Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

TÁI CÂN BẰNG CÁI GÌ?

-TÁI CÂN BẰNG CÁI GÌ?BS Hồ Hải
Bài viết gốc: What rebalancing?

Bài viết của Willem Thorbecke, ông là thành viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Ngân hàng Phát triển châu Á và một nhà tư vấn tại Viện Nghiên cứu Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản.
 
TOKYO - Nhà kinh tế Mỹ Herbert Stein đã từng nói rằng nếu một cái gì đó không thể tiếp tục mãi mãi, thì nó sẽ ngưng. Tuy nhiên, trong trường hợp mất cân bằng thương mại giữa Trung Hoa và phương Tây, thời điểm dừng vẫn còn là một tương lai lâu dài.
 
Năm năm trước, nhiều người cảnh báo rằng chi tiêu quá mức của phương Tây và tỷ giá hối đoái bị đánh giá thấp ở châu Á đã tạo ra những mất cân bằng không bền vững. Từ năm 2005 đến năm 2008, thặng dư song phương của Trung Hoa với Hoa Kỳ tăng 41%, và thặng dư thương mại với châu Âu tăng hơn gấp đôi. Sau khi giảm xuống trong năm 2009, Trung Hoa có thặng dư mậu dịch với Mỹ và châu Âu gia tăng lên 32% và 16% trong năm 2010. Nếu có một người nào đó ngủ thiếp đi từ tháng 8 năm 2008 và thức dậy vào năm 2010, thì có lẽ không bao giờ nghĩ rằng có bất kỳ sự gián đoạn nào trong sự mất cân bằng của Trung Hoa đang tiến triển với phương Tây.
 
Những thặng dư này chủ yếu được tạo ra trong mạng lưới sản xuất Đông Á. Các tập đoàn đa quốc gia tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nơi khác chuyển những bộ phận và linh kiện tinh vi của họ cho Trung Hoa để lắp ráp và tái xuất sang các nước đã phát triển. Cơ quan Hải quan Trung Hoa phân loại loại thương mại này như thương mại "gia công". Trong năm 2010, Trung Hoa thâm hụt hơn 100 tỷ USD thương mại gia công với Đông Á và thặng dư 100 tỷ USD với châu Âu và 150 tỷ USD cho mỗi nơi với Mỹ và Hong Kong. Tổng thặng dư thương mại toàn cầu trong gia công của Trung Hoa trong năm 2010 đạt 322 tỷ USD.
 
Trong khi tái cân bằng không phải là diễn ra trong thương mại gia công, nó đang xảy ra cả trong thương mại "thông thường" (khác là do chủ yếu chế độ hải quan của Trung Hoa). Xuất khẩu thông thường là sản phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng các linh kiện của Trung Hoa sản xuất và nhập khẩu thông thường được dành cho thị trường nội bộ của Trung Hoa. Cân bằng thương mại thông thường  của Trung Hoa đã chuyển từ thặng dư 38 tỷ USD năm 2005 lên một mức thâm hụt 48 tỷ USD trong năm 2010.
 
Các nhà nghiên cứu tại Centre D'Etudes et D'Prospectives D’Information Internationales phân tích thương mại thông thường của Trung Hoa bằng cách sử dụng dữ liệu cập nhật đến năm 2007 (Nguồn: http://www.cepii.fr/anglaisgraph/workpap/summaries/2011/wp2011-03.htm ), đã tìm thấy rằng châu Âu (đặc biệt là Đức) xuất khẩu khối lượng lớn xe ô tô và hàng tiêu dùng khác sang Trung Hoa. Hơn nữa, các nước Đông Á xuất khẩu tăng số lượng của các bộ phận và linh kiện, vốn hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Hoa sản xuất cho thị trường trong nước Trung Hoa. Ngược lại, thị phần xuất khẩu thông thường của Mỹ sang Trung Hoa giảm mạnh, cho thấy rằng tái cân bằng của Trung Hoa nhờ vào thặng dư thương mại song phương lớn và liên tục với Mỹ.
 
Dữ liệu những năm sau đó cho thấy mô hình này vẫn đang tiếp diễn. Trong năm 2010, cân bằng thương mại thông thường của Trung Hoa ghi nhận mức thâm hụt 71 tỷ USD với Đông Á và thặng dư của 44 tỷ USD với Mỹ và 23 tỷ USD với châu Âu. Xuất khẩu của châu Âu thông thường sang Trung Hoa tăng từ 85 tỷ USD trong năm 2009 tăng lên 115 tỷ USD trong năm 2010. Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ thông thường cho Trung Hoa tăng chậm hơn, từ 50 tỷ USD năm 2009 lên 64 tỷ USD năm 2010. Vì vậy, các công ty ở Đông Á và Châu Âu đang được hưởng lợi nhiều hơn các công ty ở Mỹ từ nhu cầu ngày càng tăng tại Trung Hoa.
 
Theo thống kê Hải quan Trung Hoa, thâm hụt thương mại song phương của Mỹ trong thương mại gia công và thông thường trong năm 2010 đạt 186 tỷ USD. Nhưng điều này đã được báo cáo ít đi so với mức độ thâm hụt thực, bởi vì do tỷ trọng xuất khẩu gia công của Trung Hoa thông qua Hồng Kông được chuyển tải đến các nền kinh tế tiên tiến (có nghĩa là thâm hụt song phương của châu Âu với Trung Hoa thông qua Hồng Kông còn cao hơn đáng kể). Ngược lại, các dữ liệu hàng hóa phục vụ cho Hoa Kỳ nhập từ Trung Hoa thông qua Hong Kong (xem như đang được xuất khẩu từ Trung Hoa), nâng con số thâm hụt thương mại song phương lên đến 273 tỷ USD, thay vì 203 tỷ USD trong năm 2005 (mà không tính đến Hồng Kông).
 
Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo trong năm 2005 là sự mất cân bằng giữa Mỹ và Đông Á đã không bền vững, họ lưu ý rằng chúng đã được thúc đẩy bởi sự chi tiêu quá mức ở Mỹ và tỷ giá hối đoái bị định giá thấp ở Đông Á. Chi tiêu quá mức đã được thúc đẩy bởi sự suy giảm trong bảng cân đối ngân sách tài chính Mỹ, từ thặng dư 2% GDP năm 2000 lên một mức thâm hụt của 4% GDP trong năm 2004. Tỷ giá hối đoái thấp ở châu Á đã được hỗ trợ bởi dự trữ tích lũy gần 1 nghìn tỷ USD Trung Hoa, cộng với hàng trăm tỷ đô la ở những nơi khác trong khu vực ở thời điểm đó.
Từ năm 2005, thâm hụt ngân sách Mỹ đã tăng thêm 6% GDP, trong khi dự trữ Trung Hoa đã tăng lên đến 2 nghìn tỷ USD. Rất có thể là tại một số điểm các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng để tiếp tục cho vay vào Mỹ với mức lãi suất thấp, và rằng Trung Hoa sẽ thấy việc tích lũy dự trữ liên tục là một khoản đầu tư xấu. Vào thời điểm đó, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ rút ngắn lại.
 
Nếu sự mất cân bằng giữa Mỹ và Trung Hoa là không bền vững do đó, nó có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách để theo đuổi một cuộc hạ cánh mềm. Trong trường hợp của Mỹ, điều này đòi hỏi phải công nhận rằng chính phủ phải đối mặt với siết chặt ngân sách. Đối với Trung Hoa, nó có nghĩa là chuyển hướng tiết kiệm tích lũy dự trữ để giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các khoản đầu tư rất cần thiết trong giáo dục, y tế, và nhà ở giá rẻ cho dân.
 
Copyright: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 15h06' ngày thứ Ba, 10/5/2011

Tổng số lượt xem trang