòa án ở San Jose bảo vệ, cảnh sát phải bồi thường cho anh trên 200,000 đô la, vì một cảnh sát đã có cử chỉ bạo hành với anh. Mặc dù anh không phải là công dân Mỹ nhưng quyền lợi của anh vẫn được bảo vệ, vì anh là một con người. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đó là nguyên tắc chúng ta phải giữ gìn.



-Dân Chủ pháp trị và dân chủ công an trị
Thạch Đạt Lang
Vụ án Hồ Quang Phương, một sinh viên từ Việt Nam qua Mỹ du học bị cảnh sát Mỹ bạo hành đã kết thúc. Hồ Quang Phương được bồi thường 90 ngàn đô la (không bị đánh thuế), cùng lúc 4 cảnh sát viên tham dự vào việc này đã bị đình chỉ công tác.
Đây là một điểm son của Hoa Kỳ, một đất nước rất phức tạp với nhiều sắc dân, pha trộn nhiều nền văn hoá nhưng có nền dân chủ pháp trị rất cao.
Nhắc sơ lại sự việc: -Tối ngày 03/09/2009 một sự xô xát giữa 2 sinh viên trong cư xá trường đại học San José, Hồ Quang Phương và Jemery Suftin. Hai người cãi nhau rồi dùng tay, chân xô đẩy qua lại, Phương cầm một con dao ăn, loại dùng cắt thịt bò nói với Jemery: “Ở Việt Nam tôi có thể giết bạn bằng con dao này “ Trong phòng lúc đó có 8 người.
Jemery, chắc cầm tinh con…cáy, cảm thấy bị nguy hiểm đến tính mạng nên gọi cảnh sát. Bốn cảnh sát viên thuộc sở cảnh sát San José đã đến nơi. Không biết sự đối đáp giữa Hồ Phương và cảnh sát như thế nào mà sau đó bốn người cảnh sát đã dùng vũ lực còng tay Hồ Phương, dùng dùi cui để đánh, cả súng Taser điện bắn vào người anh.

Một sinh viên ở chung phòng với Phương là Dimitri Masouris  dùng video camera trong cellphone quay được diễn tiến sự việc, nhưng hình ảnh không rõ ràng cho lắm. Sau đó Dimitri đã bán đoạn phim này cho Nguyễn Hoàng Duyên, luật sư của Phương.
Vụ án này làm xôn xao cộng đồng NVTNCS. Tại San Jose,  người Việt biểu tình phản đối sự bạo hành của cảnh sát trrước tòa thị chính San José, tòa đại sứ cộng sản VN cũng như bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao  nhẩy vào ăn có, lên án hành động này của cảnh sát Mỹ.
Đến nay, sau hơn một năm rưỡi, vụ án kết thúc. Hồ Quang Phương cầm trong tay cái check 90.000 USD net ( Tax Free ), một số tiền không nhỏ, nói rõ hơn là một gia tài nhiều người dân Mỹ (kể luôn người viết bài này) mơ ước chứ đừng nói người Việt Nam.
Số tiền này có thể mua một căn nhà khang trang ở nhiều nơi trên nước Mỹ hay sống một cách nhàn nhã không phải đi làm trong vòng vài năm.

Hồ Quang Phương, một sinh viên từ Việt Nam qua Mỹ du học (on the net)
“-Tôi cho rằng khi mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát chưa gần gũi thì hoàn toàn có thể xảy ra những vụ việc như vậy”.
Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười. Tôi chỉ mong muốn đừng bao giờ có vụ việc nào tương tự xảy ra, nhất là với những du học sinh Việt Nam.”  Hồ Quang Phương

Câu nói này của Hồ Quang Phương khiến người viết chợt thấy nhói trong tim khi nghĩ đến những người dân Việt Nam trong nước bị công an của chế độ cộng sản bắt giam, tra tần, hành hung… đến chết. Không biết bao nhiêu người đã bị công an VN giết hại, chỉ liệt kê một số vụ nổi bật trong thời gian gần đây:
1. Chiều ngày 10/11/2009, công an quận Hà Đông, Hà Nội đã bắt giữ anh Nguyễn Mạnh Hùng 33 tuổi, không có lý do. Sau 11 ngày giam giữ, công an Hà Đông thông báo cho gia đình anh Hùng biết rằng anh đã chết.
Với nhiều kinh nghiệm hành nghề y khoa, ông Nguyễn Xuân Bình, cha anh Hùng khẳng định con ông chết vì bị tra tấn bằng điện. Nguồn: http://www.buonchuyen.info/tin-tuc-thuong-nhat/nghi-an-cong-an-danh-chet-nguoi-tan-bao-5153.html.



Ngày 03/07/2010 Công An Đà Nẵng đánh chết ông Nguyễn Năm

2. Ngày 03/07/2010 Công An Đà Nẵng đánh chết ông Nguyễn Năm, sinh ngày 24/12/1967 một giáo dân,  trợ giúp trong đám tang bà Hồ Nhu tại giáo xứ Cồn Dâu. Trong vụ giáo xứ Cồn Dầu không chỉ riêng ông Năm, nhiều người dân khác cũng bị công an bắt giữ điều tra và hành hung. Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=DLSuQyhdLGQ.

Đám tang anh Nguyễn Văn Khương nạn nhân của cảnh sát giao thông huyện Tân Uyên tỉnh Bắc Giang
3. Ngày 25/07/2010 anh Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Uyên tỉnh Bắc Giang bắt đưa về trụ sở vì vi phạm luật giao thông. Tại đây anh Khương bị công an hành hung đến chết. Viên phó công an huyện, người trực tiếp dính dáng đến chuyện này, trước đây đã từng tra tấn, đánh chết một nhà sư ở trại giam Kế, trong một vụ trộm cổ vật tại chùa La huyện Yên Dũng, BắcGiang.Nguồn: http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/104/104.

Công an phường Thịnh Liệt đánh gẩy cổ ông Trịnh Xuân Tùng
4. Ngày 28/02/2011 công an phường Thịnh Liệt đánh gẩy cổ ông Trịnh Xuân Tùng, sinh năm 1958 trú ngụ ờ 525 Trần Khắc Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Lý do: không đội nón bảo hiểm khi di chuyển bằng xe gắn máy. Ông Tùng chết vào ngày 08/03/2011 tại bệnh viện Việt Đức. Nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-171615/.
5. Ngày 30/03/2011, công an thị trấn Ngã Năm ( Sóc Trăng ) bắt giữ ông Trần Văn Dữ, 44 tuổi, nhậu say, đánh dập mẹ về trụ sở công an. 23 giờ cùng ngày, người dân địa phương phát giác ông Dữ nằm chết gần trụ sở CA. Khám nghiệm cho thấy ông Dữ chết vì gan và lá lách bị vỡ.
Điều tra sơ khởi cho thấy có 3 người trực tiếp dính dáng đến việc đánh đập ông Dữ đến chết là đại úy phó công an Võ Văn Út Đèo, thượng sĩ Danh Nhãn và trung sĩ Trần Văn Khải. Nguồn: http://nguoiduatin.vn/khoi-to-3-can-bo-cong-an-danh-chet-nguoi-a2987.html.



anh Nguyễn Công Nhựt với cái chết đầy bí ẩn


6. Gần đây nhất là vụ công an huyện Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương đã bắt giữ, điều tra anh Nguyễn Công Nhựt, quản lý kho của công ty TNHH Kumho sản xuất vỏ xe ô tô trong 4 ngày, không cho thân nhân liên lạc, thăm hỏi. Khi thân nhân được phép gặp thì anh Nhựt đã chết. Một cái chết đầy bí ẩn mà phía công an cho biết là do tự tử nhưng người nhà nạn nhân không tin. Nguồn: http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/phap-luat/2011/05/vu-chet-nguoi-o-huyen-ben-cat-tinh-binh-duong-anh-nhut-bi-bat-giu-trai-luat/.
Đây chỉ là những việc điển hình về chuyện công an cộng sản VN bắt giữ rồi bạo hành, tra tấn người dân đến tử vong, còn bao nhiêu vụ khác nữa, cả những vụ chưa hoặc không được biết đến, không ai thống kê được nhất là trong thời kỳ chiến tranh và chế độ giam giữ tù nhân quân, cán chính miền Nam.
Những người cảnh sát Mỹ dùng bạo lực hành hung Hồ Quang Phương không phải là người Việt Nam. Có thể do kỳ thị chủng tộc, vì thành kiến… họ đã quá tay trong khi hành sự, nhưng luật pháp Mỹ không bênh vực, bào chữa, bao che cho họ. Họ bị giải nhiệm và sự bồi thường thiệt hại cho Hồ Quang Phương, theo người viết bài cũng tương xứng.
Còn ở Việt Nam, một đất nước mà các lãnh đạo lúc nào cũng huênh hoang nền dân chủ của ta dân chủ gấp triệu lần các nước Tây phương nhưng công an lại đối xử với dân còn hơn thú vật, xem dân như kẻ thù.
Không hề có những phiên tòa công khai xét xử các công an gây ra án mạng, không có sự bồi thường thỏa đáng cho gia  đình nạn nhân, mọi chuyện được che dấu, ém nhẹm một cách hèn hạ, bỉ ổi bởi chủ trương của thượng tầng lãnh đạo đất nước.
Hồ Quang Phương chắc chắn không thể không biết những chuyện xẩy ra ở Việt Nam bởi anh là sinh viên du học, dù chưa tốt nghiệp nhưng cũng có thể nói anh thuộc thành phần trí thức, có đầy đủ phương tiện, vật chất để theo dõi thời sự, tin tức.
Khi cầm con dao hăm dọa người khác, anh có nghĩ đến chuyện làm thương tổn danh dự hay thân thể người khác không? Anh nghĩ thế nào về hành động của những người công an Việt Nam trong khi hành sự, coi mạng sống của người dân không bằng súc vật?
“Khởi kiện với niềm tin: “Mong muốn sẽ không ai gặp chuyện bất công, không ai còn bị cảnh sát đánh đập vô cớ như vậy nữa”, Phương tin tưởng rằng anh sẽ thắng kiện vì “công lý phải được trả về đúng vị trí của nó”.

Hồ Quang Phương đã khởi kiện với niềm tin và anh đã thắng, đã được bồi thường thỏa đáng vì dù sinh ra, lớn lên trong một đất nước cai trị bởi chế độ công an, anh lại đang sống và học hành trong một chế độ pháp trị.
Biết bao nhiêu người Việt Nam khác không có được may mắn như anh. Những người như Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải, Phạm Quế Dương, Lê Công Định, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ… và bao nhiêu người khác nữa trong lúc nhất thời tôi nhớ không hết.
Những người này có tội gì? Họ chỉ có mỗi tội yêu nước, thương dân tộc, họ chỉ mong muốn một xã hội dân chủ, tự do, bình yên, công bằng, bác ái, một đất nước Việt Nam phú cường, độc lập. Họ không hăm dọa ai bằng vũ khí, bằng lời nói, hành động hoặc có ý định làm tổn thương danh dự, thân thể người khác.
Đó chính là sự khác biệt giữa dân chủ pháp trị và dân chủ công an trị mà Hồ Quang Phương nên thành thật cám ơn. Không biết sau này khi tốt nghiệp, anh có về Việt Nam sinh sống, làm việc hay không? Nếu có, người viết chỉ hi vọng anh sẽ đem những kinh nghiệm bản thân trong sự việc vừa qua, áp dụng và truyền bá những suy nghĩ của mình để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Công lý phải được trả về đúng vị trí của nó như anh đã phát biểu.
© Thạch Đạt Lang
© Đàn Chim Viêt



Sinh viên Việt được bồi thường 90.000 đôla

Sinh viên Hồ Quang PhươngHồ Quang Phương nói bị cảnh sát đánh đập như 'thú vật'



Sinh viên Hồ Quang Phương, 22 tuổi, đang theo học khoa Toán thuộc đại học San Jose (California), vừa ký nhận số tiền bồi thường 90.000 đôla từ chính quyền thành phố hôm thứ Hai 09/05.

Phương là người bị các nhân viên cảnh sát San Jose tấn công hồi năm 2009.

Đây là kết quả sau gần hai năm theo đuổi vụ kiện của Hồ Quang Phương. Số tiền bồi thường sẽ không bị đánh thuế.


“Mặc dù không bị thương tích nặng nề nhưng vấn đề danh dự mới là điều quan trọng,” sinh viên Việt Nam này nói. “Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.”

Tháng 9/2009, bốn nhân viên cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát San Jose đã tấn công Hồ Quang Phương trong khi khám xét phòng của anh.

Các nhân viên cảnh sát cho rằng sinh viên Việt Nam này có hành vi chống cự nên đã tấn công và dùng súng bắn điện để khống chế. Cảnh sát đến vì nhận tin báo Hồ Quang Phương đã đe dọa một người bạn cùng phòng trong khi cãi vã.

Bạo hành


Trước vụ Hồ Quang Phương, đã có hai vụ cảnh sát San Jose bắn chết người, hai nạn nhân đều là người gốc Việt Nam.

Cộng đồng Việt Nam đã tổ chức biểu tình phản đối trước tòa thị chính thành phố San Jose sau khi sinh viên này bị đánh.

Nhiều báo tiếng Việt trong và ngoài nước cũng có đưa tin về vụ tấn công này.

Theo Hồ Quang Phương, Sở Cảnh sát đồng thời cũng sẽ dành ra 40 giờ/1 năm trên một đài phát thanh tiếng Việt ở địa phương để tư vấn pháp luật cho cộng đồng Việt Nam nhằm tránh xảy ra những vụ việc tương tự trong tương lai.

Hồ Quang Phương nói: "Tôi cho rằng khi mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát chưa gần gũi thì hoàn toàn có thể xảy ra những vụ việc như vậy”.


Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.

Hồ Quang Phương



“Tôi chỉ mong muốn đừng bao giờ có vụ việc nào tương tự xảy ra, nhất là với những du học sinh Việt Nam.”

Hồ Quang Phương nói đã bị cảnh sát đánh đập như "thú vật" hôm 03/09/2009 sau khi có cãi vã với bạn ở cùng phòng ký túc xá.

Sở cảnh sát San Jose đã đình chỉ công tác bốn nhân viên liên quan vụ này và mở điều tra cáo buộc làm trái.

Luật sư của Phương đã công bố đoạn phim quay bằng điện thoại di động ghi hình cảnh sát cưỡng chế anh, trong đó một cảnh sát viên đã dùng dùi cui đánh Hồ Quang Phương hơn 10 lần, lần cuối khi sinh viên này đã bị còng tay, còn một người khác thì dùng súng điện Taser kiềm chế Phương.

Đoạn phim khi tung ra đã gây dư luận trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang California, một trong những nơi đông người gốc Việt nhất nước Mỹ

Sinh viên Việt kiện cảnh sát Mỹ
Hồ Phương - du học sinh Việt Nam tại Mỹ -  vừa đệ đơn kiện cảnh sát thành phố San Jose, vì đã sử dụng vũ lực quá mức và đòi bồi thường 6 triệu USD.
TIN LIÊN QUAN



Theo Hồ Phương thì cảnh sát San Jose không có lý do gì phải dùng tới súng gây tê và dùi cui để đánh anh tới hơn chục cái hôm 3/9/2009.
Sinh viên Hồ Phương - Ảnh: Mercury News
Sinh viên Hồ Phương - Ảnh: Mercury News

Tờ AP ngày 3/5 cho biết Hồ Phương đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở San Jose, đòi bồi thường thiệt hại 6 triệu USD. Chính quyền thành phố và giới cảnh sát từ chối bình luận về hành động này.

Được biết, các công tố viên thành phố San Jose đã không phát cáo trạng với những cảnh sát trong vụ bắt giữ Hồ Phương và cho rằng họ chỉ dùng vũ lực để buộc Phương tuân thủ mệnh lệnh.

Trước đó, hồi tháng 10/2009, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam đã cho biết dư luận Việt Nam rất bất bình về thông tin Hồ Phương bị cảnh sát đánh đập dã man.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chỉ đạo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xác minh vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ lãnh sự cần thiết cho công dân Hồ Phương.

Bên cạnh đó, bà con Việt kiều đến trước Tòa thị chính thành phố San Jose để phản đối vụ việc trên.

Sinh viên Việt kiện cảnh sát Mỹ

- Sinh viên Việt đòi cảnh sát Mỹ đền 6 triệu USD (VNE)



----------------------




Vương Trí Nhàn

Cả về tài năng lẫn đức độ, tiến sĩ  P. vốn được cả giới kính phục. Ông thường có ý kiến độc lập về các vấn  đề khoa học,và không bị tiền tài danh vị  khuất phục. Ấy vậy mà sau một vài chuyến đi nước ngoài, trở về ông khác hẳn. Cũng xông ra ăn theo nói leo như mọi người. Cũng dông dài kiếm tiền. Lúc này cái uy tín cũ giúp nhiều cho ông. Ông liên tục xuất hiện trên các diễn đàn. Những người không thạo chuyên môn rất phục ông. Nhưng trong thực tế,về mặt khoa học, ông đã là một con người khác hẳn. Lần hỏi ngọn nguồn, tôi được biết: Trong mấy chuyến đi nước ngoài ấy, ngài hiểu rằng ta quá lạc hậu, cứ đi kiểu này thì có đến trăm năm nữa cũng không bằng người. Mà trình độ bản thân mình cũng không thể so được với thế giới. Âu là quay trở về, xứ mù thằng chột làm vua, bán lẻ cái uy danh cũ, gì thì gì cũng có ngay sự sung sướng. Tóm lại là ngài khiếp nhược. Mà khi các nhà trí thức đã khiếp nhược quay ra cơ hội kiếm ăn thì cũng không thiếu việc gì là họ không làm.

***

Vào những ngày các thành phố lớn đang trong mùa thi, báo chí thường nói nhiều tới phao, điện thoại di động, gian lận, quay cóp, thậm chí cả kẻ này đội tên thi hộ người khác. Riêng tôi chú ý vài tin vặt liên quan đến một số thí sinh hơi lạ. Đã ghi tên rồi ngày thi trốn gia đình không tới thi. Đáng lẽ ngồi làm bài thì hí hoáy làm thơ tâm sự, hoặc trực tiếp giải trình với các giám khảo rằng tại sao mình không làm được bài. Kỳ nhất là giở trò ăn vạ, lúc tới giờ nộp bài thì xông vào xé bài của người bên cạnh ( chả là trước đó người bên cạnh ấy dám láo không cho mình chép bài ), rồi lại khóc rưng rức đau đớn hối hận.

***

Sợ chỉ là nỗi kinh hãi hoặc e ngại thông thường. Chỉ khi sợ hãi đến mức mất tinh thần, sinh ra hèn nhát, yếu đuối, người ta mới gọi là khiếp nhược. Các từ điển tiếng Việt đều thống nhất định nghĩa vậy.

Giữa ông tiến sĩ P. với đám thí sinh sợ thi của tôi có bao nhiêu chỗ khác nhau. Trong những hành động tầm thường của mình, một bên chủ động, một bên bị động. Song trước đó giữa họ vẫn có một chỗ giống nhau căn bản. Tận trong thâm tâm họ hiểu mình rơi vào hoàn cảnh quá bi đát. Nên đành đầu hàng, bò lê bò càng ra mà chào thua việc khó. Trước khi có lỗi, thì họ chỉ là những kẻ đáng thương.

***

Về cái sự khiếp nhược của tuổi già tôi mong có dịp trở lại trong một dịp khác; ở  đây, tôi thử nghĩ thêm về nỗi khiếp nhược ở một số bạn trẻ. Tại sao ư, đơn giản lắm, họ lớn lên trong một thời quá phức tạp . Không được dạy dỗ cẩn thận. Không được trang bị năng lực tự nhận thức. Không đánh giá nổi vị trí của mình trong thế giới này. Từ các lớp dưới việc học hành của họ đã không ra sao, song người ta cứ đẩy họ lên lớp cho đạt chỉ tiêu. Vừa đi tới họ vừa run rẩy. Chưa thi họ đã biết mình không đỗ. Luôn luôn họ sống trong vòng vây của bóng tối dầy đặc. Sau cái thời của sự vô vọng sẽ đến thời của sự không biết sợ hãi. Ở một cuốn sách của nước ngoài tôi đã đọc được câu nói dó rồi. Ở ta, thì tình hình còn bi đát hơn một bước nữa. Trong khi phá phách càn rỡ, người ta vẫn mơ màng tưởng là mình cao sang lắm, óach lắm , thế mới thực là hoàn toàn tha hóa. Một sự già cả đã đến với người ta ngay khi còn trẻ, già ở đây không phải là từng trải già dặn mà là cổ lỗ cũ kỹ.


-------------------------



Lại "đạo sách" (Nguyễn Văn Tuấn)

Câu chuyện đạo văn giáo trình giảng dạy kinh tế hình như đang có một cái “twist” mới. Thoạt đầu, như chúng ta biết qua báo chí là một đồng nghiệp của GSTS Trần Ngọc Thơ “đạo” một cuốn sách của ông để làm giáo trình giảng dạy. GS Thơ có phát biểu một số ý hay chung quanh vấn đề này.

Nhưng nay thì có người chỉ ra rằng cuốn sách của GS Thơ cũng chỉ là dịch lại từ một cuốn sách bên Mĩ. Dịch nhưng không ghi nguồn gốc. Cũng là hình thức đạo văn.

Còn bao nhiều sách vở về khoa học kĩ thuật đang lưu hành ở VN được đạo sách từ sách nước ngoài? Chắc còn nhiều. Nếu đúng vậy thì cái tiêu đề “tham nhũng học thuật tràn lan” trên nld.com.vn phản ảnh đúng tình trạng học thuật hiện nay ở nước ta.

NVT

---------------------

Saigon Tiếp thị số ra ngày 23-4 có bài “Sáng sủa hơn, nhưng lo khoản thâm hụt”, trong đó có câu phát biểu của một chuyên gia kinh tế: “Cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam đã thâm hụt ở mức báo động trong các năm 2007-2008”. Nhân đó, xin lạm bàn về chuyện thuật ngữ kinh tế ở Việt Nam hiện đang được sử dụng không thống nhất, bị dùng sai, nhiều từ khó hiểu, gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin.

Trước hết, có lẽ phải tóm tắt chuyện lý thuyết. Mọi giao dịch tiền vào, tiền ra giữa trong nước và nước ngoài đều được ghi nhận vào các tài khoản, có món ghi bên nợ, có món ghi bên có, cân đối các tài khoản này lại, chúng ta có “cán cân thanh toán”. Cán cân thanh toán chủ yếu có hai tài khoản gồm “tài khoản vãng lai” và “tài khoản vốn”. Tài khoản vãng lai lại bao gồm chủ yếu là “cán cân thương mại” (số dương là xuất siêu, âm là nhập siêu) và một số khoản khác như lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước hay kiều hối gởi về trong nước. Tài khoản vốn thì gồm dòng vốn giải ngân từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiền đi vay nước ngoài…

Đơn giản như thế nhưng nhiều người vẫn dùng sai. Ví dụ, cán cân thanh toán luôn luôn phải bằng 0 nhưng nhiều lúc do nói ngắn gọn, người ta vẫn viết “thâm hụt” hay “thặng dư” cán cân thanh toán trong khi lẽ ra phải nói thâm hụt hay thặng dư các thành phần của cán cân thanh toán. Những khoản thâm hụt hay thặng dư mà hai tài khoản nói trên chưa cân đối được sẽ được tính làm giảm hay tăng dự trữ ngoại tệ. Từ đó mới thấy chữ “cán cân” là chưa ổn do dịch từ tiếng Anh (balance) vừa có nghĩa là cái cân, vừa có nghĩa cân đối. Nên thống nhất dùng thuật ngữ “bảng cân đối thanh toán” là dễ hiểu và chính xác hơn cả.

Nhìn lại câu trích ở đầu bài, chúng ta thấy lẽ ra phải viết là “cân đối tài khoản vãng lai” thay cho “cán cân vãng lai” mới chính xác và phải làm rõ rằng cán cân thương mại đang được đề cập là một phần của tài khoản vãng lai, chứ không phải là hai thành phần tách biệt. Đồng ý là thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là 7 tỷ USD và thâm hụt thương mại lại cao hơn, đến 10,4 tỷ USD nhưng đó là vì những khoản dương khác trong tài khoản này như kiều hối gởi về nước đã làm giảm bớt con số thâm hụt.

Những từ như “vãng lai” cũng gây khó khăn cho người dùng vì từ tiếng Anh tương đương (current) lại dễ hiểu hơn cho chính người nói tiếng Anh. Tại sao chúng ta không dùng từ “hiện hành” thành thuật ngữ “tài khoản hiện hành” cho thống nhất và dễ hiểu hơn.

Một chuyện cũng khá thú vị khác là dự trữ ngoại tệ. Như chúng ta đã thấy, những thiếu hụt hay dư thừa của các tài khoản trong bảng cân đối thanh toán được phản ánh thành tăng hay giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Nhưng chủ sở hữu các khoản như xuất khẩu, kiều hối, đầu tư nước ngoài đâu phải là nhà nước. Cho nên cần làm rõ một điều thường hay bị hiểu sai rằng khi cần (ví dụ như cần tiền để kích cầu) thì cứ lấy dự trữ ngoại tệ ra xài! Dự trữ ngoại tệ là do ngân hàng trung ương nắm giữ nhưng nó lại được cân đối ở các khoản nợ mà ngân hàng trung ương tiếp nhận để chuyển thành dự trữ ngoại tệ. Hay nói cách khác, dự trữ ngoại tệ chẳng liên quan gì đến tiền của chính phủ cả.

Nhìn chung, chúng ta may mắn có các bậc học giả ngày xưa đã từng bỏ công san định rất nhiều thuật ngữ khoa học, kỹ thuật mà chúng ta vẫn sử dụng thống nhất cho đến ngày nay. Riêng ngành kinh tế học mới phổ biến trong thời gian gần đây, chưa có những nhà nghiên cứu có thẩm quyền và uy tín để làm công việc san định này. Có lẽ đây là đề tài mà Viện Kinh tế trung ương nên đứng ra đảm trách.

Hà Nội áp dụng mức học phí mới vào cuối năm 2010



Học phí này sẽ đảm bảo đủ kinh phí hoạt động nên các trường không được tự ý đề ra các khoản thu nào dưới hình thức thỏa thuận hoặc để phụ huynh thu phục vụ cho hoạt động chính khóa của trường.




- Nhốn nháo “chạy trường” vào lớp 1 (TTrẻ)

- Hơn 200 học bổng tại triển lãm giáo dục Thái Lan tháng 5/2010 (GDTĐ)

- Mở ra cho lắm, giờ Nhiều ngành học tạm thời ‘đóng cửa’ (GDTĐ)

- Học sinh miền núi chờ tiền hỗ trợ (Tniên)

- Đến trường phải qua… 3 lần đò (NLĐộng)

- Trường xây tiền tỉ, ba năm đã xuống cấp (TTrẻ). Không biết ông Ngân hàng Thế giới cho vay rồi có ngó vô đây không?

- Hoan hô các vị lãnh đạo giáo dục! (Bee). Chuyện tếu chi bạc tỉ để học thanh lịch.

- Một học sinh mầm non bị cô giáo đánh (TNiên)

- Cười ra nước mắt với bài viết sử của học sinh (VNN). “Trong đoạn clip, hình ảnh một giáo viên trên bục giảng đang đọc một bài làm lịch sử của học sinh THPT về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Xen giữa giọng đọc khi trầm, lúc bổng; lúc luyến láy của cô giáo viên là những tràng cười không ngớt của học sinh phía dưới.”

Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh.- KS Doãn Mạnh Dũng: “Vua Quang Trung đại thắng quân Minh” trên VTV1 ? (KT Biển)

- Phấn son cũng xông pha (blog Dịch giả Cao Việt Dũng). Điểm sách “Phụ nữ tân văn, phấn son tô điểm sơn hà” (Thiện Mộc Lan, Thời Đại & NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010.

- Đêm nhạc hội mang tên Sóng Hạ Long: Ca sĩ dọa… vả vào mồm khán giả khi đang biểu diễn (TP/TTVH)

- 48 tiếng ở Hà Nội theo nhịp sống phố phường (TTVH). Bài viết của François Simon-đặc phái viên báo Le Figaro (Pháp), đăng trên phụ trang Du lịch của Le Figaro nhân dịp Hà Nội chuẩn bị đón Đại lễ 1000 năm.

- 3 người mẫu không được cấp phép thi hoa hậu quốc tế (VNE). Không rõ ở các nước khác, nhà nước có phải “quản” vất vả như thế này không?

- Chùm ảnh: “Nghệ sỹ” đường phố thành “nghệ sỹ”… chợ búa (VNN). Buổi “diễn” của các “nghệ sỹ”  từ 9h sáng…– >

- TRẦM TƯ NGUYỄN HUY THIỆP (web Trần Nhương).

- Lý con sáo sang sông tới… Úc (PLTP)





TT - Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Gia Lai các cột đèn giao thông có sự thay đổi khá thú vị. Đó là những tấm biển gắn trên mỗi trụ đèn có thêm dòng chữ bằng tiếng Ba Na “Hao dơ dar” và tiếng Việt là “Đi chậm”. 

img

Six out of 10 Hong Kong parents beat their children, survey finds DPA







Tổng số lượt xem trang