Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Tàu Trung Quốc đổi phương thức tấn công ngư dân

Cá ngừ đại dương về bến cá P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - Ảnh: Duy Thanh
- Phú Yên: Vận động ngư dân tăng cường bám biển (SGGP). (SGGPO).- Chiều ngày 31-5, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết, trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam ở tọa độ từ 11 – 17° vĩ Bắc; 110 – 116° kinh Đông, hiện vẫn có từ 100 – 200 tàu hành nghề câu cá mực của ngư dân Trung Quốc hoạt động, xâm hại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.

Bộ đội Biên phòng Phú Yên đã báo cáo sự việc trên cho Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và đề nghị Hải quân Vùng 4, Cảnh sát biển Vùng 3 can thiệp. Bộ đội biên phòng Phú Yên cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động ngư dân Việt Nam bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; đề nghị ngư dân bạn di chuyển vị trí đánh bắt. Tuy nhiên do bất đồng về ngôn ngữ và hành động xâm phạm vùng biển của Việt Nam của các tàu cá Trung Quốc là cố tình nên việc xua đuổi gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng theo Bộ đội biên phòng Phú Yên, Phú Yên có trên 100 tổ tàu thuyền đánh bắt xa bờ với trên 770 phương tiện và hơn 6.600 lao động; hầu hết là tàu có công suất 90-125CV. Trong khi đó, tàu đánh cá của ngư dân Trung quốc có công suất lớn, kích thước rộng và dài gấp 2 – 3 lần tàu ngư dân Phú Yên.
Tr. Lê Văn

-Trao đổi về sự việc trên, đại diện Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi nhận định khác với những năm trước phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, máy định vị, Icom, nhiên liệu, hải sản... rồi cho ngư dân chạy tàu về.
Tàu Trung Quốc đổi phương thức tấn công ngư dân
TT - Chiều 30-5, đại úy Nguyễn Quyết Chiến - đội phó trinh sát đồn biên phòng 288 (Quảng Ngãi) - cho biết trong tháng 5-2011, 2 tàu cá xã Bình Châu và một tàu cá huyện Lý Sơn vừa bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản.




Xem video tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh 02 - Nguồn: PetroTimes
Tàu của ông Võ Đào, tàu của thuyền trưởng Trần Văn Thoa và một tàu khác do ngư dân Lê Vinh làm thuyền trưởng đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc khống chế, thu tài sản, ước thiệt hại cả ba tàu khoảng 500 triệu đồng.
Trao đổi về sự việc trên, đại diện Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi nhận định khác với những năm trước phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, máy định vị, Icom, nhiên liệu, hải sản... rồi cho ngư dân chạy tàu về.
“Với sự thay đổi phương thức này, cùng với ý đồ làm giảm bớt phản ứng từ phía Nhà nước Việt Nam (nếu bắt cả người), phía Trung Quốc đánh trực tiếp vào kinh tế của ngư dân. Sau khi bị tịch thu tài sản ngư dân cần thời gian để mua sắm nên thời gian ra khơi bị gián đoạn. Đồng thời việc mua sắm lại sẽ làm tiêu tốn tiền của dẫn đến ngư dân ngại ra đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa”.
Cũng theo vị này, riêng về vấn đề tàu cá Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vào sát đảo Lý Sơn để đánh bắt, qua theo dõi cho thấy các tàu này thường lén lút vào khu này trước, trong và sau tết. Bởi đây là thời điểm cá cam giống (loại cá giá trị kinh tế cao) xuất hiện.
Vì vậy cùng với tuyên truyền, khuyến cáo ngư dân chủ động tránh những va chạm với tàu Trung Quốc, nhất là khi ra hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp, cũng như phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố...
Hơn bao giờ hết, các cấp ngành trung ương cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để chia sẻ những trường hợp ngư dân ra đánh bắt tại Hoàng Sa bị phía Trung Quốc tịch thu tài sản trái phép, để ngư dân tiếp tục an tâm bám biển.
TRÀ GIANG

Tổng số lượt xem trang